Hệ Số Rủi Ro Tín Dụng Tại Sacombank Sbl Từ Năm 2009 Đến 2011(Đvt: Lần)


Hệ số rủi ro tín dụng:


Bảng 2 6 Hệ số rủi ro tín dụng tại Sacombank SBL từ năm 2009 đến 2011 Đvt 1

Bảng 2.6: Hệ số rủi ro tín dụng tại Sacombank SBL từ năm 2009 đến 2011(Đvt: lần)

Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Tổng dư nợ CTTC

391,455

828,495

965,640

Tổng TS có

732,536

1,120,403

1,195,605

Hệ số RRTD

0.53

0.74

0.81

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong Cho thuê tài chính tại Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - 8

“Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2009 đến quý 2011 của Sacombank - SBL”


Tại thời điểm 12/2011, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 1,09%, con số này vẫn còn rất thấp so với kế hoạch cho phép là 2%. Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn tại Sacombank - SBL vẫn nằm trong mức kiểm soát. So sánh với một số công ty CTTC khác thì tỷ lệ nợ quá hạn của Sacombank - SBL thực sự là một thành tựu đáng kể. Kết quả này một phần xuất phát từ Sacombank - SBL mới hoạt động trong thời gian ngắn, tuy nhiên với gần 06 năm đi vào hoạt động và nhiều khoản cho thuê đã đáo hạn thì việc duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn trong tấm kiểm soát là một dấu hiệu tích cực.

Số lượng khách hàng quá hạn tính đến 12/2011 bao gồm 2 khách hàng. Các trường hợp khách hàng này, Sacombank - SBL đã nộp đơn khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu khách hàng thanh toán nợ.

Sacombank - SBL luôn chú trọng công tác quản lý khách hàng hiện hữu bao gồm công tác giám sát, kiểm tra hoạt động, nguồn thu nhập… nhằm phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời các khoản nợ. Hàng tuần tiến hành rà soát, đánh giá khách hàng thanh toán đúng hạn nhưng khả năng trả nợ có dấu hiệu suy giảm, trong đó chú ý phòng ngừa, ngăn chặn từ xa các khách hàng thuộc nhóm 1 nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ, dự báo có thể phát sinh nợ quá hạn.

Ngoài ra công tác kiểm tra tài sản sau cho thuê là một trong những nhiệm vụ được quan tâm đáng kể, định kỳ tối thiểu 3 tháng, nhân viên quan hệ khách hàng phải xuống trực tiếp cơ sở khách hàng do mình quản lý để kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và tình hình sử dụng tài sản thuê. Ngoài ra, đến kỳ


hạn trả nợ, nếu khách hàng quá hạn 5 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, nhân viên quan hệ khách hàng sẽ xuống trực tiếp tại cơ sở khách hàng để nắm bắt tình hình thực tế và làm việc khách hàng về tình hình nợ quá hạn. Nếu quá hạn 10 ngày mà khách hàng vẫn chưa thanh toán, Phòng kinh doanh tiến hành phối hợp với phòng quản lý rủi ro sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng để giải quyết nợ quá hạn. Bên cạnh đó, Sacombank - SBL đã thành lập ban ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn để xem xét và giải quyết đối với các trường hợp nợ quá hạn hoặc các khách hàng thường xuyên trễ hạn. Chính những yếu tố trên đã góp phần làm cho tỷ lệ nợ quá hạn của Sacombank - SBL nằm ở mức thấp và trong giới hạn cho phép.


2.2.4. Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động CTTC đang áp dụng tại Công ty CTTC Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

2.2.4.1. Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động CTTC đang áp

dụng tại Sacombank - SBL


Xây dựng quy trình quy chế tài trợ chi tiết


Một trong những biện pháp để hạn chế và kiểm soát rủi ro là thiết lập một quy trình CTTC chặt chẽ để hướng dẫn các nhân viên và các bộ phận có liên quan thực hiện việc cho thuê nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Quy trình CTTC là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của công ty trong việc cho thuê, gồm các bước chi tiết với 3 giai đoạn chính:

- Điều tra, thu thập, xác minh các thông tin liên quan dự án CTTC.

- Thẩm định: các cá nhân liên quan tiến hành thẩm định, đề xuất cho thuê, không cho thuê lên cấp có thẩm quyền.

- Phán quyết: là việc ra quyết định cho thuê hay không của cấp có thẩm quyền.

Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị thuê tài chính cho đến khi chấm dứt hợp đồng CTTC hoặc xử lý tình huống phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu. Các bước mang tính chất liên hoàn, theo một trình tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau.


Việc xây dựng quy trình cho thuê hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao doanh lợi. Ngoài ra quy trình còn là cơ sở để:

- Xây dựng một mô hình tổ chức thích hợp tại công ty, xác định quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các chuyên viên QHKH, chuyên viên hỗ trợ và chuyên viên thuộc các bộ phận có liên quan khác.

- Dựa vào quy trình cho thuê, thiết lập các thủ tục hành chính cho phù hợp với những quy định của luật pháp và đảm bảo mục tiêu an toàn trong kinh doanh.

- Là cơ sở để kiểm tra tiến trình CTTC và điều chỉnh chính sách CTTC cho phù hợp với thực tiễn. Qua đó, nhà quản trị nhanh chóng xác định những khâu, những công việc cần điều chỉnh, cũng như hướng đào tạo và phân công tương lai, từ đó kiểm soát được những rủi ro khi CTTC. Ngoài ra, với việc kiểm soát tiến trình thực hiện quy trình, công ty CTTC còn kịp thời phát hiện ra những quy định không phù hợp trong chính sách cho thuê, cũng như bản thân quy trình.

- Quy định rò các thủ tục, các bước làm việc với khách hàng khi phát sinh nợ quá hạn, chi tiết thời gian đôn đốc nợ, loại chứng từ, thời gian gửi chứng từ yêu cầu thanh toán nợ quá hạn và tác nghiệp với các ban ngành có liên quan.

Xây dựng chính sách cho thuê phù hợp

- Xác định quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các chuyên viên QHKH, chuyên viên hỗ trợ và chuyên viên thuộc các bộ phận có liên quan khác thông qua quy trình, quy chế tác nghiệp CTTC và cơ cấu tổ chức công ty.

- Xác định cơ chế phân cấp phê duyệt rò ràng ở mức Ban giám đốc, Chủ tịch, Hội

đồng tín dụng.

- Xây dựng được chính sách khách hàng trong hoạt động CTTC những điều kiện cơ bản tối thiểu như đối với tài sản CTTC là xe ô tô thông dụng, mức tài trợ có thể lên tới 90% giá trị tài sản, mức đặt cọc – ký quỹ tối thiểu theo từng loại tài sản thuê, thời gian thuê…


- Tính toán và xây dựng chính sách tài trợ linh hoạt về lãi suất, ký quỹ, đặt cọc… phù hợp với từng loại khách hàng, rủi ro tín dụng tiềm ẩn, tài sản thuê, thời gian thuê từ đó cân bằng giữa rủi ro – lợi nhuận ở mức Công ty có thể chịu đựng được.

Phân tách chức năng nhiệm vụ các phòng ban với chức năng kiểm tra chéo

- Phân tách chức năng của phòng thẩm định thành 2 phòng có 2 chức năng chính, độc lập với nhau là Phòng Thẩm định và Phòng Quản lý rủi ro. Việc phân tách chức năng hoạt động đem lại có tác dụng như sau:

Tăng tính chuyên môn hóa trong xử lý tác nghiệp.

Tăng khả năng quản trị, tầm soát, cảnh báo rủi ro cho đơn vị kinh doanh.

Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cấp tín dụng, tránh xảy ra sự cố gây tổn thất đến Công ty CTTC.

Là một bộ phận có vai trò quan trọng trong kiểm tra chéo Bộ phận kinh doanh.

- Thành lập Bộ phận Pháp chế độc lập thuộc Phòng Hành chính – Nhân sự để có thể kiểm soát rủi ro pháp lý nói riêng và rủi ro tín dụng từ giai đoạn soạn thảo các Hợp đồng, chứng từ ký kết với Khách hàng và nhà cung cấp, đảm bảo việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hoạt động CTTC cũng như các văn bản luật pháp chi phối khác, đúng thẩm quyền phê duyệt - ký kết hợp đồng của Ban Giám đốc, Hội đồng tín dụng.

- Tách độc lập Bộ phận tư vấn thiết bị - kỹ thuật ra khỏi Phòng Kinh doanh, sang một bộ phận thuộc Phòng Thẩm định, Ý kiến, nhận định của Bộ phận tư vấn thiết bị - kỹ thuật sẽ mang tăng tính khách quan, độc lập, tránh sự tác động vô tình hoặc cố ý của đơn vị kinh doanh, từ đó có thể làm sai lệch thông tin đánh giá chất lượng tài sản, và ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án tài trợ.

Xây dựng hệ thống các công cụ đo lường và định hạng rủi ro CTTC

- Tiến hành phân tích đánh giá rủi ro tín dụng thông qua mô hình 6C theo 06 yếu tố như sau:

Tư cách người đi thuê (Character),

Năng lực của người đi thuê (Capacity),


Thu nhập của người đi thuê (Cash),

Bảo đảm tiền tài trợ CTTC (Collateral),

Các điều kiện (Conditions),

Kiểm soát (Control),

Với cách thức thực hiện chi tiết được hướng dẫn chi tiết trong quy trình, quy chế tài trợ CTTC của Công ty CTTC Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.

- Phân loại khoản cho thuê và định dạng rủi ro được Công ty CTTC Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín thực hiện đánh giá thường xuyên trong quá trình thẩm định trước tài trợ CTTC, trong và sau tài trợ CTTC. Từ đó đưa ra các chính sách tín dụng tương ứng với mức độ rủi ro và chất lượng của khoản cho thuê, đồng thời dự phòng các biện pháp kiểm soát, xử lý rủi ro như với việc đánh giá khoản nợ thuê tài chính có khả năng mất vốn, Công ty CTTC Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín ngoài việc thương lượng với khách hàng, đồng thời tiến hành các thủ tục khởi kiện nhằm nhanh chóng thu hồi nợ và tài sản cho thuê (trường hợp Công ty Thép Đình Vũ – nợ nhóm 5 và Công ty Ân Nam – nợ nhóm 4).

- Hàng tháng, Phòng Quản lý rủi ro đều có các báo cáo tình hình bao gồm việc theo dòi, đánh giá các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng của Công ty, cũng như các biện pháp xử lý nợ trong thời gian sắp tới.

Đánh giá nhà cung cấp và tính hợp lý/phù hợp của tài sản cho thuê


Thực hiện đánh giá chất lượng, giá thành của tài sản thuê thông qua đội ngũ chuyên viên thiết bị có kiến thức chuyên môn khá cao, đồng thời trong các trường hợp chuyên viên không đủ thông tin đánh giá, sẽ tiến hành lấy ý kiến thẩm định, định giá của đơn vị định giá độc lập có uy tín trong ngành.

Quản lý, giám sát danh mục cho thuê

- Xây dựng danh mục tài trợ khá đa dạng, phong phú về đối tượng khách hàng, ngành nghề kinh tế, loại tài sản (trừ một số tài sản quá chuyên biệt như tàu biển, máy bay…) và chủ trương không tập trung chủ yếu vào 1 khách hàng/1 nhóm khách hàng/1 ngành nghề nhưng cũng không quá dàn trải mà có chọn lọc theo


từng thời kỳ. Điều này có thể thấy rò trong các số liệu phân tích về cơ cấu dư nợ CTTC đã được trình bày ở chương 2.

- Định kỳ rà soát, phân tích rủi ro về xu hướng của danh mục, về rủi ro tiềm ẩn, các lĩnh vực rủi ro cao của danh mục và có biện pháp hạn chế giảm thiểu rủi ro, thậm chí có thể từ chối cả dự án mới của khách hàng cũ nhưng lại trong ngành nghề rủi ro cao như các nhà máy xi măng tư nhân tại các tỉnh huyện trong giai đoạn rà soát lại thừa cung của ngành.

Định kỳ, Ban xử lý và ngăn chặn nợ họp để tiến hành phân loại danh sách khách hàng, đặc biệt theo dòi các khách hàng thường xuyên trễ hạn hay một số khách hàng thuộc các ngành nghề được đánh giá có nguy cơ gặp phải rủi ro do tác động của các yếu tố thị trường, môi trường kinh tế…

- Điều chỉnh danh mục cho thuê: Thường xuyên đánh giá lại sự phù hợp của danh mục cho thuê, tiến hành điều chỉnh danh mục cho thuê theo mức độ rủi ro ngành, tài sản cho thuê phát sinh thực tế. Ví dụ: hiện tại với đánh giá rủi ro tổn thất do thu hồi tài sản thuê là máy móc thiết bị (do sụt giảm giá trị, chất lượng, tính chuyên dùng cao ảnh hưởng tính thanh khoản của tài sản), Công ty CTTC NH Sài Gòn Thương Tín định hướng giảm cơ cấu dư nợ theo loại tài sản cho thuê là 40% là máy móc thiết bị và 60% là phương tiện vận tải. Vì vậy hiện nay Phòng kinh doanh chú trọng đẩy mạnh tăng trưởng cho thuê phương tiện vận tải, chọn lọc trong việc đầu tư máy móc thiết bị.

Trích lập dự phòng bù đắp rủi ro


Thường xuyên đánh giá lại rủi ro tín dụng của các khoản dư nợ CTTC và trích lập nguồn vốn dự phòng bù đắp rủi ro theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước.

Đối với các trường chây ỳ nhận nợ và trả nợ thuê CTTC

- Khi phát sinh nợ khó đòi, có yếu tố chây ỳ trả nợ, ngay lập tức chuyên viên QHKH báo cáo cho ban lãnh đạo để nắm tình hình. Căn cứ tình hình đặc điểm thực tế của từng khách hàng, đặc thù tài sản thuê, và tính chất sự việc, tiến hành


lập tổ xử lý nợ (gồm chuyên viên QHKH, chuyên viên phòng quản lý rủi ro) đưa

ra các biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để đúng pháp luật để thu hồi nợ.

- Trong trường hợp cần thiết, tiến hành ra các thông báo cho các cơ quan nhà nước hữu quan để thu hồi ngay tài sản để đảm bảo việc bảo tồn tài sản cho thuê, tăng khả năng thu hồi vốn tài trợ CTTC.

Xây dựng hệ thống báo cáo định kỳ hàng tháng

- Bộ phận Quản lý rủi ro thường xuyên có những báo cáo định kỳ về các ngành nghề mà SBL đang có dư nợ, từ các nhận định trên, sẽ đưa ra những định hướng trong việc góp ý – đề xuất cho Ban Giám đốc chính sách tín dụng hợp lý theo từng giai đoạn, vừa đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng, nhưng không quá thận trọng.

- Nội dung báo cáo định kỳ hàng tháng thông thường gồm các vấn đề chính sau:

Tình hình tăng trưởng dư nợ, cơ cấu nợ và nợ quá hạn

Nhận định ngành trong cơ cấu danh mục tài trợ của SBL

Tình hình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định 18.

Các kiến nghị tăng trưởng tín dụng và hạn chế rủi ro,

Chuyển giao một phần rủi ro liên quan đến việc bảo đảm tài sản thuê tài chính.

Công ty CTTC Sài Gòn Thương Tín tiến hành chuyển giao, phân tán một phần rủi ro liên quan đến việc bảo đảm tài sản thuê tài chính luôn trong tình trạng tốt nhất, đảm bảo khả năng thu hồi tải sản nguyên vẹn, khả năng thanh lý và chuyển giao tài sản cho các đơn vị sau:

- Mua bảo hiểm mọi rủi ro chuyên biệt đối với từng loại tài sản nhất định, thời gian bảo hiểm bằng thời gian cho thuê, phí đóng một lần trước khi chuyển giao tài sản cho khách hàng. Công ty CTTC là người nộp phí để đảm bảo hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực. Công ty chọn và ký kết các hợp đồng thỏa thuận nguyên tắc về thời gian xử lý sự cố bảo hiểm, mức bồi thường với các đơn vị kinh doanh bảo hiểm chuyên nghiệp, có uy tín và tài chính tốt, sản phẩm đa dạng như Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo Minh, Pjico…


- Nhà cung cấp có uy tín và có năng lực chuyển giao công nghệ tốt, năng lực sửa chữa khắc phục các sự cố máy móc nhanh chóng. Các nhà cung cấp có năng lực bảo hành sau giao dịch mua bán tốt luôn được uy tín trong các giao dịch đàm phán và giới thiệu cho các khách hàng có nhu cầu. Các hợp đồng mua bán máy móc thiết bị luôn được chú trọng đàm phán các điều kiện ràng buộc chặt chẽ về thời gian bảo hành, cách thức bảo hành và thông báo sự cố để đảm bảo sự cố được khắc phục nhanh, kịp thời, không làm gián đoạn nhiều đến hoạt động kinh doanh của DN.

Nghiêm túc thực hiện đúng quy định về việc kiểm tra, kiểm soát sau khi tài trợ cả về chất lượng kiểm tra, tần suất kiểm tra.

- Tiến hành kiểm tra định kỳ (03 tháng/lần) hoặc đột xuất tùy theo tình hình thực tế, chất lượng của khoản tài trợ CTTC. Việc kiểm tra kiểm soát sau được phối hợp với việc nắm bắt nhu cầu kinh doanh, mở rộng đầu tư sắp tới của khách hàng, từ đó có những kế hoạch tiếp cận kịp thời, nhanh chóng.

- Bên cạnh đó, việc yêu cầu thành phần kiểm tra kiểm soát phải bao gồm chuyên viên tư vấn thiết bị làm chất lượng kiểm tra kiểm soát sau được đảm bảo khá tốt về các đánh giá chất lượng tài sản, tình hình vận hành thực tế của tài sản có đảm bảo không vượt quá công suất, tình trạng bảo trì – bảo dưỡng của khách hàng có đảm bảo duy trì khả năng vận hành của máy móc thiết bị không.

- Đây là những đánh giá quan trọng bên cạnh các đánh giá về tình hình kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp. Vì tài sản cho thuê không chỉ là phương tiện, công cụ trực tiếp tạo dòng tiền thanh toán nợ cho Công ty CTTC mà còn là tài sản đảm bảo cho chính khoản tài trợ CTTC đó.

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên

- Xem nhân viên là trung tâm của tất cả các biện pháp hạn chế rủi ro, vì vậy Công

ty CTTC luôn quan tâm đến chất lượng của nhân viên.

- Thường xuyên có những buổi thảo luận học tập kinh nghiệm nội bộ và mời các chuyên gia tài chính trao đổi các kinh nghiệm trong việc đánh giá khách hàng,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2022