và khai thác tài sản. Do đó, nhu cầu thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) để chuyên môn hoá việc quản lý nợ, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các khoản nợ của NH là một nhu cầu thực tế và thiết yếu. Bên cạnh đó, việc gia tăng các khoản nợ xấu đang là vấn đề đáng quan ngại của các NH. Tỷ lệ nợ xấu của nhiều NH tuy chiếm tỷ lệ thấp, nhưng việc đi trước, đón đầu để tăng cường công tác kiểm soát và quản lý nợ một cách hiệu quả, an toàn luôn là mục tiêu của các NH.
Theo Luật các TCTD năm 2010, các NHTM không được trực tiếp kinh doanh bất động sản trong khi bất động sản là tài sản bảo đảm phổ biến nhất. Nợ cho vay không thu hồi được, lại phải quản lý tài sản thay cho người đi vay. NH gặp khó khăn trong việc khai thác lợi nhuận từ tài sản bảo đảm và không chủ động xử lý được tài sản bảo đảm. Do vậy việc thành lập AMC để tận thu nợ tồn đọng, hạn chế tối đa tổn thất tài sản, làm lành mạnh hoá tình hình tài chính là một nhiệm vụ cấp thiết của NHTM
Là một trong những chế định đặc biệt và công cụ hữu ích để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế do bị ảnh hưởng của nợ và tái thiết lại hệ thống NH. AMC trực thuộc NHTM được thành lập theo Quyết định số 150/2001/QĐ- TTg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ với nhiệm vụ được giao những quyền hạn đặc biệt để hoàn thành sứ mệnh của nó trong một thời gian ngắn, cụ thể là: tiếp nhận, quản lý và thu hồi các khoản nợ phải thu khó đòi từ các DN, nhất là các DN đang thực hiện chuyển đổi sở hữu; trực tiếp mua – bán, làm môi giới và cấu trúc lại các khoản nợ của các DNNN và các DN khác; xử lý tất cả các loại tài sản liên quan đến nợ, tổ chức định giá và bán đấu giá tất cả các loại tài sản mà công ty được giao; hỗ trợ cho Nhà nước xác định giá trị tài sản, đánh giá DN trong khi thực hiện chuyển đổi sở hữu dựa trên cơ sở chuyên môn của mình khi có yêu cầu… nhằm tối đa hoá giá trị của những khoản nợ hoặc tài sản để bán và thu hồi vốn. Công ty AMC giúp giải quyết những tồn tại về mặt tài chính trong hệ thống của NHTM trong quá trình sắp xếp lại các DN nhằm giảm đến mức thấp nhất các tổn thất. Công ty
AMC là các công ty độc lập trực thuộc NHTM nhà nước, thành lập theo luật các TCTD và các quy định của chính phủ. AMC hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận để xử lý nợ và tài sản tồn đọng. Công ty này được hưởng các ưu đãi về thuế, các điều kiện đảm bảo trong việc chuyển nhượng, khai thác tài sản.
AMC của các NHTM nhà nước hoạt động theo nguyên tắc nhận các khoản nợ tồn đọng có đảm bảo và không có đảm bảo của NHTM theo giá trên sổ sách. Các công ty cơ cấu lại nợ theo nguyên tắc thị trường, cụ thể:
Đối với nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm AMC có nhiệm vụ bán tài sản đảm bảo để thu nợ theo giá thị trường. Trường hợp bán giá cao hơn giá trị của khoản vay thì chênh lệch đó được tính vào thu nhập, còn trong trường hợp giá bán thấp hơn giá trị khoản vay thì sẽ được bù đắp bằng nguồn tài chính của chính phủ (khoản nợ thuộc diện cho vay theo chính sách) hoặc sẽ được bù đắp bằng quỹ dự phòng (khoản vay thông thường).
Đối với nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng để thu hồi thì khoản nợ này cần được xóa theo hướng: Chính phủ sẽ bù đắp tài chính nếu khoản vay thuộc diện cho vay chính sách hoặc lấy từ quỹ dự phòng của NH để bù đắp nếu là khoản vay thông thường.
Đối với nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo và con nợ vẫn đang tồn tại và hoạt động thì AMC sẽ tiến hành tận thu để thu hồi nợ. Trường hợp khách hàng vay không trả được thì phải thanh lý DN để thu hồi nợ. Nếu AMC chuyển vốn đã cho vay thành vốn cổ phần của DN thì khoản vay được định giá theo giá thị trường.
Trong quá trình hoạt động, AMC được NHTM cấp vốn, bên cạnh đó nguồn vốn để AMC hoạt động được lấy từ quỹ dự phòng rủi ro được trích lập hàng năm của NH hoặc từ các khoản cho vay cơ cấu lại nợ của NH thế giới và quỹ tiền tệ.
Theo thống kê của PG Bank, hiện nay có hơn 30 AMC trực thuộc NHTM. Bên cạnh đó, có một số NHTM đã được NHNN chấp thuận thành lập AMC nhưng AMC chưa chính thức đi vào hoạt động (Habubank,
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Và Hạn Chế Nợ Quá Hạn Trong Hoạt Động Cho Vay Của Ngân Hàng Thương Mại Ở Việt Nam
- Trình Tự, Thủ Tục Xử Lý Nợ Quá Hạn Trong Hoạt Động Cho Vay Của Ngân Hàng Thương Mại
- Xử Lý Nqh Trong Trường Hợp Cho Vay Theo Chỉ Định Của Chính Phủ
- Pháp luật về xử lý nợ quá hạn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 10
- Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Về Xử Lý Nợ Quá Hạn Trong Hoạt Đông Cho Vay Của Ngân Hàng Thương Mại Và Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Việt Nam
- Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Xử Lý Nợ Quá Hạn Trong Hoạt Động Cho Vay Của Ngân Hàng Thương Mại Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
VietABank, Vietbank, Seabank). Các AMC trực thuộc NHTM hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên. Ngoài ra, có 1 AMC trực thuộc Bộ Tài chính là DATC và có khá nhiều công ty tư nhân, cổ phần được thành lập nhằm thực hiện một số chức năng của AMC như: tư vấn thủ tục thu hồi nợ, xử lý nợ, đòi nợ…[39]
Thống kê AMC được thành lập theo thời gian và quy mô vốn điều lệ: AMC đầu tiên được thành lập vào 30/6/2000 (Vietcombank AMC) và đến tháng 9.2000 Công ty quản lý và khai thác tài sản của NH Công thương Việt Nam đi vào hoạt động. Năm 2009 – 2010 là thời điểm có nhiều AMC được thành lập nhất. Phần lớn các AMC có vốn điều lệ vào khoảng 50-100 tỷ đồng. Cụ thể:
Nguồn: FI – PG Bank
Với thế mạnh là công ty trực thuộc NHTM, AMC nhận được sự hỗ trợ rất lớn của công ty mẹ về tài chính, nhân sự và thương hiệu. Vì vậy hoạt động quản lý nợ, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các khoản nợ được chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa. Tuy nhiên, các công ty này cũng chỉ giới hạn trong việc mua bán đối với các khoản nợ mà TCTD cho khách hàng vay và chỉ lựa chọn nợ để mua chứ không phải mua tất cả các khoản nợ. AMC cũng chưa được phép mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực mua, bán nợ của DN, tổ chức và cá nhân trong xã hội.
Tại Nghị quyết hội nghị lần thứ 3, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã xác định “Chính phủ quy định biện pháp giải quyết dứt điểm các
khoản nợ không có khả năng thanh toán của DN đối với ngân sách nhà nước và NH đồng thời có giải pháp để ngăn ngừa sự tái phát. Thành lập công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN nhà nước để xử lý nợ và tài sản không cần dùng, tạo điều kiện để lành mạnh hóa tính hình tài chính DN”. Như vậy công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN đã được thành lập theo Quyết định số: 109/2003/QĐ-TTg ngày 5.6.2003 của Thủ tướng Chính phủ (DATC). Mua bán nợ là việc DATC mua nợ phải thu của các chủ nợ sau đó xử lý thu hồi nợ trên cơ sở kế thừa các quyền của chủ nợ. Khác với AMC phạm vi hoạt động chỉ giới hạn trong việc mua bán đối với các khoản nợ mà TCTD cho khách hàng vay thì DATC có phạm vi hoạt động rộng hơn sang lĩnh vực mua, bán nợ của DN, tổ chức và cá nhân trong xã hội. Có thể nói rằng DATC là đơn vị duy nhất có chức năng chuyên về xử lý nợ xấu hiện nay xong chỉ hoạt động trong khu vực DN nhà nước. Việc ra đời của công ty này nhằm tạo ra công cụ thích hợp với nền kinh tế thị trường giúp các DN xử lý nợ và tài sản tồn đọng để nhằm lành mạnh hóa tài chính DN, đặc biệt là góp phần giải quyết những tồn tại về tài chính nhằm thúc đẩy nhanh hơn quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, giao, bán, khoán và cho thuê DN: xử lý các khoản nợ tồn đọng trước, trong và sau chuyển đổi DN, các tài sản và khoản nợ được loại trừ khi xác định giá trị DN, góp phần thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán, thị trường tài sản cũng như sự phát triển đồng bộ của các yếu tố thị trường trong nền kinh tế đi đôi với việc tạo lập khung pháp luật bảo đảm bảo sự quản lý và giám sát của nhà nước. Với số vốn điều lệ 2000 tỷ VNĐ từ ngân sách nhà nước, công ty được quyền huy động các nguồn vốn khác như: vốn bổ sung từ lợi nhuận, vay tín dụng NH, phát hành trái phiếu, huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác theo nhu cầu hoạt động kinh doanh, công ty được lập các chi nhánh, văn phòng đại diện ở một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Với nhiệm vụ chính của công ty là mua các khoản nợ và tài sản tồn đọng của DN, kể cả quyền sử dụng đất mà DN sử dụng để bảo đảm cho các khoản nợ bằng hình thức thỏa thuận trực tiếp, đấu giá hoặc
theo chỉ định của các cấp có thẩm quyền. Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 2/2004 Công ty đã sử dụng rất nhiều phương thức để xử lý các khoản nợ và tài sản đã mua bao gồm:
- Thu nợ trực tiếp từ khách nợ, bao gồm cả hình thức thu nợ có chiết khấu;
- Xử lý phát mại tài sản đảm bảo để thu nợ theo quy định của pháp luật;
- Hoán đổi nợ lấy tài sản hoặc hoán đổi nợ với bên thứ ba;
- Chuyển nợ thành vốn góp cổ phần tại DN khách nợ;
- Tái cơ cấu DN khách nợ;
- Bán nợ cho tổ chức, cá nhân khác;
- Khởi kiện ra Tòa án để áp dụng các biện pháp tố tụng thu hồi nợ.
Việc xử lý nợ của DATC phải tuân thủ theo nguyên tắc: Nợ đã mua được DATC thực hiện trên cơ sở kế thừa toàn bộ các quyền hợp pháp của chủ nợ; Việc lựa chọn hình thức cụ thể để xử lý từng khoản nợ căn cứ vào thực trạng tài chính của khách nợ, thực trạng tình hình tài sản đảm bảo nợ, thái độ trả nợ và mức độ hợp tác của khách nợ, khả năng thu hồi vốn cho DATC, những hiệu quả tích cực có thể có đối với xã hội; việc xử lý nợ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Tính đến cuối năm 2008 đầu năm 2009, Công ty đã tiếp nhận được 2223 hồ sơ DN nhà nước với tổng giá trị tiếp nhận là 2749 tỷ đồng, trong đó nợ là 1203 tỷ đồng và 1546 tỷ đồng là tài sản tồn đọng, vật tư, hàng kém, mất phẩm chất. [41]. Nếu như trong thời gian đầu mới thành lập, DATC mới chỉ tập trung vào việc xử lý các khoản nợ và tài sản được Chính phủ chỉ định thì trong thời gian gần đây DATC đã thay đổi cơ bản chiến lược hoạt động kinh doanh, tập trung nguồn lực vào hoạt động kinh doanh mua bán nợ theo hình thức thỏa thuận gắn với quá trình hỗ trợ, sắp xếp và chuyển đổi cho DN nhà nước đúng như mục tiêu ban đầu khi được thành lập. Đặc biệt DATC đã và đang triển khai thêm nhiều các phương án mua án nợ theo hình thức thỏa thuận để giúp cho hệ thống NHTM nhà nước, NHTM cổ phần và các chủ nợ
khác cắt giảm đáng kể tỷ lệ nợ xấu. Tính đến nay đã giúp xử lý trên 7000 tỷ đồng nợ xấu cho các đối tượng này. [41]
Năm 2007, DATC và NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Agribank đã ký hợp đồng mua bán nợ tồn đọng, theo đó 2 khoản nợ trị giá 77 tỷ đồng của 2 nhà máy mía đường Sơn La và Kontum được bán cho DATC. Thông qua việc mua nợ, DATC sẽ xử lý tài chính, cơ cấu lại nguồn vốn của DN và kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược góp vốn hợp tác kinh doanh giúp công ty Mía đường Sơn La và Kontum tháo gỡ khó khăn, đủ điều kiện chuyển đổi sở hữu theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là một hướng đi mới của DATC nhằm giúp cho các DN từ chỗ thua lỗ kéo dài có nguy cơ phá sản ổn định lại sản xuất, từng bước phát triển. Vừa qua, DATC cũng đã mua nợ, xử lý tài chính, tái cơ cấu DN đối với công ty Sadico - Cần Thơ, vực một DN có nguy cơ phá sản tiến hành được cổ phần hóa và bán đấu giá cổ phần tháng 5/2007 thu về hơn 4 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần; DATC đã tiến hành mua của NH Đầu tư và phát triển Việt Nam- BIDV hai khoản nợ của Công ty Nông lâm sản xuất khẩu P’rao (Quảng Nam) và công ty Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng (Cần Thơ) với giá trị hợp đồng đạt trên 31 tỷ đồng; ngoài ra DATC đã ký thỏa thuận Đầu tư với Công ty Tài chính và Đầu tư Woori (Woori F&I - Hàn Quốc) và quỹ Đầu tư Clearwater III(Clearwater) nhằm chính thức triển khai hoạt động hợp tác để mua khoản nợ tại NH Công thương VN, chi nhánh Vĩnh Phúc để xử lý khoản nợ xấu có mệnh giá hơn 3,8 triệu đô la Mỹ với chủ nợ là NH Công thương Việt Nam (chi nhánh Vĩnh Phúc) và khách nợ là công ty TNHH Công nghiệp TS-ARI (DN đầu tư 100% vốn Hàn Quốc) hoạt động tại Vĩnh Phúc.
Theo báo cáo tổng doanh thu Quý I năm 2011 của DATC đạt 38935 tỷ đồng tăng 50% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó doanh thu từ hoạt động mua bán nợ là 16126 tỷ đồng, doanh thu từ xử lý tài sản thu hồi nợ loại trừ đã tiếp nhận 0,7 tỷ đồng, từ hoạt động tài chính là 22,7 tỷ đồng. [41]
Như vậy, sự ra đời của AMC trực thuộc NHTM và DATC là một mô hình tài chính mới có tính đặc thù với các hoạt động mua bán nợ, đầu tư, môi giới… Công ty hoạt động theo quy định của luật DN và các văn bản pháp luật khác có liên quan, là công cụ thích hợp để xử lý tài sản tồn đọng của DN trong nền kinh tế nhằm góp phần làm lành mạnh hóa tình hình tài chính DN, thúc đẩy quá trình sắp xếp và chuyển đổi DN nhà nước. Đây là công ty đầu tiên mang tầm quốc gia của Việt Nam về mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN, hy vọng rằng Công ty sẽ góp phần quan trọng trong việc xử lý nợ tồn đọng giúp DN, NHTM từng bước thoát khỏi và tháo gỡ tình trạng khó khăn về tài chính và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế đạt kết quả.
2.6. Quản lý và giám sát về xử lý nợ quá hạn của Ngân hàng nhà nước.
Ở Việt Nam, NH Trung ương kể từ khi ra đời cho đến nay đều được đặt trong cơ cấu tổ chức của Chính phủ, là cơ quan của Chính phủ, thay mặt Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện chính sách tiền tệ, quản lý Nhà nước đối với hoạt động NH, bảo đảm cho hệ thống NH hoạt động an toàn và hiệu quả. Đối tượng quản lý của NHNN là các TCTD và các tổ chức khác có hoạt động NH, tuy nhiên NHNN Việt Nam có sự khác biệt với các Bộ khác của Chính phủ, cơ quan này quản lý mọi hoạt động tiền tệ NH không đơn thuần bằng biện pháp hành chính mà chủ yếu bằng các chính sách và công cụ kinh tế.
Trong việc xử lý NQH tại các NHTM, NHNN đã đóng vai trò quan trọng tác động đến quá trình xử lý nợ của các NH.
Thứ nhất, NHNN ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cũng như các văn bản dưới luật nhằm hỗ trợ các NHTM xác định được khoản NQH, cách thức, biện pháp xử lý các khoản nợ khi chúng rơi vào tình trạng NQH, nợ xấu.
Thứ hai, NHNN đưa ra các công cụ, biện pháp hỗ trợ các NHTM trong quá trình xử lý nợ có tài sản bảo đảm và nợ không có tài sản bảo đảm hoặc
trong trường hợp cho vay theo chỉ định của Chính phủ. Đồng thời đưa ra các biện pháp cơ cấu và tái cơ cấu lại các khoản nợ.
Thứ ba, trong quyền hạn được Chính phủ cho phép, NHNN là cơ quan cấp phép hoạt động cho các tổ chức mua bán nợ (Công ty mua bán nợ và khai thác tài sản) trực thuộc NHTM, chỉ đạo việc phân loại nợ... Các AMC hỗ trợ tích cực cho NHTM trong việc mua lại các khoản nợ xấu giúp cho việc thanh khoản trên thị trường được nhanh chóng, bảo đảm được lợi ích cho các bên, đặc biệt là NHTM trước các khoản nợ xấu.
2.7. Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý nợ quá hạn trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
Như chúng ta đã biết, cùng với xu thế phát triển chung của các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế nước ta, ngành NH Việt Nam đã có những bước phát triển vượt trội: từ việc mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng cường mạng lưới và hiện đại hóa công nghệ. Theo thống kê tính đến ngày 31/12/2011 Việt Nam có 05 NHTM nhà nước; NH chính sách xã hội; NH phát triển và 35 NHTM cổ phần trong đó 3 NHTM cổ phần nông thôn thành NHTM cổ phần đô thị; 5 NHTM 100% vốn nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
Có thể thấy rằng, kết quả nổi bật sau đổi mới cả về tổ chức và mô hình hoạt động của các NH ở Việt Nam ngày càng phát triển, nguồn vốn huy động cả trong và ngoài nước là rất lớn và đang từng bước lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Pháp luật điều chỉnh về hoạt động NH nói chung và pháp luật về xử lý NQH nói riêng ngày càng được tiếp tục hoàn thiện nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận tiện cho hoạt động các NHTM theo cơ chế thị trường đạt hiệu quả cao.
Mặc dù các quy định của pháp luật về xử lý NQH được quy định ở rất nhiều văn bản khác nhau nhưng những văn bản này dường như vẫn có sự quy định chồng chéo, mâu thuẫn gây khó khăn khiến cho NH lúng túng trong việc thu hồi nợ, cụ thể: