2.2.4. Thách thức
2.2.4.1. Các địa phương xung quanh Tp. Hồ Chí Minh có sản phẩm du lịch tương tự đã được khẳng định từ lâu:
Thách thức lớn nhất đối với du lịch sông Đồng Nai khi phát triển hiện nay là các sản phẩm tương tự cùa các tỉnh như Bến Tre, Tiền Giang, Cần Thơ. Các sản phẩm du lịch sông nước, miệt vườn miền Tây từ lâu đã là sản phẩm truyền thống được bán rộng rãi cho du khách trong và ngoài nước đến Tp. Hồ Chí Minh. Bến Tre với khoảng cách tương đương, với khu du lịch Thới Sơn, Cồn Phụng nổi tiếng có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh đáng gờm. Khác với tuyến đường sông Đồng Nai, đoạn đường sông được khai thác ở Thới Sơn, Cồn Phụng tuy ngắn nhưng có cảnh quan hấp dẫn đặc trưng cho cảnh quan miền Tây với rừng dừa nước ken dày và có nhiều ngã rẽ giúp tạo nhiều cảm giác thú vị cho du khách. Bên cạnh đó, tại đây, du khách vừa có cơ hội thay đổi phương tiện di chuyển giữa các loại thuyền máy và thuyền chèo tay. Với lịch sử phát triển gần 20 năm, điểm du lịch này hiện có mô hình vận hành nhịp nhàng, trơn tru, đáp ứng được nhu cầu của số lượng lớn khách đoàn trong nước và quốc tế. Trong nửa ngày tại Thới Sơn, Cồn Phụng, du khách có thể trải nghiệm nhiều hoạt động từ tham quan làng nghề, nghe đờn ca tài tử đến tham gia các trò chơi dân gian cũng như tìm hiểu lịch sử Đảo Dừa. Đội ngũ nhân viên phục vụ và điều hành của khu du lịch này cũng đã qua đào tạo và do đón tiếp du khách hàng ngày nên tay nghề cũng như thái độ của họ rất chuyên nghiệp. Không chỉ vậy, những khu du lịch kiểu này còn thực hiện công tác quảng bá sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng rất bài bản. Thông qua các hội chợ và đặc biệt là chương trình khảo sát làm quen cho các công ty lữ hành từ các thị trường nguồn Tp. Hồ Chí Minh hay thành phố Hà Nội.
Một số các điểm du lịch khác tuy không có tuyến đường sông, song có nét đặc sắc riêng như Đại Nam (Bình Dương), Happyland (Long An) hay vùng ven Tp. Hồ Chí Minh như Suối Tiên, Cần Giờ cũng là những sản phẩm thay thế đáng phải quan tâm.
2.2.4.2. Việc quy hoạch các cơ sở sản xuất gốm trong tương lai gần:
Điểm du lịch hấp dẫn được các chuyên gia đánh giá cao đó là làng gốm truyền thống Tân Vạn (điểm cơ sở sản xuất Phong Sơn). Tuy vậy, điểm hấp dẫn này đã nằm trong quy hoạch giải tỏa, di dời đến khu sản xuất tập trung theo kế hoạch của tỉnh.
Các làng nghề gốm sứ, lu, sành ... ở các xã, phường: Tân Vạn, Bửu Hòa, Hóa An có gần 100 xưởng gốm mỹ nghệ lớn, nhỏ. Gốm mỹ nghệ Biên Hòa chỉ trong ba phần tư thế kỷ đã lan tỏa thành gốm Bình Dương, gốm Tp. Hồ Chí Minh, gốm Vĩnh Long và đi khắp nơi, góp phần tô điểm cho đời thêm đẹp. Hiện tại, Tp. Biên Hòa đã hoàn chỉnh quy hoạch làng nghề gốm sứ rộng 52 hecta tại xã Tân Hạnh để di dời các làng gốm trên địa bàn thành phố về đây. Vừa qua, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định buộc 185 cơ sở gây ô nhiễm môi trường, không phụ thuộc quy hoạch trong tương lai phải di dời ra khỏi khu đô thị. Trong đó có 37 cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ, 20 cơ sở giết mổ, 128 cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Như vậy trong tương lai gần, tuyến du lịch sông Đồng Nai sẽ mất đi một điểm đến độc đáo, hấp dẫn vừa có giá trị vật thể, vừa có giá trị phi vật thể, kéo theo một nguồn thu từ quà tặng lưu niệm cũng bị giảm đi.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Hoạt Động Buổi Tối Du Khách Tiềm Năng Thích Tham Gia
- Các Kênh Du Khách Biết Đến Du Lịch Đường Sông Đồng Nai
- Còn Thiếu Bến Đậu Phương Tiện Tàu/ Thuyền Phục Vụ Du Lịch:
- Các Đặc Điểm Du Khách Quan Tâm Đối Với Điểm Tham Quan
- Phát Triển Điểm Đến Cho Các Tuyến Du Lịch Đường Sông:
- Du lịch đường sông Đồng Nai, hiện trạng và giải pháp - 16
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
2.2.4.3. Ô nhiễm môi trường nước sông:
Bản thân sự trong lành của thiên nhiên là một tài nguyên du lịch quý giá, vì vậy, với sự phát triển của dân cư và sản xuất công nghiệp, nông nghiệp như hiện nay, việc nguồn nước sông bị ô nhiễm là nguy cơ có thể thấy rõ.
Nguồn nước sông chính xuất phát từ Cao nguyên Lâm Viên tỉnh Lâm Đồng. Sông uốn chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam vượt khỏi miền núi ra đến bình nguyên ở Tà Lài, tỉnh Đồng Nai.
Nước sông cũng chính là nguồn tiếp cận nước mưa và các loại nước thải vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp của môi trường bên ngoài. Mặc dù các nhà máy xí nghiệp trên thuông lưu sông không thải trực tiếp nước thải xuống sông nhưng vẫn thải trong lưu vực. Vì thế, theo các con đường khác nhau chất ô nhiễm vẫn xâm nhập được vào nguồn nước sông, phần lớn nước tại khúc sông chảy qua Tp. Biên
Hòa là nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt, nước thải công nông nghiệp, nước thải nuôi trồng thủy sản ...
- Nước thải sinh hoạt:
Nếu tính trung bình mỗi đầu người tiêu thụ 100 lít nước cho sinh hoạt hằng ngày, với 2.483.211 người thì Đồng Nai thải vào sông lượng nước thải gần 500.000m3/ngày, một lượng không nhỏ đổ vào sông Đồng Nai. Nước sông nguyên thủy không đủ khả năng làm loãng nước thải nữa vì mức ô nhiễm tăng quá khả năng điều tiết tự nhiên của sông (khả năng giới hạn). Tình trạng nhiễm độc nguồn nước sẽ xảy ra từ đây.
- Nước thải công nghiệp:
Tp. Biên Hòa tập trung rất nhiều KCN lớn như Biên Hòa 1, Biên Hòa 2 ... Ngoài ra các khu vực thuộc các huyện khác có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp xả một lượng nước thải xuống sông, rãnh không qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu. Do đặc điểm kinh tế của từng vùng khác nhau, sự phát triển sản xuất cũng khác nhau nên tính chất nước thải xuống sông cũng khác nhau.
Ngoài ra còn có các cơ sở sản xuất kinh doanh lớn nằm ngoài KCN rất đa dạng về ngành nghề như chế biến bắp, bánh kẹo, lò đường thủ công, gạch ngói ... Nhiều nhà máy trong số đó có nguồn thải rất lớn nhưng chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn như: nhà máy giấy Tân Mai, nhà máy đường Trị An.
Các cơ sở chế biến thức ăn gia súc hoặc chăn nuôi gia súc xử lý chất thải chưa tốt. Các cơ sở này thường gây ô nhiễm (do mùi hôi), ô nhiễm do nước thải và chất thải rắn.
- Nước thải chăn nuôi heo:
Một trong những địa phương có hoạt động chăn nuôi mạnh của Tp. Biên Hòa là một số khu dân cư phường Trảng Dài, Long Bình Tân ...
Trong nước thải chăn nuôi chứa đến 70 - 80% các loại hợp chất hữu cơ, bao gồm xenllulose, protein, acid amin, chất béo, hydratecacbon và các dẫn xuất của chúng trong phân, máu. Hầu hết dễ phân hủy thành acid amin, acid béo, CO2, H20,
NH3, H2S ... tạo mùi hôi ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí, gây bệnh hô hấp.
- Nước thải nuôi thủy sản:
Nguồn gây ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của cá nuôi trong bè: dư lượng thức ăn, các hóa chất phòng và trị bệnh cho cá, phân cá, vi trùng, ký sinh trùng trên mình cá, cá chết gây ô nhiễm mùi và ô nhiễm môi trường nước.
Nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động làm khô cá ngay trên bè và trên các bãi cá vùng bán ngập, ruột cá và các bộ phận bỏ đi của cá thải vào nguồn nước gây ô nhiễm mùi và môi trường nước. Ngoài ra việc nuôi trồng thủy sản cũng ảnh hưởng đến tích lũy các chất dinh dưỡng trong nước, ước lượng khoảng 0,16 kg nitơ tổng và 0,035 kg phosphor tổng trên kg cá thịt.
Nguồn ô nhiễm từ hoạt động sinh sống của người trên bè, bao gồm: lượng chất hữu cơ thải ra từ hoạt động ăn uống, phân (E.Coli và các vi trùng khác), chất tẩy rửa từ hoạt động tắm giặt ... gây ô nhiễm mùi và ô nhiễm nguồn nước mặt. Như vậy hoạt động sinh hoạt của con người chủ yếu thải ra các chất hữu cơ không bền và dễ phân hủy sinh học, chất dinh dưỡng (phosphor, nitơ), vi trùng và mùi.
Hoạt động nuôi bè đã gây ô nhiễm khá lớn đến nguồn nước ở lưu vực sông dẫn đến chất lượng nước sông cũng bị suy giảm.
- Hoạt động khai thác cát:
Khu vực sông có lưu lượng và độ dốc khá lớn nên lượng phù sa bồi lắng rất nhiều, vì vậy hoạt động khai thác cát lậu diễn ra thường xuyên. Hoạt động khai thác cát ít nhiều đã gây ô nhiễm nguồn nước trong lưu vực sông. Các tàu thuyền ngày đêm hút cát rùi xả bùn, bợn trả xuống lòng sông cùng dầu nhớt động cơ thải làm ô nhiễm nguồn nước. Hơn thế nữa, hoạt động khai thác còn làm tăng khả năng khuếch tán của chất dinh dưỡng trong trầm tích vào nguồn nước và làm dậy phèn trên sông dẫn đến làm chua nguồn nước gây nguy hiểm cho sinh vật thủy sinh sống trên sông.
2.2.4.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu lớn:
Với hiện trạng bến bãi, khẩu độ thông thuyền của các cầu như hiện nay, để phát triển một cách mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn. Đặc biệt các
bến đón khách, các điểm dừng, neo đậu. Nếu thực hiện theo thiết kế quy định của Thông tư 22/2014/TT - BGTVT (hướng dẫn xây dựng quy trình vận hành, khai thác bến phà, bến khách ngang sông sử dụng phà một lưỡi chở hành khách và xe ô tô), dự kiến kinh phí đầu tư cho mỗi bến khoảng 2 tỷ đồng.37
Với các cây cầu hiện có ở cụm trung tâm, việc thay đổi khẩu độ thông thuyền gần như là điều không thể. Hệ quả của việc này là chỉ có thể đón và phục vụ khách bằng những tàu công suất nhỏ, nội thất sơ sài, không tận dụng được tầng cao của tàu để du khách thưởng ngoạn cảnh quan.
TIỂU KẾT CHƯƠNG II.
Với lợi thế về vị trí địa lý gần với thị trường nguồn Tp. Hồ Chí Minh, sông Đồng Nai còn có phần hạ lưu chảy xuôi qua Tp. Hồ Chí Minh. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh với chiều dài trên 586km và lưu vực 38.600 km², nếu tính từ đầu nguồn sông Đa Đưng thì dài 610km còn nếu tính từ điểm hợp lưu với sông Đa Nhim phía dưới thác Pongour thì dài 486km. Sông Đồng Nai đổ vào biển Đông tại khu vực huyện Cần Giờ (Tp. Hồ Chí Minh). Các phụ lưu chính của nó gồm sông Đa Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đạ Hoai và sông Vàm Cỏ. Các chi lưu của nó có tên gọi là sông Lòng Tàu (sông Ngã Bảy), sông Đồng Tranh, sông Thị Vải, sông Soài Rạp (sông Soi), ...
Du lịch đường sông Đồng Nai với một loạt điểm đến mới mẻ, đa dạng, độc đáo, gần về vị trí địa lý thực sự là điều mà các công ty lữ hành chờ đợi. Cơ hội để xây dựng một thị trường khách ổn định thông qua các doanh nghiệp lữ hành là hoàn toàn khả thi. Tuy vậy yếu tố cốt lõi vẫn là “có cái gì để bán” nghĩa là bản chất của sản phẩm phải là một sản phẩm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách cũng như của công ty lữ hành, những người duy trì một lượng khách đều đặn và có kế hoạch giúp
37 http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-22-2014-TT-BGTVT-huong- dan-xay-dung-quy-trinh-van-hanh-khai-thac-ben-pha-ben-khach-235788.aspx
hoạt động kinh doanh của địa phương đảm bảo mục tiêu đề ra một cách ổn định và có khả năng dự báo cao.
Trong những năm qua, chính quyền tỉnh Đồng Nai đã có chủ trương phát triển du lịch, trong đó có du lịch đường sông một cách rõ ràng. Tiêu biểu phải kể đến chương trình hành động phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Qua phân tích SWOT tác giả đã đi sâu vào khái quát những điều kiện thuận lợi trong phát triển du lịch đường sông Đồng Nai, trong đó tác giả đã phân tích sâu các giá trị về mặt tài nguyên, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường và pháp luật. Tiếp đến là phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức.
Do đó, để phát triển du lịch đường sông Đồng Nai cần phải có hành động cụ thể ngay từ bây giờ, để phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế các điểm yếu, tận dụng tốt các cơ hội và đương đầu với thử thách.
Từ phân tích trên, trong phần tiếp theo của nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể để liên hết các điểm mạnh, biến tài nguyên thành sản phẩm, hạn chế các điểm yếu và tận dụng triệt để các cơ hội đang có.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG ĐỒNG NAI
3.1. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG ĐỒNG NAI
Để du lịch đường sông phát triển và bền vững thì cần có các giải pháp đồng bộ, mang tính định hướng, tạo tiền đề phát triển không những về cơ sở hạ tầng, cơ chế khai thác cho các phương tiện hoạt dộng du lịch đường sông Đồng Nai, cơ chế cho các nhà đầu tư ... Qua nghiên cứu, khảo sát và lấy ý kiến các chuyên gia, tác giả xin đề xuất một số giải pháp sau:
3.1.1. Nhóm giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đường sông.
3.1.1.1. Phương tiện vận chuyển khách du lịch đường sông:
Với hiện trạng các loại phương tiện đang khai thác phục vụ khách du lịch đường sông hiện nay tại Đồng Nai thì việc cần phải làm trước tiên là:
a) Rà soát và chuẩn hóa lại đội tàu thuyền:
Đảm bảo các thiết bị vận chuyển phải tuân thủ các quy định dành cho phương tiện vậ chuyển đường thủy được quy định tai thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT - BGTVT - BVHTTDL do Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 26 tháng 6 năm 2012. Bên cạnh đó, cần nâng cấp các trang thiết bị tiện nghi trên tàu để đảm bảo chuẩn tối thiểu để phục vụ khách du lịch: giảm tiếng ồn của động cơ, ghế ngồi cho khách du lịch cần đảm bảo an toàn, thoải mái và vệ sinh; trên các phương tiện này cần trang bị đầy đủ áo phao, có quy định yêu cầu du khách tuân thủ an toàn giao thông đường thủy như mặc áo phao nghiêm túc ... lắp đặt hệ thống âm thanh bảo đảm du khách nghe được hướng dẫn viên thuyết minh hoặc thông báo cần thiết ...38
b) Thành lập tổ tự quản vận chuyển đường sông:
Quản lý Nhà nước cần thiết lập các cơ chế, quy định và hành lang pháp lý để tổ này hoạt dộng hiệu quả; việc này nhằm liên kết các chủ phương tiện nhỏ lẻ thành một đội tàu thuyền đủ đáp ứng nhu cầu của khách. Đặc biệt, điều này cũng giúp quản lý được chất lượng phục vụ của đội ngũ thuyền viên, chất lượng các phương tiện để đảm bảo an toàn cho du khách, tránh được hiện tượng giành khách, tránh hiện tượng nâng giá dịch vụ khi vào các dịp cao điểm với lượng khách đông.
c) Khuyến khích doanh nghiệp phát triển:
Tăng cường kêu gọi doanh nghiệp đầu tư thêm nhiều chủng loại và hạng tàu thuyền du lịch đáp ứng nhu cầu thưởng thức du lịch trên sông của các phân khúc thị trường khách đa dạng và phong phú.
d) Tập huấn:
Có kế hoạch tập huấn cho đội ngũ tài công, thuyền viên về kiến thức, kỹ năng và quy trình phục vụ khách du lịch theo quy định tại thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT - BGTVT - BVHTTDL.39
e) Hướng dẫn viên tuyến điểm:
Cần có thuyết minh viên trên mỗi tour du lịch đường sông, nhằm quảng bá, giới thiệu về hình ảnh, con người, vùng đất, ẩm thực văn hóa và lịch sử của Đồng Nai đến du khách trong và ngoài nước.
3.1.1.2. Quy hoạch và đầu tư các bến, cầu cập, cầu tàu phục vụ du lịch đường sông:
a) Giai đoạn 2015 - 2016: Cần tập trung cải tạo nâng cấp ba bến tàu hiện hữu để làm đầu mối đón tiếp đón khách du lịch đường sông.
- Bến cầu tàu trước chợ Biên Hòa: Chỉnh trang lại cảnh quan; phân luồng giao thông để xe du lịch dễ tiếp cận; quy hoạch khu vực cho các công ty lữ lành đặt các ki - ốt quảng bá nhằm cung cấp thông tin và bán tour du lịch đường sông; khuyến khích và tuyên truyền tiểu thương chợ Biên Hòa giữ gìn mỹ quan, vệ