CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG
MARKETING DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH 22
3.1. Đánh giá hiện trạng ngành du lịch tỉnh Quảng Bình22
3.1.1. Tiềm năng du lịch tỉnh Quảng Bình 22
3.1.2. Hiện trạng ngành du lịch tỉnh Quảng Bình 24
3.1.2.1.Hiện trạng khách du lịch tới tỉnh Quảng Bình 24
3.1.2.2. Thời gian lưu trú, công suất sử dụng phòng 31
3.1.2.3. Doanh thu ngành du lịch 32
3.1.2.4. Lợi nhuận ngành du lịch 38
3.1.2.5. Cơ sở vật chất ngành du lịch: 39
Có thể bạn quan tâm!
- Marketing du lịch tỉnh Quảng Bình thực trạng và giải pháp - 1
- Những Đặc Tính Của Sản Phẩm Du Lịch Tính Nhìn Thấy Và Không Nhìn Thấy Được:
- Nội Dung Marketing Du Lịch Địa Phương
- Đánh Giá Hiện Trạng Ngành Du Lịch Tỉnh Quảng Bình
Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.
3.1.3. Thực trạng hoạt động marketing du lịch Quảng Bình 41
3.1.3.1. Quảng bá thông qua việc tổ chức các lễ hội 41
3.1.3.2. Quảng bá thông qua các sự kiện 42
3.1.3.3. Tổ chức famtrip cho giới báo chí, lữ hành 45
3.1.3.4.Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin 46
3.1.3.5.Tham gia các hội chợ, triển lãm về du lịch 49
3.1.3.6.Xây dựng sản phẩm quảng bá du lịch 49
3.2. Phân tích một số kết quả trong khảo sát thực tế tại Quảng Bình 50
3.2.1. Giới thiệu 50
3.2.2 Một số kết quả khảo sát chú ý 51
3.2.2.1 Độ tuổi khách du lịch đến Quảng Bình 51
3.2.2.2. Phương tiện khách du lịch đến Quảng Bình 52
3.2.2.3. Tỷ lệ khách du lịch biết về Quảng Bình trước khi đến 53
3.2.2.4 Khách du lịch ở đâu khi đến Quảng Bình 54
3.2.2.5. Các hoạt động khách du lịch tham gia khi đến Quảng Bình 55
3.2.2.6. Đánh giá của khách du lịch về Quảng Bình 56
3.2.2.7. So sánh với các trung tâm du lịch khác 58
3.2.2.8. Nhận xét, suy nghĩ của du khách 58
3.2.2.9. Những lĩnh vực cần cải tiến sữa đổi 59
3.3. Phân tích SWOT về marketing du lịch Quảng Bình 60
3.2.1. Điểm mạnh 60
3.2.2. Điểm yếu 63
3.2.3. Cơ hội 66
3.2.4. Đe dọa 66
3.4. Tóm tắt chương 3 67
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH 69
4.1 Định hướng phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình 69
4.1.1. Về quan điểm: 69
4.1.2. Về mục tiêu phát triển: 69
4.1.3. Định hướng thị trường và phát triển sản phẩm du lịch 71
4.1.4 Tổ chức không gian du lịch: 71
4.2. Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Quảng Bình 72
4.2.1. Giải pháp marketing du lịch tỉnh Quảng Bình 72
4.2.1.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. 72
4.2.1.2. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch mang tính chất đặc thù 73
4.2.1.3. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch 76
4.2.1.4. Xây dựng thương hiệu cho du lịch Quảng Bình 77
4.2.1.5. Giải pháp tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch 77
4.2.2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 80
4.2.3. Giải pháp thu hút đầu tư 82
4.2.4. Giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch 83
4.2.5. Nâng cao nhận thức của người dân về du lịch 83
4.2.6. Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh du lịch 85
4.3. Tóm tắt chương 4 87
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 88
5.1 Kết luận 88
5.2. Kiến nghị 89
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát khách du lịch nội địa............................................. 1’ Phụ lục 2: Tóm tắt trả lời câu hỏi mở của khách du lịch nội địa .............................. 7’ Phụ lục 3: Kết quả xữ lý khảo sát khách du lịch nội địa đến Quảng Bình .............. 8’
Phụ lục 4: Bảng khảo sát khách du lịch quốc tế đến Quảng Bình .......................... 21’
Phụ lục 5: Tóm tắt trả lời câu hỏi mở của khách du lịch quốc tế............................ 27’ Phụ lục 6: Kết quả xữ lý khảo sát khách du lịch quốc tế đến Quảng Bình............ 29’ Phụ lục 7: Bảng câu hỏi khảo sát chuyên gia ............................................................ 44’
Phụ lục 8: Tóm tắt trả lời câu hỏi mở của chuyên gia.............................................. 47’
Phụ lục 9: Bảng khảo sát công ty hoạt động lĩnh vực du lịch ................................. 50’
Phụ lục 10: Tóm tắt trả lời câu hỏi mở của công ty du lịch .......................................... 53’
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng, là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Du lịch không những có khả năng tạo ra nguồn thu nhập rất lớn cho xã hội mà còn góp phần thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu văn hoá, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, đồng thời giúp giải quyết nhiều vấn đề mang tính chất xã hội.
Việt nam, với tiềm năng đa dạng phong phú, vừa mang bản sắc văn hóa dân tộc vừa mang tính hiện đại. Đảng - nhà nước ta đã xác định: "Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn" trên cơ sở khai thác triệt để tiềm năng sẵn có để hội nhập.
Quảng Bình, vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều tài nguyên quý, độc đáo có thể phục vụ cho việc phát triển một ngành du lịch với nhiều loại sản phẩm du lịch, hình thức du lịch phong phú và đa dạng. Quảng Bình cũng đã xác định “Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”.
Quảng Bình là vùng đất giàu tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, tuy nhiên cho đến nay thì du lịch Quảng Bình còn rất nhỏ bé, mức độ phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng to lớn được thiên nhiên ban tặng. Vị thế của Quảng Bình nói chung và du lịch Quảng Bình nói riêng còn rất thấp so với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Bởi vậy, làm sao để du lịch Quảng Bình phát triển đi lên ngày một nhanh và mạnh mẽ hơn, làm sao để Quảng Bình thu hút được lượng khách du lịch đến thăm quan và ở lại Quảng Bình lâu hơn, làm sao để nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao vị thế của du lịch Quảng Bình là một vấn đề quan trọng và cấp thiết cần được đưa ra và giải quyết. Do đó tác giả chọn đề tài “Marketing Du lịch tỉnh Quảng Bình Thực trạng và Giải pháp” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn qua phân tích hiện trạng, nghiên cứu thị trường thực tế, sẽ đưa ra được một số giải pháp marketing hữu dụng đóng góp cho sự định hướng và phát triển của du lịch Quảng Bình tốt hơn trong thời gian tới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động marketing du lịch tỉnh Quảng Bình.
- Định hướng chiến lược marketing du lịch tỉnh Quảng Bình.
- Hình thành và phân tích ma trận SWOT.
- Đề xuất giải pháp marketing và kiến nghị nhằm phát triển bền vững du lịch tỉnh Quảng Bình.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian:
- Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng hoạt động tình hình du lịch, marketing du lịch tỉnh Quảng Bình.
- Nghiên cứu thêm tình hình du lịch ở một số tỉnh cần làm đối tượng so sánh.
1.3.2. Phạm vi thời gian:
- Nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập trong nghiên cứu chủ yếu được cập nhật đến năm 2008, 2009.
- Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua khảo sát ở năm 2009.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên nền tảng của phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng hợp, diễn dịch, so sánh, quy nạp… các thông tin thứ cấp được thu thập từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình, từ báo chí, internet và thông tin từ các nghiên cứu liên quan.
Nghiên cứu định lượng với mẫu thuận tiện gồm 150 khách du lịch trong nước đã đến Quảng Bình, trong đó có 144 khách khảo sát trực tiếp và 6 khách phản hồi thông qua khảo sát online trên website khảo sát trực tuyến www.servina.com ; khảo sát 105 khách du lịch quốc tế đã đến Quảng Bình trong đó có 103 khách khảo sát trực tiếp và 2 khách phản hồi thông qua khảo sát online trên website khảo sát trực tuyến www.servina.com.
Ngoài ra còn khảo sát thêm 14 đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và khảo sát lấy ý kiến của 17 chuyên gia du lịch ở Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình, và các chuyên gia kinh tế làm việc ở Phòng Kinh tế của UBND tỉnh, Văn phòng Đại biểu Quốc Hội của tỉnh Quảng Bình. Dữ liệu thu thập trong nghiên cứu được xữ lý bằng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích các yếu tố thống kê cơ bản.
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Hiện tại thì ngành du lịch Quảng Bình còn thiếu quy hoạch tổng thể phát triển ở cấp toàn ngành cũng như quy hoạch cấp cơ sở ở các khu du lịch, điểm du lịch. Còn thiếu các nghiên cứu chính thức về chiến lược phát triển và các giải pháp để nhằm hỗ trợ phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình. Do đó đề tài “Marketing Du lịch tỉnh Quảng Bình Thực trạng và Giải pháp” ra đời nhằm hệ thống lại tình hình du lịch, tình hình hoạt động marketing du lịch tỉnh Quảng Bình từ đó đánh giá đưa ra các giải pháp cải
thiện thực trạng hiện tại. Tác giả mong muốn nghiên cứu sau khi hoàn thành sẽ mang lại giá trị thực tiễn, cung cấp tài liệu, số liệu giúp các nhà quản trị du lịch tỉnh Quảng Bình cũng như các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực du lịch có được những giải pháp tích cực cho hoạt động phát triển của nghành cũng như của đơn vị trong thời gian tới.
1.6. Kết cấu đề tài
Chương 1: Tổng quan đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về marketing du lịch địa phương
Chương này đề cập đến những vấn đề mang tính lý thuyết liên quan đến du lịch, marketing du lịch và marketing du lịch địa phương làm cơ sở nghiên cứu, phân tích cho các chương sau.
Chương 3: Phân tích môi trường và thực trạng marketing du lịch tỉnh Quảng Bình
Chương này nêu lên và đánh giá hiện trạng của ngành du lịch tỉnh Quảng Bình. Đánh giá tiềm năng du lịch, xem xét hiện trạng ngành du lịch và thực trạng của hoạt động marketing du lịch tỉnh Quảng Bình và phân tích một số kết quả khảo sát khách du lịch đến Quảng Bình từ đó Phân tích ma trận SWOT về marketing du lịch chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch Quảng Bình.
Chương 4: Đề xuất giải pháp marketing du lịch cho tỉnh Quảng Bình.
Dựa trên kết quả phân tích, đánh giá ở chương 3 và nghiên cứu số liệu xữ lý ở chương 4, tác giả đề xuất các giải pháp marketing nhằm tăng cường thu hút khách du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động ngành du lịch Quảng Bình.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương này tổng kết lại toàn bộ đề tài và đưa ra một số kiến nghị đối với UBND tỉnh, với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình, nhằm phát triển đúng hướng, hiệu quả và bền vững du lịch Quảng Bình.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING DU LỊCH
ĐỊA PHƯƠNG
2.1. Lý thuyết về Marketing du lịch
2.1.1. Khái niệm về Marketing: Có rất nhiều quan niệm khác nhau về hoạt động Marketing, mỗi đĩnh nghĩa (tùy vào hướng tiếp cận và phạm vi áp dụng) đều nêu lên được một hoặc một số nét bản chất của Marketing và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Marketing, không ai tranh cãi hay phủ nhận vai trò, vị trí và tác dụng của nó. Nhìn chung, Marketing được coi là thứ Oxy cung cấp sự sống cho cơ thể kinh doanh.
Philip Kotler cho rằng: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những mong muốn của họ thông qua trao đổi”. hay “Marketing là quá trình cung cấp đúng sản phẩm, đúng kênh hay luồng hàng, đúng thời gian và vị trí ”(John H.Crighton). Tổng quát, có thể hiểu: Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm để nghiên cứu tính qui luật hình thành nhu cầu trên thị trường. Đồng thời nghiên cứu các chính sách và nghệ thuật kinh doanh để làm cho quá trình sản xuất đáp ứng thỏa mãn nhu cầu xã hội và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp.
2.1.2. Khái niệm về Marketing du lịch: Theo quan điểm của tổ chức du lịch thế giới (World tourism Organization) “Marketing du lịch là một triết lý quản trị mà nhờ nghiên cứu, dự đoán, tuyển chọn dựa trên nhu cầu của du khách nó có thể đem sản phẩm du lịch ra thị trường sao cho phù hợp mục đích của tổ chức du lịch đó”.
Hiểu một cách chung nhất: Marketing du lịch là tiến trình nghiên cứu, phân tích những nhu cầu của khách hàng, những sản phẩm, dịch vụ du lịch và những phương thức cung ứng, hỗ trợ để đưa khách hàng đến với sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ, đồng thời đạt được những mục tiêu của tổ chức. (Lê Mạnh Hà, 2007, Tr.4)
2.1.3. Thị trường du lịch 2.1.3.1.Cung du lịch:
Cung du lịch là hệ thống các yếu tố mà các cơ sở kinh doanh du lịch cung ứng cho du khách trong suốt cuộc hành trình và lưu trú của họ như ăn, ở, vận chuyển, tham quan.
Cung du lịch được thực hiện bở đơn vị cung ứng du lịch. Đơn vị cung ứng du lịch có thể là một điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, các hãng lữ hành hay công ty vận chuyển.
Để thu hút được nhiều khách phải biết kết hợp các yếu tố liên quan đến cung và cầu du lịch.
2.1.3.2.Cầu du lịch: Hồ Đức Hùng (2005, Tr.8) Cầu du lịch là hệ thống các yếu tố tác động đến sự hình thành chuyến đi của du khách trong suốt cuộc hành trình và lưu trú của họ. Các yếu tố đó bao gồm: thu nhập, trình độ văn hóa, thời gian nhàn rỗi ..
Các yếu tố hình thành cầu du lịch:
Thời gian nhàn rỗi: người ta chỉ đi du lịch khi có thời gian nhàn rỗi. Cùng với việc gia tăng năng suất lao động và chế độ nghỉ dưỡng, thời gian nghỉ ngơi của người lao động được kéo dài ra và số kỳ nghỉ trong năm tăng lên. Trong thời gian đó người ta nãy sinh về nhu cầu tìm nơi nghỉ ngơi, đến những vùng đất mới, tìm hiểu cái mới, vui chơi giải trí… và họ quyết định đi du lịch. Khi thời gian nhàn rỗi càng nhiều thì nhu cầu du lịch để tiêu pha thời gian đó càng nhiều.
Thu nhập: những người có tiền mới đi du lịch. Có người để dành tiền chỉ để đi du lịch. Người đi du lịch phải có tiền để chi tiêu cho chuyến đi của mình do đó người có thu nhập cao sẽ đi du lịch nhiều hơn những người khác. Không có tiền thì không thể đi du lịch.
Nghề nghiệp: có liên hệ mật thiết với giáo dục, thu nhập và các lối sống dựa trên trình độ giáo dục và thu nhập là vấn đề quan trọng hình thành cầu du lịch. Đặc tính của nghề nghiệp ảnh hưởng đến việc du lịch của nhân viên trong ngành.
Trình độ văn hóa: Những người đi du lịch ít nhiều đều được mở mang kiến thức, hiểu biết về thế giới. Vì thế khi con người tiếp cận với nền giáo dục tiến bộ thì niềm đam mê, khao khát được mở rộng thêm kiến thức sẽ tăng lên và nảy sinh nhu cầu du lịch.
Mốt: Du lịch ngày nay đã trở thành phong trào, việc đi nhiều nơi, đến nhiều vùng đất mới, khám phá thế giới rất lôi cuốn mọi người trong xã hội phát triển.