Từ những thống kê trên ta có thể thấy được xu hướng sử dụng internet đang là xu hướng. Ít có một hoạt động marketing truyền thống nào có sức ảnh hưởng như vậy. Internet đã xóa bỏ mọi ranh giới, giới hạn về địa lí trong hoạt động tiếp thị. Sống trong kỉ nguyên ngày càng hiện đại khi mà các thiết bị như tivi hay đồng hồ cũng có thể kết nối mạng chúng ta có thể thấy được đây chính là tiền đề phát triển cho marketing online.
1.3.2. Tình hình sử dụng internet tại Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và có tốc độ gia tăng sử
dụng internet được đánh giá cao.
Dân số Việt Nam vào tháng 1/2021 đạt 97,75 triệu người và có tới 154,4 triệu thuê bao di dộng (157,9% tổng dân số). Số người dùng internet là 68,72 triệu chiếm 70,3% dân số. Trên tổng số dân người Việt, có 72 triệu người chiếm 73,7% hiện đang sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để giải trí, liên hệ bạn bè, chia sẻ khoảnh khắc, mẹo vặt cuộc sống và kể cả quảng cáo bán hàng.
Hình 1.3: Tổng quan về Digital tại Việt Nam tháng 1/2021
(Nguồn: Report Digital in Vietnam 2021) Thời gian mỗi người Việt Nam bỏ ra để dùng Internet mỗi ngày là 6 tiếng 47 phút, dùng thiết bị điện thoại để truy cập Internet mỗi ngày là 3 tiếng 18 phút. Khi sử dụng Internet, 97,6% người dùng Internet để xem video trực tuyến, 73,2% nghe nhạc
trực tuyến, 61,2% xem vlog, 44,4% nghe radio và 37,9% nghe podcast.
Mỗi ngày người Việt bỏ ra 2 tiếng 21 phút là thời gian dùng mạng xã hội . Một
điều nữa mỗi người Việt Nam trung bình sở hữu là 9,9 tài khoản Social Media.
Hình 1.4: Thời gian hằng ngày trên các phương tiện của người Việt Nam 1/2021
(Nguồn: Report Digital in Vietnam 2021) Người sử dụng Internet có mua sắm trực tuyến trên các thiết bị bất kì là 78,7% . Trong đó có 61,4% người sử dụng Internet mua sắm trực tuyến bằng thiết bị di động và 33,3% người sử dụng Internet mua sắm trực tuyến bằng thiết bị máy tính. Người dùng Internet tại Việt Nam tìm kiếm thông tin về sản phẩm trên online trước khi quyết
định mua sản phẩm chiếm 56,5%.
So với tháng 1/2020, lượng kết nối di động tại Việt Nam đã tăng tới 1,3 triệu lượt (tăng + 0,9%), số người sử dụng internet tăng 551 nghìn người (tăng +0,8%) và lượng người sử dụng mạng xã hội cũng tăng tới 7 triệu người (+10,8%).
Hình 1.5: Sự tăng trưởng sử dụng Digital mỗi năm tính đến tháng 1/2021
(Nguồn: Report Digital in Vietnam 2021)
Với sự phát triển của internet, và tình hình sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều của người tiêu dùng Việt Nam, các doanh nghiệp đã và đang tập trung phát triển các chiến dịch Marketing Online để phù hợp với xu hướng 4.0 hiện nay. Internet góp phần mang lại cảm giác an toàn và tin cậy đối với doanh nghiệp, khách hàng tìm kiếm nhanh chóng, giúp cho việc mua bán sản phẩm dễ dàng, và tiện lợi hơn
1.4. Mô hình nghiên cứu và thang đo
1.4.1. Các nghiên cứu có liên quan
Mô hình nghiên cứu AISAS của Dentsu.
Năm 2004, Dentsu bắt đầu phát triển một mô hình hành vi tiêu dùng mới gọi là AISAS (Chú ý, Quan tâm, Tìm kiếm, Hành động, Chia sẻ). AISAS là một mô hình thay thế cho mô hình AIDMA truyền thống (Chú ý, Quan tâm, Mong muốn, Trí nhớ, Hành động). Mô hình AISAS đã trở thành thương hiệu ở Nhật Bản từ năm 2005. Nó bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện của phương tiện truyền thông xã hội dựa trên công nghệ mới.
Mô hình AISAS cho thấy rằng người tiêu dùng - người chú ý và quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ hoặc quảng cáo - có xu hướng tìm kiếm thông tin sâu hơn về mọi mặt hàng mà họ muốn có được. Hơn nữa, người tiêu dùng sẽ đánh giá sản phẩm dựa trên thông tin thu được. Nếu nó đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng, họ sẽ quyết định mua hàng. Sau đó, người tiêu dùng sẽ chia sẻ kinh nghiệm của mình cho những người khác. Sự chú ý dẫn đến sự quan tâm và sau đó là tìm kiếm, hành động và lượt chia sẻ cuối cùng. Các giai đoạn này có thể được bỏ qua hoặc lặp lại (Sugiyama & Andree, 2010).
Với sự xuất hiện của kỷ nguyên truyền thông mới, marketing của một sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp không chỉ ngày càng đổi mới hơn, mà còn phụ thuộc nhiều hơn vào các phương tiện truyền thông. So với marketing truyền thống, marketing online chứa đựng nhiều đặc điểm nổi bật. Chẳng hạn như khán giả rộng, tương tác và giải trí. Bài báo này, các tác giả đã phân tích hành vi của người dùng trên kênh vi mô dựa trên tiếp thị kênh vi mô và theo mô hình AISAS khám phá sâu hơn về việc tối ưu hóa chiến lược marketing, là một nghiên cứu sâu hơn về sự chuyển đổi marketing của một doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới. Từ đó đưa ra một số biện pháp
cụ thể để cải thiện trong kỷ nguyên truyền thông mới của cấp độ marketing doanh nghiệp và cải thiện tổng thể hiệu quả của doanh nghiệp.( Xu. C., Hao. Q., & Han. G (2017)).
Nghiên cứu: “Hành vi của người tiêu dùng trực tuyến: Xác nhận mô hình AISAS trên người dùng Twitter” - Hendriyani, Jessica Jane, Lenny Ceng, Nabilah Utami, Reinata Priskila, Stefania Anggita (2013).
Nghiên cứu này chỉ ra rằng người tiêu dùng hoặc người chú ý đến sản phẩm, dịch vụ và quan tâm đến nó sẽ thu thập thông tin từ Internet, Website, Facebook hoặc những người họ quen biết đã từng sử dụng sản phẩm. Người tiêu dùng sau đó sẽ đánh giá thông tin. Đánh giá tích cực sẽ được theo sau bởi một quyết định chắc chắn mua hàng. Sau mua hàng, người tiêu dùng trở thành người truyền thông tin bằng cách nói chuyện với những người khác hoặc bằng cách đăng nhận xét của mình lên internet.
AISAS là một mô hình toàn diện dự đoán các hành vi đa dạng của người tiêu dùng. Nó gợi ý rằng một công ty không nên chỉ dựa vào quảng cáo mà còn mối quan hệ giữa công ty và người tiêu dùng. Các nhà marketing phải thiết kế một cách chiến lược cơ chế sẽ hướng dẫn người tiêu dùng truy cập trang web chính thức, sau đó thúc đẩy họ tìm kiếm. Điều quan trọng là các nhà marketing phải cung cấp trải nghiệm thương hiệu để người tiêu dùng đồng cảm với thương hiệu và muốn mua hàng. Sau đó, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của họ trên các blog hoặc phương tiện truyền thông xã hội và tăng cường độ giao tiếp truyền miệng.
1.4.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu
- Gồm 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc
Sơ đồ 1.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất
1.4.3. Thiết kế thang đo
- Sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ từ Hoàn toàn không đồng ý (1) đến Hoàn toàn đồng ý (5) do David và các cộng sự (1989) đề nghị đo lường các thành phần được tổng hợp từ các nghiên cứu trước.
+ Thang đo sự chú ý:
Thang đo sự chú ý | Mã hóa | Tham khảo | |
1 | Website được thiết kế mới mẻ, lôi cuốn | CY1 | Nguyễn Thanh Nhân (2015) |
2 | Fanpage trình bày bắt mắt, rõ ràng | CY2 | Lê Bùi Hạnh Dung (2018), có điều chỉnh |
3 | Cách thức trình bày các thông tin trên Fanpage đa dạng | CY3 | Lê Bùi Hạnh Dung (2018) |
4 | Hình ảnh /Video đi kèm phù hợp thẩm mỹ | CY4 | Bổ sung mới |
5 | Các bài viết trên Fanpage, Website có tiêu đề hấp dẫn | CY5 | Lương Thế Đạt (2015), có điều chỉnh |
Có thể bạn quan tâm!
- Sem - Search Engine Marketing (Marketing Trên Công Cụ Tìm Kiếm)
- Quảng Cáo Mạng Hiển Thị Google (Google Display Network)
- Mô Hình Truyền Thông Vĩ Mô Trong Truyền Thông Marketing
- Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Của Trung Tâm Ngoại Ngữ Việt Trung
- Hiệu Quả Của Bài Viết Có Quảng Cáo Trên Fanpage Của Việt Trung
- Dịch Vụ Kinh Doanh Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Việt Trung
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
+ Thang đo sự thích thú:
Thang đo sự thích thú | Mã hóa | Tham khảo | |
1 | Fanpage, Website cung cấp đầy đủ thông tin về các khóa học | TT1 | Nguyễn Thanh Nhân (2015), có điều chỉnh |
2 | Nội dung bài viết trên Fanpage, Website đem lại các thông tin hữu ích | TT2 | Lương Thế Đạt (2015), Lê Bùi Hạnh Dung (2018), có điều chỉnh |
3 | Nội dung trên Fanpage ,Website được cập nhật thường xuyên | TT3 | Nguyễn Thanh Nhân (2015), Lê Bùi Hạnh Dung (2018) |
4 | Chủ đề bài viết trên Fanpage và Website đa dạng | TT4 | Bổ sung mới |
5 | Mục tư vấn trực tuyến trên Website và Fanpage tiện dụng | TT5 | Lê Bùi Hạnh Dung (2018) |
+ Thang đo tìm kiếm thông tin:
Thang đo sự tìm kiếm thông tin | Mã hóa | Tham khảo | |
1 | Thiết kế Fanpage, Website giúp dễ dàng tìm kiếm thông tin các khóa học khi có nhu cầu | TK1 | Lê Bùi Hạnh Dung (2018), Nguyễn Thị Hằng (2020), có điều chỉnh |
2 | Nhân viên tư vấn các câu hỏi của khách hàng một cách nhanh chóng | TK2 | Lê Bùi Hạnh Dung (2018), Nguyễn Thị Hằng (2020) |
3 | Các thông tin liên hệ đầy đủ | TK3 | Bổ sung mới |
4 | Các thông tin cung cấp trên Fanpage và Website đồng nhất | TK4 | Lê Bùi Hạnh Dung (2018), có điều chỉnh |
5 | Website được tối ưu hóa khả năng tìm kiếm | TK5 | Nguyễn Thị Hằng (2020), có điều chỉnh |
+ Thang đo hành động:
Thang đo sự hành động | Mã hóa | Tham khảo | |
1 | Anh/chị thường xuyên theo dõi và tương tác với các bài đăng trên Fanpage của trung tâm | HD1 | Bổ sung mới |
2 | Anh/chị tìm hiểu về các khóa học sau khi tiếp nhận thông tin trên Fanpage và Website của trung tâm | HD2 | Nguyễn Thanh Nhân (2015), có điều chỉnh |
3 | Anh/chị sẽ liên hệ ngay với Việt Trung sau khi tiếp nhận thông tin trên Fanpage và Website của trung tâm | HD3 | Wong & cộng sự (2007), Lê Bùi Hạnh Dung (2018), có điều chỉnh |
4 | Anh/chị quyết định lựa chọn các khóa học thông qua hoạt động marketing online của trung tâm | HD4 | Bổ sung mới |
+ Thang đo chia sẻ:
Thang đo sự chia sẻ | Mã hóa | Tham khảo | |
1 | Anh/chị chia sẻ cho bạn bè, người thân về các thông tin hữu ích lên các trang mạng xã hội | CS1 | Lê Bùi Hạnh Dung (2018), có điều chỉnh |
2 | Anh/chị chia sẻ cảm nhận về khóa học lên trang cá nhân | CS2 | Lê Bùi Hạnh Dung (2018), có điều chỉnh |
3 | Anh/chị giới thiệu cho bạn bè, người thân cùng tham gia các khóa học tại trung tâm | CS3 | Nguyễn Thanh Nhân (2015), có điều chỉnh |
+ Thang đo đánh giá hoạt động marketing online:
Thang đo sự đánh giá hoạt động marketing online | Mã hóa | Tham khảo | |
1 | Anh/chị hài lòng đối với các hoạt động marketing online của trung tâm | DG1 | Bổ sung mới |
2 | Hoạt động marketing online đem lại cho anh/chị nhiều lợi ích | DG2 | Nguyễn Thị Hằng (2020) |
3 | Marketing online giúp anh/chị cập nhật thông tin mới và nhanh chóng | DG3 | Lương Thế Đạt (2015), Nguyễn Thị Hằng (2020) |
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING ONLINE CỦA TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ VIỆT TRUNG.
2.1. Giới thiệu khái quát về Trung tâm ngoại ngữ Việt Trung.
2.1.1. Tổng quan về Trung tâm ngoại ngữ Việt Trung
- Tên doanh nghiệp: Trung tâm ngoại ngữ Việt Trung
- Địa chỉ: 5/130 Trần Phú – Phường Phước Vĩnh – TP Huế - TT Huế
- Email: viettrunghue@gmail.com
- Website: viettrung168.com
- Tel trụ sở: (0234) 384.6117
- Hotline/Zalo: (082) 384.6117
- Logo:
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển.
Trung tâm ngoại ngữ Việt Trung là một trung tâm đào tạo tiếng Trung thuộc Công ty TNHH MTV dịch vụ và du lịch Việt Trung. Được thành lập vào ngày 7/4/2014 hiện có trụ sở tại địa chỉ 5/130 Trần Phú, Phường Phước Vĩnh, Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Để đáp ứng phù hợp với nhu cầu của khách hàng về lĩnh vực đào tạo giáo dục, công ty TNHH MTV DV&DL Việt Trung được Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép và thành lập Trung tâm Ngoại ngữ Việt Trung với trụ sở chính tại thành phố Huế, và có một chi nhánh tại Đà Nẵng. Việt Trung đạt đủ tiêu chuẩn được Sở Giáo dục và Đào tạo cấp chứng nhận hoạt động tư vấn du học, nhằm hỗ trợ cho nhiều học sinh, sinh viên, các ứng viên có nhu cầu mong muốn đi du học ở một đất nước mới trau dồi thêm kiến thức và nhiều mơ ước lớn.