Sự Khác Biệt Giữa Tập Đoàn Kinh Tế Và Tổng Công Ty Nhà Nước


tế để mở rộng phạm vi hoạt động, tăng cường khả năng cạnh tranh để thích ứng với quá trình hội nhập, mở cửa thị trường Việt nam. Trong nền kinh tế thị trường dưới tác động của quy luật cạnh tranh, của yêu cầu đẩy nhanh quá trình tích tụ tập trung tư bản. Đã hình thành các tổ chức độc quyền, với sức mạnh kinh tế của mình, các tổ chức này đã chèn ép và thôn tính các doanh nghiệp nhỏ. Ngoài ra, dưới tác dụng của khoa học kỹ thuật hiện đại, thị trường luôn biến động, đa dạng hoá sản phẩm đã trở thành xu thế tất yếu. Điều này khiến các doanh nghiệp nhỏ không đủ sức vì thiếu nguồn lực nên đã sáp nhập vào các tổ chức kinh tế khác hoặc bị tập đoàn kinh tế khác thôn tính hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh. Đây thực sự là một trong những vấn đề mà tổng công ty nhà nước cần đặc biệt quan tâm trong thời gian tới.

Thêm vào đó, ở Việt nam môi trường kinh doanh đã và đang thay đổi. Việt nam ngày càng tiến đến gần thời điểm hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Việt nam gia nhập ASEAN, tham gia ký hiệp định AFTA và cam kết tự do hoá hoàn toàn trong khối các nước ASEAN vào năm 2006, đặc biệt hiện nay Việt nam đã là thành viên của WTO thì vấn đề mở rộng thị trường đã đặt ra trước mắt và cần phải giải quyết. Với những biến đổi của nền kinh tế thế giới, trong khu vực và ở Việt nam như hiện nay, nếu tổng công ty không có những thay đổi tích cực theo hướng phát triển thành một tập đoàn kinh tế mạnh tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng phạm vi hoạt động thì không thể tồn tại và phát triển.

1.2.2. Sự khác biệt giữa tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước

So với tổng công ty nhà nước ở Việt nam thì tập đoàn kinh tế mà đại diện là mô hình công ty mẹ - công ty con có những sự khác biệt sau:

- Cơ cấu tổ chức của tổng công ty có mối quan hệ hình chóp: quan hệ cấp trên cấp dưới theo kiểu hành chính từ trên xuống dưới. Trong khi mô hình công ty mẹ - công ty con có dạng phẳng mà trung tâm là công ty mẹ được bao bọc bởi các công ty con xung quanh, tuỳ theo mức độ chặt chẽ và lỏng lẻo


khác nhau và mối quan hệ giữa công ty mẹ - công ty con là mối quan hệ giữa pháp nhân với pháp nhân.

- Đối với tổng công ty, mặc dù chúng ta biết các cơ quan quản lý cấp trên được coi là đại diện sở hữu của nó, nhưng chưa quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ sở hữu đối với tổng công ty; hơn nữa có quá nhiều cơ quan đại diện của chủ sở hữu, nhưng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm toàn diện và tới cùng đối với tổng công ty; cho nên trên thực tế không rõ ai là chủ doanh nghiệp. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị mà đại diện là Chủ tịch Hội đồng quản trị chưa thể hện vai trò là chủ sở hữu Nhà nước cũng như cơ quan quản lý trực tiếp tại doanh nghiệp. Trên thực tế Hội đồng quản trị trở thành bộ máy trung gian, phải trình xin ý kiến các cấp nhiều hơn được quyền tự quyết định, có vai trò mờ nhạt và thụ động trong quá trình ra quyết định của tổng công ty. Còn trong mô hình công ty mẹ, chủ sở hữu được xác định rõ là các cổ đông: Nhà nước, các tổ chức, các cá nhân và người lao động. Các cổ đông thực hiện quyền chủ sở hữu của mình thông qua tham dự Đại hội cổ đông, bầu và bãi nhiệm Hội đồng quản trị và quyết định điều lệ cho cả tập đoàn.

- Quan hệ giữa tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên là quan hệ hành chính, chưa dựa trên quan hệ tài chính, đầu tư, hợp đồng kinh tế. Chiến lược phát triển chung hoặc các quan hệ bình đẳng diễn ra giữa các pháp nhân, chưa tạo được sự liên kết hữu cơ của nhiều đơn vị thành viên có mối quan hệ về lợi ích kinh tế, sản xuất, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, thị trườngNgược lại, mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con được xác định rõ hơn. Công ty mẹ thực hiện quyền kiểm soát chặt chẽ đối với các công ty con và có sự phân định trách nhiệm cụ thể và tuân theo những cơ chế và thủ tục chuẩn một cách nghiêm ngặt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

- Trong mô hình công ty mẹ - công ty con, các công ty con vừa là cánh tay vươn dài về thị trường, về thu hút vốn, về phạm vi, lĩnh vực hoat động, vừa phát huy ảnh hưởng, vừa là cái vòi để thu lợi nhuận cho công ty mẹ ( nhưng


Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam - 6

không vi phạm Luật chống độc quyền vì các công ty con là các pháp nhân độc lập, không trong thành phần pháp nhân công ty mẹ); cánh tay, cái vòi đó có thể kéo dài, có thể rút ngắn rất linh động tuỳ theo tình hình; trong khi các tổng công ty, các doanh nghiệp thành viên chưa làm được điều đó.

- Đảng và Nhà nước đã có chủ trương thực hiện thí điểm thành lập tập đoàn mà đại diện là mô hình công ty mẹ - công ty con đối với một số tổng công ty nhằm khắc phục những hạn chế hiện nay của mô hình tổng công ty nói riêng và tiếp tục sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước nói chung, để không ngừng nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước.

2. THỰC TRẠNG VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Như đã phân tích ở trên, khi hoạt động của các tổng công ty là kém hiệu quả, không đáp ứng được sự phát triển của đất nước, để đáp ứng được yêu cầu phát triển về khoa học kỹ thuật, xu thế toàn cầu hoá, thị trường ngày càng mở rộng, thực hiện công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, để đất nước ngày càng vững mạnh thì rất cần có các tập đoàn kinh tế mạnh cả về quy mô, về công nghệ để có thể cạnh tranh thị trường, có khả năng hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn thế giới.

Hiện tại, đã có những yếu tố và tiền đề để hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế trên cơ sở các tổng công ty nhà nước. Các tổng công ty 91 nhìn chung là các doanh nghiệp có quy mô lớn về vốn, quy mô về số lượng đơn vị thành viên, có khả năng chi phối thị trường, sự đa dạng hoá hình thức sở hữu, sự phân công chuyên môn hoá, hợp tác hoá.

Sự chuyên môn hoá, hợp tác hoá trong tổng công ty đã tạo mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa các đơn vị thành viên, đơn vị này tạo thị trường cho đơn vị kia. Sự phát triển và phát huy vai trò của tổng công ty, giúp cho tổng công ty có thế mạnh, có khả năng phát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế có hiệu quả. Đây là một trong những tiền đề để phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế.


2.1. Tập đoàn Bưu chính - viễn thông Việt nam

Ngày 18 tháng 10 năm 2001, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 158/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển Bưu chính - viễn thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Chính phủ đã đưa ra các quan điểm, mục tiêu phát triển, định hướng phát triển và các giải pháp chủ yếu với một số nội dung như sau:

Mục tiêu của chiến lược

Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia có công nghệ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, có độ bao phủ rộng khắp trên cả nước với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, hoạt động hiệu quả, tạo điều kiện để toàn xã hội cùng khai thác, chia sẻ thông tin trên nền xa lộ thông tin quốc gia đã xây dựng; làm nền tảng cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Cung cấp cho xã hội, người tiêu dùng các dịch vụ bưu chính, viễn thông hiện đại, đa dạng, phong phú với giá cả thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân của các nước trong khu vực; đáp ứng mọi nhu cầu thông tin phục vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Thực hiện phổ cập các dịch vụ bưu chính, viễn thông, tin học tới tất cả các vùng, miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao. Đến năm 2010, số máy điện thoại, số người sử dụng Internet trên 100 dân đạt mức trung bình trong khu vực.

Xây dựng bưu chính, viễn thông trong xu thế hội tụ công nghệ thành ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn hoạt động hiệu quả, đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng GDP của cả nước, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.

Những giải pháp cơ bản sau:

Đổi mới tổ chức, tăng cường và nâng cao hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước, hiệu lực các công cụ và chính sách quản lý vĩ mô.


Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước thống nhất về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ; năng lực quản lý phải theo kịp tốc độ phát triển. Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện quản lý nhà nước có hiệu lực, hiệu quả trong môi trường mở cửa cạnh tranh.

Quản lý theo pháp luật, giảm bớt biện pháp hành chính, tăng cường các biện pháp “hậu kiểm”, không can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chú trọng định hướng và dự báo; gắn quy hoạch, kế hoạch với hệ thống cơ chế chính sách và thị trường; đảm bảo phát triển lành mạnh, bình đẳng. Bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, người tiêu dùng và của doanh nghiệp.

Thiết lập các vấn đề cần thiết cho bưu chính, viễn thông, tin học trong quá trình Việt nam tham gia AFTA, APEC, thực hiện Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ, gia nhập WTO.

Tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp.

Đổi mới các doanh nghiệp theo mục tiêu: “ năng suất, chất lượng hiệu quả”, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tin học. Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, hình thành các tập đoàn bưu chính, viễn thông, tin học mạnh; tạo thế và lực để hội nhập, cạnh tranh quốc tế thắng lợi.

Đẩy nhanh sắp xếp lại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông trên cơ sở phân định loại hình: doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn; doanh nghiệp do Nhà nước nắm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt; doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế - xã hội. Từng bước bãi bỏ chế độ bao cấp chéo, thực hiện hạch toán độc lập, phân định rõ nhiệm vụ công ích và kinh doanh. Thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp bưu chính, viễn


thông, tin học theo lộ trình cụ thể. Đẩy mạnh quá trình điều chỉnh cơ cấu đầu tư, từng bước tiến hành tách bưu chính hoạt động độc lập với viễn thông.

Ngày 23 tháng 3 năm 2005, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 58/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm thành lập tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt nam với những nội dung:

Hình thành tập đoàn Bưu chính - viễn thông Việt nam có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hoá cao; kinh doanh đa ngành, trong đó viễn thông, công nghệ thông tin và bưu chính là các ngành kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo; có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; làm nòng cốt để ngành bưu chính, viễn thông Việt nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

Mục tiêu của quá trình chuyển đổi từ tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt nam sang tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt nam theo mô hình công ty mẹ - con nhằm tăng cường tích tụ về vốn, tập trung khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận của tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt nam, trong đó điểm mấu chốt là tập trung sắp xếp đổi mới quản lý, xác lập lại cơ cấu sản xuất kinh doanh, lành mạnh hoá các quan hệ tài chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các thành viên cạnh tranh trong bối cảnh kinh doanh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt nam được hình thành trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt nam và các đơn vị thành viên có cơ cấu như sau:

Công ty mẹ - tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt nam ( gọi tắt là tập đoàn), là công ty Nhà nước, có chức năng đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, nghiệp vụ, công nghệ, thương hiệu, thị trường, trực tiếp quản lý, kinh doanh mạng lưới


viễn thông đường trục và bảo đảm việc thực hiện các nhiệm vụ công ích do Nhà nước giao.

Bộ máy quản lý của tập đoàn bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.

Hội đồng quản trị tập đoàn có nhiều nhất là 09 thành viên gồm: Chủ tịch tập đoàn, Tổng giám đốc tập đoàn, Trưởng ban kiểm soát tập đoàn, Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính Việt nam, các Tổng giám đốc các Tổng công ty Viễn thông I, II, III và có thể có một, hai chuyên gia. Thành viên Hội đồng quản trị do Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông.

Tập đoàn có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt nam theo quy định của pháp luật.

Các công ty con của tập đoàn Bưu chính viễn thông bao gồm:

- Tổng công ty Viễn thông I( hoạt động trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Bình trở ra)

- Tổng công ty Viễn thông II( hoạt động trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Trị đến Ninh Thuận và các tỉnh Tây Nguyên)

- Tổng công ty Viễn thông III( hoạt động trên địa bàn các tỉnh từ Bình Thuận trở vào)

Các công ty do tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm:

- Công ty Điện toán và Truyền số liệu,

- Công ty phát triển phần mềm và truyền thông.

Các công ty do tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ gồm:

- Công ty cổ phần Thông tin di động,

- Công ty cổ phần Dịch vụ Viễn thông,

- Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên khác được hình thành từ cổ phần hoá, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước hoặc thành lập mới hoạt động trong những lĩnh vực ngành nghề pháp luật cho phép.


Các công ty do tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ ( công ty liên kết) bao gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết bị, công nghiệp phần mềm, xây lắp, thương mại, cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng, bảo hiểm, du lịch và các ngành nghề khác theo qui định của pháp luật.

Các công ty liên doanh với nước ngoài về viễn thông và công nghệ thông tin.

Các đơn vị sự nghiệp gồm: Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông và các bệnh viện thuộc tổng công ty Bưu chính viễn thông hiện nay.

Lộ trình hình thành tập đoàn:

Quý II đến Quý IV năm 2005:

- Thành lập tập đoàn, Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt nam, các Tổng công ty Viễn thông I, II, III và các công ty do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ.

- Cổ phần hoá các doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp để hình thành các công ty con, công ty liên kết.

Quý IV năm 2005: chuyển Cục Bưu điện Trung ương về trực thuộc Bộ Bưu chính viễn thông quản lý, chuyển các đơn vị sự nghiệp thành các đơn vị sự nghiệp độc lập và hoạt động theo cơ chế quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.

Ngày 09 tháng 01 năm 2006, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 06/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt nam. Theo như quyết định này:

Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt nam là công ty Nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng; điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ hạch toán và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước; chịu trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 18/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí