Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Giá Trị Sống – Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông

Ở Bangladesh: Giáo dục KNS được khai thác dưới góc độ các kỹ năng hoạt động xã hội, kỹ năng phát triển, kỹ năng chuẩn bị cho tương lai. [43]

Ở Ấn Độ: Giáo dục KNS cho học sinh được xem xét dưới góc độ giúp cho con người sống một cách lành mạnh về thể chất và tinh thần, nhằm phát triển năng lực người. Các KNS được khai thác giáo dục là các kỹ năng: Giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng quan hệ liên nhân cách vv…[43]

Trong công trình "Về tâm lý học tồn tại' của A.Maslow đã được xuất bản ở Mỹ vào năm 1968, ông cho rằng tồn tại ba mức độ giá trị: Thứ nhất - đó là mức độ chung cho toàn thể mọi người. Thứ hai, mức độ giá trị của một nhóm người nhất định. Thứ ba, mức độ giá trị của các cá thể đặc thù. Như vậy, giá trị là tình huống chọn lựa được nảy sinh từ nhu cầu và đôi khi còn được đồng nhất với nhu cầu. Các nhu cầu hay các giá trị lại được gắn bó chặt chẽ với nhau có thứ tự và tiến triển. Những nhu cầu cơ bản này hay các giá trị này có thể được xem xét như mục đích hay như những bậc thang để dẫn đến mục đích duy nhất cuối cùng.

Như vậy, tổ chức cũng như các nước trên thế giới có sự quan tâm nhất định đến các hiệu quả GD GTS-KNS cho con người nói chung và học sinh nói riêng. Tác giả sẽ tiếp thu có chọn lọc các hướng nghiên cứu trên nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

1.1.2. Nghiên cứu trong nước

Giáo dục nói chung và giáo dục GTS-KNS là yếu tố quan trọng góp phần đổi mới toàn diện nền giáo dục đào tạo gắn với 4 mục tiêu quan trọng của giáo dục: học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình.

Khái niệm “Kỹ năng sống” thực sự được hiểu với nội hàm đa dạng sau hội thảo “Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống” do UNICEF, Viện chiến lược và chương trình giáo dục tổ chức từ ngày 23-25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội. Từ đó người làm công tác giáo dục ở Việt Nam đã hiểu đầy đủ hơn về kỹ năng sống.

Từ năm học 2002-2003 ở Việt Nam đã thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông trong cả nước. Trong chương trình Tiểu học đổi mới đã hướng đến giáo dục kỹ năng sống thông qua lồng ghép một số môn học có tiềm năng như: Giáo dục đạo đức, Tự

nhiên-Xã hội (ở lớp 1-3) và môn Khoa học (ở lớp 4-5). Kỹ năng sống được giáo dục thông qua một số chủ đề: “Con người và sức khoẻ”.

Đề tài cấp bộ tác giả Nguyễn Thanh Bình nghiên cứu về “Thực trạng kỹ năng sống cho học sinh và đề xuất một số giải pháp về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Ngoài ra còn một số nghiên cứu khác như: Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên của tác giả Nguyễn Thị Oanh [29]; Giáo dục GTS-KNS của tác giả Nguyễn Kỳ Anh – giám đốc Trung tâm giáo dục môi trường và sức khỏe cộng đồng; Một số vấn đề chung về KNS và giáo dục KNS cho học sinh ở nhà trường phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo tháng 3/2010;

- Tác giả Hà Nhật Thăng với bài “Hoạt động giáo dục ở trường THPT”. [39]

Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - Kĩ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên - 3

- Tác giả Từ Thanh Nguyên với đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý và tổ chức văn hoá – giáo dục “Những biện pháp quản lý giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Trà Vinh”, năm (2009). Tác giả đã khái quát về thực trạng giáo dục kỹ năng sống các trường THPT tỉnh Trà Vinh trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp về nâng cao nhận thức, tổ chức hình thức quản lý, tăng cường đánh giá chất lượng GD KNS...[28]

- Tác giả Nguyễn Văn Trung với đề tài luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục: “Công tác quản lý của Hiệu trưởng trong việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường THPT huyện Châu Thành, Đồng Tháp”, (2010) [41]

Tác giả Đinh Tuyết Mai (2007) có thực hiện đề tài “Kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sông cho sinh viên các trường cao đẳng thành phố Đà Nẵng”. Luận văn thạc sĩ giáo dục, trường Đại học sư phạm Vinh. [26]

Tác giả Nguyễn Xuân Hùng (2009) nghiên cứu đề tài “Biện pháp giáo dục kỹ năng sống của giáo viên chủ nhiệm lớp cho sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng sự phạm Nha Trang – Khánh Hòa”. Đề tài đã phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho sinh viên nội trú như nâng cao nhận thức, cải tiến hình thức giáo dục, phương thức và tăng cường nội dung giáo dục KNS cho sinh viên.

Tác giả Nguyễn Kiều Duyên, trong luận văn Thạc sĩ “Biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở một số trường THCS Quận

Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” đã chỉ ra những thực trạng trong công tác quản lý của các nhà trường dành cho hoạt động quản lý giáo dục GTS-KNS trong giai đoạn hiện nay, đồng thời đưa ra một số biện pháp khả thi trong việc quản lý hoạt động giáo dục GTS-KNS phù hợp, sáng tạo và hiệu quả [18];…

Tác giả Lữ Thị Kim Hoa (2012) có thực hiện đề tài “Biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống-kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng”. Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục. Tác giả đã phân tích thực trạng quản lý giáo dục GTS-KNS trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp như giải pháp phát huy tiềm năng của cán bộ, giáo viên và nhu cầu rèn luyện của học sinh, kế hoạch hóa công tác giáo dục GTS-KNS cho học sinh...

Có thể nhận thấy ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục GTS-KNS và công tác quản lý giáo dục GTS-KNS trong nhà trường, một số công trình đã đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực nội dung và phương thức giáo dục GTS-KNS, một số đề tài đã đề cập đến hình thức giáo dục GTS-KNS và đề xuất các biện pháp giáo dục GTS-KNS trong nhà trường,…Song, có không nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực quản lý hoạt động giáo dục GTS-KNS đồng bộ ở cả môi trường trong và ngoài nhà trường. Hơn nữa, việc đưa giáo dục GTS-KNS vào các trường THPT hiện nay chưa thực sự được sự quan tâm và đầu tư chưa thích đáng cho việc xây dựng kế hoạch, đầu tư các nguồn lực và chưa tập trung vào những giải pháp, biện pháp quản lý tích cực dành cho hoạt động giáo dục này. Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu của các tác giả, thông qua đề tài nghiên cứu này, tác giả dành sự quan tâm và mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục GTS-KNS cho học sinh trường THPT Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Giá trị sống và giáo dục giá trị sống

Giá trị và giá trị học được nghiên cứu từ lâu và được tiếp cận bởi nhiều khoa học khác nhau. Thời cổ đại và trung đại những tri thức về GT học gắn liền với Triết học. Cuối thế kỉ XIX, GT học mới tách ra thành một khoa học độc lập và thuật ngữ GT được dùng như một khái niệm khoa học.

Lúc đầu khái niệm GT được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế. GT gắn liền hàng hoá, GT không đồng nhất với giá thành, giá cả. “Khi gạt bỏ thuộc tính GT sử dụng của hàng hoá thì hàng hoá là sự kết tinh sự hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hoá lao động mới biểu hiện dưới hình thức GT. Vì thế GT phản ánh quan hệ sản xuất của mọi người”

GT kinh tế là thuật ngữ chỉ sức mạnh của vật chất này khống chế những vật khác khi trao đổi. Để bộc lộ GT, vật phẩm phải có giá trị ích lợi tức là có khả năng thoả mãn nhu cầu, lòng ham muốn của con người. Do đó, trong phân tích kinh tế, GT là vị trí tương đối của hàng hoá trong trật tự ưu tiên, vị trí của nó càng cao thì GT của nó càng lớn. GT kinh tế lệ thuộc vào tình hình thị trường vào tình trạng khan hiếm của hàng hoá.

Triết học nghiên cứu GT với nội dung rộng, nghiên cứu chung nhất các mối quan hệ qua lại giữa chủ thế và đối tượng. Tuy nhiên, trong Triết học vẫn biết tồn tại những quan niệm khác nhau về GT. Dưới đây là một số khái niệm tiêu biểu :

Khác với Triết học, Xã hội học coi khái niệm GT bao gồm các hiện tượng GT của một xã hội cụ thể. Xã hội học không nhằm giải thích các GT chung mà xác định nội dung, sự phân bố nguyên nhân và điều kiện kinh tế xã hội cụ thể hình thành nên hệ thống GT nhất định của xã hội, sau đó xếp thứ bậc các GT rồi diễn tả chúng bằng các thang đo. Bằng cách đó có thể phân tích được ĐHGT của con người trong xã hội.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “GT là tính có ý nghĩa tích cực, tốt đẹp, đáng quý, có ích của các đối tượng với chủ thể” [21, tr.22].

Theo tác giảLê Hương: “GT là một hiện tượng xã hội điển hình biểu thị các sự vật, hiện tượng, các thuộc tính và quan hệ của hiện thực và các tư tưởng chuẩn mực, mục đích, lý tưởng được loài người tạo ra nhưng đều phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội và sự phát triển của cá nhân con người” [22, tr.11]

Các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang cho rằng: “Cần phải hiểu khái niệm GT trong mối quan hệ với các thuật ngữ liên quan nhu cầu, sở thích, động cơ...Song GT không đồng nhất với nhu cầu…các GT không phải là những động cơ... GT là những cái cần và có ích cho chủ thể” [44, tr.21].

Tác giả Lê Đức Phúc cho rằng: “Giá trị là cái có ý nghĩa đối với xã hội, tập thể và cá nhân, phản ánh mối quan hệ chủ thể khách quan được đánh giá xuất phát từ điều kiện lịch sử xã hội thực tế và phụ thuộc vào trình độ phát triển nhân cách. Khi đã được nhận thức đánh giá lựa chọn, giá trị trở thành một trong những động lực thúc đẩy con người theo xu hướng nhất định” [29, tr.19]

Như vậy, để hiểu khái niệm giá trị một cách chung nhất thì phải xem xét nó trên bình diện Triết học, nhưng để lý giải và xác định nội dung của hiện thực thì phải tiếp cận dưới góc độ cụ thể, sử dụng kết hợp các khái niệm của Đạo đức học, Xã hội học, Tâm lý học.

Kế thừa quan điểm của các tác giả nêu trên, chúng tôi lựa chọn khái niệm của tác giả Lê Đức Phúc “Giá trị là cái có ý nghĩa đối với xã hội, tập thể và cá nhân, phản ánh mối quan hệ chủ thể khách quan được đánh giá xuất phát từ điều kiện lịch sử xã hội thực tế và phụ thuộc vào trình độ phát triển nhân cách. Khi đã được nhận thức đánh giá lựa chọn, giá trị trở thành một trong những động lực thúc đẩy con người theo xu hướng nhất định” [29, tr.19]

Từ trên khái niệm giá trị, giá trị sống là một thứ gì đó có giá trị khi nó được xem là cần thiết, là tốt, được mong đợi và có ảnh hưởng chi phối đến tình cảm, thái độ, hành vi của một cá nhân. Giá trị sống là những nguyên tắc hướng dẫn, giúp ta chọn đường đi đúng.

Giá trị sống là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các quan niệm về cái thiện, cái ác trong các mối quan hệ của con người với con người. Giá trị về bản chất là những quy tắc, những chuẩn mực trong quan hệ xã hội, được hình thành và phát triển trong cuộc sống, được cả xã hội thừa nhận. Giá trị là quy tắc sống, nó có vị trí to lớn trong đời sống, và định hướng cho cuộc sống của mỗi cá nhân, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Những giá trị phổ biến của đạo đức thể hiện trong các khái niệm: thiện, ác, lẽ phải, công bằng, văn minh, lương tâm, trách nhiệm….

Giáo dục GTS là tác động vào nhận thức về những qui tắc, chuẩn mực từ đó điều khiển hành vi và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học định hướng cho cuộc sống phù hợp với chuẩn mực của xã hội.

1.2.2. Kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống‌

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về KNS. UNESCO định nghĩa: KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho rằng, “KNS là những kỹ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn khoẻ mạnh. Đó là những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống trong cuộc sống hàng ngày” .

Theo Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF, 2008), “KNS bao gồm những kỹ năng cốt lõi như: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng kiên định và kỹ năng đạt mục tiêu” [43, tr. 29].

Kỹ năng sống từ quan điểm giáo dục là tất cả những kỹ năng cần thiết trực tiếp giúp cá nhân sống thành công và hiệu quả, trong đó tích hợp những khả năng, phẩm chất, hành vi tâm lý, xã hội và văn hoá phù hợp và đương đầu được với những tác động của môi trường. Những KNS cốt lõi cần nhấn mạnh là kỹ năng tư duy, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác và cạnh tranh, kỹ năng thích ứng cao, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng tự nhận thức … Trong đề tài này chúng tôi hiểu: Kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân

của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.

* Giáo dục kĩ năng sống

Hiểu theo nghĩa rộng, giáo dục là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm của xã hội loài người.

Trong luận văn này, giáo dục được hiểu như một quá trình sư phạm tổng thể: là hoạt động có kế hoạch, có nội dung, bằng các phương pháp khoa học trong các cơ sở giáo dục tác động đến học sinh nhằm phát triển đức, trí, thể, mỹ…cho học sinh.

Giáo dục kĩ năng sống chính là quá trình hình thành, rèn luyện và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người xung quanh trong cộng đồng xã hội và ứng phó tích cực trước các tình huống trong cuộc sống.

Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống cho học sinhđược hiểu là giáo dục những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp các em có thể chuyển tải những gì mình biết (nhận thức), những gì mình cảm nhận (thái độ) và những gì mình quan tâm (giá trị) thành những khả năng thực thụ giúp học sinh biết phải làm gì và làm như thế nào (hành vi) trong những tình huống khác nhau của cuộc sống.

1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống – kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông

* Quản lý

Theo quan điểm điều khiển học: “Quản lý là chức năng của những hệ có tổ chức, với bản chất khác nhau: sinh học, xã hội học, kỹ thuật,... nó bảo toàn cấu trúc các hệ, duy trì chế độ hoạt động. Quản lý là một tác động hợp quy luật khách quan, làm cho hệ vận động, vận hành và phát triển”

Theo quan điểm của lí thuyết hệ thống: “quản lý là phương thức tác động có chủ định của chủ thể quản lý lên hệ thống, bao gồm hệ các quy tắc, các ràng buộc về hành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống nhằm duy trì tính trội hợp lí của cơ cấu và đưa hệ thống đạt tới mục tiêu”

Tác giả Trần Kiểm: “Quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người - thành viên của hệ - nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích dự kiến”. [22, tr.28]

Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của những người lao động (nói chung là khách thể quản lý ) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến”. [32, tr.55]

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Công tác quản lý lãnh đạo một tổ chức xét cho cùng là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau: Quản và Lý. Quá trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn định, quá trình “Lý” gồm việc sửa sang sắp xếp, đổi mới đưa vào thế “phát triển”.[2, tr.15]

Tóm lại: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động”.

Khái niệm quản lý bao hàm một ý nghĩa chung: là những tác động có tính hướng đích; hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội; quản lý là các hoạt động thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành công việc qua những nỗ lực của mọi người trong tổ chức; quản lý là một hoạt động thiết yếu, đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm; quản lý là phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu chung của một nhóm người, một tổ chức, một cơ quan hay nói rộng hơn là một Quốc gia; quản lý là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý, thông qua các cơ chế quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong điều kiện môi trường biến động để hệ thống ổn định, phát triển, đạt được những mục tiêu đã định.

Khái quát những phân tích trên, có thể xây dựng mô hình quản lý như sau:



Chủ thể quản lý

Đối tượng quản lý


Mục tiêu


Khách thể quản lý

Sơ đồ 1.1. Mô hình quản lý [19]

* Quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống - kĩ năng sống sống cho học sinh trường trung học phổ thông Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên

Từ các khái niệm giáo dục giá trị sống, giáo dục kỹ năng sống và khái niệm quản lý chúng ta có thể hiểu quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống – kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Triệu Quang Phục như sau:

Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh trường THPTTriệu Quang Phục là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến toàn bộ hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh trường THPTTriệu Quang Phục nhằm bảo đảm cho hoạt động đó đạt chất lượng,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2024