Những Yếu Tố Cản Trở Chủ Yếu Phát Triển Bền Vững Du Lịch Vùng 2 - Nam Sông Đuống‌‌‌



Qua Biểu đồ 4.1 cho thấy:

Các yếu tố 2, 5, 3, 6 là những yếu tố khó khăn gây cản trở đến sự phát triển du lịch, trong đó đặc biệt chú ý 2 yếu tố:

Yếu tố 6 - Khó khăn về sản phẩm ít, không phù hợp Yếu tố 3 - Khó khăn về cơ sở hạ tầng

Là hai yếu tố chính gây trở ngại làm tắc nghẽn sự phát triển hệ thống bền vững du lịch, nếu muốn phát triển phải có giải pháp khắc phục, khai thông được các yếu tố trên, từ đó đưa ra các giải pháp khoa học phù hợp.

4.4.2. Vùng 2 - Nam sông Đuống‌

Đối với Vùng 2 - Nam sông Đuống, kết quả điều tra 300 ý kiến của các chuyên gia trong các cơ sở kinh doanh du lịch và các đơn vị quản lý nhà nước của Vùng 2 - Nam sông Đuống, tỉnh Bắc Ninh với các yếu tố (Yt) khó khăn làm cản trở phát triển bền vững du lịch:

Yt1: Khó khăn về xã hội an ninh và an toàn

Yt2: Khó khăn về cơ chế, chính sách của Nhà nước Yt3: Khó khăn về cơ sở hạ tầng

Yt4: Khó khăn về nguồn nhân lực phục vụ du lịch chưa tốt Yt5: Khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Yt6: Khó khăn về sản phẩm du lịch ít, chưa phù hợp

Kết quả về những khó khăn được tập hợp thể hiện ở bảng 4.19.

Bảng 4.19: Những yếu tố cản trở chủ yếu phát triển bền vững du lịch Vùng 2 - Nam sông Đuống‌‌‌

Mã yếu tố

Khó khăn bởi các yếu tố

Số ý kiến

Tỷ lệ %

Yt1 Yt2 Yt3 Yt4 Yt5

Yt6

Khó khăn về xã hội an ninh và an toàn. Khó khăn về cơ chế, chính sách của Nhà nước Khó khăn về cơ sở hạ tầng

Khó khăn về nguồn nhân lực phục vụ du lịch chưa tốt Khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Khó khăn về sản phẩm du lịch ít, chưa phù hợp

54

164

262

168

192

266

18,0

54,7

87,3

56,0

64,0

88,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh - 20

Nguồn: Tập hợp từ số liệu điều tra



54,7%

56,0%

64,0%

87,3%

88,7%

82,0% 46,3% 44,0% 36,0% 39,2%

1

2Y

Yt5

Y4

Y6

Yt2

Yt3

Y1


37,5%

Từ số liệu trên bảng 4.16, có thể mô tả trên biểu đồ 4.2 sau đây: 18,0%


Y6

Biểu đồ 4.2: Những yếu tố cản trở làm tắc nghẽn phát triển Vùng 2 - Nam sông Đuống‌‌‌

Qua Biểu đồ 4.2 cho thấy: Các yếu tố 2, 4, 5, 3, 6 là những yếu tố khó khăn gây cản trở đến sự phát triển du lịch, trong đó đặc biệt chú ý 3 yếu tố:

Yếu tố 6 - Khó khăn về sản phẩm ít, không phù hợp Yếu tố 3 - Khó khăn về cơ sở hạ tầng

Yếu tố 5 - Khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Là ba yếu tố chính gây trở ngại làm tắc nghẽn sự phát triển hệ thống bền vững du lịch, nếu muốn phát triển phải có giải pháp khắc phục, khai thông được các yếu tố trên, từ đó đưa ra các giải pháp khoa học phù hợp.

4.5. Đánh giá chung về phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh‌

4.5.1. Những kết quả đạt được‌

Thực trạng trong những năm qua, du lịch tỉnh Bắc Ninh đã có những bước phát triển và đã đạt được một số kết quả chủ yếu như sau:

Tỉnh Bắc Ninh đã bảo tồn được nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa làm cơ sở phát triển du lịch, đáng chú ý trong số 52 địa danh có thể phát triển du lịch, được phân chia ra ở 2 vùng du lịch, vùng 1- Bắc sông Đuống có 34 địa danh, vùng 2 - Nam sông Đuống có 18 địa danh, thì đã có 11 địa danh được công nhận là điểm du lịch, trong đó vùng 1- Bắc sông đuống có 6 điểm, vùng 2- Nam sông đuống có 5 điểm.



Về nhân lực: lao động du lịch của tỉnh Bắc Ninh liên tục tăng qua 5 năm, từ năm 2014 - 2018. Năm 2014 chỉ có 1.751 người, đến năm 2018 là 2.895 người. Trong đó, cơ cấu lao động du lịch có xu hướng tích cực: năm 2014 tỷ lệ số người trực tiếp làm kinh doanh du lịch chỉ chiếm 86,9% đến năm 2018 tỷ lệ là 90,8%. Chất lượng lao động cũng tăng, năm 2014 trình độ từ cao đẳng trở lên đạt 26,8% đến năm 2018 đạt 37,5%. Chỉ tiêu về số đơn vị đăng ký kinh doanh du lịch cũng tăng, năm 2014 là 425 cơ sở, đến 2018 là 626 cơ sở.

Về khách du lịch đến Bắc Ninh cũng tăng liên tục qua các năm: Năm 2018 đạt trên 1.350 nghìn lượt khách, so với năm 2014 là 477 nghìn lượt, tăng 2,83 lần. Số ngày khách năm 2018 đạt trên 2.237 nghìn lượt ngày khách, so với năm 2014 là 580 nghìn lượt ngày khách, tăng 3,86 lần. Trong đó năm 2018 khách trong nước là 1.194,8 nghìn lượt khách chiếm 88,5%, khách quốc tế 155,2 nghìn lượt, chiếm 11,5%.

Kết quả và hiệu quả kinh doanh du lịch của tỉnh Bắc Ninh liên tục tăng trong 5 năm từ 2014 đến 2018. Phản ánh kết quả kinh doanh tăng qua các năm: năm 2014 doanh thu thuần đạt 380,72 tỷ đồng, đến năm 2018 đạt 855,14 tỷ đồng tăng 2,47 lần. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh đa số tăng qua các năm: Doanh thu thuần/1 lao động năm 2014 đạt 250,14 triệu đồng, đến năm 2018 đạt 325,40 triệu đồng; Doanh thu thuần/Chi phí năm 2014 đạt 111,69%, đến năm 2018 đạt 115,16; Lợi nhuận gộp/1 lao động tăng mạnh, năm 2014 đạt 67,10 triệu đồng, đến năm 2018 đạt 117,30 triệu đồng; Lợi nhuận gộp/ Chi phí, năm 2014 đạt 29,96% đến năm 2018 đạt 41,51%; Lợi nhuận thuần/1 lao động, năm 2014 đạt 26,18 triệu đồng, đến năm 2018 đạt 42,84 triệu đồng; Lợi nhuận thuần/ Chi phí, năm 2014 đạt 11,69%, đến năm 2018 đạt 15,16%; Lợi nhuận ròng/1 lao động, năm 2014 đạt 20,37 triệu đồng, đến năm 2018 đạt 37,61 triệu đồng; Lợi nhuận ròng/ Chi phí, năm 2014 đạt 9,10%, đến năm 2018 đạt 13,31%.

Tính đến năm 2018 tổng GTSX đạt: 855,2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2,8% trong cơ cấu ngành dịch vụ, so với năm 2014 đạt 320,1 tỷ đồng, chiếm 1,5% trong cơ cấu ngành dịch vụ. Như vậy qua 5 năm cơ cấu kinh tế du lịch đã tăng từ 1,5% lên 2,8% trong cơ cấu ngành dịch vụ.

Một số chỉ tiêu đánh giá sự hài lòng của khách du lịch cho thấy: đã đạt được một số chỉ tiêu loại tốt là: xã hội an ninh an toàn, danh lam thắng cảnh đẹp, các món ăn lạ hấp dẫn, sự đặc sắc độc đáo trong văn hóa Quan họ…



4.5.2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân‌

4.5.2.1. Những khó khăn, hạn chế

Tiềm năng phát triển tài nguyên du lịch của tỉnh Bắc Ninh rất lớn, nhưng thực tế khai thác phát triển du lịch chiếm tỷ lệ rất thấp. Nếu tính số địa danh được công nhận là điểm du lịch so với số địa danh có thể phát triển du lịch, toàn tỉnh là 11/51 đạt 21,6%. Trong đó vùng 1 - Bắc sông Đuống là: 6/34 đạt 17,65% ; Vùng 2- Nam sông Đuống là 5/17 đạt 29,41% .

Nguồn nhân lực tỉnh Bắc Ninh mặc dù chất lượng tăng qua các năm theo hướng tích cực, nhưng thực trạng số lao động trình độ thấp và chưa qua đào tạo rất lớn: số đào tạo ngắn hạn là 1.218 người, chiếm 42,1% và số chưa qua đào tạo là 249 người, chiếm 8,6%.

Khách du lịch đến Bắc Ninh tăng qua các năm nhưng tổng số lượt khách vẫn ít, cơ cấu khách chủ yếu là khách nội địa, thời gian lưu trú của khách ngắn. Điều tra cho thấy khách quốc tế tỷ lệ thấp chiếm 11,5%, số lượt khách đến khá lớn, nhưng số ngày khách không cao, tính đến năm 2018 số lượt khách 1.350 nghìn lượt, nhưng số ngày khách là 2.237 nghìn, bình quân 1 khách chỉ lưu trú là: 1,66 ngày, từ đó kết quả và hiệu quả kinh doanh chưa cao.

Thực trạng còn tồn tại nhiều yếu tố khách du lịch chưa hài lòng khi đến Bắc Ninh. Qua điều tra và phân tích cho thấy có nhiều yếu tố khách du lịch không hài lòng bao gồm: Dịch vụ vui chơi giải trí nghèo nàn, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, thông tin về du lịch chưa đầy đủ rõ ràng, giá dịch vụ còn nhiều chỗ chưa phù hợp, sản phẩm du lịch chất lượng chưa cao ít lựa chọn, nhiều tiếp viên du lịch năng lực và nhiệt tình còn hạn chế, phương tiện du lịch một số nơi chưa thuận lợi, một số địa điểm chưa tạo được ấn tượng tốt cho khách du lịch.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch cho thấy: Vùng 1- Bắc sông Đuống, các yếu tố: Cơ sở lưu trú; Cở hạ tầng phục vụ du lịch; Dịch vụ ăn uống, thăm quan, mua sắm, giải trí; Phương tiện vận chuyển khách và Hướng dẫn viên du lịch. Vùng 2 - Nam sông Đuống, các yếu tố: Cơ sở lưu trú; Phương tiện vận chuyển khách; Hướng dẫn viên du lịch; Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Là những yếu tố quan trọng để phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh, nhưng thực trạng những vấn đề trên còn nhiều khó khăn, hạn chế.



Một số yếu tố còn khó khăn gây trở ngại sự phát triển bền vững du lịch của tỉnh Bắc Ninh. Qua điều tra cho thấy những yếu tố khó khăn bao gồm: khó khăn về sản phẩm du lịch, khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ du lịch, khó khăn về cơ chế chính sách của Nhà nước, khó khăn về cơ sở hạ tầng, khó khăn về chất lượng nguồn nhân lực du lịch là những tồn tại kìm hãm sự phát triển bền vững du lịch ở tỉnh Bắc Ninh.

Qua đánh giá phân tích cũng cho thấy sự phát triển du lịch ở tỉnh Bắc Ninh còn nhiều yếu tố chưa bền vững, mặc dù một số chỉ tiêu tăng cao nhưng có những chỉ tiêu quan trọng như tỷ lệ tăng của doanh thu thuần so sánh năm sau với năm trước qua các năm từ 2014 - 2018 có xu hướng giảm, chỉ tiêu tổng lượt ngày khách so với số lượt khách chênh lệch thấp, tổng doanh thu số thực tế đạt chưa cao, phát triển du lịch chưa tương xứng so với tiềm năng... là những tồn tại cần phải có giải pháp khắc phục.

4.5.2.2. Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế

Qua nghiên cứu cho thấy những nguyên nhân của những khó khăn tồn tại chủ yếu là những nguyên nhân chủ quan, có thể tập hợp lại thành một số nguyên nhân chính như sau:

Tỉnh Bắc Ninh chưa có cơ chế chính sách cụ thể về bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa gắn kết với du lịch, những người bảo tồn chủ yếu quan tâm đến việc bảo tồn không quan tâm và không có lợi ích về du lịch, nguồn vốn bảo tồn cũng không có chia xẻ từ du lịch vì vậy chưa phát huy sức mạnh bổ trợ để nâng cao hiệu quả bền vững du lịch. Địa phương cũng chưa có cơ chế chính sách xã hội hóa vốn đầu tư và chia sẻ lợi ích du lịch vì vậy vốn đầu tư ít, hầu hết các điểm thăm quan chưa xứng tầm là điểm du lịch.

Các địa phương kể cả cấp tỉnh và cấp huyện trong việc quy hoạch chi tiết, chiến lược, kế hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chưa rõ ràng hoặc có thì đã lạc hậu chưa được điều chỉnh bổ sung, trong kế hoạch chiến lược chưa làm rõ trọng tâm, trọng điểm, từng khu từng điểm lại không đồng bộ, không kết nối được các khu vực kinh tế chính để tạo thuận lợi cho phát triển du lịch.

Về quy hoạch du lịch tỉnh Bắc Ninh đã có từ lâu, nhưng đến nay có nhiều điểm không sát với thực tế, không phù hợp với quy hoạch đô thị, không gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đồng thời không có bổ sung điều chỉnh



quy hoạch du lịch phù hợp với thực tế dẫn tới việc thực hiện không theo quy hoạch từ đó quy hoạch và thực hiện quy hoạch tách rời nhau.

Nguồn lực đầu tư có giới hạn, nguồn lực đầu tư để phát triển du lịch càng hạn chế, chưa thu hút được vốn ODA, chưa thu hút được vốn xã hội hóa phát triển du lịch, mặt khác lại đầu tư dàn trải chưa có trọng tâm trọng điểm.

Một hạn chế quan trọng là ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong phát triển du lịch chưa được quam tâm đúng mức. Hiện nay trong thời kỳ cuộc cách mạng lần thứ tư, nhưng trong phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại còn rất hạn chế, thực tế chưa có hệ thống du lịch thông minh, việc tuyên truyền quảng bá, cung cấp thông tin, đặt điểm, đặt tuyến, mua sắm… trực tuyến còn rất hạn chế.

Hạn chế về chất lượng nhân lực kinh doanh du lịch: hầu hết các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh du lịch ở tỉnh Bắc Ninh chưa có hoặc có không đầy đủ các quy trình khoa học và quản lý nguồn nhân lực. Quá trình tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, chế độ đãi ngộ, cơ hội thăng tiến, chế độ ưu đãi thu hút nhân tài… chưa có động lực phát triển mạnh chất lượng nguồn nhân lực.

Đặc biệt còn tồn tại trong vấn đề vệ sinh môi trường tại các địa điểm du lịch, hầu hết chưa có chế tài cụ thể, chưa có đơn vị hướng dẫn và thực hiện chế tài triệt để, chưa tổ chức tốt tuyên tuyền, vận động, giáo dục cộng đồng dân cư ở các điểm du lịch thực hiện tốt vấn đề vệ sinh môi trường.

Hạn chế về quản lý du lịch: Kết quả điều tra 79 quản lý khách sạn cho thấy quan điểm của người quản lý lưu trú, về tầm quan trọng của sản phẩm nhập khẩu chưa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Người quản lý có xu hướng hành xử bằng cách coi trọng quá nhiều đến chất lượng sản phẩm nhập khẩu so với các sản phẩm địa phương. Do đó, họ thích phục vụ các sản phẩm nhập khẩu cho khách du lịch nước ngoài. Những lý do là như sau:

(1) Lý do chất lượng. Chất lượng sản phẩm nhập khẩu là lý do chính để sử dụng sản phẩm nhập khẩu. Hầu hết các khách sạn được xếp hạng sao hoặc khách sạn theo chuỗi 4 & 5 sao hoặc khách sạn không có chuỗi cũng như các khách sạn được xếp hạng 1,2 & 3 có xu hướng sử dụng các sản phẩm nhập khẩu. Các nhà quản lý khách sạn từ các chuỗi khách sạn được xếp hạng sao cho biết, các sản phẩm



phải có tiêu chuẩn chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chuỗi khách sạn. Họ nghĩ rằng thịt, các sản phẩm sữa và đồ uống có cồn nhập khẩu có chất lượng tốt hơn so với các sản phẩm địa phương. Họ giải thích chắc chắn rằng các khách sạn được xếp hạng sao cần chất lượng cao của thực phẩm, đồ uống có cồn và dụng cụ cũng như các thiết bị nhập khẩu khác để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng. Trong khi hầu hết các khách sạn không được xếp hạng sao không sử dụng dụng cụ và thiết bị nhập khẩu. Họ đã sử dụng một sự kết hợp phong cách hiện đại và địa phương để trang trí phòng bởi vì họ cũng muốn thể hiện nghệ thuật của người Bắc Ninh đích thực, nhất là các sản phẩm đồ gỗ, tranh dân gian.

(2) Cạnh tranh giữa các khách sạn về việc trình bày chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Theo các nhà quản lý khách sạn, khách sạn được xếp hạng sao ở Bắc Ninh cung cấp nhiều thực đơn nhà hàng hấp dẫn. Họ nói rằng, thịt, sản phẩm sữa và đồ uống có cồn nhập khẩu là bắt buộc đối với các khách sạn theo chuỗi trong việc trình bày một món ăn chất lượng cao. Họ lập luận rằng các sản phẩm nhập khẩu có chất lượng tuyệt vời và tốt hơn so với các sản phẩm địa phương.

(3) Để tránh khiếu nại. Quản lý khách sạn nghĩ rằng khách du lịch nước ngoài ưa thích các sản phẩm nhập khẩu, nhất là các sản phẩm từ sữa và đồ uống có cồn.

Nghiên cứu này cho thấy các khách sạn theo chuỗi 4 & 5 sao có nhu cầu cao nhất đối với các sản phẩm nhập khẩu, tiếp theo là các khách sạn không thuộc chuỗi 4 & 5 sao và các khách sạn được xếp hạng 1,2 & 3 sao. Trong khi đó, hầu hết các khách sạn không được xếp hạng sao đều thích phục vụ các sản phẩm địa phương cho khách của họ.

Lý do không sử dụng các sản phẩm cho du khách tại các khách sạn ở 4 địa phương của Bắc Ninh: (1) Hầu hết các loại thực phẩm địa phương không thể đáp ứng yêu cầu của khách sạn về chất lượng hoặc số lượng. Các nhà quản lý khách sạn giải thích rằng một số loại thịt, đặc biệt là thịt bò và thịt cừu cần phải được nhập khẩu. Tuy nhiên, họ thường sử dụng một số loại thịt địa phương khác, như thịt gà và thịt lợn, vì chất lượng của những loại thịt này có thể đáp ứng nhu cầu du lịch. Các sản phẩm cá cũng có sẵn rất nhiều ở Bắc Ninh. (2) Tính khả dụng và thời vụ của các sản phẩm làm vườn. Bắc Ninh có nhiều loại rau quả. Tuy nhiên, sự sẵn có của rau



quả phụ thuộc vào thời vụ. Tình trạng này khuyến khích các nhà quản lý khách sạn sử dụng các loại trái cây nhập khẩu, chẳng hạn như táo, cam, nho, lê, v.v.; các khách sạn 4 & 5 sao đã nhập một số sản phẩm rau không có sẵn tại địa phương hoặc không thể đáp ứng bởi các nhà sản xuất địa phương, như rau bina, măng tây, rau diếp xoăn, cần tây, v.v. Hơn nữa, hầu hết các khách sạn được xếp hạng sao đều nhập khẩu đồ uống có cồn và các sản phẩm từ sữa để đáp ứng yêu cầu của khách sạn. (3) Nội thất địa phương, trang trí phòng và phong cách xây dựng. Người quản lý của tất cả các loại khách sạn có quan điểm tương tự về việc sử dụng đồ nội thất địa phương, phong cách xây dựng, trang trí phòng và kiến trúc. Khách du lịch cũng yêu thích đồ nội thất của người Bắc Ninh, trang trí phòng.

Quan điểm của các nhà quản lý khách sạn về việc sẵn sàng giảm sản phẩm nhập khẩu và ưu tiên cho các sản phẩm địa phương. Họ cũng cho rằng sự sẵn có của các sản phẩm địa phương thay thế cho sản phẩm nhập khẩu cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, hầu hết các nhà quản lý khách sạn đã thực sự lo ngại về chất lượng của tất cả các loại sản phẩm, nhất là an toàn thực phẩm. Một số gợi ý đã được một số nhà quản lý khách sạn đưa ra để cải thiện chất lượng sản phẩm địa phương, như: (i) cải thiện khả năng của nông dân trong việc sản xuất chất lượng tốt hơn các sản phẩm địa phương (bao gồm cả các sản phẩm chăn nuôi và làm vườn như rau quả) bằng cách truyền thông, giáo dục nông dân tốt hơn; (ii) tài trợ cho nông dân để cải thiện chất lượng của hệ thống canh tác; và (iii) đề nghị chính quyền địa phương chú ý hơn đến việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng cần thiết của khách sạn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Từ quan điểm của chủ khách sạn, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng thực sự quan trọng bằng cách hợp tác giữa chính phủ, hiệp hội khách sạn, nông dân và ngành nông nghiệp để cải thiện chất lượng sản phẩm địa phương.

Chiến lược tiếp thị điểm đến thông qua tối ưu hóa việc sử dụng các sản phẩm địa phương

Tối ưu hóa việc sử dụng các sản phẩm địa phương và giảm sử dụng các sản phẩm nhập khẩu và nhân viên tỉnh ngoài là cách để quảng bá các sản phẩm địa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/04/2023