với bờ biển trải rộng và nhiều đảo ven bờ như Cà Mau thì những giải pháp nên trên là chưa phù hợp.
Bùi Khắc Bằng (2007) thực hiện đề tài “Phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong nghiên cứu này tác giả đã làm rõ cơ sở lý thuyết và các nội dung liên quan về phát triển NTTStheo hướng bền vững. Qua đó, tác giả đánh giá tổng quát tình hình NTTS trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua.Từ đó, tác giả đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh một cách bền vững.
Từ những nghiên cứu trên cho thấy ngành thủy sản của nước ta đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay chưa có đề tài nào được nghiên cứu một cách chính thức nhằm phân tích thực trạng cũng như các yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình PT ngành NTTS trên địa bàn Cà Mau trong thời gian gần đây với những đặc điểm riêng biệt của địa bàn tỉnh. Chính vì thế, tác giả thực hiện nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2.4. Tổng quan về phát triển bền vững ngành thủy sản
2.4.1. Khái niệm về phát triển bền vững
Năm1992, Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc đề ra Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI, theo đó, PTBV được xác định là: “Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai”.
Theo đó, ba trụ cột PTBV được xác định là:
“Thứ nhất, bền vững về mặt kinh tế, hay phát triển kinh tế bền vững là phát triển nhanh và an toàn, chất lượng;
Thứ hai, bền vững về mặt xã hội là công bằng xã hội và phát triển con người, chỉ số phát triển con người (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình quân đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh;
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau - 2
- Thực Trạng Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản Tỉnh Cà Mau
- Vai Trò Của Ngành Kinh Tế Thủy Sản Trong Nền Kinh Tế Quốc Dân
- Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau - 6
- Thang Đo Nhân Tố Tác Động Đến Phát Triển Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản Trên Địa Bàn Tỉnh Cà Mau
- Kết Quả Cronbach’S Alpha Của Thang Đo Các Biến Độc Lập
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Thứ ba, bền vững về sinh thái môi trường là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường sống”.
Từ nội hàm khái niệm PTBV, rõ ràng là, để đạt được mục tiêu PTBV cần giải quyết hàng loạt các vấn đề thuộc ba lĩnh vực là kinh tế, xã hội và môi trường. Như vậy nội dung PTBV là:
1. Bền vững về kinh tế: bảo đảm phát triển kinh tế nhanh và duy trì tốc độ ấy trong một thời gian dài. Bền vững về kinh tế đòi hỏi các quốc gia phải đảm bảo cân đối tốc độ tăng trưởng kinh tế với các điều kiện nguồn lực, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, và việc phát triển công nghệ sạch, thân thiện với môi trường,...
2. Bền vững về xã hội: Phát triển kinh tế sẽ không bền vững nếu không gắn với phát triển xã hội. Bởi phát triển xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển kinh tế, phù hợp với đường lối kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Bền vững về môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên, môi trường là đầu vào cơ bản có tầm quan trọng đối với sự phát triển ổn định KT - XH của mỗi nước.
2.4.2. Phát triển bền vững ngành thủy sản
Từ những phân tích ở trên cho thấy, PTBV thủy sản là định hướng phát triển các hoạt động của ngành thủy sản theo hướng chất lượng và bền vững, trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với bảo vệ và phát triển nguồn lợi; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển thủy sản với góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng.
Các hoạt động của TS bao gồm cả việc khai thác tài nguyên TS - những tiềm năng của nguồn lợi thiên nhiên sinh vật sinh sống trong các mặt nước, mặt đất,...
Tài nguyên thủy sản là loại tài nguyên tái tạo được (có khả năng nhân giống và nuôi trồng), nhưng được đánh giá là nhạy cảm và chịu rủi ro cao, phụ thuộc vào nhiều nhân tố tác động từ tự nhiên (đất, nước, khí hậu,…). Bên cạnh đó, bản thân các hoạt động SXTS (nuôi trồng, khai thác, chế biến) cũng đã làm nảy sinh các vấn đề môi trường rất khác nhau, tác động mạnh chất lượng môi trường các thủy vực, các vùng đất ngập nước, các hệ sinh thái quan trọng, nguồn giống thủy sản tự nhiên
và đa dạng sinh học thủy sinh thay đổi theo chiều hướng xấu, bị phá huỷ, bị suy thoái, suy giảm, thậm chí có nơi mất hẳn, khó phục hồi hoặc phục hồi chậm.
Nếu phát triển và khai thác không hợp lý, hậu quả tất yếu sẽ là nguồn tài nguyên bị kiệt quệ, làm ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển lâu dài của các cộng đồng địa phương, các ngành và đất nước.
Theo định nghĩa của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO): “PTBV (bao gồm nông - lâm và thủy sản) là quá trình quản lý và bảo toàn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, định hướng sự thay đổi về công nghệ, thể chế theo cách sao cho bảo đảm được thành tựu và vẫn thỏa mãn không ngừng những nhu cầu của con người trong hiện tại và cho cả các thế hệ tương lai. Sự PTBV như thế sẽ bảo vệ được nguồn tài nguyên đất, nước, các nguồn gen động, thực vật, không làm thoái hóa môi trường, hợp lý về kỹ thuật, có hiệu quả về mặt kinh tế và có thể chấp nhận được về mặt xã hội”.
Tổng hợp các định nghĩa trên, có thể thấy PTBV ngành TS bao gồm các nội dung sau:
- Phát triển bền vững ngành thủy sản cần đạt hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo lợi ích lâu dài của ngành thủy sản, thực hiện nghiên túc các cam kết với cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó tránh được sự suy thoái của ngành thủy sản trong tương lai.
- Duy trì một cách ổn định môi trường thủy văn, môi trường tự nhiên. Bảo toàn một cách hoàn chỉnh các chức năng của hệ thống sinh thái thủy vực, tài nguyên thủy sản cũng như các hệ sinh thái biển và ven biển.
- Đảm bảo một cách tốt nhất lợi tích của cộng đồng địa phương trong quá trình khai thác nguồn lợi thủy sản, góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Việc khai thác, đánh bắt nuôi trồng thủy sản cần có sự cân bằng và hài hòa trong các khâu, đồng thời có sự quy hoạch ngành thủy sản dựa trên cơ sở xây dựng tiềm năng nguồn lực theo nhu cầu của thị trường.
2.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong PTTS
Trước đây, các nhà quản lý nghề cá chưa quan tâm đầy đủ đến việc thu thập các dạng thông tin hữu ích khác nhau, và cho rằng có thể quản lý nghề cá chỉ thông
qua đánh giá khoa học về nguồn lợi. Nói cách khác, các nhà khoa học phương Tây cho rằng không thể quản lý được nghề cá nếu không biết trữ lượng nguồn lợi. Mô hình đánh giá nguồn lợi thủy sản kinh điển như sản lượng bền vững tối đa (MSY) đã được sử dụng rộng rãi để ước tính trữ lượng nguồn lợi. Mặc dù có một vài chỉ số khác được sử dụng ở những quốc gia phát triển và đang phát triển, nhưng nhìn chung chỉ có MSY là chỉ số đánh giá nguồn lợi thủy sản cả về mặt lý thuyết cũng như về khoa học.
MSY thường được xử lý để ước tính tổng sản lượng khai thác có thể cho phép (TAC). Trong hầu hết các trường hợp, MSY hoặc TAC được sử dụng chủ yếu để kiểm soát đầu ra. Nói cách khác, khi đã đạt được chỉ số TAC, các đơn vị hoạt động nghề cá bị ngừng đánh bắt tới mùa tiếp theo.
Những năm gần đây đã có sự tranh luận mang tính quốc tế về tính hiện thực của các mô hình quản lý trên, xem ra MSY có thể không phù hợp với đánh giá nguồn lợi thủy sản tại các nước nhiệt đới, và chỉ đạt được kết quả hạn chế. Hội nghị Thiên niên kỷ thế giới đã kết luận rằng, đối với nhiều nghề cá, áp dụng biện pháp kiểm soát đầu ra là không thực tế. Sự hỗn hợp của nghề cá đa loài và đa ngư cụ tại hầu hết các nước nhiệt đới (có Việt Nam) cho thấy việc đánh giá nguồn lợi rất phức tạp và khó đề ra được giới hạn khai thác. Hơn nữa, rất khó thu thập thông tin về khai thác từ các bến cá nằm rải rác và thiếu hệ thống giám sát và kiểm soát (MCS) có hiệu quả,…
Vì vậy, cùng với quản lý nguồn lợi, phải quản lý ngư dân và những yếu tố liên quan đến thủy sản. Phải đẩy mạnh xây dựng các chỉ số thực tế, đơn giản và có thể sử dụng rộng rãi để nắm được thực trạng và xu hướng của nghề cá, làm cơ sở để phát triển và quản lý bền vững ngành thủy sản.
Các chỉ số được sử dụng như các công cụ để quản lý và PTBV ngành thủy sản bao gồm:
- Năng lực đánh bắt thủy sản: số lượng, công suất tàu thuyền, thời gian khai thác, số lượng ngư cụ. Các chỉ số thu hoạch hoặc nguồn lợi, bao gồm khối lượng cá cập bến, năng suất đánh bắt trên mỗi đơn vị khai thác (CPUE), sinh khối, thành
phần đánh bắt, số loài khai thác, ngư trường, kích cỡ trung bình và kích cỡ trưởng thành.
- Các chỉ tiêu sử dụng diện tích đất đai, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản. Các phương thức và mô hình NTTS. Các vấn đề về công nghệ chế biến, thị trường tiêu thụ,…
- Các chỉ tiêu về KT-XH, bao gồm giá trị cập bến, doanh số trên mỗi đơn vị khai thác (RPUE), xuất khẩu và nhập khẩu (số lượng và giá trị), mức tiêu thụ cá tính trên đầu người, đầu tư cho nghề cá, số lượng, học vấn, vốn và thu nhập của ngư dân.
- Chỉ số về môi trường sinh thái: tình hình trữ lượng nguồn lợi, rạn san hô, rừng ngập mặn, tình hình ô nhiễm môi trường và đa dạng sinh học,… Sử dụng hiệu quả các chỉ số này đòi hỏi có một cơ sở dữ liệu lớn được thu thập trong một thời gian dài. Sự thành công trong việc sử dụng các chỉ số quản lý nghề cá bền vững phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương nói chung và những cá nhân hưởng lợi từ thủy sản nói riêng.
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển thủy sản
2.5.1. Nhân tố tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có tác động lớn các hoạt động của ngành thủy sản chủ yếu là hai hoạt động: đánh bắt thủy sản, nuôi trồng. Trong đó, các yếu tố có thể gây ảnh hưởng như diện tích nuôi trồng, diện tích đánh bắt; vị trí địa thế và các đặc tính của hệ sinh thái khi áp dụng hoạt động đánh bắt và nuôi trồng; các ảnh hưởng khác như yếu tố thời tiết gồm nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, ảnh hưởng tiêu cực khác như hạn hán, lũ lụt, biến đổi khí hậu…
Đối với nhiều khu vực có biển, ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như biến đổi khí hậu và các biểu hiện của nó như nước biển dâng, nhiệt độ tăng, bão lũ, sóng lớn, triều cường và các hiện tượng thời tiết cực đoan… đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các hệ sinh thái quan trọng ven bờ và nghề cá liên quan như hệ sinh thái đầm phá và nghề cá đầm phá, hệ sinh thá rừng ngập mặn và nghề cá rừng ngập mặn ven biển…
Một số hệ quả của điều kiện bất lợi của thời tiết hay điều kiện tự nhiên đến các hệ sinh thái thủy sản có thể xảy ra như: Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt, lợ vùng cửa sông và vào sâu trong nội đồng. Những điều này tác động tiêu cực đến hoạt động nuôi trồng, đồng thời làm giảm trữ lượng thủy sản có được từ môi trường hoang dã. Hiện nay, ở Việt Nam, rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hưởng đến hệ sinh thái của một số loài thủy sản vùng cửa sông và trong rừng ngập mặn.
Biến đổi khí hậu với hệ quả là nước biển dâng làm cho chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi. Kết quả là quần xã hiệu hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng giảm sút của các loài khu vực cửa sông, rừng ngập mặn. Các loài thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị hủy diệt, làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật tầng giữa và tầng trên.
Bên cạnh những tác động tiêu cực, những điều kiện tự nhiên không thể thay đổi như địa thế, địa hình sẽ tác động đến diện tích nuôi trồng thủy sản, diện tích đánh bắt. Từ đó, hệ quả nó tác động đến khía cạnh kinh tế trong PT, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại hay việc gia tăng quy mô nuôi trồng, sản lượng cung cấp trên một đơn vị diện tích nuôi trồng. Ngoài ra, vị trí địa lý còn tác động đến khả năng đa dạng sinh học trong hoạt động nuôi trồng, tính chất thuận lợi trong việc giao thương cũng như khả năng phòng chống việc lây lan dịch bệnh trong khu vực.
Một số yếu tố khác của thời tiết cũng ảnh hưởng đến phát triển thủy sản bao gồm: nhiệt độ, lượng mưa, yếu tố thời tiết tiêu cực.
Nuôi trồng thủy sản chịu ảnh hưởng nhiều của nhiệt độ. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thích nghi của từng loài, từng giai đoạn sống, sinh trưởng của các loài thủy sản khác nhau, từ đó có biện pháp nuôi trồng đan xen, đa dạng thủy sản trên cùng một diện tích mặt nước. Ở những vùng ven biển, nhiệt độ nước tăng lên cũng có thể ảnh hưởng đến sản xuất tảo và sự có sẵn của ánh sáng, oxy và carbon đối với các loài khác của sông. Nhiệt độ nước tăng cũng ảnh hưởng đến các quá
trình quan trọng như vi khuẩn cố định đạm và khử nitơ ở các cửa sông. Nhiệt độ nước quy định oxy và độ hòa tan cacbonat, bệnh dịch do virus, pH và độ dẫn, quang hợp và tỷ lệ hô hấp của thực vật phù du cửa sông. Nhiệt độ đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh các quá trình sinh lý ở các cửa sông. Việc tăng cường các cơn bão nhiệt đới trong tương lai có thể làm thay đổi động thái trầm tích đáy vùng cửa sông, thực vật phù du, các quá trình sinh hóa cửa sông và cả đời sống của ngư dân địa phương.
2.5.2. Yếu tố hạ tầng kinh tế - xã hội
PT trên nền tảng tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường là đòi hỏi tất yếu trong quá trình phát triển các ngành và vùng. Các yếu tố hạ tầng kinh tế xã hội là nền tảng phục vụ cho quá trình thực hiện các giải pháp áp dụng đối với một ngành nghề, lĩnh vực theo hướng bền vững. Ở Việt Nam, Luật thủy sản (năm 2003) là văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý cao nhất mang tính ràng buộc đối với các cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động trong ngành.
Tính đến hết năm 2017, đa số các quy định cụ thể trong Luật đã được triển khai thông qua các nghị định, thông tư hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Thủy sản, Bộ Tài chính. Nhiều chính sách đã phát huy tác dụng và ghi nhận những hiệu quả tốt như: chính sách quản lý dựa vào cộng đồng, quản lý đầu vào tại các vùng duyên hải các địa phương như: Không được khai thác cá con, không khai thác ở các vùng cấm, không được đóng các tàu nhỏ, không được sử dụng mắt lưới nhỏ… làm cho số lượng tàu làm nghề thay đổi như lưới kéo giảm gần 3%, nghề vây tăng gần 9%, nghề câu tăng gần 60%. Cơ cấu nghề khai thác đã có sự chuyển đổi đáng kể theo hướng ra xa bờ, gia tăng công suất bình quân/tàu, phát triển các nghề có khả năng bảo vệ nguồn lợi, hình thành được các tổ chức nghề nghiệp, các trung tâm Khuyến ngư đã có các định hướng khai thác.
Bên cạnh đó, các hoạt động ưu tiên về vốn và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành cũng được triển khai thường niên bởi chính phủ và các cơ quan chức năng. Hiện Chính phủ đã có quyết định cụ thể cho mục tiêu phát triển dài hạn
của ngành thông qua Quyết định số 332/QĐ-TTg. Ngoài ra, các Hiệp hội cũng là đơn vị cầu nối theo sát, hỗ trợ cho hoạt động của ngành.
2.5.3. Yếu tố khoa học công nghệ
Trong bối cảnh hiện nay, khoa học và công nghệ thực sự đóng vai trò là động lực và nền tảng đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Khoa học công nghệ tác động đến PT thủy sản thông qua cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.
Về kinh tế, khoa học công nghệ cải thiện năng lực khai thác của tàu thuyền. Ngoài ra, khoa học công nghệ cho phép tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên khi áp dụng các kỹ thuật khai thác tránh gây thiệt hại đến các sinh vật nhỏ, sinh vật phù du… Đầu tư các thiết bị điện tử, thiết bị hàng hải, máy dò cá, máy đo độ mặn.... nhằm tăng năng suất khai thác thủy sản. Sử dụng phương pháp khai thác hợp lý không làm giảm chất lượng sản phẩm, xây dựng hệ thống bảo quản sản phẩm trên tàu tốt nhằm gia tăng chất lượng, không được sử dụng chất bảo quản độc hại ảnh hưởng đến người. Ngoài ra, khoa học công nghệ cũng góp phần cải thiện công tác sản xuất giống nuôi trồng thủy sản tại các địa phương. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong công tác nuôi trồng, xây dựng mô hình chăn nuôi đã tạo được những thay đổi đáng ghi nhận. Tại các địa phương, mô hình nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển mạnh với một số giống đem lại năng suất cũng như khả năng chống chịu dịch bệnh, thời tiết tốt. Bên cạnh đó, khoa học kỹ thuật cũng góp phần đáp ứng nhu cầu con giống ngày càng cao trong khi nguồn tôm giống tự nhiên ngày càng khan hiếm. Hoạt động chuyển giao quy trình sản xuất con giống thủy sản đang được nhiều địa phương áp dụng. Đây cũng được đánh giá là hướng đi bền vững với các địa phương khi mà nguồn tài nguyên thủy sản từ thiên nhiên ngày càng giảm.
Bên cạnh đó, dễ dàng nhận thấy sự ảnh hưởng mang tính tích cực của khoa học công nghệ đối với đời sống xã hội. Khi áp dụng khoa học kỹ thuật vào các hoạt động của ngành thủy sản, theo hệ quả tất yếu, khoa học kỹ thuật góp phần làm giảm chi phí, giảm thời gian, tăng hiệu quả sản xuất, hiệu quả của hoạt động nuôi trồng. Ngoài ra, một số công đoạn như vận chuyển, chế biến, bảo quản cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được những ứng dụng mới của khoa học công nghệ