Quản Lý, Quản Lý Giáo Dục, Quản Lý Nhà Trường

trường THPT Bắc Kạn, trường THPT Chuyên Bắc Kạn, Trường THPT Dân lập Hùng Vương để thu thập thêm các thông tin có liên quan đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường THPT ở thành phố Bắc Kạn hỗ trợ thêm cho phương pháp sử dụng phiếu hỏi.

* Phương pháp chuyên gia

Chúng tôi xin ý kiến của chuyên gia, những người có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm về chuyên ngành, phương pháp sư phạm, năng lực quản lý để tìm kiếm các kết luận thỏa đáng trong việc đánh giá thực trạng và trong việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường THPT ở thành phố Bắc Kạn.

* Phương pháp quan sát

Chúng tôi quan sát giáo viên, học sinh trong các hoạt động giáo dục nhằm thu thập thêm thông tin về thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường THPT ở thành phố Bắc Kạn.

* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Chúng tôi nghiên cứu các văn bản triển khai hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Kạn của các cấp quản lý, nghiên cứu kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng của giáo viên, nghiên cứu bài thu hoạch chính trị của học sinh, bài tham dự cuộc thi của học sinh như: “Giao thông học đường”, “Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Khi tôi 18”, “Em yêu tổ quốc Việt Nam”, “Tìm hiểu Luật Thanh niên”, “Rung chuông vàng”, “Thanh niên với Đảng- Đảng với Thanh niên”, “Hành trình về nguồn”… để tìm hiểu thêm thông tin về thực trạng vấn đề nghiên cứu.

7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê

Vận dụng các công thức toán học, thống kê để xử lý số liệu điều tra, kết quả nghiên cứu, hỗ trợ cho các phương pháp nghiên cứu thực tiễn đã nêu ở trên nhằm rút ra kết luận khoa học.

Phân tích, lập biểu đồ, hình ảnh minh họa nhằm nâng cao tính thuyết phục và tính cụ thể của dữ liệu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương:

Giải pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn - 3

Chương 1: Cơ sở lý luận về đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh trong trường Trung học phổ thông.

Chương 2: Thực trạng đổi mới hoạt động giáo dục giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường Trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn.

Chương 3: Một số biện pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường Trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG‌

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

Giáo dục chính trị tư tưởng trong hệ thống giáo dục quốc dân là một mặt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách con người Việt Nam phát triển toàn diện trong thời kỳ hội nhập quốc tế nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện đầy đủ các mục tiêu giáo dục, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy cao tính độc lập, tự chủ trong thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Vì vậy, công tác giáo dục chính trị tư tưởng hiện nay càng có vai trò quan trọng và phải đặc biệt chú trọng.

Luật Giáo dục là cơ sở cho việc quản lý giáo dục nói chung và lĩnh vực GDCT-TT cho HS nói riêng nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội có chất lượng phục vụ cho mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Mục tiêu giáo dục là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [4].

Tư tưởng của Mác về mối quan hệ giữa tri thức lý luận và hoạt động thực tiễn. Theo Mác, giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau, lý luận là cơ sở làm tiền đề cho hoạt động thực tiễn, nếu hoạt động thực tiễn không được soi đường bởi tri thức lý luận thì hoạt động đó là hoạt động mù quáng. Nhưng nếu chỉ có tri thức lý luận mà không có hoạt động thực tiễn thì lý luận đó trở thành lý luận suông, giáo điều, sáo rỗng [5]. Vì vậy, việc GDCT-TT cho HS phải đảm bảo tính cân đối giữa lý thuyết với thực hành, giữa lý luận với thực tiễn.

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về công tác GDCT-TT cho HS thể hiện thông qua nguyên tắc đạo đức: lời nói đi đôi với hành động, lý luận đi đôi với thực tiễn, nói là để mà làm, dù là việc lớn hay việc nhỏ. Đây chính là sức thuyết phục mạnh mẽ nhất trong tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh [20].

Nhằm nêu lên các định hướng giá trị đạo đức của con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bàn về thực trạng cũng như giải pháp ở tầm vĩ mô về giáo dục - đào tạo con người Việt Nam theo định hướng trên GS.Tiến Sĩ Phạm Minh Hạc nêu rõ “trang bị cho mọi người những tri thức cần thiết về tư tưởng chính trị, đạo đức nhân văn kiến thức pháp luật văn hóa xã hội. Hình thành cho mọi công dân có thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin, đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi người, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc với mọi hiện tượng xảy ra xung quanh tổ chức tốt giáo dục thế hệ trẻ, giúp họ để mọi người tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, có thói quen chấp hành quy định, nỗ lực học tập rèn luyện, tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước “ [17, tr.168,169,170].

Trong cuốn “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy và học môn Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường đại học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (2004) của TS. Nguyễn Duy Bắc”. Tác giả đã tổng quát những vấn đề nổi bật của việc giảng dạy môn Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập môn Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học [dẫn theo 9].

Trong cuốn “Dạy học kinh tế chính trị theo phương pháp tích cực”, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội (2009) của TS. Trần Thị Mai Phương. Tác giả đã đề cập và khái quát những nguyên tắc cơ bản trong dạy học kinh tế chính trị và vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy kinh tế chính trị, đồng thời tác giả cũng chỉ rõ sự cần thiết phải đổi mới dạy học kinh tế chính trị theo phương pháp tích cực, theo đó đòi hỏi việc dạy học kinh tế chính trị phải gắn với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội, với đường lối, chính sách, biện pháp kinh tế

của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới [35].

Trong cuốn “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình thí điểm SGK lớp 11 môn Giáo dục công dân” của PGS.TS.Vũ Hồng Tiến, Nxb Giáo dục (2007), tác giả đã đưa ra yêu cầu cơ bản đối với phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh không có nghĩa là loại bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống, hay phải “nhập nội” một số phương pháp dạy học xa lạ vào quá trình dạy học. Vấn đề là ở chỗ cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của các phương pháp dạy học hiện có như thuyết trình, giảng giải, vấn đáp…đồng thời phải học hỏi vận dụng một số phương pháp dạy học mới một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, phù hợp với điều kiện dạy và học ở nước ta hiện nay [40].

Trong cuốn “Phương pháp dạy - học chủ nghĩa xã hội khoa học” của PGS.TS. Nguyễn Văn Cư , Nxb Đại học sư phạm (2007) đã nêu rõ: Để bài thuyết trình có hiệu quả, cần có sự đổi mới, lấy người học làm trung tâm; hạn chế bớt phương pháp thuyết trình thông báo, tái hiện, tăng cường phương pháp thuyết trình theo hướng giải quyết vấn đề, thuyết trình xen kẽ vấn đáp, thảo luận hợp lý, thuyết trình có minh họa đặc biệt gắn với công nghệ thông tin hiện đại để bài giảng linh động hơn [9].

Khai thác dưới góc độ tổ chức các hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên công sản Hồ Chí Minh và Đội Thiếu niên tiền phong để giáo dục đạo đức cho học sinh đã được tác giả Nguyễn Thị Kim An đề xuất các biện pháp tăng cường tổ chức hoạt động để giáo dục đạo đức cho học sinh trong đề tài luận văn thạc sĩ năm 1996.

Khai thác dưới góc độ phối hợp các lực lượng giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội để xây dựng biện pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Thái nguyên đó là công trình nghiên cứu mang

tên: “Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng kinh tế - Tài chính Tỉnh Thái Nguyên” (luận văn thạc sĩ, 2009-Chu mạnh Cường).

Chu mạnh Cường (2009) “Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Tỉnh Thái Nguyên” Mã số: 6014 05 [8].

Bành Tiến Long (2008), “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay; thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Ban Tuyên giáo Trung Ương [29];

Nguyễn Văn Hà (2011)"Quản lý hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại trường chính trị tỉnh Bắc Kạn" Mã số: 60 14 05 [16].

Phạm Đình Khuê (2012), “Giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên thủ đô cần đồng bộ các giải pháp”. Tạp chí Cộng sản [26]

Trần Thị Loan (2015)“Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường Trung học phổ thông của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn Giáo dục công dân”. [28]

Phạm Thị Hoài (2016) “Quản lý hoạt động giáo dục chính trị - tư tưởng cho sinh viên các trường đại học ở Hải Dương” [22].

Nghiên cứu ở trình độ luận văn thạc sĩ, tiến sỹ có những luận văn:

- Luận văn thạc sĩ khoa học “Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học môn Giáo dục chính trị ở trường Trung cấp Y dược Bắc Ninh” của Lê Thị Nhung. Tác giả đã phân tích cơ sở lý luận của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong quá trình dạy học. Từ việc khảo sát, đánh giá thực trạng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học môn giáo dục chính trị ở trường trung cấp y Dược Bắc Ninh, thực nghiệm, đối chứng, đề xuất quy trình và giải pháp kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học môn

giáo dục chính trị sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn giáo dục chính trị ở trường Trung cấp Y dược Bắc Ninh nói riêng và các trường Trung cấp chuyên nghiệp nói chung [30].

- Luận văn thạc sĩ "Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học" môn Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT Phúc Yên Tỉnh Vĩnh Phúc của Nguyễn Thị Hải Yến. Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần "Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học" môn Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT Phúc Yên Tỉnh Vĩnh Phúc. Trên cơ sở đó tác giả xác lập quy trình thực hiện của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân ở các trường PTTH [50].

- Nguyễn Thị Nguyệt (2005), “Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh- sinh viên”. Học viện Hành chính quốc gia; [34]

- Nguyễn Hữu Vị (2006), “Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên nước ta trong giai đoạn hiện nay”. Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lí luận chính trị - Đại học Quốc gia Hà Nội; [47]

- Trần Thị Tuyết chủ nhiệm (2006): “Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chỉ Minh với việc giáo dục chính trị và định hướng tư tưởng sinh viên trong trường đại học” Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số: N.04.34; [41]

- Dương Trung Ý chủ nhiệm (2007), “Ý thức chinh trị của sinh viên các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn Hà Nội”. Đề tài cấp cơ sở Học viện CTQG Hồ Chí Minh, mã số GNV.07-47;

Các công trình nghiên cứu kể trên hoặc đề cập đến cơ sở của giáo dục chính trị tư tưởng, hoặc bàn về việc dạy và học các môn học, các môn lý luận

chính trị ở một góc độ hẹp (nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp...) song các công trình cũng đã đưa ra một cách có hệ thống cơ sở lí luận và đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh- sinh viên thông qua giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, môn học lịch sử, thông qua các hoạt động giáo dục truyền thống, thông qua giáo dục kỹ năng sống.v.v. Có thể phân tích một nghiên cứu tiêu biểu cho nhóm này: “Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường Trung học phổ thông của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn Giáo dục công dân” của Trần Thị Loan (2015 [28]), giáo viên Trường THPT Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa. Với quan điểm thông qua dạy học môn Giáo dục công dân để giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh là một nội dung quan trọng trong chiến lược giáo dục đào tạo con người của Đảng, góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực và những công dân mới có tính năng động, sáng tạo, thích ứng với cơ chế thị trường, có phẩm chất, năng lực thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng đất nước phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại.

Những công trình khoa học nêu trên là những nội dung đa dạng và nhận định rất sâu sắc của các tác giả khi nghiên cứu về đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh. Các tác giả đã đưa ra hệ thống lý luận về khái niệm, vai trò, con đường, đặc điểm, các phương pháp GDCT-TT.... Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường THPT thành phố Bắc Kạn” làm đề tài nghiên cứu.

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

* Quản lý:

Quản lý là một hệ thống tác động xã hội ở tầm vĩ mô, cũng như vi mô vì vậy có nhiều cách tiếp cận, có những khái niệm khác nhau về quản lý.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022