thể loại phong phú: văn học dân gian, truyện dân gian, truyện cổ tích, truyền thuyết, thơ,…
Văn học dân gian là tài sản vô giá. Đó là những sáng tác nghệ thuật truyền miệng do con người sáng tạo ra khi tham gia sinh hoạt tập thể nhằm biểu đạt, ghi lại những tri thức, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm về cuộc sống, xã hội, thiên nhiên và vũ trụ. Văn học dân gian chính là bộ “Bách khoa toàn thư” vĩ đại, là nơi kết tinh rực rỡ những tri thức, tài năng nghệ thuật, tinh hoa văn hóa của dân tộc. Do vậy, đối với nhân dân ở tất cả các thời đã qua, văn học dân gian là nơi họ có thể tìm được những kinh nghiệm thực tiễn để vận dụng vào cuộc sống hằng ngày.
Nói đến văn học dân gian cùng những giá trị vĩnh hằng của nó, ta không thể không nhắc đến truyện dân gian. Truyện dân gian là một bộ phận của văn học dân gian Việt Nam. Những câu chuyện bình dân, gần gũi nhưng có sức thu hút, sức hấp dẫn lớn đối với mọi tầng lớp, đặc biệt là thiếu nhi. Thưởng thức truyện dân gian là nhu cầu giải trí hàng đầu của các em. Đến với truyện dân gian các em không chỉ được thỏa mãn nhu cầu giải trí của mình mà còn được giáo dục về phẩm chất, về nhân cách, được bồi dưỡng những tình cảm thẩm mĩ… Trẻ em vốn ưa tưởng tượng, thích ước mơ, sống với thế giới nhiều xúc cảm mãnh liệt. Truyện dân gian lại là thế giới của ước mơ, tưởng tượng, vì vậy, một số thể loại truyện dân gian đã trở thành món quà tặng đầy yêu thương của người xưa dành cho các em. Đáp ứng nhu cầu thưởng thức truyện dân gian của các em nhỏ, hàng năm nhiều nhà xuất bản đã cho ra đời các truyện dân gian với số lượng đồ sộ. Xuất phát từ những giá trị giáo dục và dạy học to lớn tiềm tàng trong truyện dân gian, các nhà biên soạn cũng đã chọn lọc, đưa nhiều truyện dân gian vào chương trình Tiểu học.
Nếu chỉ có truyện dân gian trong nước thì chưa thể là “tấm gương soi” phản ánh đầy đủ cuộc sống vốn phong phú và phức tạp. Những tri thức, giá trị về đời sống xã hội, lịch sử, văn hóa,… không chỉ tồn tại trong truyện dân gian Việt Nam mà cả trong truyện dân gian nước ngoài. Những phương diện văn hóa dân tộc, cuộc sống lịch sử, xã hội, tích cách con người, chân dung tinh thần của dân tộc ấy đều được thể hiện trong các tác phẩm truyện dân gian. Truyện dân gian nước ngoài, đặc
biệt là với trẻ em ở bậc học Tiểu học, chính là cách giúp các em mở một cách cửa mới vào thế giới, vào cuộc đời, tâm hồn con người trên toàn nhân loại. Truyện dân gian nước ngoài như cánh cửa đặc biệt mở ra một thế giới đưa các em đến với những miền đất xa lạ, nơi có những con người hiếu khách, với lối sống đặc trưng của từng vùng miền. Đến với truyện dân gian nước ngoài, chúng ta được tìm hiểu về phong tục, tập quán, lối sống tư tưởng của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới, những nơi mà bản thân học sinh chưa có cơ hội được trải nghiệm trong thực tế.
Trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài được đưa vào chương trình tương đối nhiều. Các tác phẩm này bao gồm nhiều thể loại như truyện thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười. Các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài được đưa vào chương trình sách giáo khoa Tiểu học dưới hình thức xen kẽ theo từng chủ điểm của các cấp lớp với đề tài, nội dung khá phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều mặt của cuộc sống. Điều này còn giúp các em hiểu biết thêm về văn hóa, về cuộc sống của nhiều dân tộc trên thế giới. Với môn Tiếng Việt nói chung cũng như phần truyện dân gian nước ngoài nói riêng nhằm dần dần từng bước nâng cao trí tuệ, tâm hồn, giá trị đạo đức cho các em. Việc đưa truyện dân gian nước ngoài vào trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học được coi là cần thiết và ngày càng trở nên quan trọng trong việc tăng cường giao lưu và hội nhập với thế giới. Các tác phẩm đều được chọn lọc kĩ lưỡng, hướng tới sự hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh Tiểu học. Các tác phẩm không chỉ chứa đựng trong đó những tình cảm sâu sắc giữa con người với con người mà còn bao gồm những chuẩn mực đạo đức giữa các mối quan hệ trong gia đình, nhà trường và xã hội.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình là: “Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể bạn quan tâm!
- Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học - 1
- Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Về Giá Trị Của Đề
- Nhận Xét Về Các Tác Phẩm Truyện Dân Gian Nước Ngoài Trong Chương Trình Tiểu Học
- Những Thuận Lợi, Khó Khăn Khi Dạy Các Tác Phẩm Truyện Dân Gian Nước Ngoài Trong Chương Trình Tiếng Việt Tiểu Học
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
Ngay từ khi có cuốn sách giáo khoa đầu tiên cho bậc Tiểu học đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà Việt Nam, các nhà soạn giả đã chú ý đến việc
biên soạn các bài Tập đọc, Kể chuyện thuộc thể loại truyện dân gian nước ngoài. Các tác phẩm đó được chọn lọc một cách kĩ lưỡng về nội dung, hình thức và ý nghĩa. Điều đó chứng tỏ các nhà soạn giả không muốn các em bị bó hẹp về không gian, muốn các em được mở rộng đến với thế giới nhân loại. Các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài phần lớn đều viết cho thiếu nhi hoặc viết về thiếu nhi, đem đến cho học sinh Tiểu học những tình cảm tốt đẹp, cốt truyện hay, những bài học có giá trị sâu sắc.
Từ trước đến nay đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu, nhà văn, các cuốn sách đã đề cập đến mảng truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiểu học với những vấn đề ở độ nông sâu khác nhau. Mỗi vấn đề được đề cập đều hướng đến những nội dung, khía cạnh khác nhau của vấn đề chung là Truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiểu học.
Việc nghiên cứu truyện dân gian của chúng ta trong nhiều năm qua vẫn không ngừng được tiến hành và phát triển. Truyện dân gian đã là đối tượng quan tâm của nhiều thế hệ các nhà khoa học và những thành tựu đạt được về lĩnh vực nghiên cứu này rất đáng ghi nhận. Họ đã tiến hành nghiên cứu đặc trưng của truyện dân gian trên cơ sở những đặc sắc của từng thể loại truyện dân gian, phân loại và nhận diện các thể loại. Sau đây tôi xin đưa ra một số tài liệu và nội dung khái quát:
1. Giáo trình “Văn học” (Tài liệu đào tạo giáo viên Tiểu học trình độ Cao đẳng và Đại học Sư phạm) do Cao Đức Tiến chủ biên.
Đây là cuốn giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu học nên đã hệ thống hóa đầy đủ thể loại truyện dân gian nước ngoài được dạy trong nhà trường tiểu học. Đặc biệt hơn, các nhà biên soạn giáo trình, nghiên cứu bộ sách giáo khoa Tiểng Việt Tiểu học đã không hề bỏ qua một bộ phận văn học khá quan trọng, đó là mảng truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiểu học. Trong cuốn giáo trình, tác giả đã chia một phần nói về mảng kiến thức này. Tác giả đã đưa ra những nét chung về truyện dân gian nước ngoài được dạy trong chương trình Tiểu học bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi, tên tư liệu để sinh viên tìm hiểu trả lời. Bên cạnh đó, các tác giả
đã giới thiệu một số tác phẩm của họ được dạy trong trường Tiểu học ở Việt Nam. Tiếp theo là hướng dẫn sinh viên phân tích một số tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong sách giáo khoa Tiểu học. Còn về ý nghĩa giáo dục của các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài chỉ được các tác giả nêu một cách khái quát và không có dẫn chứng các tác phẩm đi kèm hay nội dung tác phẩm đó.
Nhà nghiên cứu Cao Đức Tiến cũng đã khái quát đặc trưng các loại truyện cổ dân gian, đó là thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười trong cuốn giáo trình “Văn học” tài liệu đào tạo giáo viên Tiểu học. Trong đó, tác giả đã bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình trước từng thể loại truyện dân gian.
Trên trang cá nhân của nhà văn Lê Nhật Ký – nhà văn viết cho thiếu nhi – có bài viết “Viết cho thiếu nhi – Tính giáo dục phải đặt lên hàng đầu” của tác giả Vũ Thị Huyền nói về sự cần thiết của tính giáo dục trong văn học dành cho thiếu nhi.
Bài viết này, tác giả đã “đánh giá cao những tác phẩm viết về thế giới tuổi thơ. Đó là những tháng năm đầu đời hình thành tính cách và nhân cách. Nhân cách không cụ thể như một đồ vật, dạy một đứa trẻ 5-7 tuổi là phải có nhân cách thì bé sẽ không hiểu. Nhưng dạy theo lối ngụ ngôn rằng có chú lợn ỉn bừa bãi, ném vỏ bao kem ra ngoài cửa sổ, chẳng may gió cuốn rơi trúng đầu một bà mẹ sẻ đang mớm mồi cho con khiến sẻ con bị ngã nhào. Đứa trẻ thích thú nghe và kết luận “chú lợn ỉn không tốt”. Mười năm sau, chú bé sẽ hiểu đó là bài học văn minh mà con người phải hướng tới và thông qua trang viết, muốn “giáo dục” trẻ em về một nhân cách sống…”
Và không chỉ vậy, tác giả còn khẳng định “Một tác phẩm văn chương viết cho trẻ em, tất cả các điều kiện cần nào cũng là chưa đủ, dẫu văn phong rất hay, có thể làm “bão nổi mưa sa” nhưng không mê dụ và giáo dưỡng được một đứa trẻ thì không nên xuất bản. Điều này khác biệt rất lớn đối với văn chương của người lớn”.
2. Cuốn sách “Vẻ đẹp của các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt 1, 2, 3” – Ths. Phạm Thị Phương Liên – Khoa Tiểu học, trường Đại học Thủ Đô Hà Nội.
Trong cuốn sách này, Ths. Phạm Thị Phương Liên đã tâm huyết trong việc phân tích đầy đủ các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt tiểu học lớp 1, 2, 3. Ở đây, tác giả đã tìm được những vẻ đẹp thực sự của các tác phẩm qua các phương diện: lời văn ngộ nghĩnh, các nhân vật được nhân hóa, dễ gần như cuộc sống đời thường nhưng lại ẩn chứa trong đó những bài học có giá trị sâu sắc. Thông qua những gì gần gũi, quen thuộc trong đời sống ngày thường mà những bài học giáo dục dường như đến với học sinh một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Tác giả không tập trung phân tích một cách chi tiết kĩ lưỡng từng tác phẩm mà mỗi một bài truyện dân gian nước ngoài, tác giả sẽ chọn lọc những hình ảnh, chi tiết hay, thú vị và ý nghĩa để bình và đưa ra những nhận xét về chúng. Đặc biệt thú hút là những lời nhận xét của tác giả đối với mỗi hình ảnh rất hấp dẫn, rất hài hước tạo được sự liền mạch các hình ảnh trong bài.
3. Đề tài luận văn tốt nghiệp “Tiếp cận và giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài ở trường Tiểu học” – Tác giả Đỗ Việt Nga – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Trong đề tài nghiên cứu của mình, tác giả hướng đến mục đích nghiên cứu là tìm hiểu những khó khăn thuận lợi của việc giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài bao gồm truyện dân gian nước ngoài trên cơ sở đó đề xuất các hướng tiếp cận nhằm nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy bộ phận văn học này ở Tiểu học.
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả đã thực hiện đề tài theo các chương khác nhau. Tác giả đã tìm hiểu rất kĩ về các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiểu học. Không chỉ thống kê các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài có trong chương trình mà với mỗi khối lớp tác giả đều có những lời nhận định về đặc điểm, cách phân chia các tác phẩm vào các phân
môn,… Ngoài ra ưu điểm của đề tài này là tác giả giúp cho người đọc có cái nhìn sâu hơn về thực trạng giảng dạy các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiểu học, để qua đó đưa ra được một số nguyên tắc tiếp cận và giảng dạy các văn bản này.
4. Đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Đặc trưng một số thể loại truyện dân gian trong chương trình tiểu học” của sinh viên Nguyễn Thị Oanh – Trường Đại học Quảng Bình, 5/2015.
Đề tài nghiên cứu khóa luận cho thấy những nét chung về đặc trưng của các tác phẩm truyện dân gian được dạy trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài, tác giả đã thực hiện đề tài theo ba chương: Khái quát về truyện dân gian và truyện dân gian trong chương trình Tiểu học, Đặc trưng về truyện thần thoại, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích trong chương trình Tiểu học, Đặc trưng về truyện cười, truyện ngụ ngôn trong chương trình Tiểu học.
Tác giả đã tìm hiểu rất kĩ về các thể loại truyện dân gian có trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học như truyện cổ tích, truyện truyền thuyết, truyện thần thoại, truyện ngụ ngôn và truyện cười. Không chỉ thống kê các tác phẩm truyện dân gian trong nước và nước ngoài có trong chương trình mà tác giả còn đưa ra những đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của truyện dân gian đối với học sinh Tiểu học. Với mỗi thể loại truyện tác giả còn tìm hiểu về từng vấn đề như nhân vật, cốt truyện, kết cấu và ngôn ngữ của thể loại đó.
5. Đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Giá trị giáo dục của văn học nước ngoài đối với học sinh Tiểu học” của sinh viên Bùi Hải Yến – Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội, 4/2014.
Đề tài khóa luận cho thấy những nét chung về đặc điểm của các tác phẩm văn học nước ngoài bao gồm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học và những thuận lợi, khó khăn khi dạy các tác phẩm đó. Điều quan trọng nhất mà tác giả muốn đề cập đến đó là những giá trị giáo dục của văn học nước ngoài bao gồm truyện dân gian nước ngoài đối với học sinh Tiểu học.
Đặc biệt trong khóa luận của mình, tác giả đã có thời gian thực nghiệm sư phạm tại trường Tiểu học với mục đích giúp học sinh nhận biết được sâu sắc các giá trị giáo dục của các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học, nhất là một số bài trong chương trình Tiếng Việt lớp 2.
Thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm, tác giả đã thấy rằng học sinh thực sự nắm được những bài học giáo dục, bài học mà các tác phẩm mang lại. Chính bằng những câu hỏi gợi mở, dẫn dắt của giáo viên, các em đã dần tự tìm cho mình nội dung, ý nghĩa, lời khuyên của mỗi tác phẩm. Từ đó, các em nắm được giá trị giáo dục để có những thái độ, hành vi phù hợp trong cuộc sống. Qua các bài học, các em biết cách cư xử với mọi người trong cộng đồng, biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn cùng với nhiều ý nghĩa giáo dục khác.
Chính vì vậy, tính giáo dục là yếu tố vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với môn Văn – Tiếng Việt ở Tiểu học, bởi lẽ văn học là nhân học đề cao giáo dục con người. Tôi xin được đi sâu nghiên cứu về vấn đề ít được đề cập đến trong sách vở và tài liệu: “Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học”.
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài “Giá trị của truyện dân gian nước ngoài đối với học sinh Tiểu học” được nghiên cứu thực hiện trong các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài như truyện thần thoại, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn hiện đang dạy trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học từ khối lớp 1 đến khối lớp 5.
3.3. Mục đích nghiên cứu:
- Là tư liệu cho bản thân về giá trị giáo dục của các tác phẩm truyện dân gian trong chương trình Tiểu học chung và của truyện dân gian nước ngoài nói riêng.
- Cung cấp tư liệu tham khảo cho thầy cô, đồng nghiệp, sinh viên mặc dù tư liệu có phần “xanh non” nhưng phần nào mới mẻ.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp lý thuyết
Với phương pháp này, tôi chủ yếu vận dụng các thao tác: nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5 các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài, tìm hiểu thu thập thông tin qua các sách, giáo trình, các bài viết và phân tích, tổng hợp một cách hệ thống.
Tìm hiểu đặc điểm của các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài được đưa vào sách giáo khoa để giáo viên và học sinh có cái nhìn bao quát toàn diện trong quá trình tìm hiểu.
4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phân tích các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiểu học để thấy được giá trị của từng loại truyện dân gian nước ngoài, từ đó tổng hợp, khái quát lại và đưa ra kết luận chung.
4.3. Phương pháp thống kê, phân loại
Dùng để thống kê, phân loại và xác định tần số xuất hiện của truyện thần thoại, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười nước ngoài trong chương trình Tiểu học. Từ đó, xác định vị trí và tầm quan trọng của các thể loại truyện dân gian nước ngoài trong chương trình.
4.4. Phương pháp thực nghiệm
Thiết kế giáo án môn Tiếng Việt – phân môn Tập đọc, Kể chuyện các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài để tiến hành dạy thực nghiệm học sinh (3 giáo án).
Qua việc dạy thực nghiệm rút ra phương pháp dạy học, nắm được đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học đối với các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài để từ đó trau dồi kiến thức, kĩ năng giúp các em cảm thụ tốt hơn.
4.5. Phương pháp quan sát, dự giờ
Dự kiến tiến hành dự giờ 1 số giờ học Tập đọc, Kể chuyện truyện dân gian nước ngoài của giáo viên ở trường Tiểu học, từ đó nắm bắt được điểm, khả năng