Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Và Tài Nguyên Du Lịch Đường Sông Sài Gòn


đường thủy nội địa đến các chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện và khách du lịch.

3.2.5. Giải pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch đường sông Sài Gòn

Với tiềm năng lớn phát triển du lịch đường sông, sông Sài Gòn và các nhánh sông, kênh rạch hiện tại vẫn cần cải thiện nhiều hơn nữa. Dù các kênh đã được đầu tư nạo vét nhưng vẫn còn nhiều ô nhiễm, nguồn nước vẫn còn mùi hôi. Cần có giải pháp triệt để và đồng bộ hơn để nguồn nước được sạch sẽ, hai bên bờ sông chỉnh chu và hoạt động du lịch lành mạnh, văn minh.

Đối với ngành Du lịch thành phố cần có đầy đủ các văn bản quản lý về hoạt động bảo vệ môi trường du lịch. Xây dựng bộ tiêu chí và tài liệu hướng dẫn bảo vệ môi trường đối với đơn vị kinh doanh du lịch như tàu thuyền, điểm tham quan, cơ sở bán hàng lưu niệm trên sông (nếu có), nhà hàng nổi, khách sạn trên sông (nếu có). Qua đó, sẽ giúp cho thành phố quản lý chặt chẽ hơn việc bảo vệ môi trường.

Đối với lưu lượng thuyền tàu lưu thông, Sở Du lịch thành phố cần có bộ tiêu chí đảm bảo chất lượng dịch vụ, khả năng cung ứng và số lượng tàu, thuyền nhất định khi di chuyển trên sông trong cùng một thời điểm, tránh tình trạng quá tải tàu thuyền trên sông khi du lịch đường sông TP. HCM phát triển. Khi lượng khách tăng lên mất kiểm soát, lượng tàu thuyền phục vụ tăng lên sẽ gia tăng ô nhiễm nguồn nước, tiếng ồn.

Cần trú trọng công tác quy hoạch các khu du lịch, điểm tham quan trên sông đảm bảo phân bổ khoa học, phù hợp xu thế, thuận tiện kết nối thành tuyến tham quan. Có biện pháp xử lý chất thải do hoạt động du lịch, lượng nước và rác thải cần được xử lý trước khi đưa ra hệ thống sông Sài Gòn. Kết hợp chính sách khuyến khích người dân địa phương cùng tham gia hoạt đồng du lịch để chung tay bảo vệ môi trường, tránh buôn bán tự phát gây chèo kéo khách, xả rác bừa bãi trên sông, mất mỹ quan tạo ấn tượng không đẹp trong lòng du khách.

Nên tăng cường các hoạt động thu gom rác thải trên sông, bảo vệ cảnh quan môi trường nước sông phục vụ du lịch và cư dân toàn thành phố. Nâng cao ý thức người dân, du khách và các cơ sở khai thác du lịch, nhân viên phục vụ du lịch đường sông


trong việc bảo vệ môi trường. Có thể phát động phong trào chống rác thải trên sông. Các phương tiện phục vụ trên sông cần cải tiến động cơ nhằm giảm thiểu tác hại cho nguồn nước. Thành phố cần định kỳ và đột xuất công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường đối với các tàu thuyền, bến bãi, nhà hàng nổi, các điểm tham quan,… nhằm kịp thời ngăn chặn và xử lý những hành vi gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ quản lý, giám sát. Tăng cường công tác tuyên truyền và có biện pháp xử lý các hành vi xả rác xuống sông cư dân hai bên bời sông, đơn vị kinh doanh du

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

lịch đường sông.

3.2.6. Giải pháp về quảng cáo tiếp thị du lịch đường sông

Giải pháp phát triển du lịch đường sông tại thành phố Hồ Chí Minh - 11

Du lịch đường sông TP. HCM hiện tại vẫn còn là loại hình du lịch mới. Sau khi hoàn thiện tàu thuyền, bến bãi, chỉnh chu tuyến điểm cần đẩy mạnh quảng bá. Ngoài các công tác truyền thống như tham gia các sự kiện du lịch quốc tế hàng năm trong và ngoài nước, du lịch đường sông cần đổi mới hướng quảng bá, tiếp thị cho phù hợp với xu thế hiện nay. Sở Du lịch thành phố cần xây dựng lịch trình quảng cảo, tiếp thị hiệu quả và gần gủi, dễ tiếp cận với du khách trong và ngoài nước như:

Kết hợp lồng ghép phim ảnh để quảng bá du lịch đường sông. Nhìn sang hoạt động du lịch của một số nước lân cận như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore,… Cụ thể như du lịch Hàn Quốc có gì mà hấp dẫn lòng du khách đến thế, hấp dẫn đến nỗi chỉ mới xem phim thì nhà nhà đều mong ước được một lần đến Hàn Quốc với chi phí không thấp. Có thể nói phim ảnh đã góp công rất lớn trong thành công của ngành Du lịch Hàn Quốc hiện nay, dù sức hấp dẫn của các điểm tham quan vẫn còn thua xa các điểm du lịch của Việt Nam.

Đưa thông tin, hình ảnh du lịch đường sông vào các chương trình truyền hình như gameshow, xây dựng chương trình ký sự du lịch đường sông (có thể tham khảo hai chương trình Mekong ký sự, Ký sự hỏa xa) hay kênh du lịch và cuộc sống.

Ứng dụng internet như Facebook, Youtube,… để quảng bá. Với tốc độ và số lượng người dùng mạng xã hội hiện nay thì đây là công cụ hiệu quả để thông tin du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh đến với du khách nhanh nhất. Kết nối với


các trang web du lịch phổ biến hiện nay như: TripAdvisor, Booking.com, Agoda,… hay các tạp chí du lịch phục vụ quốc tế trên các chuyến bay của các hãng hàng không, các sân bay. Thành phố có thể liên kết với các khách sạn để giới thiệu hoạt động du lịch đường sông đến khách du lịch.

Đầu tư lắp các pano quảng cáo về du lịch đường sông tại các khu vực trung tâm nhằm thu hút sự chú ý của du khách như: bến tàu, khu vực công cộng, trung tâm mua sắm, các điểm tham quan, các điểm vui chơi giải trí, lắp các LCD trong thang máy các tòa nhà văn phòng.

Phát động phong trào mỗi công dân là một “đại sứ du lịch” để quảng bá cho du lịch thành phố nói chung và du lịch đường sông nói riêng. Điều này chúng ta thấy rất rõ ở Nhật Bản. Tài nguyên du lịch Nhật Bản không có gì ngoài hai mùa lá đỏ và hoa anh đào, ngoài ra đất nước Nhật Bản còn phải gánh chịu sự khắc khe của thiên nhiên bằng những trận động đất kinh hoàng vẫn thường xuyên diễn ra, người dân Nhật rất hạn chế nói tiếng Anh, chi phí đến Nhật khá đắt đỏ. Thế nhưng, hoạt động du lịch Nhật Bản luôn nhộn nhịp và cao điểm vào tất cả các giai đoạn trong năm. Một trong những yếu tố góp phần cho thành công này chính là sự thanh lịch, lễ độ và văn minh của người dân địa phương. Tại các điểm tham quan đều chỉnh chu, tiện ích, hàng quán lưu niệm đều thống nhất giá bán tuyệt đối không có tình trạng chèo kéo khách. Người dân thân thiện, hành xử nhân văn. Mỗi người dân địa phương đều là một hình ảnh đẹp, góp phần tạo sức hút mạnh cho ngành Du lịch Nhật Bản hiện nay, khiến cho mỗi du khách, đặc biệt là du khách Việt Nam luôn muốn quay lại.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Thành phố

Quy hoạch các điểm tham quan, khu du lịch theo lộ trình thuận tiện với đường sông. Đầu tư các công trình tạo điểm nhấn trến tuyến tham quan. Quy hoạch, đầu tư bến bãi thân thiện và tiện ích cho du khách. Xây dựng nhà chờ, nhà vệ sinh công cộng, bãi đậu xe đạt chuẩn phục vụ du lịch.

Tăng cường giải phóng mặt bằng, giải tỏa các khu vực dân cư lấn chiếm sông, kênh rạch. Khẩn trương chỉnh trang đô thị, nạo vét lòng sông, cải tạo môi trường và


cảnh quan hai bên bờ sông.

Sở Giao thông Công chính TP. HCM cũng như Bộ Giao thông vận tải đưa ra những bộ tiêu chuẩn hợp lý nhằm quản lý, điều phối, kiểm tra hoạt động khai thác du lịch trên tuyến sông Sài Gòn. Phối hợp với Sở Giao thông công chính thực hiện việc nâng cao độ tĩnh không của các cầu bắc qua sông Sài Gòn tạo thuận lợi cho việc khai thác du lịch đường sông.

Có chính sách khuyến khích người dân địa phương cùng tham gia hoạt động du lịch và chung tay bảo vệ môi trường.

Có chính sách kêu gọi đầu tư xây dựng khách sạn nổi trên sông.

Định kỳ tổ chức các hoạt động như chợ nổi vào cuối tuần, lễ hội trái cây, biểu diễn âm nhạc trên sân khẩu nổi, các chương trình chủ đề như thuyền đăng, nhạc nước,.... để du khách có cơ hội hiểu thêm về văn hóa con người Việt Nam nói chung và người dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Tạo điêu kiện cho các doanh nghiệp được tham gia đầu tư và khai thác độc quyền du lịch đường sông. Có chính sách thông thoáng các thủ tục hành chính để doanh nghiệp có cơ hội sáng tạo thiết kế tàu thuyền và chủ động khai thác.

Tăng cường thông tin quảng bá, cổng thông tin, bảng hiệu dẫn đường bằng tiếng Anh.

3.3.2. Kiến nghị với các công ty tham gia hoạt động du lịch đường sông

Đơn vị kinh doanh du lịch đường sông cần sáng tạo trong thiết kế tàu thuyền, tạo ra hình ảnh mới lạ, đặc thù nhằm thu hút du khách như thuyền đáy kính ở Mỹ, thuyền Gondola ở Venice – Ý,.... Đầu tư nâng cấp các trang thiết bị trên tàu thuyền, giảm tiếng ồn của động cơ hạn chế tác hạn môi trường.

Doanh nghiệp lữ hành cần sáng tạo lồng ghép các hoạt động trên tàu tuyền để lịch trình tham quan trên sông đặc sắc với giá bán hợp lý.

Xây dựng các tuyến điểm mới lạ, hấp dẫn, có chất lượng, nâng cao khả năng phục vụ và tránh quá tải ảnh hưởng đến môi trường và sức chứa của tàu thuyền và của điểm tham quan.


Đầu tư, đạo tạo nguồn nhân lực có chất lượng. Có chính sách khơi dậy và duy trì tình yêu sông nước của nhân viên phục trên tàu thuyền. Đặc biệt là hướng dẫn viên

– người thổi hồn cho sản phẩm du lịch, cần được đào tạo bài bản, chuyên môn, am hiểu về văn hóa sông nước, môi trường sinh thái để chủ động thuyết minh, hướng dẫn cho từng đối tượng khách khác nhau. Nâng cao ý thức nhân viên làm việc trên tàu là người tiên phong trong công tác bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn cho du khách.


Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, luận văn đã đưa ra những định hướng phát triển cho du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở thực tế về tiềm năng và hiện trạng của du lịch đường sông hiện nay. Trên cơ sở đó, luận văn đã có những định hướng khá chi tiết cho các tuyến điểm tham quan nội đô đã và đang khai thác, các tuyến tầm ngắn, các tuyến tầm trung và tuyến tầm xa.

Từ những nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế, học viên cao học viết luận văn này, cũng đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm vực dậy và hoàn thiện sản phẩm du lịch đường sông về chính sách đầu tư, hệ thống quản lý và chính sách khuyến khích doanh nghiệp và người dân địa phương cùng tham gia hoạt động du lịch và bảo vệ môi trường du lịch đường sông. Giải pháp liên kết và sáng tạo trong việc quảng bá và khai thác hiệu quả.

Những giải pháp để đi đến thực thi, đạt kết quả như mong muốn, có thể còn nhiều khó khăn, thế nhưng luận văn vẫn mong thông qua các giải pháp và đề xuất bằng kinh nghiệm thực tế trong du lịch sẽ đóng góp phần nào cho du lịch đường sông phát triển đúng tiềm năng vốn có và sớm trở thành sản phẩm chủ lực của ngành Du lịch thành phố, tạo ấn tượng đẹp trong lòng du khách như chưa đi tham quan đường sông cũng giống như chưa du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.


KẾT LUẬN


Nếu so sánh sông Sài Gòn và hệ thống kênh rạch của nó với nhiều nơi trên thế giới có khai thác tuyến du lịch đường sông, hoàn toàn có thể tự hào về tiềm lực vốn có cũng như sự cuốn hút của sông Sài Gòn để tự tin phát triển du lịch đường sông cho Thành phố Hồ Chí Minh. Đó còn là cơ hội mở ra cho hình ảnh Thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung được đến gần với quốc tế hơn cả về du lịch, kinh tế và giao lưu văn hóa. Du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh từ khi đưa vào khai thác đã có sức hút đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Du khách có thêm lựa chọn để tìm hiểu về đời sống, văn hóa của người dân địa phương và thưởng ngoạn cảnh quan của Thành phố Hồ Chí Minh ở một khía cạnh đường sông khá hấp dẫn. Ngoài việc tạo điểm nhấn cho sản phẩm du lịch Thành phố, du lịch đường sông còn góp phần cho mĩ quan hai bên bờ sông của các tuyến khai thác du lịch được chỉnh chu và văn minh hơn.

Tuy nhiên, việc khai thác du lịch đường sông hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật còn nhiều hạn chế như các cây cầu bắt qua sông có độ tĩnh không thấp khiến cho các tàu thuyền lớn không qua được khi thủy triều lên, điều này khiến cho chi phí tăng, giá thành cao vì các doanh nghiệp lữ hành phải vận chuyển du khách bằng tàu thuyền nhỏ; các bến cảng chưa được đầu tư để phục vụ cho khách du lịch, thiếu nhà chờ, bãi đậu xe, nhà vệ sinh, quầy thông tin du lịch,....điều này khó đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là đối với du khách có trình độ dân trí và đời sống cao, những người mà khi đi du lịch ngoài việc khám phá, tìm hiểu điểm đến họ còn có nhu cầu thưởng thức; nguồn nước một số nơi còn ô nhiễm, rác thải vẫn còn trôi trên sông; chưa khuyến khích được người dân địa phương cùng tham gia hoạt động du lịch và chưa có công trình hay hoạt động tạo điểm nhấn cho hành trình tham quan, khiến cho sản phẩm du lịch đường sông còn đơn điệu, thô sơ. Qua nghiên cứu, khảo sát cho thấy chính những yếu tố trên chưa thật sự mang lại sự hài lòng cho du khách và kỳ vọng vào hiệu quả của ngành Du lịch thành phố.


Trên cơ sở lý luận và thưc tiễn đã hình thành ở chương 1 và chương 2 của luận văn, căn cứ định hướng phát triển du lịch đường sông của thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn tới, chương 3 của luận văn đề xuất 6 nhóm giải pháp cụ thể: 1) Giải pháp đầu tư phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật và khai thác độc quyền; 2) Giải pháp cho các tuyến du lịch; 3) Giải pháp về tổ chức quản lý và đào tạo; 4) Giải pháp đảm bảo an toàn; 5) Giải pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch đường sông Sài Gòn; và 6) Giải pháp về quảng cáo tiếp thị du lịch đường sông. Để hỗ trợ thực hiện được các giải pháp nêu trên một cách đồng bộ, luận văn xin kiến nghị với Thành phố và kiến nghị với các công ty tham gia hoạt động du lịch đường sông Sài Gòn có những chủ trương mạnh hơn, hành động quyết liệt hơn và và thực hiện đồng bộ, đặc biệt là sự đổi mới về nhận thức của các nhà quản lý, các doanh nghiệp tham gia khai thác du lịch đường sông và những người dân địa phương để cùng chung tay tạo ra sản phẩm du lịch giá trị cho Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và cho du lịch đường sông nói riêng được phát triển đúng tiềm năng vốn có.

Du lịch đường sông là loại hình du lịch mới của Thành phố Hồ Chí Minh, có số lượng khách du lịch quan tâm còn hạn chế. Hiện tại Sở Du lịch và các doanh nghiệp chưa có số liệu thống kê cụ thể. Những phân tích và đề xuất về giải pháp mà học viên đưa ra là dựa vào khảo sát thực tế, xin ý kiến chuyên gia và kinh nghiệm kinh doanh lữ hành trong và ngoài nước nhiều năm qua của bản thân học viên. Nếu đề tài được nghiên cứu mở rộng, hy vọng rằng sẽ được kết hợp định lượng trong phương pháp nghiên cứu để tính thực thi của đề tài được hiển thị bằng con số cụ thể.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 24/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí