- Người làm công tác hoạch định và thực thi chính sách phát triển GDĐH đòi hỏi không chỉ có sự hiểu biết, kiến thức sâu sắc cả về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý GDĐH Việt Nam và thế giới, mà còn phải có sự nhạy cảm chính trị, óc phán đoán; am hiểu về các lĩnh vự kinh tế, xã hội, văn hóa, lịch sử và tâm lý…Ngoài những tố chất kể trên, người cán bộ hoạch định chính sách phát triển GDĐH còn cần phải đáp ứng một số yêu cầu đặc thù của nghề nghiệp: có uy tín cá nhân; có kỹ năng trình bày và khả năng thuyết trình; biết giải thích, thuyết phục, vận động quần chúng; có mối quan hệ rộng; gây được ấn tượng và ảnh hướng tốt trong quá trình tiếp xúc với các đồng nghiệp trong và ngoài nước.
- Cán bộ hoạch định và thực thi chính sách phải tuân thủ đầy đủ quy trình, tiêu chuẩn trong mỗi bước của quá trình hoạch định chính sách. Họ phải có đủ bản lĩnh đưa ra các đề xuất chính sách và chịu trách nhiệm về các chính sách do họ đề xuất hoặc lựa chọn, quyết định. Họ thực hiện công việc phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, của quốc gia, của dân tộc, của chế độ, của thời đại, của toàn xã hội và của cả hệ thống GDĐH mà không vì lợi ích cá nhân hoặc lợi ích cục bộ của nhóm quyền lợi mà mình là đại diện.
- Hoàn thiện chế độ công vụ đối với đội ngũ cán bộ hoạch định và thực thi chính sách gắn với đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, các cơ quan nhà nước; nâng cao nhận thức của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, bộ phận chuyên môn có trách nhiệm về hoạch định và thực thi chính sách. Đây là yếu tố ảnh hưởng có tính quyết định đến hoạt động công vụ của công chức trong các cơ quan chính sách nhà nước, đến trách nhiệm công vụ của công chức. Chính vì vậy, khi hoàn thiện chế độ công vụ cần phải chú ý tới việc định rõ chức trách của từng chức vụ quản lý, từng vị trí, chức danh công chức. Tăng cường trang
thiết bị và nguồn lực cho bộ máy tổ chức, cán bộ làm công tác hoạch định và thực thi chính sách phát triển GDĐH.
- Thốống xuyên ốối mối và kốt hốp mốt cách linh hoốt các hình thốc mối các nhà hoốch ốốnh chính sách tham gia các hối thốo chuyên ốố, lốy ý kiốn trốc tiốp trong các hối thốo tham vốn, ốóng góp ý kiốn vố chính sách; số dống hình thốc ốóng góp ý kiốn thông qua chia số tài liốu/ báo cáo/ thố; tố chốc các hoốt ốống vốn ốống chính sách có kố hoốch và có tính chốt hố thống
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 25
- Củng Cố Thể Chế Tổ Chức Trong Thiết Kế Và Thực Thi Chính Sách
- Đổi Mới Quy Trình Xây Dựng Chính Sách Phát Triển Giáo Dục Đại
- Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 29
- Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 30
- Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 31
Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.
3.3.4.4. Thiết lập hệ thống thông tin và tổ chức hệ thống quản trị chính sách phát triển GDĐH năng động và hiệu quả
Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) phục vụ quá trình chính sách để thiết lập kênh đối thoại một cách hiệu quả giữa các nhà hoạch định chính sách, với các cơ quan quản lý, cơ quan quyền lực, các nhóm lợi ích và toàn xã hội, trên cơ sở đó góp phần thực hiện tốt nhất các kế hoạch, chính sách, chiến lược phát triển của Đảng và nhà nước; đồng thời làm căn cứ cho việc điều chỉnh những chính sách không còn phù hợp hoặc ban hành các chính sách mới. Hệ thống CSDL phục vụ quá trình chính sách GDĐH đòi hỏi phải bao gồm những thông tin chi tiết về hình thức, cấp độ ban hành toàn bộ các loại văn bản quy phạm pháp quy luật theo thời gian đang còn hiệu lực, hoặc đã hết hiệu lực liên quan đến GDĐH; các dự án phát triển GDĐH (chính phủ hoặc phi chính phủ); dự án đầu tư trực tiếp (cả trong nước và nước ngoài); các số liệu thống kê, tài liệu liên quan đến văn bằng, chứng chỉ đào tạo; chính sách tuyển sinh; quy mô, trình độ, cơ cấu ngành nghề, chương trình đào tạo; kiểm định chất lượng, đánh giá, thi cử và phương thức đào tạo; đội ngũ giảng viên, năng lực tài chính và hoạt động đầu tư cơ sở hạ
tầng, bao gồm: đất đai, trang thiết bị, các phòng thí nghiệm và tài liệu hoạc tập…; nguồn thu và sử dụng nguồn thu, đặc biệt những vấn đề về học phí, học bổng, tín dụng sinh viên, thu hồi chi phí đào tạo, thu nhập, lợi nhuận và sử dụng lợi nhuận…của các trường đại học, cao đẳng trong nước và nước ngoài. Hệ thống CSDL phải là một hệ thống thông tin mạch lạc, trình bày lôgíc, tiện dụng, và được thể hiện bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh và có thể mở rộng để dễ cập nhập dữ liệu. Nó có thể dễ dàng cài đặt từ CD-ROM vào các máy tính cá nhân. Nó phải bao gồm các nội dung cơ bản, được cập nhật đầy đủ các thông tin dưới dạng MS Word, PDF, hoặc dạng file ảnh và ngoài ra phải có các tính năng khác như tìm kiếm, mẫu báo cáo tự động, cung cấp thông tin (mạng của chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, trang Web cảu các trường đại học, cao đẳng...). Cấu trúc thông tin phải được thể hiện một cách hệ thống và giao diện dễ sử dụng đối với người sử dụng mạng nội bộ (LAN), Internet, và CD-ROM. Nó có cộng cụ theo dõi lượt truy cập trên cả hai trang web này. CSDL này phải có cơ chế cấp quyền cấp quyền truy cập.
Thu thập thông tin về kết quả đạt được của chính sách để phục vụ công tác phản biện, giám sát, đánh giá và điều chỉnh chính sách trong quá trình thực thi chính sách. Việc thực hiện các hoạt động giám sát, đánh giá và điều chỉnh chính sách sẽ làm cho chính sách sát hợp với tình hình thực tiễn của đời sống xã hội, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện GDĐH trong giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo. Nó tạo ra các động lực tích cực tác động đến tất cả các đối tượng chịu sự chi phối của chính sách; phát hiện kịp thời những nhân tố tích cực và những kết cấu tổ chức hợp lý trong tổ chức triển khai chính sách;
đồng thời chỉ rõ những công cụ chính sách phù hợp để đạt được những nhân tố tích cực đó.
3.3.4.5. Nâng cao vai trò của trường đại học trong xây dựng chính sách giáo dục đại học
Các trường đại học và cao đẳng, các Bộ, ngành, các địa phương có trường đại học và cao đẳng và các địa phương nói chung có vai trò quan trọng trong việc thực hiện triển khai và hỗ trợ tổ chức thực hiện chính sách phát triển GDĐH. Nâng cao vai trò của trường đại học vào quá trình hình thành chính sách chính sách phát triển GDĐH là tạo lập mối liên hệ chặt chẽ giữa các đối tượng chính sách, cơ quan thực thi chính sách với cơ quan hoạch định, cơ quan quản lý nhà nước về chính sách và chính quyền các cấp. Điều này sẽ giúp thúc đẩy sự ảnh hưởng lẫn nhau và làm tăng tính thực tiễn cho các sáng kiến phát triển.
Sự tham gia của trường đại học vào việc ra quyết định chính sách đã được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể về kinh tế, văn hóa và chính trị của từng nước mà hiệu quả của sự tham gia này thể hiện ở những cung bậc khác nhau. Nhưng nhìn chung, sự tham gia của cơ sở đào tạo làm cho việc ra quyết định chính sách được hoàn thiện hơn, giúp tránh được những thiệt hại cho xã hội và tiết kiệm được tiền bạc cho nhà nước. Để làm được điều này cần thiết:
i). Xây dựng những cơ chế cụ thể khuyến khích sự tham gia của các cơ sở đào tạo trong việc ra các quyết định chính sách của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các quyết định có ảnh hưởng trực tiếp đến người dậy, người học, phụ huynh, các giai tầng xã hội và người sử dụng lao động.
ii). Nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo trong tổ chức thực hiện chính sách. Tăng cường việc đối thoại hai chiều và nhiều chiều giữa cơ quan hoạch định chính sách với các trường đại học và cao đẳng, với chính quyền trong việc giải quyết những vấn đề nảy sinh.
iii). Minh bạch và công khai hóa cho cơ sở đào tạo biết những thông tin liên quan đến chính sách, nhất là những thông tin về ảnh hưởng tiêu cực của dự án hoặc chính sách có thể có đến đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, sinh viên và các cơ quan công quyền cả ở trung ương và địa phương.
3.3.5. Mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế của giáo dục đại học
Thể hiện nhận thức về sự tất yếu, tính nhất quán, tầm quan trọng, các cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập và hợp tác của nền GDĐH Việt nam với các nền GDĐH trên thế giới. Xác định và thừa nhận sự tồn tại của thị trường dịch vụ GDĐH và xu hướng phát triển của loại thị trường này; phân loại rõ các tổ chức dịch vụ giáo dục đại học có lợi nhuận và phi lợi nhuận để có đối sách xử lý phù hợp, đảm bảo chủ quyền cho các trường đại học Việt Nam và lợi ích của người học. Xây dựng và triển khai lộ trình hội nhập khu vực và quốc tế thông qua việc chuẩn hóa, hiện đại hóa chương trình và hệ thống đào tạo. Khuyến khích đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đối với các trường đại học, các cơ sở đào tạo đại học danh tiếng, có chất lượng cao, các chương trình hợp tác và liên kết đào tạo có uy tín, tăng cường học hỏi kinh nghiệm của các nước một cách chọn lọc; mạnh dạn sử dụng các chương trình tiên tiến về khoa học, công nghệ của các nước phù hợp với yêu cầu trong nước.
Cung cấp thông tin kịp thời cho người học về các cơ sở GDĐH nước ngoài đến liên kết hoặc quảng cáo thu hút các công dân Việt Nam đến học tập tại các cơ sở này dưới mọi hình thức và phương thức đào tạo. Mở rộng các chương trình trao đổi sinh viên giữa các trường đại học trong nước với ácc trường đại học nước ngoài. Hỗ trợ các dịch vụ cho sinh viên du học, và thúc đẩy các chính sách hỗ trợ cho sinh viên nước ngoài đến học tập tại Việt Nam. Chính phủ cần bảo đảm cho sinh viên nước ngoài các hỗ trợ tài chính và các trường đại học cần đề xuất việc đào tạo tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài để hỗ trợ việc học tập của họ ở Việt Nam. Xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế với một lộ trình cụ thể, ở cả cấp hệ thống và cấp trường, trên cơ sở đó sắp xếp lại cơ cấu, chiến lược phát triển hệ thống và nhà trường để nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm hội nhập một cách hiệu quả
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu trình độ, ngành nghề đào tạo theo hướng phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh của ngành hoặc của quốc gia, nâng cao chất lượng, tiết kiệm chi phí đơn vị/sinh viên. Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, tinh thông nghiệp vụ, có tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cao; đào tạo đội ngũ chuyên gia, những nhà kỹ thuật trong các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn có đủ trình độ và khả năng chiếm lĩnh thị lao động trường quốc tế. Quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh; xây dựng và thực hiện chính sách thu hút và sử dụng nhân tài.
Ký kết các hiệp định song phương, đa phương về việc công nhận các loại văn bằng, chứng chỉ của trường đại học Việt Nam ở nước ngoài và của các trường nước ngoài tại Việt Nam. Tăng cường sự tham gia của các trường đại học Việt nam vào các hoạt động của GDĐH quốc tế, nhằm nâng cao thế và lực của
Việt Nam. Tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với GDĐH qua biên giới và việc thực hiện lộ trình mở cửa GDĐH Việt Nam theo cam đàm phán gia nhập WTO phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam và các yêu cầu của các đối tác quốc tế. Ngăn chặn sự đồng nhất hoá bản sắc và văn hoá quốc gia, giáo dục đại học cần nhấn mạnh vào bản sắc văn hoá Việt Nam và chú ý tới việc giảng dạy về di sản văn hoá.
TIỂU KẾT CHƯƠNG III
Chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại, sự thịnh vượng của quốc gia lại phụ thuộc mạnh mẽ và trực tiếp vào quy mô và chất lượng GDĐH như hiện nay. Vì vậy, trong mấy thập niên vừa qua, hầu hết các quốc gia đang tập trung những nỗ lực của mình vào cải cách GDĐH, mà trước hết là tập trung cải cách chính sách phát triển GDĐH. Cải cách chính sách phát triển GDĐH của các nước đều hướng tới 3 mục tiêu: i). Gia tăng cơ hội cho mọi người tham gia vào GDĐH ngày càng nhiều hơn; ii). tạo ra những tiền đề để GDĐH làm tốt hơn chức năng phục vụ xã hội; và iii). làm cho GDĐH ngày càng có hiệu năng và đạt được hiệu quả cao hơn. Nhiệm vụ truyền thống của trường đại học Việt Nam là phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của nhà nước và đất nước. Sự chuyến biến nhanh chóng về kinh tế, chính trị và xã hội của nước ta đang đặt ra những đòi hỏi về sự thay đổi trong chính sách phát triển GDĐH. Hiện nay và cả trong tương lai, các trường đại học Việt Nam cần được định hướng nhiều hơn tới mục tiêu phục vụ người học và người tuyển dụng. Điều này đòi hỏi cần có các cơ chế rõ ràng để hội nhập toàn bộ hoạt động của các trường đại học vào hoạt động chung của xã hội nhằm nâng cao tính linh hoạt và khả năng thích nghi của GDĐH.
Chính sách phát triển GDĐH Việt Nam là một đề tài phức tạp và không độc lập với các chính sách kinh tế. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, quyền hạn và trách nhiệm thiết kế và thực thi chính sách phát triển GDĐH Việt Nam cũng thuộc về Chính phủ và các cơ quan Chính phủ. Chính sách phát triển GDĐH Việt Nam chỉ có thể thành công khi nó được thông qua và thực thi với sự quyết tâm của chính quyền các cấp từ trung ương đến cơ sở và sự đồng thuận cao của các nhóm lợi ích trong xã hội. Nó cũng còn phụ thuộc một phần đáng kể vào năng lực của các nhà hoạch định chính sách và các nhà tư vấn, phân tích chính sách. Cần có một quy trình xây dựng chính sách phát triển GDĐH Việt Nam không chủ quan, duy ý chí, thoát ly thực tiễn kinh tế-xã hội, coi thường quy luật khách quan, áp đặt lên xã hội những quy định mà nó không cần, không muốn, hoặc không thể thực hiện được. Điều này đòi hỏi các cơ quan xây dựng chính sách phát triển GDĐH Việt Nam phải bám sát thực tiễn xã hội, thực tiễn và yêu cầu quản lý nhà nước; tổng kết tình hình thi hành chính sách, đánh giá thực trạng các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến chính sách phát triển GDĐH; thường xuyên khảo sát thực trạng quan hệ xã hội, tổ chức lấy ý kiến, đánh giá thực trạng phản ứng của dư luận xã hội, của nhân dân, các ngành, các cấp đối với những nội dung cơ bản của chính sách phát triển GDĐH. Đặc biệt, trong xây dựng chính sách phải khắc phục tình trạng cục bộ, địa phương, cục bộ ngành, coi thường lợi ích chung chính đáng của xã hội, ngành, địa phương khác. Cần có sự chuẩn bị và vận động chính sách, cũng như việc đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn lực trong quá trình xây dựng chính sách.