Một Số Nguyên Tắc Chung Đánh Giá Mô Hình Bán Trú Cho Học Sinh Người Dân Tộc Mông Tại Huyện Nậm Pồ

520.000đồng/tháng, bình quân 17.000đ/ngày để tổ chức nấu ăn ba bữa cho học sinh. Mặt khác do tập quán lâu đời của người dân tộc Mông nên sự chuyển biến trong nếp sống ngăn nắp, vệ sinh sạch sẽ và tham gia hoạt động tập thể của học sinh chuyển biến chậm.

(2) Chưa có được sự quan tâm và phối hợp của các lực lượng ngoài nhà trường. Lực lượng giáo dục ngoài nhà trường: bao gồm các cấp ủy Đảng, tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương, Hội cha mẹ học sinh; Phụ huynh học sinh thuộc trường bán trú. Các lực lượng này đã bước đầu quan tâm đến mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông nhưng chưa thường xuyên và chỉ giúp đỡ khi nào nhà trường đề xuất. Cụ thể như:

Chính quyền xã có tham gia vào công tác xét chọn HS đủ điều kiện bán trú nhưng chỉ mới tham gia ở mức độ phê duyệt theo đề nghị của các nhà trường chứ chưa thực sự vào cuộc trong các khâu của quá trình xét chọn.

Các lực lượng, đoàn thể khác của địa phương như: Công an xã, Đoàn thanh niên, hội phụ nữ... cũng chỉ giúp đỡ khi nào nhà trường đề nghị, còn trong kế hoạch, nội dung hoạt động của các cơ quan tổ chức này chưa có quy chế phối hợp trong công tác quản lý, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh bán trú người dân tộc Mông.

Hội cha mẹ HS có góp phần vào việc bàn bạc, xây dựng kế hoạch tổ chức nấu ăn tập trung nhưng khá thụ động, các phụ huynh có con em ở bán trú thì đa số còn tư tưởng cho con đi học đỡ phải nuôi dưỡng trong chín tháng của năm học, đi học để được hưởng các chế độ chính sách của nhà nước, vì vậy gần như họ giao phó việc nuôi dạy, giáo dục con em cho nhà trường.

(3) Công tác vận động, kêu gọi sự quan tâm giúp đỡ từ các tổ chức cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội bước đầu đã thu được kết quả khả quan song còn ở mức thấp chưa giải quyết được những khó khăn cơ bản tại các nhà trường PTDTBT THCS có học sinh người dân tộc Mông. Nguyên nhân do quy mô hỗ trợ của các đơn vị, tổ chức nhỏ lẻ, không đủ để thực hiện mục tiêu làm nhà nội trú cho học sinh do hiệu suất đầu tư cao.

(4) Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động bán trú còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Theo quy định học sinh bán trú 8 em học sinh /phòng nhưng do số lượng học sinh đông, Nhiều nhà trường, đã phải bố trí 10 đến 12 em/phòng ở. Theo tiêu chuẩn các trường PTDTBTTHCS còn thiếu trên 300 phòng nội trú, 50 Nhà vệ sinh và các công trình phụ trợ như nhà ăn, bếp nấu tập thể. Công trình vệ sinh còn thiếu, không đảm bảo nên tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh rất cao, chủ yếu là nhà bán kiên cố theo hình thức ba cứng. Trang thiết bị dạy học thiếu thốn, không đồng bộ, cũ nát, do thiếu 51 phòng học nên nhiều trường phải tổ chức dạy hai ca, Phòng học bộ môn đều mượn hoặc chuyển đổi từ phòng học văn hóa nên không đảm bảo ảnh hưởn rất lớn đến chất lượng dạy và học, nguồn nước chủ yếu dẫn từ khe suối không đảm bảo vệ sinh, về mùa khô thiếu nước sinh hoạt. Đặc biệt các trường chua có nhà tắm tập thể cho học sinh nữ bán trú. 100% học sinh các trường đều ra suối để tắm giặt. Quỹ đất dành cho các hoạt động trồng rau xanh, chăn nuôi nhằm giáo dục lao động và cải thiện đời sống của đa số các trường đều rất ít, chất lượng đất kém nên hiệu quả rất thấp.

Một số đơn vị trường thiếu diện tích mặt bằng nên khó tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nội dung sinh hoạt động tập thể đơn điệu về nội dung. Điều kiện ăn ở của các em còn nhiều khó khăn thiếu thốn, thiếu nước sạch, thiếu rau xanh nhất là về mùa khô hạn.

(5) Công tác quản lý chỉ đạo các hoạt động giáo dục văn hóa, chăm sóc, nuôi dưỡng tại một số đơn vị trường còn lúng túng, hoạt động tổ chức nội trú còn chưa khoa học, chưa chuyên nghiệp, việc tổ chức nấu ăn cho học sinh bán trú còn manh mún, chưa đồng bộ. Nguyên nhân đây là mô hình mới được chuyển đổi từ các trường THCS nên cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thiếu kinh nghiệm, chưa được bồi dưỡng, học tập nghiên cứu các nội dung đặc thù của trường chuyên biệt trong khi huyện chưa có mô hình chuẩn để học tập, nhân rộng điển hình, thiếu kinh phí đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, một số cán bộ quản lý, giáo viên còn thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

(6) Công tác quản lý và tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh bán trú người Mông trong trường học chưa hiệu quả

Do được chuyển đổi từ các trường THCS sang trường phổ thông dân tộc bán trú, nên lực lượng giáo dục trong nhà trường: Chi bộ Đảng, Hội đồng trường, BGH, Hội đồng sư phạm, các đoàn thể, cán bộ công nhân viên. Vì vậy trình độ tổ chức, năng lực quản lý ở từng bộ phận chưa đồng đều, nhất là ở các giáo viên, nhân viên trẻ và mới về trường nhận công tác vì vậy chưa tạo được tính đồng bộ trong quản lý, nuôi dạy, giáo dục học sinh bán trú.

Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người Mông huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 10

Với số lớn lượng học sinh ăn, ở bán trú nhưng các trường Phổ thông dân tộc bán trú chưa có quy định hướng dẫn thành lập và biên chế các tổ quản sinh như các trường PTDTNT cấp huyện, cấp tỉnh, nên các nhà trường rất lúng túng trong công tác quản học sinh ở nội trú.

Các hoạt động giáo dục chưa được quan tâm đúng mức, chưa tận dụng lợi thế học sinh ở tại chỗ để tổ chức học 2 buổi/ ngày, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. Chưa có qui định cho học sinh học ngoài giờ lên lớp và các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao,... chính điều đó dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh bán trú người dân tộc Mông chưa cao.

Tiểu kết chương 2

Từ thực trạng về mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã đón nhận đồng thuận nhất trí quan tâm cao của nhân dân và cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh. Hàng năm số lượng học sinh bán trú tăng nhanh. Chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh dân tộc Mông ngày một được cải thiện, mô hình quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trường chuyên biệt cũng đang dần đi vào hoạt động quy củ. Có thể nói đây là giải pháp tối ưu cho việc huy động học sinh đến trường đến lớp, nâng cao tỷ lệ chuyên cần của học sinh, thúc đẩy chất lượng giáo dục toàn diện.

Mặc dù có nhiều ưu điểm song mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông vẫn bộc lộ nhiều hạn chế do những nguyên khách quan và chủ quan nên việc triển khai các chức năng quản lý từ công tác kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra giám sát hoạt động thực sự vẫn chưa có được sự quan tâm thỏa đáng. Chính vì vậy đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục toàn diện học sinh và việc chăm sóc, nuôi dưỡng, tổ chức các hoạt động giáo dục khác cho học sinh bán trú.

Công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá còn hạn chế. Chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện còn thấp, chưa bền vững.

Hệ thống cơ sở vật chất còn thiếu và yếu, trang thiết bị dạy và học chưa được đầu tư đồng bộ và hiện đại.

Chế độ chính sách cho học sinh và giáo viên chưa được thỏa đáng, chưa tương xứng với quy mô hoạt động của trường PTDTBT.

Chưa có nhiều biện pháp và chỉ đạo quyết liệt, huy động tổng thể từ cấp ủy chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh, cộng đồng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh bán trú.

Từ những hạn chế trên cho thấy để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng học sinh bán trú tại các xã đặc biệt khó khăn của huyện Nâm Pồ cần phải hoàn thiện mô hình quản lý trường PTDTBT thật sự có hiệu quả, cơ chế hoạt động của nhà trường phải đúng pháp luật. Chế độ chính sách dành cho loại trường này phải cụ thể, phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của huyện.

Trên cơ sở khảo sát thực trạng những vấn đề có liên quan đến quản lý, tổ chức, các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, đánh giá được những điểm mạnh cần kế thừa để phát huy, khắc phục những điểm còn tồn tại hạn chế, từ những yêu cầu đó chính là tiền đề cho việc đề xuất các giải pháp, biện pháp, phương án hoàn thiện mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông phù hợp với thực tiễn của từng nhà trường, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh dân tộc, từng bước đáp ứng yêu cầu định hướng đổi mới giáo dục.

Chương 3

BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ HOÀN THIỆN MÔ HÌNH BÁN TRÚ CHO HỌC NGƯỜI DÂN TỘC MÔNG HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.1. Một số nguyên tắc chung đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông tại huyện Nậm Pồ

3.1.1. Đảm bảo tính mục đích

Mục đích của việc đánh mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông tại các xã đặc biệt khó khăn của huyện Nậm Pồ, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục tốt cho học sinh người dân tộc Mông, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh người dân tộc thiểu số vùng khó khăn, phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại, hài hòa đức, trí, thể, mĩ, chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống, đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Trong quá trình hoàn thiện quản lý mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông phải bám chắc mục đích nhiên cứu đồng thời phải gắn với thực tiễn điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống

Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông phải mang tính đồng bộ, tức là các yếu tố, các bộ phận, các mặt mạnh của mô hình phải được đảm bảo đầy đủ cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, đạt chuẩn chuẩn về trình độ giáo dục có sự tương quan đảm bảo ổn định và phát triển bền vững. Vì vậy đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông phải đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất và có hệ thống từ chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương. Đảm bảo cho mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông được cấu trúc theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa theo kịp với mặt bằng giáo dục quốc gia.

3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa

Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông không có nghĩa là đánh giá loại bỏ các mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú đã được áp dụng trước đó, mà để kế thừa những mặt ưu việt của mô hình quản lý trường phổ thông có học sinh bán trú, vì vậy cần tiến hành khảo sát, đánh giá, tổng kết các mô hình quản lý cũ, phân tích ưu điểm, nhược điểm của từng yếu tố cấu thành mô hình quản lý đang tồn tại. Tiếp thu các giá trị, những yếu tố phù hợp cho mô hình mới. Sửa chữa, bổ sung những yếu tố được coi là hạt nhân, là nhân tố quan trọng đảm bảo hợp lý nhưng chưa hoàn chỉnh. Phát triển những ý tưởng của mô hình quản lý cũ để phát triển thành những yếu tố mới có giá trị trong mô hình trường bán trú cho con em đồng bào dân tộc Mông tại các xã đặc biệt khó khăn.

3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả

Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông phải có kế hoạch, phải đảm bảo tính khoa học, lý luận gắn với thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục tại các xã đặc biệt khó khăn của huyện Nậm Pồ.

Khi đưa ra các phương án đòi hỏi phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động của mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông, từ khâu tổ chức quản lý của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đến các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục toàn diện, đảm bảo lưu giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông, một cách thuận lợi, đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các các mục tiêu giáo dục nhằm đảm bảo các chế độ chính sách của nhà nước, huy động tối đa học sinh ra trường ra lớp học tập, nâng cao tỷ lệ chuyên cần của học sinh. Vì thế, khi xây dựng các phương án phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình với các bước tiến hành cụ thể, chính xác mới đem lại hiệu quả đích thực.

3.1.5. Đảm bảo tính thiết thực và cụ thể.

Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông được thiết kế ở góc độ quản lý không chỉ dựa trên các lý thuyết khoa học mà còn phải phù

hợp với thực tiễn giáo dục nhà nước và địa phương, phải có quan điểm lịch sử, điều kiện tinh tế xã hội, phong tục tập quán. Phải dựa trên chủ trương, chính sách đến tổ chức thực hiện. Phù hợp với nguồn lực và điều kiện cơ sở vật chất sẵn có của từng đơn vị trường bán trú trên địa bàn huyện. Do đó cần thực hiện một cách bài bản, thiết thực và cụ thể.

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất và tính đồng bộ.

Nguyên tắc này đòi hỏi các phương án đưa ra phải thống nhất với nhau, hỗ trợ, bổ sung và có mối quan hệ với nhau chặt chẽ. Các phương án quản lý, đánh giá mô hình bá trú cho học sinh người dân tộc Mông phải được xây dựng một cách có hệ thống, quy trình thực hiện phải có tính liên hoàn, đồng bộ nhằm đảm bảo phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ được thể hiện ở việc các nội dung hoạt động quản lý hoạt động của mô hình trường bán trú vừa phải đảm bảo mục tiêu giáo dục, vừa phải phù hợp tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh dân tộc thiểu số, giúp đảm bảo tính tích cực, độc lập và sáng tạo của học sinh dưới sự quản lý hướng dẫn của giáo viên trong các hoạt động giáo dục của nhà trường.

3.1.7. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm học sinh dân tộc bán trú

Hoạt động phải được thay đổi tuỳ thuộc vào sự chuyển đổi từ giai đoạn lứa tuổi này sang giai đoạn lứa tuổi khác của học sinh, đối với học sinh dân tộc thiểu số sống trong môi trường nội trú tại các trường THCS, các hoạt động phải đảm bảo phù hợp từ nội dung đến hình thức và thời gian như vậy mới tạo được sự hứng thú để các em mạnh dạn trong mọi hoạt động. Các em học sinh dân tộc thiểu số yêu thích, say mê hoạt động song cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác động tiêu cực của xã hội nên tổ chức hoạt động đời sống bán trú phải khai thác được mặt mạnh ở các em, ghi nhận những cái mới được hình thành ở học sinh thì sẽ thúc đẩy học sinh hành động đúng, làm đúng, phát huy tối đa năng lực, sở trưởng của các em qua đó hình thành được các phẩm chất và năng lực, kỹ năng sống cần thiết.

3.2. Một số biện pháp xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình bán trú cho học sinh người Mông

3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông

3.2.1.1. Mục tiêu và ý nghĩa

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế tổ chức hoạt động mô hình trường bán trú cho học sinh người dân tộc Mông, huyện Nậm Pồ là việc làm cấp bách, có ý nghĩa quyết định cho sự thành công trong hoạt động giáo dục của mô hình PTDTBT có học sinh người dân tộc Mông học tập, ăn ở, sinh hoạt tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc huyện Nậm Pồ. Cơ cấu tổ chức bộ máy phải đồng bộ, đủ về số lượng cũng như chất lượng. Qui chế đưa ra chặt chẽ, đúng quy phạm pháp luật và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, thành phần dân tộc, phong tục tập quán là điều kiện tiên quyết cho các mô hình bán trú hoạt động có hiệu quả.

3.2.1.2. Nội dung

Mô hình bán trú có học sinh người dân tộc Mông theo học có nhiều cấp học bao gồm Tiểu học và trung hoc cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nhà nước. Trường đặt tại trung tâm xã, có đủ các điều kiện phục vụ công tác giảng dạy và học tập, có hệ thống nhà công vụ dành cho giáo viên và nhà nội trú dành cho học sinh, có bếp ăn tập thể, có diện tích đất để tăng gia sản xuất nhằm cải thiện đời sống cho giáo viên và học sinh đảm bảo diện tích/ học sinh đúng theo quy định

Trường PTDT Bán trú do UBND cấp huyện thành lập hoặc được chuyển đổi tên từ trường TH, THCS thành trường PTDTBT do Phòng GD&ĐT quản lý. Nhà trường hoạt động theo thông tư 24/2010/TT-BGDĐT[3] của bộ GD&ĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú, Điều lệ trường THCS theo thông tư số 12/2011TT – BGDĐT[4] ngày 28/03/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học; và thực hiện theo qui chế của Bộ GD&ĐT, theo văn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2023