Giải pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV về ý nghĩa của GDCT-TT cho học sinh THPT 55

Bảng 2.2. Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV về mục tiêu của GDCT-TT cho học sinh THPT 56

Bảng 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu GDCT-TT cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn 59

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện nội dung GDCT-TT cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn 62

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng mức độ thực hiện con đường giáo dục GDCT-TT cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn 65

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực trạng chất lượng thực hiện con đường giáo dục GDCT-TT cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn 65

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát thực trạng đánh giá kết quả GDCT-TT cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn 67

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho HS THPT thành phố Bắc Kạn 68

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn 70

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn 72

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn 73

Giải pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn - 2

Bảng 2.12. Kết quả tổng hợp thực trạng quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn 75

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn 76

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp đổi mới quản lý hoạt động GDCC-TT cho HS các trường THPT thành phố Bắc Kạn 100

vi

Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đổi mới quản lý hoạt động GDCC-TT cho HS các trường THPT thành phố Bắc Kạn 102


DANH MỤC CÁC HÌNH

Biểu đồ 2.1. So sánh mức độ thực hiện và thực trạng sử dụng con đường GDCT-TT cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn 66

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới đang có những biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc, mọi mặt của đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa đã mang lại cho nước ta nhiều cơ hội lớn cũng như những thành tựu đáng kể về kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế… Tạo tiền đề quan trọng đưa nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và hòa nhập vào dòng chảy của thời đại. Bên cạnh đó, trong sâu thẳm của đời sống xã hội, chúng ta đang phải đối mặt trước những vấn đề mang tính báo động, đó là sự tha hóa về nhân cách, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt là học sinh THPT; những tệ nạn xã hội đang ngày đêm hoành hành, len lỏi phá hoại nếp sống văn minh, đạo lý truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc. Đây là những vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự sống còn của quốc gia, dân tộc trong quá trình hội nhập. Vì vậy, giáo dục cần phải đào tạo ra những người lao động thích ứng được với yêu cầu mới của thời đại, có tri thức khoa học công nghệ tiên tiến, có kiến thức chuyên môn sâu, đồng thời có kỹ năng thực hành và khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế lao động, sản xuất.

Trong sự nghiệp cách mạng, Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò của thanh niên nói chung, học sinh nói riêng. Nghị quyết Trung ương 7, Khoá X của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò đó: “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc... công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc” [12, tr.35-36]. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên nhằm giáo dục lý tưởng cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, xây dựng những lớp người kế tục trung thành với lý tưởng của Đảng và của cách mạng Việt Nam “Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH”. Báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng khẳng định: “Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của

cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại” [43, tr.207].

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta đang phải đối mặt với những khó khăn thách thức không thể xem thường. Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hòa bình”, tăng cường các hoạt động tình báo; triệt để lợi dụng vấn đề “dân quyền, tự do tôn giáo” và các vấn đề nhạy cảm, phức tạp để tuyên truyền, lôi kéo, tập hợp lực lượng, kích động bạo loạn, hỗ trợ cho bạo loạn từ bên ngoài. Sự phá hoại nhiều mặt với những thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng bằng chiến lược “diễn biến hòa bình”. Trong đó kẻ thù tập trung phá hoại về tư tưởng, đặc biệt là tư tưởng chính trị, vì vậy giáo dục GDCT-TT cho HS trung học phổ là nhiệm vụ cốt lõi và có tính chiến lược để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Giáo dục GDCT-TT cho HS là giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho học sinh, nhằm hình thành phẩm chất chính trị của con người mới, những tri thức niềm tin và hành vi đạo đức giáo dục thành lối sống mới, có văn hóa, góp phần giáo dục toàn diện nhân cách của học sinh.

Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh là một nội dung quan trọng trong chiến lược giáo dục đào tạo con người của Đảng, góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực và những công dân mới có tính năng động, sáng tạo, thích ứng với cơ chế thị trường, có phẩm chất, năng lực thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng đất nước phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại.

Thực trạng tư tưởng chính trị, lối sống của một bộ phận không nhỏ học sinh khối THPT của thành phố Bắc Kạn đang có những biểu hiện đáng lo ngại: nhận thức lệch chuẩn, mờ nhạt lý tưởng, lối sống thực dụng, đua đòi, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp. Nhiều học sinh đã sa ngã vào những tệ nạn xã hội. Tình trạng vi phạm pháp luật ở độ tuổi thanh niên diễn biến phức tạp, xuống cấp về đạo đức, nhận thức, đang tiếp diễn, đã rung nên hồi chuông báo động đối với

ngành Giáo dục - Đào tạo nói riêng, đối với các cấp chính quyền trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Bắc Kạn trong giai đoạn hiện nay nói chung.

Trong những năm qua, công tác giáo dục học sinh các trường Trung học phổ thông ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn luôn phát huy truyền thống hiếu học, và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, giáo dục tại đây cũng còn tồn tại một số yếu kém, bất cập, bộc lộ rõ nhất là chất lượng giáo dục GDCT- TT cho HS THPT chưa cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên, một trong những nguyên nhân là chưa có các biện pháp quản lý mang tính hệ thống chỉ đạo đổi mới hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường THPT.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Giải pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường THPT thành phố Bắc Kạn” để làm đề tài luận văn thạc sỹ.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ cở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, đề tài đề xuất các giải pháp đổi mới quản lý hoạt động giáo dục GDCT-TT cho HS các trường THPT thành phố Bắc Kạn nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục GDCT-TT cho HS các trường THPT ở thành phố Bắc Kạn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Đổi mới hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh trong trường Trung học phổ thông.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường Trung học phổ thông ở thành phố Bắc Kạn.

4. Giả thuyết khoa học

Hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường THPT ở thành phố Bắc Kạn đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, tuy vậy vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như: CBQL, giáo viên và học sinh còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động DGCT-TT, các con đường giáo dục còn hạn chế, chưa thu hút được sự hứng thú trong học tập của học sinh, giáo viên chưa đổi mới phương pháp giảng dạy, chưa vận dụng những phương pháp mới trong giảng dạy. Mặt khác, các biện pháp quản lý giáo dục GDCT-TT cho HS sinh các trường THPT ở thành phố Bắc Kạn chưa có hiệu quả. Nếu đề xuất được các giải pháp phù hợp với thực tiễn hiện nay trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường THPT thì sẽ nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh các trường THPT nói chung và nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh các trường THPT thành phố Bắc Kạn nói riêng từ đó tạo nguồn nhân lực tốt đáp ứng yêu cầu sử dụng.

5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn nội dung nghiên cứu

Giải pháp đổi mới hoạt động GDCT-TT cho học sinh bao gồm nhiều nội dung, trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động GDCT-TT và đề xuất các giải pháp quản lý của hiệu trưởng trường THPT nhằm đổi mới hoạt động giáo dục chính trị cho học sinh các trường Trung học phổ thông ở thành phố Bắc Kạn.

- Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động GDCT-TT cho học sinh năm 2017 - 2018 và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường trường THPT ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

- Giới hạn khách thể điều tra:

Đề tài tiến hành khảo sát tại 03 trường THPT bao gồm: THPT Bắc Kạn, trường THPT Chuyên Bắc Kạn, Trường THPT Dân lập Hùng Vương. Khảo sát đối với 08 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng), 19 giáo viên và 03

cán bộ đoàn hội trong năm học 2017- 2018.

6. Các nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Xây dựng cơ sở lý luận về đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh trong trường THPT.

6.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường THPT ở thành phố Bắc Kạn.

6.3. Đề xuất một số biện pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường THPT ở thành phố Bắc Kạn.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu các văn kiện của Đảng, của Bộ GD&ĐT về giáo dục chính trị tư tưởng. Nghiên cứu các giáo trình, sách báo, các công trình sản phẩm liên quan đến cơ sở lý luận về giáo dục, hoạt động giáo dục, hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, quản lý giáo dục, .... nhằm xây dựng khung lý luận của vấn đề nghiên cứu làm cơ sở lý luận cho khảo sát thực trạng và đề xuất những biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh - đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Kạn.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

* Phương pháp điều tra viết

Chúng tôi xây dựng phiếu điều tra với các loại câu hỏi đóng, mở dành cho CBQL và giáo viên nhằm thu thập thông tin trên diện rộng một cách khách quan về thực trạng hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng và quản lý hoạt động giáo dục GDCT-TT cho HS các trường THPT ở thành phố Bắc Kạn trong đó tập trung khảo sát công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Kạn.

* Phương pháp phỏng vấn

Chúng tôi gặp gỡ và đặt câu hỏi cho các giáo viên, cán bộ quản lý của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022