STT | Tên địa danh | Các hoạt động du lịch | |
Huyện Yên Phong | 1 | Làng Điềm vùng quê sứ Kinh Bắc | Thăm quan, trải nghiệm |
2 | Tơ tằm Vọng nguyệt | Thăm quan, trải nghiệm | |
3 | Lễ Hội Đình Châm Khê | Lễ hội, tâm linh | |
4 | Đền Xà Bắc Ninh | Thăm quan, trải nghiệm | |
5 | Đền Chóa | Thăm quan, tâm linh | |
6 | Đền Bồ vàng | Thăm quan, tâm linh | |
7 | Đền thờ, Tượng đài Lý Thường Kiệt | Thăm quan, trải nghiệm |
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉ Tiêu Đo Lường Các Biến Trong Mô Hình Hồi Quy
- Nhóm Chỉ Tiêu Đánh Giá Về Hiệu Quả Kinh Doanh
- Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế Xã Hội Tỉnh Bắc Ninh Và So Với Cả Nước
- Số Điểm Có Tiềm Năng Và Số Điểm Đã Được Công Nhận Điểm Du Lịch
- Thực Trạng Phát Triển Kinh Doanh Bền Vững Du Lịch Tỉnh Bắc Ninh
- Phân Tích Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Bền Vững Du Lịch Vùng 2- Nam Sông Đuống
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
Nguồn: Từ số liệu điều tra
Qua bảng 4.5. cho thấy điều tra Vùng 1- Bắc sông Đuống với 4 đơn vị cấp huyện là thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du và huyện Yên Phong. Trong đó thành phố Bắc Ninh có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng với 13 địa danh có thể phát triển du lịch, đặc biệt về thăm quan vui chơi, trải nghiệm và lễ hội tâm linh. Thị xã Từ Sơn đứng thứ 2, có 9 địa danh chủ yếu là Đền, Chùa và Hội làng cũng là điều kiện tốt để phát triển du lịch thăm quan trải nghiệm, lễ hội tâm linh. Huyện Yên Phong đứng thứ 4, có 7 địa danh chính, cũng chủ yếu là các địa điểm lễ hội, tâm linh có thể phát triển du lịch thăm quan, trải nghiệm, tâm linh. Huyện Tiên Du đứng thứ 4, có 5 địa danh chính, cũng chủ yếu là các địa điểm lễ hội, tâm linh có thể phát triển du lịch thăm quan, trải nghiệm, tâm linh. Qua đó cho thấy Vùng 1 - Bắc sông Đuống của tỉnh Bắc Ninh, có rất nhiều địa danh có thể thu hút khách du lịch, đây là một tiềm năng rất lớn để phát triển bền vững du lịch.
* Qua điều tra khảo sát, mặc dù có nhiều tài nguyên du lịch, nhưng tỉnh Bắc Ninh chưa có cơ chế gắn kết chặt chẽ giữa các đơn vị quản lý bảo tồn văn hóa với du lịch, chỉ có rất ít điểm cơ quan quản lý bảo tồn có tổ chức giới thiệu và thu phí giới thiệu lịch sử khu bảo tồn, còn hầu hết khách đến tự thăm quan do công ty du lịch hướng dẫn và giới thiệu, đơn vị quản lý các điểm văn hóa, lịch sử mà khách đến thăm quan chỉ thu phí gửi xe, còn không có lợi ích và gắn kết gì với các đơn vị kinh doanh du lịch, nên việc đầu tư tu bổ của đơn vị quản lý, nhưng việc khai thác lại là một đơn vị khác không liên quan đến nhau nên còn nhiều bất cập. Để đầu tư và khai thác phù hợp, cần có giải pháp về việc gắn kết giữa đơn vị quản lý bảo tồn
lịch sử văn hóa với các đơn vị kinh doanh du lịch bằng cơ chế chính sách rõ ràng về nhiệm vụ và lợi ích giữa các bên tạo động lực phát triển.
b. Vùng 2 - Nam sông Đuống
Khảo sát Vùng 2 - Nam sông Đuống, là vùng nằm phía Đông Nam của tỉnh Bắc Ninh, vị trí xa trung tâm Thành phố Bắc Ninh, tuy vậy vẫn có rất nhiều địa danh di tích văn hóa, di tích lịch sử, nhiều địa danh tổ chức lễ hội thu hút khách du lịch. Những địa danh chính của Vùng 2 - Nam sông Đuống được thể hiện qua bảng 4.6.
Bảng 4.6: Một số địa danh du lịch đến chính Vùng 2- Nam sông Đuống
STT | Tên địa danh | Tổ chức các hoạt động | |
Huyện Thuận Thành | 1 | Làng tranh Đông Hồ | Thăm quan, trải nghiệm |
2 | Chùa Tháp Bút | Lễ hội, tâm linh | |
3 | Chùa Dâu | Lễ hội, tâm linh | |
4 | Đền Sỹ Nhiếp | Thăm quan, trải nghiệm | |
5 | Chùa Cố sứ Kinh Bắc | Thăm quan, tâm linh | |
6 | Lăng Kinh Dương Vương | Lễ hội, trải nghiệm | |
Huyện Gia Bình | 1. | Đền Cao Lỗ Vương | Thăm quan, trải nghiệm |
2 | Đền Côn Lương | Thăm quan, trải nghiệm | |
3 | Đền Tam Phủ, xã Cao Đức | Thăm quan, tâm linh | |
4 | Lễ hội chùa Đại Bi -Thái Bảo | Lễ hội, trải nghiệm | |
5 | Hồ điều hòa khu sinh thái Thiên Thai | Thăm quan, trải nghiệm | |
6 | Đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh Hội đình thập đình | Thăm quan, trải nghiệm | |
Huyện Lương Tài | 1 | Đền thờ lưu niệm danh nhân Hàn Thuyên | Thăm quan, trải nghiệm |
2 | Đình làng và lăng mộ tổ nghề đúc đồng truyền thống Quảng Bố | Thăm quan, trải nghiệm | |
3 | Khu di tích lịch sử văn hóa cấp nhà nước Ngọc Quan. | Thăm quan, trải nghiệm | |
4 | Am Trinh Nghĩa: thờ Hoàng phi Nguyễn Thị Kim | Thăm quan, tâm linh | |
5 | Hội đình làng tứ thôn, lễ hội rước thành hoàng xã Minh Tân | Lễ hội, tâm linh |
Nguồn: Từ số liệu điều tra
Bảng 4.6 cho thấy: So với Vùng 1- Bắc sông Đuống thì Vùng 2 - Nam sông Đuống có số địa danh ít hơn nhưng so với các tỉnh khác Vùng 2 vẫn là vùng có nhiều địa danh có thể khai thác phát triển bền vững du lịch. Điều tra 3 đơn vị cấp huyện cho thấy: Huyện Thuận Thành có 6 địa danh đang phát triển du lịch thăm quan trải nghiệm, lễ hội tâm linh. Huyện Gia Bình có 6 địa danh và Huyện Lương Tài có 6 địa danh. Tổng số 3 huyện điều tra của Vùng 2 - Nam sông Đuống của tỉnh Bắc Ninh có 18 địa danh thu hút khách du lịch. Vậy Vùng 2 - Nam sông Đuống, cũng là vùng có điều kiện để phát triển bền vững du lịch.
* Đối với Vùng 2 - Nam sông Đuống, cũng giống vùng 1, qua điều tra khảo sát, tỉnh Bắc Ninh chưa có cơ chế gắn kết giữa các đơn vị quản lý bảo tồn các di tích văn hóa lịch sử với các đơn vị kinh doanh du lịch, hầu hết các đoàn khách du lịch đến thăm quan do công ty du lịch giới thiệu các tuyến du lịch, hầu hết các điểm chỉ thu phí gửi xe, còn không có lợi ích và gắn kết gì với nhau, việc đầu tư bảo tồn do 1 đơn vị riêng biệt, còn việc khai thác du lịch lại do đơn vị khác không có gì liên quan đến nhau, không có gắn kết lợi ích vì vậy chẳng những phối hợp chưa tốt, nhiều điểm còn không tạo điều kiện cho nhau phát triển. Vậy cần có giải pháp về việc gắn kết giữa quản lý bào tồn các khu di tích văn hóa, lịch sử với các đơn vị phát triển du lịch bằng cơ chế chính sách rõ ràng về nhiệm vụ và lợi ích giữa các bên tạo động lực phát triển.
4.2.3.2. Nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bắc Ninh
* Số lượng và cơ cấu nhân lực du lịch tỉnh Bắc Ninh
Nhân lực du lịch tỉnh Bắc Ninh bao gồm: nhân lực thuộc cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, nhân lực tại cơ sở đào tạo bồi dưỡng về du lịch của tỉnh và tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Điều tra cho thấy nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bắc Ninh liên tục phát triển cả về số lượng cơ cấu theo hướng tích cực. Số liệu nhân lực tỉnh Bắc Ninh từ năm 2014 đến 2019 được thể hiện qua bảng 4.7.
Bảng 4.7: Phát triển nhân lực du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2019
ĐVT: Số lượng (SL): Người; Cơ cấu(CC): %
Lĩnh vực | Năm 2014 | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | |||||||
SL | CC | SL | CC | SL | CC | SL | CC | SL | CC | SL | CC | ||
1 | Quản lý nhà nước | 198 | 11,3 | 202 | 10,4 | 221 | 9,4 | 224 | 8,4 | 227 | 7,8 | 229 | 6,6 |
2 | Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng | 31 | 1,8 | 36 | 1,8 | 38 | 1,6 | 39 | 1,5 | 40 | 1,4 | 40 | 1,2 |
3 | Doanh nghiệp kinh doanh | 1.522 | 86,9 | 1.707 | 87,8 | 2.103 | 89,0 | 2.410 | 90,1 | 2.628 | 90,8 | 3.180 | 92,2 |
Tổng số | 1.751 | 100,0 | 1.945 | 100,0 | 2.362 | 100,0 | 2.673 | 100,0 | 2.895 | 100 | 3.449 | 100 |
Nguồn: [16],[72],[73],[74], [75],[77],[78], [153][109]
Nhân lực quản lý nhà nước về du lịch ở Bắc Ninh là những người làm việc về quản lý du lịch tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phòng Văn hóa thông tin ở các huyện, Trung tâm Xúc tiến Du lịch, Trung tâm Văn hóa và Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh. Nhân lực tại các cơ sở đào tạo bao gồm các cơ sở có chuyên ngành đào đào tạo du lịch của tỉnh có trường cao đẳng và trường trung cấp đào tạo nhân lực du lịch cho tỉnh. Nhân lực lao động tại các doanh nghiệp dịch vụ du lịch.
Qua bảng 4.7 cho thấy số lượng nhân lực du lịch của tỉnh Bắc Ninh tăng liên tục qua 6 năm, năm 2014 tổng số là 1.751 người, đến năm 2019 lên tới 3.449 người. Đáng chú ý cả 3 loại hình nhân lực là quản lý nhà nước về du lịch, đào tạo về du lịch và trực tiếp kinh doanh du lịch đều tăng qua các năm, nhưng mức tăng khác nhau dẫn đến cơ cấu thay đổi theo hướng tích cực. Mức tăng mạnh nhất là nhân lực trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, năm 2014 là 1.522 người đến năm 2019 là 3.180 người.
Cơ cấu nhân lực có xu hướng tích cực: năm 2014 tỷ lệ số người về quản lý nhà nước về du lịch rất cao chiếm 11,3% tổng nhân lực du lịch, đến năm 2019 chỉ còn chiếm 6,6%; Nhân lực trực tiếp làm kinh doanh du lịch năm 2014 chiếm 86,9% đến năm 2019 chiếm 92,2%, điều đó cho thấy cơ cấu du lịch thay đổi theo hướng tốt. Tuy vậy theo số liệu bảng 4.7 số người quản lý nhà nước về du lịch vẫn còn tăng, cần tiếp tục giảm về số lượng và nâng cao chất lượng.
* Trình độ nhân lực du lịch tỉnh Bắc Ninh
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh về chất lượng nhân lực ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh từ năm 2014 đến 2019, trình độ của đội ngũ nhân lực du lịch tỉnh Bắc Ninh được thể hiện trong bảng 4.8.
Bảng 4.8. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân lực du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2019
ĐVT: Số lượng (SL): Người; Cơ cấu (CC): %
Chỉ tiêu | Năm 2014 | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | |||||||
SL | CC | SL | CC | SL | CC | SL | CC | SL | CC | SL | CC | ||
1 | Trên đại học, đại học và cao đẳng | 470 | 26,8 | 559 | 28,7 | 726 | 30,3 | 925 | 34,6 | 1.087 | 37,5 | 1.393 | 40,4 |
2 | Trung cấp | 234 | 13,4 | 297 | 15,3 | 334 | 14,1 | 342 | 12,8 | 341 | 11,8 | 386 | 11,2 |
3 | Đào tạo khác | 585 | 33,4 | 648 | 33,3 | 985 | 40,4 | 1.104 | 41,3 | 1.218 | 42,1 | 1.401 | 40,6 |
4 | Chưa qua đào tạo | 462 | 26,4 | 441 | 22,7 | 317 | 17,7 | 302 | 11,3 | 249 | 8,6 | 269 | 7,8 |
Tổng | 1.751 | 100,0 | 1.945 | 100,0 | 2.362 | 100,0 | 2.673 | 100,0 | 2.895 | 100 | 3.449 | 100 |
Nguồn: [16],[72],[73],[74], [75],[77],[78],[153],[110].
Bảng 4.8 cho thấy, cơ cấu trình độ cao trong ngành du lịch có chiều hướng tăng mạnh qua các năm cả về số lượng và tỷ trọng trong cơ cấu lao động. Năm 2014 trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên chỉ đạt 26,8%, nhưng liên tục tăng đến năm 2019 đạt 40,4%. Cơ cấu lao động chưa qua đào tạo liên tục giảm mạnh theo hướng tích cực, năm 2014 là 26,4% đến năm 2019 chỉ còn 7,8%.
Tuy vậy nhìn chung, trình độ nhân lực du lịch Bắc Ninh vẫn chưa cao, số chưa qua đào tạo có xu hướng giảm tích cực, nhưng số lao động qua đào tạo ngắn hạn, trình độ thấp có tỷ lệ khá lớn và liên tục tăng, tính đến năm 2019 còn chiếm đến 40,6% tổng số lao động.
Nếu xét về loại hình lao động thì số lao động thuộc cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và nhân lực là giảng viên đào tạo các chuyên ngành du lịch có trình độ cao, còn cơ cấu lao động trực tiếp kinh doanh dịch vụ các sản phẩm du lịch trình độ còn khiêm tốn, đòi hỏi phải có giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực trực tiếp làm dịch vụ du lịch là nhân tố đặc biệt quan trọng đến phát triển bền vững du lịch.
4.2.4. Thực trạng quy hoạch và phát triển địa phương bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh
4.2.4.1 Thực trạng quy hoạch bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh
Căn cứ vào quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 1 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ngày 11 tháng 11 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành quyết định số 2163/2013/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó liên qua đến quy hoạch du lịch tỉnh Bắc Ninh với các định hướng phát triển chủ yếu:
Về phát triển du lịch theo lãnh thổ, trong đó tiểu vùng Trung tâm: Gồm Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam. Điểm du lịch quốc gia: có điểm du lịch Thành phố Bắc Ninh và phụ cận của tỉnh Bắc Ninh hình thức du lịch tham quan di tích gắn với dân ca Quan họ. Một số tuyến du lịch chính: Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hà Nội - Bắc Ninh - Hưng Yên - Hà Nam - Ninh Bình. Tuyến du lịch chuyên đề: Tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử - văn hóa theo các triều đại của lịch sử Việt Nam: Đinh, Lý, Trần, Lê…;
Đối với tỉnh Bắc Ninh, UBND tỉnh đã có quyết định số 151/2011/QĐ-UBND, về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030. Ngày ngày 08 tháng 02 năm 2013 UBND tỉnh ban hành quyết định số 60/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngày 12 tháng 02 năm 2018 UBND tỉnh tiếp tục ban hành quyết định Số: 113/QĐ-UBND Phê duyệt Đồ án quy hoạch hệ thống hạ tầng, đường dây thông tin liên lạc trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, định hướng đến năm 2050, Tỉnh Bắc Ninh. Trong đó nội dung chính về quy hoạch du lịch tỉnh Bắc Ninh như sau:
- Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử, từng bước xây dựng nền kiến trúc Bắc Ninh hiện đại, có bảo tồn và phát huy kiến trúc truyền thống, mang đặc trưng văn hóa Kinh Bắc.
- Hệ thống nhà trạm, hạ tầng cáp ngầm, cáp treo
- Hệ thống thông tin vô tuyến
- Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông và CNTT công cộng
- Hệ thống hạ tầng đường dây thông tin liên lạc phục vụ thành phố thông minh và các yêu cầu khác
* Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù:
- Khu du lịch Miền Quan họ tại xã Hòa Long (thành phố Bắc Ninh)
- Khu du lịch Văn hoá - Vui chơi giải trí tổng hợp Đền Đầm (Từ Sơn)
- Khu du lịch Làng quê Việt Vạn Ninh (Gia Bình)
- Khu du lịch sinh thái tâm linh Phật Tích (Tiên Du)
- Khu du lịch văn hóa - lễ hội đền Bà Chúa Kho (TP. Bắc Ninh)
- Không gian lễ hội Lim (Tiên Du)
- Khu du lịch - vui chơi giải trí - thể thao hiện đại quy mô vùng tại núi Dạm (TP. Bắc Ninh)
- Khu du lịch - đô thị Rồng Việt (Gia Bình
- Khu du lịch Lâm viên Thiên Thai (Gia Bình)
- Khu du lịch lịch sử chiến tuyến Như Nguyệt
- Khu du lịch đền và Lăng Kinh Dương Vương (Thuận Thành)
* Tổ chức không gian lãnh thổ du lịch:
- Không gian du lịch TP. Bắc Ninh - Từ Sơn - thị trấn Hồ (Thuận Thành)
- Không gian du lịch phía Đông theo dải sông Đuống
* Các trung tâm du lịch:
- Thành phố Bắc Ninh và phụ cận
- Thị xã Từ Sơn và phụ cận
- Khu vực làng Việt Vạn Ninh (Gia Bình) và kết nối với khu vực Thuận Thành, theo tuyến du lịch dải sông Đuống.
* Các điểm du lịch chính:
- Thành phố Bắc Ninh: Làng Diềm - “nôi” của Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
- Thị xã Từ Sơn: Đền Đô và khu lăng sơn cấm địa nhà Lý; đình, chùa Đồng Kỵ; đình Đình Bảng; chùa Tiêu; Nhà lưu niệm Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ; làng Đình Bảng; làng chạm khắc gỗ Phù Khê...
- Huyện Tiên Du: Chùa Phật Tích gắn với cảnh quan núi Chè; Núi Lim - chùa Hồng Ân; chùa Bách Môn.
- Huyện Thuận Thành: Chùa Bút Tháp; chùa Dâu; Lăng - đền thờ Kinh Dương Vương; làng tranh Đông Hồ; Lăng và đền thờ Sỹ Nhiếp; Thành cổ Luy Lâu.
- Huyện Quế Võ: Làng gốm Phù Lãng; các điểm dừng chân dọc quốc lộ 18.
- Huyện Gia Bình:Làng cổ Vạn Ninh; Chùa Đại Bi; làng tranh tre Xuân Lai;
- Huyện Yên Phong: Hệ thống di tích gắn với chiến tuyến sông Như Nguyệt.
* Các tuyến du lịch:
- Tuyến du lịch nội tỉnh:
+ Tuyến TP. Bắc Ninh - Từ Sơn;
+ Tuyến TP. Bắc Ninh - thị trấn Hồ;
+ Tuyến TP. Bắc Ninh - thị trấn Hồ - Gia Bình;
+ Tuyến sông Cầu từ TP. Bắc Ninh - Ngã ba Xà (Tam Giang, Yên Phong);
+ Tuyến sông Đuống từ lăng Kinh Dương Vương (Thuận Thành) đến bãi Nguyệt Bàn (Gia Bình);
+ Tuyến du khảo bằng xe đạp dọc đê sông Đuống;
+ Các tuyến leo núi, đi bộ dã ngoại,; núi Thiên Thai (huyện Gia Bình).
+ Tuyến du lịch chùa cổ Việt Nam;
+ Tuyến du lịch các làng Quan họ cổ;
+ Tuyến du lịch danh nhân và khoa bảng;
+ Tuyến du lịch sinh thái nông nghiệp nghỉ dưỡng cuối tuần theo dải sông Đuống, sông Cầu;
- Tuyến du lịch liên tỉnh:
+ Tuyến Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dương - Quảng Ninh;
+ Tuyến du lịch Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng Sơn;
+ Tuyến du lịch Hà Nội - Bắc Ninh - Quảng Ninh - Hải Phòng.
4.2.4.2. Thực trạng phát triển địa phương bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh
Phát triển địa phương bền vững du lịch được căn cứ vào quy hoạch tổng thể mà thực hiện phát triển: đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch..
Bắc Ninh có rất nhiều điểm di tích lịch sử, văn hóa nhưng số điểm được công nhận là điểm du lịch còn hạn chế. Qua quá trình phấn đấu, ngày 28/12/2018 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 2393/QĐ-UBND về