tiếp nhận nội dung, ý nghĩa của bài học để xây dựng bài dạy của mình phong phú, thú vị, hấp dẫn.
5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁ TRỊ CỦA ĐỀ
TÀI.
CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ CỦA CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN DÂN GIAN
NƯỚC NGOÀI Ở TIỂU HỌC.
CHƯƠNG 3. BƯỚC ĐẦU SUY NGHĨ VỀ CÁCH DẠY CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN DÂN GIAN NƯỚC NGOÀI CHO HỌC SINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC.
NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁ TRỊ CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Vị trí, vai trò của truyện dân gian nước ngoài ở Tiểu học
1.1.1. Khái niệm, nguồn gốc truyện dân gian
1.1.1.1. Khái niệm truyện dân gian
Truyện dân gian thường là văn xuôi nhưng cũng có khi là văn vần được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng. Là sáng tác nghệ thuật của nhân dân, truyện dân gian phản ánh đời sống và thế giới tinh thần, tình cảm của nhân dân theo quan điểm của họ. Đó là toàn bộ sinh hoạt nhân dân, là cuộc sống lao động và quan hệ gia đình của họ, là những sự kiện những vấn đề thiết yếu đối với nhân dân, là cuộc đấu tranh của nhân dân chống áp bức, chống ngoại xâm. Sinh hoạt nhân dân là mảnh đất nảy sinh, là nguồn nuôi dưỡng, là nhân tố kích thích sự sáng tạo vốn có tính chất tự phát của truyện dân gian. Nhân vật trung tâm của các thể loại truyện dân gian chính là bản thân nhân dân, bắt nguồn từ những nguyên mẫu có thực trong cuộc sống mà khái quát lên thành nhân vật văn học. Qua việc phản ánh đời sống nhân dân, đề cập đến những vấn đề thân thiết đối với nhân dân, truyện dân gian biểu đạt những kinh nghiệm đời sống, diễn tả những khát vọng và lí tưởng của nhân dân, thể hiện những quan niệm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người, về đạo đức, về mĩ học. Truyện dân gian mang tính dân tộc, tính quốc tế của văn học dân gian nói chung, càng tiếp xúc rộng rãi với kho tàng truyện dân gian các dân tộc ở khắp nơi trên thế giới, ta càng thấy rõ những đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của truyện dân gian dân tộc mình không hề biệt lập mà chỉ biểu hiện trong tương quan với những cái tương đồng nhân loại. Nghiên cứu so sánh các thể loại truyện dân gian, ta có thể bắt gặp những hiện tượng trùng lặp tương tự nhau về đề tài, về cốt truyện, hình tượng nhân vật, về các mô típ nghệ thuật, các yếu tố thi pháp.
Trong giai đoạn đầu tiên của sự nảy sinh và phát triển, truyện dân gian là hình thức sơ khai của nghệ thuật, đồng thời cũng là hình thức nguyên hợp của sự
sản xuất tinh thần nói chung, về sau đã chuyển thành hình thức tổng hợp tự nhiên của sáng tác tạo văn hóa và sáng tác nghệ thuật của nhân dân lao động.
Kho tàng truyện dân gian rất phong phú với nhiều thể loại như truyện thần thoại, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười. Mỗi thể loại của truyện dân gian với những đặc sắc của nó làm nên những giá trị to lớn cho truyện dân gian để truyện dân gian vượt qua cuộc chọn lọc tự nhiên của thời gian, khẳng định được sức sống ngay cả trong thời đại mới. Đi sâu vào từng thể loại truyện dân gian để tìm hiểu những đặc điểm của mỗi thể loại, chúng ta sẽ hiểu hơn khả năng trường tồn của truyện dân gian bất chấp quy luật đào thải khắc nghiệt của thời gian.
Về hình thức truyện dân gian thường mang nhiều yếu tố thần kì, tượng trưng và ước lệ. Mỗi một thể loại truyện dân gian có những hình thức khác nhau như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười dân gian là thể loại tự sự bằng văn xuôi; sử thi dân gian là thể loại tự sự bằng văn vần hoặc văn biền ngẫu kết hợp với văn xuôi; truyện ngụ ngôn là thể loại tự sự; tục ngữ và câu đố là thể loại lời nói có tính nghệ thuật; ca dao, dân ca là thể loại trữ tình bằng văn vần; truyện, thơ dân gian là thể loại văn vần kết hợp phương thức tự sự với trữ tình; các thể loại sân khấu dân giancbao gồm các hình thức ca kịch như chèo, tuồng đồ và một số trò diễn có tích truyện, có sự kết hợp kịch bản với nghệ thuật diễn xuất.
1.1.1.2. Nguồn gốc truyện dân gian
Truyện dân gian bắt nguồn từ những nguyên mẫu có thực trong cuộc sống mà khái quát lên. Truyện dân gian xuất phát từ những vấn đề trong đời sống, đề cập đến những vấn đề thân thiết với nhân dân. Một phần lớn của truyện ngụ ngôn nằm trong truyện dân gian bắt nguồn từ truyện loài vật do sự gần gũi giữa con người với tự nhiên nên con người đã "gán" cho con vật tính cách của con người.
1.1.2. Vị trí, vai trò của truyện dân gian nước ngoài
Truyện dân gian nước ngoài là một mảng văn học không thể thiếu đối với các bậc học nói chung và đối với môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói riêng. Truyện dân
gian nước ngoài đã mang tâm hồn của các em vượt qua biên giới Tổ quốc để đến với cuộc sống của nhân loại, để các em có thể hiểu thêm về cuộc sống của các nước trên thế giới, giúp các em mở rộng sự hiểu biết và chắp cánh cho ước mơ của các em bay cao và xa hơn.
Trong thời kì đất nước đang dần thoát khỏi tình trạng lạc hậu, yếu kém và ngày càng phát triển, để trở thành một quốc gia giàu mạnh, một đất nước văn minh thì con người cần được tạo điều kiện để phát triển phù hợp với nhịp sống từng ngày thay đổi. Đặc biệt, vấn đề am hiểu và hội nhập quốc tế là rất cần thiết. Và để có thể hiểu biết và hội nhập được với bạn bè trên thế giới, chúng ta không chỉ cần ngôn ngữ hay khả năng giao tiếp mà còn phải hiểu biết về con người, cuộc sống, những nét đẹp văn hóa, tư tưởng tình cảm, truyền thống,… của từng con người trên từng quốc gia. Để làm được điều đó, các em cần được học và tiếp xúc với các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài. Những tác phẩm truyện dân gian được dạy ở Tiểu học chính là công cụ để các em từng bước hình thành và phát triển sự hiểu biết về con người, cuộc sống, tư tưởng tình cảm,… của các quốc gia trên thế giới.
Các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau: giáo dục trí tuệ, giáo dục tình cảm, giáo dục đạo đức và tâm hồn con người. Truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học tuy không thể hiện hết những khía cạnh của truyện dân gian nước ngoài nhưng nó đóng góp phần quan trọng vào việc giáo dục đạo đức và tình cảm cho học sinh.
Chính vì vậy truyện dân gian nước ngoài có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học ở Tiểu học nói riêng và giáo dục trẻ em nói chúng, có tác dụng giáo dục rất lớn trong việc hình thành nhân cách, tâm hồn cho trẻ. Nó giúp các em được tiếp xúc với nền văn hóa, văn minh các nước trên thế giới, mở rộng sự hiểu biết và không gian cho các em. Truyện dân gian còn có tác dụng quan trọng trong việc giáo dục toàn diện đối với học sinh Tiểu học, là chất bổ dưỡng nuôi dưỡng tâm hồn con người từ khởi điểm làm người. Khai thác những nội dung giáo dục sao cho phát huy hết sức mạnh nghệ thuật của các tác phẩm mà vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của nó là điều không đơn giản. Để làm được điều này đòi hỏi người
giáo viên rất nhiều ở tài năng, tâm huyết, tình cảm yêu mến và đặc biệt là trách nhiệm tinh thần. Những tác phẩm truyện dân gian nước ngoài sẽ được học sinh khám phá và hiểu được bao nhiêu là do cách giáo dục, tài năng và tâm huyết của giáo viên. Giáo viên không chỉ giúp các em học sinh có thể hiểu, biết về các truyện dân gian nước mà còn giúp các em nhớ được các tác phẩm đó và thông qua đó giáo dục các em.
Các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài ít nhiều cũng để lại trong trí nhớ tuổi thơ của các em những kiến thức phong phú về đời sống, những mơ ước, khát vọng đẹp đẽ của loài người từ thuở ấu thơ cho đến ngày nay. Ở lứa tuổi Tiểu học, học sinh vẫn còn như những trang giấy trắng với tâm hồn hoàn toàn ngây thơ, chưa có trải nghiệm cuộc sống và đặc biệt là sự cảm nhận, nhận thức về thế giới quan thường bằng cảm tính nên việc học sinh được tiếp xúc với các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài có giá trị giáo dục đạo đức, tình cảm đã mang lại những hiệu quả rất tích cực. Bằng việc sử dụng những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với sự tưởng tượng nghệ thuật, truyện dân gian nước ngoài nhẹ nhàng đưa những bài học giáo dục đến với học sinh. Trẻ thơ vốn đã sẵn trong đầu trí tưởng tượng phong phú nên khi gặp những yếu tố nhân hóa, kì ảo, đẹp đẽ trong các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài thì trí tưởng tượng ấy như được thăng hoa, giúp các em phát triển về cả trí tuệ và nhân cách. Qua những tác phẩm truyện dân gian nước ngoài, các em được tiếp xúc nhiều với những truyện kể vừa có cốt truyện hấp dẫn, vừa có hình tượng kì vĩ, bay bổng gợi lên những cảm xúc chân thật và ước mơ, khát vọng, hoài bão. Bên cạnh đó các em còn được học những bài học làm người, những lời khuyên bổ ích, những bài học đáng quý phù hợp với lứa tuổi của các em, rèn luyện cho các em những tư tưởng lành mạnh (yêu đời, yêu cuộc sống, yêu lao động, yêu con người,…) giáo dục cho các em về những tình cảm cao đẹp (tình yêu gia đình, yêu bạn bè, yêu quê hương đất nước,…), bồi dưỡng cho các em những đức tính tốt của con người như tính thật thà, lòng dũng cảm, thói quen, lễ độ, lòng yêu người,… Không chỉ giúp các em bồi dưỡng tình yêu thương, đức tính tốt đẹp, giáo dục lành
mạnh mà truyện dân gian nước ngoài còn giúp các em biết tránh xa những thói hư tật xấu như không nên coi thường người khác, không nên nói dối,…
Truyện dân gian nước ngoài là những câu chuyện gần gũi, quen thuộc và các em có thể gặp hằng ngày vì nó bắt nguồn từ cuộc sống thực, phản ánh cuộc sống một cách thực tế và đúng đắn. Chính vì vậy mà truyện dân gian nước ngoài đã thoát ra khỏi hình thức là một tác phẩm văn chương mang ý đồ giáo huấn giản đơn, khô khan, gò bó, nhạt nhẽo và trừu tượng. Nó đòi hỏi các em phải tìm tòi, triển khai cái đẹp, các hình tượng giàu tính thẩm mĩ, chân thực, gắn với cuộc sống hằng ngày của các em một cách nhẹ nhàng, đơn giản, thoải mái và rất hấp dẫn, thu hút, thuyết phục,… nhằm hướng các em đến những cảm xúc về cuộc sống, về con người với tất cả sự mới lạ, phong phú, đẹp đẽ mà kì lạ của chúng. Mỗi tác phẩm truyện dân gian đều là một bài học, một kinh nghiệm đáng quý các em có thể rút ra và mang nó đồng hành bên mình suốt cả cuộc đời. Đơn giản vì những câu chuyện đó, những bài học đó quen thuộc và gần gũi với các em.
Từ đó ta có thể thấy rằng việc đưa truyện dân gian nước ngoài vào dạy chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học là vô cùng đúng đắn và chính xác. Nó đã phần nào đáp ứng được nhu cầu mà những nhà giáo dục đã đưa ra. Việc khai thác nội dung giáo dục và vẻ đẹp nghệ thuật của các tác phẩm đã giúp cho các em tiếp thu và học hỏi được các bài học về cách làm người, tình yêu thương con người, yêu quê hương đất nước, bồi dưỡng những tình cảm cao đẹp và giáo dục lành mạnh các em. Và để làm được những điều đó thì đòi hỏi rất nhiều công sức, tâm huyết, tinh thần trách nhiệm và tài năng của những nhà giáo.
1.2. Đặc điểm của các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học
1.2.1. Thống kê các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiểu học
Lớp
Tuần – Chủ điểm | Tên bài | Ý nghĩa nội dung | Tác giả | Trang |
Có thể bạn quan tâm!
- Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học - 1
- Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học - 2
- Nhận Xét Về Các Tác Phẩm Truyện Dân Gian Nước Ngoài Trong Chương Trình Tiểu Học
- Những Thuận Lợi, Khó Khăn Khi Dạy Các Tác Phẩm Truyện Dân Gian Nước Ngoài Trong Chương Trình Tiếng Việt Tiểu Học
- Truyện Dân Gian Nước Ngoài Phản Ánh Những Quan Hệ Đạo Đức Giữa Con Người Với Con Người
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
Lớp 1
(tập 2)
1.Nhà trường | Rùa và Thỏ | Chớ chủ quan, kiêu ngạo như Thỏ. Chậm như Rùa nhưng kiên trì, cố gắng, nhẫn nại ắt sẽ thành công. | La – phông - ten | 54 | |
2.Gia đình | Cô bé trùm khăn đỏ | Phải nhớ lời cha mẹ dặn, đi đến nơi về đến chốn, không được la cà dọc đường, dễ bị kẻ xấu làm hại. | Truyện cổ Pê - rô | 63 | |
4. Nhà trường | Sư tử và chuột nhắt | Người yếu đuối, bé nhỏ cũng có thể giúp đỡ người to khỏe, làm ơn sẽ được báo đáp. | Lép – tôn – xtôi | 81 | |
5. Gia đình | Bông hoa cúc trắng | Ca ngợi tình yêu mẹ, lòng hiếu thảo của cô bé trong truyện đã làm cho trời đất cũng cảm động, giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ. | Truyện cổ tích Nhật Bản | 90 | |
10. Nhà trường | Cô chủ không biết quý trọng tình bạn | Ai không biết quý trọng tình bạn thì người ấy sẽ luôn phải sống trong cô độc. | Ô–xê–ê–va Va–len–ti- na | 135 | |
11. Gia đình | Hai tiếng kì lạ | Nếu chúng ta lễ phép, lịch sự sẽ được mọi người yêu quý và giúp đỡ. | Ô–xê–ê–va Va–len–ti- na | 144 | |
Lớp 2 (tập 1) | 17. Bạn trong nhà | Thêm sừng cho ngựa | Cậu bé vẽ ngựa không ra ngựa, lại nghĩ rằng chỉ cần thêm sừng cho con vật không phải ngựa thì con vật đó sẽ thành con bò. | Truyện vui nước ngoài | 144 |
Lớp 2
(tập 2)
20. Bốn mùa | Ông Mạnh thắng thần gió | Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Con người chiến thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm và lao động. Nhưng con người cũng cần “kết bạn” với thiên nhiên, sống thân ái và hòa hợp với thiên nhiên. | A - nhông | 13 | |
Lớp 2 (tập 2) | 22.Muông thú | Một trí khôn hơn trăm trí khôn | Khó khăn, họan nạn, thử thách trí thông minh sự bình tĩnh của mỗi người. Chớ kiêu căng, ngạo mạn mà xem thường người khác. | Truyện cổ Kiếc-ghi-gi | 31 |
23.Muông thú | Bác sĩ Sói | Sói gian ngoan bầy mưu kế định lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ lại bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại. | La – phông - ten | 41 | |
26. Sông biển | Cá sấu sợ cá mập | Khách tắm biển sợ bãi tắm có cá sấu. Ông chủ khách sạn muốn làm yên lòng khách, quả quyết biển này có nhiều cá mập nên không thể có cả sấu nhưng điều đó càng khiến khách khiếp sợ hơn. | Truyện vui nước ngoài | 74 | |
28. Cây cối | Kho báu | Ai yêu quý đất đai, ai chăm | Ngụ ngôn Ê | 83 |