DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ | Trang | |
Biểu đồ 1.1: | Ích lợi của sở hữu chéo đối với các doanh nghiệp không niêm yết | 17 |
Biểu đồ 2.1: | Cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp tại Đức giai đoạn 1950 - 1996 | 54 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 1
- Phân Loại Trên Cơ Sở Mối Quan Hệ Qua Lại Trong Quá Trình Kinh Doanh Giữa Các Doanh Nghiệp Trong Sở Hữu Chéo
- Ích Lợi Của Sở Hữu Chéo Đối Với Các Doanh Nghiệp Không Niêm Yết Thứ Tư, Sở Hữu Chéo Có Thể Giúp Các Ngân Hàng Huy Động Được Nguồn Vốn
- Các Quy Định Pháp Lý Về Sở Hữu Chéo Trong Lĩnh Vực Ngân Hàng Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Tên sơ đồ | Trang | |
Sơ đồ 1.1: | Phân loại sở hữu chéo trên cơ sở cấu trúc nắm giữ cổ phần | 8 |
Sơ đồ 1.2: | Sở hữu chéo gián tiếp dạng vòng ở tập đoàn Samsung | 9 |
Sơ đồ 1.3: | Sở hữu chéo dạng bức xạ điều chỉnh ở tập đoàn Allianz | 9 |
Sơ đồ 3.1: | Cổ đông chiến lược tại các NHTMNN, NHTMCP và NHLD | 65 |
Sơ đồ 3.2: | Doanh nghiệp nhà nước sở hữu các Ngân hàng thương mại cổ phần | 69 |
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiền được ví như huyết mạch của nền kinh tế và các tổ chức tín dụng, ngân hàng được so sánh như là hệ tuần hoàn để lưu chuyển những dòng huyết mạch đó đến với người cần vốn trong thị trường. Sở hữu chéo, bản thân nó mang rất nhiều ưu điểm và có tác động tích cực tới hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nhưng nếu không được nhận thức đúng bản chất, được quản lý bởi một hệ thống pháp luật tốt và các đối trọng khác một cách hiệu quả sẽ gây ra nhiều biến thể có tác động tiêu cực, ảnh hưởng xấu tới sự bình ổn của thị trường ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung trong đó pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vậy, việc nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến việc điều chỉnh hoạt động của hệ thống ngân hàng trong đó đặc biệt đi sâu nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam hiện nay về sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng sẽ góp phần xây dựng hành lang pháp lý có hiệu quả để đưa hoạt động sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng trở về đúng với quỹ đạo của nó.
Với mong muốn mang đến một cái nhìn toàn diện hơn về sở hữu chéo, hệ thống hóa các quy định pháp luật liên quan đến sở hữu chéo và đưa ra một số định hướng nhằm hoàn thiện các bất cập trong pháp luật về sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam là lý do em chọn đề tài “Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm nội dung nghiên cứu cho Luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Sở hữu chéo là một hiện tượng phổ biến trên thế giới và là chủ đề nghiên cứu lớn trong giới học thuật, sở hữu chéo được giới thiệu như là một chiến lược quản trị doanh nghiệp. Các nghiên cứu về sở hữu chéo thường tập trung nhiều ở các quốc gia có mức độ sở hữu chéo cao như Nhật Bản (phương Đông) và Đức (phương Tây). Ở Việt Nam, hiện đã có một số bài nghiên cứu về sở hữu chéo như: Trương Quốc Cường, Cấu trúc sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại. Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam; Tô Ngọc Hưng, Quản lý Nhà nước đối với sở hữu
chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại; Đinh Tuấn Minh, Các vấn đề sở hữu chéo và đầu tư chéo trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng Việt Nam, 2013; Nguyễn Thành Long, Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và tác động ngăn ngừa sở hữu chéo, 2013; Nguyễn Đức Trung, Phạm Mạnh Hùng, Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị, Tạp chí ngân hàng số 12 tháng 6/2013; Bùi Huy Thọ, Sở hữu chéo đầu tư chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng: Nhìn từ góc độ an toàn, 2013;….
Tuy nhiên, nội dung các bài nghiên cứu trên mới chỉ được tiếp cận ở góc độ kinh tế, chưa mang tính hệ thống chuyên sâu (chủ yếu là các bài tạp chí, bình luận), chưa có đề tài nào đi sâu phân tích các quy định pháp luật Việt Nam về sở hữu chéo một cách có hệ thống với quy mô của một đề tài khoa học. Luận văn này sẽ góp phần khỏa lấp khoảng trống đó.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
- Đưa ra cái nhìn tổng quan về vấn đề sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng;
- Làm rõ, phân tích các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay;
- Chỉ ra những bất cập của các quy định pháp luật Việt Nam về sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng;
- Đưa ra một số định hướng nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng pháp luật.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong Luận văn này bao gồm: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp tổng hợp, thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp quan sát, …v.v để làm rõ các nội dung nghiên cứu thuộc đề tài.
5. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Sở hữu chéo là một vấn đề không hề mới trên thế giới nhưng lại là một thực
trạng đang rất nóng, gây nhiều bức xúc và tiềm ẩn những rủi ro khôn lường đối với thị trường ngân hàng tại Việt Nam. Hiện nay, có khá nhiều bài viết, nghiên cứu, phân tích về sở hữu chéo tại Việt Nam nhưng lại chủ yếu đi sâu tìm hiểu các vấn đề về mặt tài chính, kinh tế mà chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính chính thống nghiên cứu về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam hiện nay.
Đề tài mà tác giả lựa chọn nhằm phân tích các bất cập về pháp lý, thực tiễn áp dụng cũng như đưa ra các giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh về vấn đề sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả của việc quản lý bằng pháp luật, đảm bảo tính bình ổn của thị trường tiền tệ trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam hiện nay. Đồng thời, Luận văn còn mang ý nghĩa lý luận cho việc xây dựng các quy phạm pháp luật đầy đủ, phù hợp giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế và là cơ sở pháp lý cho việc hoàn thiện pháp luật về sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng ở nước ta hiện nay.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật của Việt Nam điều chỉnh về các vấn đề liên quan đến sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng, có sự so sánh với pháp luật về sở hữu chéo của một số nước trên thế giới.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung đề tài được chia thành ba chương như sau:
Chương 1. Tổng quan về sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng.
Chương 2. Các quy định pháp luật về sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế về xử lý sở hữu chéo.
Chương 3. Thực trạng về sở hữu chéo ở Việt Nam và một số định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng.
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG
1.1. Khái niệm và phân loại sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng
1.1.1. Khái niệm sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng
Trên thế giới, khái niệm về sở hữu chéo đã được các nhà nghiên cứu đưa ra trong các nghiên cứu dựa trên định nghĩa về sở hữu và có thể hiểu đơn giản là hiện tượng doanh nghiệp này nắm giữ cổ phần tại doanh nghiệp khác. Sở hữu chéo (cross ownership) là một hiện tượng phổ biến trên thế giới và là chủ đề nghiên cứu lớn trong giới học thuật, được giới thiệu như là một chiến lược quản trị doanh nghiệp. Sở hữu chéo là hiện tượng các doanh nghiệp nắm giữ cổ phần của nhau cho những mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu này có thể là việc thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp, mặc dù sở hữu chéo có thể ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp khác nhưng cũng có thể tạo ra lợi ích cho các bên liên quan; hoặc mục tiêu chống lại những quy định của pháp luật về đảm bảo đủ vốn. Alberto và Alessia (2009) định nghĩa: “Sở hữu chéo là việc các doanh nghiệp bao gồm cả công nghiệp và tài chính nắm giữ cổ phần dài hạn tại các doanh nghiệp khác” [22].Sở hữu cổ phần thường có mối quan hệ qua lại khi doanh nghiệp này nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp khác và cổ phần của bản thân doanh nghiệp đó lại được nắm giữ bởi các doanh nghiệp còn lại, tạo nên một hệ thống sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp và ngân hàng. Mark Scher (2001) nhận định: “Sở hữu chéo là việc hai doanh nghiệp nắm giữ cổ phần của nhau. Các doanh nghiệp có thể cùng ngành, có thể là nhà cung cấp và khác hàng, hoặc là chủ nợ với con nợ” [30]. Tác giả Đinh Tuấn Minh (2013) định nghĩa “sở hữu chéo là hiện tượng doanh nghiệp này chiếm giữ cổ phần tại doanh nghiệp khác”[9].
Sở hữu chéo thường được sử dụng để củng cố mối quan hệ giữa các doanh nghiệp đặc biệt là đối với các ngân hàng. Sở hữu chéo đã phát triển phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, chủ yếu tại các quốc gia có thị trường tín dụng và hệ thống NHTM với quy mô và vai trò quan trọng hơn thị trường chứng khoán, trong
đó có Đức, Nhật Bản, Italy, Ấn Độ, Trung Quốc… Ví dụ, tại Nhật Bản, một loại hình sở hữu chéo truyền thống sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai được gọi là hệ thống ngân hàng chính của Nhật Bản (Japanese main bank system) và một loại hình khác với tốc độ phát triển nhanh chóng giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp phi ngân hàng. Trong khi đó, tại những quốc gia như Mỹ và Anh với thị trường tài chính ở mức độ phát triển cao và nền kinh tế dựa vào thị trường vốn nhiều hơn, sở hữu chéo thường ít khi được sử dụng để củng cố mối quan hệ giữa các doanh nghiệp. Phương thức mà các doanh nghiệp nắm giữ cổ phiếu của chính mình và các doanh nghiệp khác tại mỗi quốc gia phản ánh đặc điểm quản trị doanh nghiệp tại doanh nghiệp cũng như những đặc điểm của cấu trúc nền kinh tế, hệ thống tài chính và lao động các quốc gia đó.
Khái niệm sở hữu chéo cũng thường được dùng để chỉ hiện tượng một cá nhân hay tổ chức cùng lúc sở hữu cổ phần trọng yếu và nắm quyền quản trị điều hành tại nhiều đơn vị kinh doanh khác nhau. Nội dung quan trọng nhất của sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp là tạo ra mối liên kết hàng ngang giữa các công ty làm ăn với nhau bằng phương thức xâm nhập sâu vào hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành của nhau thông qua việc mua cổ phần của đối tác. Phương thức này đặc biệt phổ biến trong quan hệ giữa nhà sản xuất với các nhà thầu phụ của họ. Do sở hữu cổ phần lẫn nhau và chịu ảnh hưởng của một ngân hàng và công ty thương mại chung nên các doanh nghiệp trong liên minh sở hữu chéo thường có chiến lược kinh doanh giống nhau, phát huy khả năng hợp tác, tương trợ, đặc biệt là khi gặp khó khăn về tài chính. Bên cạnh đó, các công ty thành viên còn chia sẻ với nhau những bí quyết kinh doanh, kinh nghiệm quản lý và các cách thức tiếp thị, thâm nhập thị trường... v.v.
Do có sự khác biệt giữa hoạt động của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh thông thường và hoạt động của các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại mà nội dung sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng cũng có những nét đặc trưng cơ bản. Theo đó, sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng xuất phát từ sở hữu chéo trong hệ thống doanh nghiệp với đặc điểm là có sự tham gia của các Ngân
hàng thương mại vào hệ thống sở hữu cổ phần giữa các thành viên. Như vậy, sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng là việc một hay nhiều ngân hàng nắm giữ cổ phần của nhau thông qua mua bán cổ phần hoặc có thể đầu tư vào ngân hàng khác thông qua công ty con hoặc ủy thác đầu tư qua một bên trung gian.
Nếu như vấn đề sở hữu chéo đối với hệ thống các tổ chức tín dụng đã mang đến không ít hệ lụy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn hệ thống và thường được dư luận nhìn nhận dưới góc độ tiêu cực thì sở hữu chéo đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác chưa hẳn là tiêu cực. Đặc biệt, trong giai đoạn mà cả nền kinh tế, các ngành nghề và bản thân các doanh nghiệp đứng trước áp lực phải tái cơ cấu để nâng cao năng lực cạnh tranh thì đôi khi sở hữu chéo lại giúp nâng cao mức độ tích tụ vốn và cơ cấu cổ đông, tạo thuận lợi cho các kế hoạch tái cấu trúc. Đơn cử như ngành mía đường, hiện đang đứng trước thách thức rất lớn vì từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, đường nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập khẩu xuống còn 0% (từ mức 5% hiện nay) theo Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Ngoài ra, các biện pháp bảo hộ bằng cấp hạn ngạch cũng sẽ phải gỡ bỏ để đáp ứng nhu cầu hội nhập. Với thực trạng sản xuất manh mún, năng suất cây mía thấp, hệ thống phân phối chịu sự thao túng của các đại lý, siêu thị, giá đường bán lẻ đến tay người tiêu dùng của các doanh nghiệp sản xuất nội địa hiện đều ở mức rất cao, cao hơn đường cùng loại nhập từ Thái Lan khoảng 2.000-3.000 đồng/ki lô gam (tương đương 15%). Các doanh nghiệp mía đường cần có vùng nguyên liệu ổn định, sản xuất quy mô lớn mới mong hạ giá thành sản phẩm. Tập đoàn Thành Thành Công hiểu rất rõ điều này và đã thông qua một loạt “nước cờ” như mua cổ phần, M&A tại Công ty cổ phần mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT), Công ty cổ phần mía đường Biên Hòa (BHS), Công ty cổ phần mía đường Ninh Hòa (NHS), Công ty cổ phần mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC). Chính nhờ lợi thế về sở hữu chéo, các quyết định của Thành Thành Công liên quan đến việc M&A các doanh nghiệp cùng họ mía đường mới diễn ra nhanh chóng và dễ dàng như vậy. Trường hợp của Công ty cổ phần Hùng Vương (HVG) trong ngành thủy sản cũng vậy, việc sở hữu chéo tại các công ty thủy sản cùng ngành đã