Còn Thiếu Bến Đậu Phương Tiện Tàu/ Thuyền Phục Vụ Du Lịch:


gần 100 xưởng gốm mỹ nghệ lớn nhỏ. Gốm mỹ nghệ Biên Hòa chỉ trong ba phần tư thế kỷ đã lan tỏa thành gốm Bình Dương, gốm Tp. Hồ Chí Minh, gốm Vĩnh Long. Kỹ thuật làm gốm không bàn xoay độc đáo, được đẩy lên hàng nghệ thuật với các sản phẩm cỡ lớn thực sự là dấu ấn quan trọng chứng minh giá trị của tài nguyên phi vật thể này.

Bên cạnh các Tài nguyên du lịch nhân văn nổi bật ở cụm trung tâm, các tài nguyên du lịch tự nhiên của cụm Trị An cũng hết sức có giá trị. Hồ Trị An được khởi công vào năm 1984 và hoàn thành vào đầu năm 1987. Hồ có dung tích toàn phần 2,765 km3, dung tích hữu ích 2.547 km3 và diện tích mặt hồ 323 km². Hồ được thiết kế để cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An công suất 400mw với sản lượng điện hằng năm 1,7 tỷ kwh. Nằm trên hồ Trị An, cùng với đảo Đồng Trường, đảo Ó được ví như một viên ngọc hoang dã.

2.2.2. Điểm yếu

2.2.2.1. Quản lý chồng chéo:

Công tác quản lý là nền tảng quan trọng để giúp cho hoạt động du lịch phát triển. tài nguyên du lịch có một đặc điểm là mang tính sở hữu chung. Chính đặc điểm này gậy khó khăn cho phát triển đặc biệt khi công tác quản lý chồng chéo.

Vấn đề quản lý chồng chéo đặc biệt ở cụm Trị An. Ở cụm nay như khảo sát cho thấy có đến 7 đơn vị quản lý liên quan đến mặt nước hồ từ khu bảo tồn sinh thái

- văn hóa, Chi cục Thủy Sản, Biên Phòng, Nhà máy thủy điện, Ủy ban nhân dân xã

... Công ty du lịch đang khai thác tại đây không được quyền khai thác phát triển nếu không có ý kiến của các cấp quản lý. Mỗi hoạt động khai thác nếu không đụng chạm đến việc quản lý của đơn vị này thì sẽ đụng chạm đến việc quản lý của đơn vị khác. Chưa kể có thể cùng một vấn đề nhưng các bên quản lý khác nhau sẽ đưa ra những hướng dẫn khác nhau gây khó khăn cho doanh nghiệp khi ra quyết định. Cuối cùng điều này cản trở việc đón tiếp cũng như phục vụ khách kéo theo việc không thể đẩy mạnh phát triển du lịch


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

2.2.2.2. Còn thiếu bến đậu phương tiện tàu/ thuyền phục vụ du lịch:

Điểm yếu nổi bật nhất dễ nhận ra qua khảo sát cũng như qua ý kiến của các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp là các bến đậu hiện nay chưa phù hợp cho hoạt động du lịch. Khu vực bến tàu tại trung tâm Tp. Biên Hòa còn kém vệ sinh, chủ yếu phục vụ chuyên chở hàng hóa và người buôn bán. Trên các cụm trung tâm và Trị An, các bến đậu hầu hết còn tạm bợ, có điểm còn chưa có bến đậu (chùa Ông).

Du lịch đường sông Đồng Nai, hiện trạng và giải pháp - 12

Yêu cầu đầu tiên của các điểm đón tiếp khách như bến tàu, bến xe phục vụ du lịch đó là sạch, đẹp, an toàn. Bên cạnh đó các điểm này còn phải có các dịch vụ hỗ trợ khác như khu vệ sinh, trạm thông tin, điểm dừng chân, xếp hàng, quầy đồ uống

... Chưa kể đến các yếu tố khác như thiết kế điểm đón và tiễn một chiều hoặc hai chiều phù hợp với đặc điểm của điểm tham quan. Các bến, đặc biệt là bến chính cũng thường đóng vai trò một điểm tham quan với các biểu tượng kiến trúc độc đáo. Trên toàn tuyến hiện nay chưa có điểm nào như vậy.

Trong điều kiện hiện nay, các bến phà đón khách phải đáp ứng đủ yêu cầu như hướng dẫn của Thông tư 22/2014 của Bộ Giao thông Vận tải:35

- Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện thủy nội địa còn hiệu lực, có bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật; kẻ hoặc gắn biển số đăng ký phương tiện thủy nội địa, sơn kẻ vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện thủy nội địa, số lượng hành khách được phép chở trên phương tiện thủy nội địa;

- Đạt tiêu chuẩn chất lượng và được cơ quan đăng kiểm xác nhận đủ điều kiện được phép hoạt động;



35_http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail

&document_id=174524


- Được trang bị đủ số lượng, đúng chủng loại các trang thiết bị, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định;

- Có ghế ngồi cho người khuyết tật, người già, phụ nữ có thai và trẻ em khi đi phà;

- Lưỡi phà (phần tiếp giáp với lưỡi bến khi phà cập bến) phải chắc chắn, không trơn trượt, không lồi lõm, không để chướng ngại vật.

2.2.2.3. Khẩu độ thông thuyền ở khu vực trung tâm Tp. Biên Hòa thấp:

Một trong những điểm thú vị của du lịch đường sông nói chung là du khách cảm giác được hòa mình vào thiên nhiên khi ngắm trời nước bao la từ giữa sông. Muốn mang lại cảm giác đó, khách phải đứng trên phương tiện vận chuyển có chiều cao nhất định và tầm nhìn không bị che chắn.

Các phương tiện đáp ứng được yêu cầu trên phải đi qua được gầm cầu. Đây chính là điểm yếu mấu chốt khiến cho việc phát triển du lịch đường sông không chỉ ở Đồng Nai mà cả ở Tp. Hồ Chí Minh trở nên khó khăn. Ví dụ khẩu độ thông thuyền của cây cầu mới là cầu Bửu Hòa nối hai bờ Bửu Hòa và Hiệp Hòa là 8m. Khẩu độ này không đảm bảo cho tàu du lịch cỡ lớn và đến mùa nước lớn cũng không đáp ứng được đòi hỏi phục vụ khách.

2.2.2.4. Phương tiện vận chuyển chưa phù hợp với hoạt động du lịch hiện đại:

Hiện nay các phương tiện vận chuyển khách ở địa phương hiện chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch hiện đại. Khách du lịch ngày nay thích các phương tiện hiện đại, an toàn, có thể sang trọng có thể đơn giản nhưng dứt khoát phải có đủ tiện nghi. Các phương tiện hiện đại vừa là phương tiện vận chuyển nhưng cũng là một loại nhà hàng, thậm chí là cơ sở lưu trú. Nguồn thu từ việc bán đồ ăn, thức uống trên phương tiện là một nguồn thu không nhỏ. Bên cạnh đó trong quá trình ngắm cảnh du khách cũng có mong muốn biết thêm về điểm đến thông qua việc thuyết minh hướng dẫn, và phương tiện phải đáp ứng được hệ thống âm thanh để đáp ứng được sự mong đợi của du khách, đặc biệt đối với du khách quốc tế nhu cầu này càng cao.


Với các phương tiện di chuyển trong thời gian dài, việc có đủ tiện nghi như vệ sinh, âm thanh, càng trở nên quan trọng. Các phương tiện hiện có của địa phương chỉ dừng ở mức đáp ứng nhu cầu di chuyển giữa hai điểm đến. Chỉ có một phương tiện được đầu tư lớn nhưng hiện không đưa vào hoạt động.

2.2.2.5. Cảnh quan hai bờ chưa có điểm nhấn:

Đối với du lịch đường sông ngoài những điểm tham quan với nhiều hoạt động hấp dẫn thì bản thân cảnh quan hai bờ cũng rất quan trọng, vì khi di chuyển trên sông, du khách sẽ nhanh chóng cảm thấy nhàm chán với cảnh vật đều đều, không có sự tương phản. Cảnh quan hai bờ càng quan trọng hơn nếu muốn khai thác dịch vụ vào buổi tối. Cảnh quan hai bờ phụ thuộc vào các công tình kiến trúc nhân tạo hoặc các thành tạo tự nhiên. Tuy vậy, cảnh quan hai bờ phụ thuộc rất nhiều vào công tác quy hoạch phát triển đô thị ở tầm vĩ mô của địa phương. Nếu các công trình kiến trúc được quy hoạch với vẻ đẹp hướng ra sông và trang trí ánh sáng để có thể quan sát được vào buổi tối sẽ là một lợi thế tốt cho việc du lịch đường sông.

Hiện nay cảnh quan hai bên bờ ở cụm trung tâm chưa có gì đặc sắc ngoại trừ mái một ngôi chùa Kh’me. Một đôi chỗ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp còn tạo ra cảnh mất vệ sinh, nhếch nhác, đặc biệt là khu vực nuôi cá bè Tân Mai.

2.2.2.6. Sản phẩm chưa thành hình:

Với những hạn chế kể trên, điều dễ dàng nhận thấy là sản phẩm du lịch đường sông Đồng Nai chưa thành hình và có nguy cơ dừng lại từ trứng nước. Sản phẩm du lịch là tổng hợp các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố khác phục vụ được liên kết lại một cách hệ thống và hợp lý để phục vụ nhu cầu của du khách trong quá trình đi du lịch. Vì vậy sản phẩm du lịch không chỉ là các tour, tuyến mà còn là các yếu tố tạo nên ấn tượng, trải nghiệm của khách như hình ảnh về điểm đến, khoảng cách từ thị trường nguồn. Các điểm tham quan, dừng chân hiện nay trên tuyến chưa có sự liên kết thành một chuỗi dịch vụ an toàn, hấp dẫn.


2.2.2.7. Tuyên truyền quảng bá có hạn chế:

Công tác quảng bá du lịch của tỉnh Đồng Nai thời gian qua có nhiều điểm tích cực với việc xây dựng các tài liệu hướng dẫn thông tin du lịch, tham gia các hội chợ

... Tuy vậy, để phát triển du lịch đường sông Đồng Nai như một sản phẩm riêng biệt và là điểm nhấn quan trọng thì công tác tuyên truyền quảng bá hiện còn hạn chế. Hiện chưa có các chương trình quảng bá, tuyên truyền dành riêng cho du lịch đường sông. Du lịch đường sông Đồng Nai hiện chưa có một hình ảnh, một thông điệp riêng để tiếp cận thị trường, vì vậy không dễ cho các công ty lữ hành tiếp thị.

Công tác tuyên truyền quảng bá còn hạn chế. Ngoài kênh thông tin như ấn phẩm, hội chợ, du lịch đường sông Đồng Nai còn chưa có các kênh quảng bá trực tuyến như các trang tương tác với người quan tâm qua các mạng xã hội hoặc qua các hiệp hội nghề, câu lạc bộ lữ hành của các địa phương.

2.2.2.8. Năng lực của nguồn nhân lực còn hạn chế:

Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của dịch vụ. Đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch đường sông vừa phải có kỹ năng phục vụ như những nhân viên bình thường vừa phải được trang bị những kỹ năng, kiến thức về cứu hộ, cứu nạn, về hướng dẫn và tổ chức giải trí cho khách trên phương tiện.

Hiện nay đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch đường sông Đồng Nai còn thiếu nhiều kỹ năng quan trọng. đội ngũ phục vụ trực tiếp như các tài công, nhân viên phục vụ nhà hàng, thuyết minh viên điểm đến còn chưa có thái độ phục vụ khách chuyên nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, thái độ và kỹ năng của người lao động ảnh hưởng lớn nhất đến hình ảnh ngành du lịch một địa phương. Mặc dù có lợi thế về tài nguyên về du lịch đường sông được nêu trên, nhưng nếu như nguồn nhân lực không được đào tào cơ bản về kỹ năng, nghiệp vụ phục vụ khách thì việc khai thác tài nguyên không dễ dàng, trái lại nó có thể trở thành yếu tố gây hại cho tài nguyên.


2.2.3. Cơ hội

2.2.3.1. Nhu cầu của xã hội về du lịch thiên nhiên có xu hướng tăng lên:

Du lịch nói chung và du lịch thiên nhiên gần đây trở nên một hoạt động xã hội phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế kéo theo việc thu nhập của người dân được nâng lên, từ đó kéo theo trình độ dân trí ngày càng cao. Thời gian lao động có xu hướng giảm xuống, các kỳ nghỉ được chính phủ sắp xếp dài hơn. Những lý do này khiến người dân dễ dàng đưa ra quyết định đi du lịch. Mặt trái của phát triển kinh tế chính là hoạt động đô thị hóa và ô nhiễm môi trường. Những yếu tố tiêu cực này khiến các mảng xanh trong đô thị ngày càng bị thu hẹp hoặc bị đẩy ra xa đô thị. Kinh tế phát triển cũng kéo theo nhịp sống căng thẳng, bộn bề lo toan. Trong khi cuộc sống ngày càng nhiều sức ép, môi trường thiên nhiên trở thành một tài sản quý giá. Con người có mong muốn “chạy trốn” khỏi đo thị ồn ào để tái tạo sức lao động. Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến xu thế du lịch tìm về thiên nhiên hiện nay. Các loại hình như du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm ngày càng thu hút nhiều đối tượng du khách tham gia.

Thị trường du lịch Việt Nam. Đặc biệt các thành phố lớn cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Du lịch đường sông Đồng Nai với sự đa dạng và có phần nguyên sơ sẽ có cơ hội khẳng định giá trị nếu được khai thác đúng cách.

2.2.3.2. Dân số trẻ, sống và lao động tập trung:

Đồng Nai hiện có hơn 900 ngàn lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, trong đó có hơn 50% là lao động nhập cư; 95% đối tượng lao động nhập cư thuộc diện lao động trẻ, có sức khỏe, số lao động sống độc thân cao, gia đình ít con

... điều này không chỉ tạo cho cơ cấu dân số Đồng Nai trẻ hóa trong những năm qua mà còn đang chuyển dịch Đồng Nai từ cơ cấu dân số trẻ sang thời kỳ “dân số vàng” (dân số trong độ tuổi lao động tăng cao và tỉ lệ dân số phụ thuộc giảm).


Ngoài ra, cuối năm 2015, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh đạt 2,361 triệu đồng/người/tháng; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống đáng kể từ 5,61% năm 2014.36

Đây là thị trường tiềm năng cho hoạt động du lịch nói chung và du lịch đường sông nói riêng. Nhóm khách này có thể có khả năng chi trả không cao nhưng bù lại có số lượng lớn, đòi hỏi dịch vụ không khắt khe và sẵn sàng ủng hộ địa phương.

2.2.3.3. Nhiều công ty lữ hành đang tìm kiếm sản phẩm mới:

Nhu cầu xã hội về du lịch tăng cao, kéo theo sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty lữ hành, dẫn đến hệ quả là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này ngày càng mạnh mẽ. Với ngành kinh doanh lữ hành, cạnh tranh về sản phẩm mới với những điểm nhấn mới là một hình thức cạnh tranh phổ biến và đương nhiên cho thị hiếu tiêu dùng của du khách là luôn hướng đến cái mới.

Nhu cầu của du khách tiềm năng đến các điểm đến truyền thống quanh thành phố từ thị trường nguồn là Tp. Hồ Chí Minh gần đây đã có dấu hiệu bão hòa. Người tiêu dùng chờ đợi những sản phẩm mới. Các công ty lữ hành vì thế ráo riết tạo ra những sản phẩm mới với dịch vụ độc đáo nhưng những điểm đến mới có thể khai thác một cách an toàn, liên tục luôn là bài toán đau đầu.

Du lịch đường sông Đồng Nai với một loạt điểm đến mới mẻ, đa dạng, độc đáo, gần về vị trí địa lý thực sự là điều mà các công ty lữ hành chờ đợi. Cơ hội để xây dựng một thị trường khách ổn định thông qua các doanh nghiệp lữ hành là hoàn toàn khả thi. Tuy vậy yếu tố cốt lõi vẫn là “có cái gì để bán” nghĩa là bản chất của sản phẩm phải là một sản phẩm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách cũng như của công ty lữ hành, những người duy trì một lượng khách đều đặn và có kế hoạch giúp hoạt động kinh doanh của địa phương đảm bảo mục tiêu đề ra một cách ổn định và có khả năng dự báo cao.



36 http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-quyet-145-2014-NQ-HDND-Quy-dinh-ve- gia-cac-loai-dat-tinh-Dong-Nai-05-nam-2015-2019-262231.aspx


2.2.3.4. Nhiều nhà đầu tư địa phương có thực lực và quyết tâm:

Cơ hội phát triển của du lịch đường sông Đồng Nai còn ở chỗ có sự xuất hiện của những nhà đầu tư địa phương có thực lực đồng thời có quyết tâm và có tình yêu quê hương. Các doanh nghiệp này có thể kể đến như doanh nghiệp Ngọc Phát, Thăng Long, gốm Phong Sơn. Các doanh nghiệp này có lợi thế về sự am hiểu hoạt động kinh doanh tại địa phương. Họ có kinh nghiệm, kinh doanh phục vụ du khách ở những cấp độ khác nhau.

Qua phỏng vấn sâu, các doanh nghiệp thể hiện quyết tâm đầu tư phát triển nếu được chính quyền tạo điều kiện và đảm bảo một chính sách bền vững. Các doanh nghiệp cũng nhận thức được việc học tập mô hình thành công của những doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh để áp dụng cho việc phát triển của mình.

2.2.3.5. Cần liên kết này trong sự phát triển du lịch đường sông:

Cơ hội phát triển và kết nối của du lịch đường sông Đồng Nai với du lịch đường sông Tp. Hồ Chí Minh là hết sức rõ ràng và hiển nhiên vì bản thân Tp. Hồ Chí Minh cũng đã bước đầu triển khai kế hoạch phát triển du lịch đường thủy trên sông Sài Gòn và kết tuyến kết nối. tại Tp. Hồ Chí Minh có đến hơn 20 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đường sông với các hình thức đa dạng như nhà hàng nổi, tham quan ... Riêng Tổng công ty Saigontourist hiện có 5 công ty thành viên khai thác loại hình du lịch đường sông, gồm công ty TNHH MTV dịch vụ lữ hành Saigontourist, Làng du lịch Bình Quới, Công ty du lịch sinh thái Cần Giờ, công ty cổ phần Fiditour, công ty TNHH MTV du lịch Phú Thọ, và công ty cổ phần du thuyền Nam Sài Gòn, cung cấp các tour du lịch đường sông tại Tp. Hồ Chí Minh, các vùng phụ cận. Hiện nay có khoảng 101 phương tiện tham gia du lịch Đường sông. Về cơ sở hạ tầng, Sở VHTTDL Tp. Hồ Chí Minh đã và đang tiến hành phối hợp với các Sở, Ngành đầu tư các bến tàu, nhà chờ, bến đợi theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Giữa năm 2013, Tp. Hồ Chí Minh đã khai trương 7 tuyến du lịch đường sông.

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí