Đối với tuyến đề nghị của giai đoạn này cần phải đầu tư các điểm đến hạ tầng phục vụ du lịch đường sông tốt hơn, đặc biệt là phương tiện, bến đậu …
Tuyến DS04: Liên tuyến Tp. Hồ Chí Minh - Nhơn Trạch thời gian 01 ngày.
Đón khách tại bến Bạch Đằng - Trả khách tại bến Bạch đằng thời gian 01 ngày.
Các địa điểm tham quan: Khu Nhà Cổ, Thành Tuy Hạ, Đình Làng, cù lao Phố
Tuyến DS05: Tp. Biên Hòa - Làng bưởi Tân Triều thời gian 01 ngày
Đón khách tại bến tàu chợ Biên Hòa - trả khách tại bến tàu du lịch làng bưởi Tân Triều hoặc ngược lại.
Các điểm tham quan: Khu du lịch Bửu Long, văn miếu Trấn Biên, làng bưởi Tân Triều.
3.1.3.2. Phát triển điểm đến cho các tuyến du lịch đường sông:
Việc phát triển điểm tham quan du lịch ven sông đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của sản phẩm du lịch sông Đồng Nai:
a. Giai đoạn 1, năm 2016 - 2017:
Chỉnh trang và sắp xếp lại các điểm tham quan phục vụ cho tuyến tham quan
DS01 gồm các điểm tham quan như sau:
- Xây dựng quy trình đón tiếp, chỉnh trang cảnh quan dọc các lối đi để phục vụ khách tham quan cho các khu vực: làng gốm Tân Vạn, nhà cổ Trần Ngọc Du.
- Làng cá bè Tân Mai: cần tuyên truyền người dân ý thức bảo vệ môi trường cảnh quan và nên chọn lọc một số bè đủ các tiêu chí đưa vào phục vụ du lịch.
- Chọn một số tuyến đường đẹp xuyên cù lao Phố để du khách có thể đi bộ tham quan hoặc sử dụng các phương tiện thô sơ, thân thiện với môi trường để di chuyển như xe đạp, xe điện, xe ngựa ...
- Đầu tư xây dựng khu du lịch Đảo Ó - Đồng Trường theo hướng du lịch sinh thái, thể thao: có các khu huấn luyện các kỹ năng cho giới trẻ: khai khác loại hình du lịch học tập, trải nghiệm ... để phục vụ cho tuyến ĐS 03.
b. Giai đoạn 2, từ 2018 - 2020:
Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng khu vực Nhơn Trạch để hình thành các điểm tham quan gắn liền với đời sống, văn hóa của cộng đồng. Cộng đồng dân cư tham gia hưởng lợi từ du lịch để tuyến ĐS 04 trở thành một tuyến du lịch hấp dẫn khách du lịch.
Tiếp tục khảo sát và phát triển thêm một số điểm tham quan ven sông từ Tp.
Biên Hòa - Tân Triều để tuyến này hấp dẫn hơn đối với du khách.
3.1.3.3. Ẩm thực du lịch đường sông:
Kêu gọi đầu tư loại hình du thuyền ẩm thực trên sông chạy mỗi tối đoạn trung tâm Tp. Biên Hòa - cầu Đồng Nai và ngược lại.
Các nhà vườn, nhà hàng phục vụ ăn uống theo tuyến du lịch đường sông khai
thác.
Các món ăn dân dã, rau sạch, an toàn, đậm nét đặc trưng của miền Đông Nam
Bộ cho du khách sẽ là điểm nhấn cho chương trình du lịch đường sông.
Biểu đồ 3.7: Thống kê ý kiến khách hàng về việc bố trí ăn uống
Thích ăn uống ở đâu
12.20%
38.80%
Nhà hàng trên tàu
Nhà hàng trên bờ
30.60%
Nhà vườn trên bờ
Tự chuẩn bị đồ ăn
18.40%
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
3.1.3.4. Các hoạt động vui chơi giải trí:
Hình thành câu lạc bộ đờn ca tài tử phục vụ du khách trên tàu hoặc tại các điểm tham quan.
Tại các điểm tham quan nhà vườn: nên tạo điều kiện để khách du lịch được tham gia, được trãi nghiệm các hoạt động nôn nghiệp, ghề thủ công ...
Khai thác tuyến thượng nguồn: Dahoai - Madagui - Nam Cát Tiên - Tà lái - Thác Ba Giọt - Trị An - La Ngà với độ dài 68km khai thác loại hình Rafting (vượt thác bằng thuyền phao) du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm dành cho khách nước ngoài. Hiện nay, đã có doanh nghiệp tiên phong đầu tư khai thác.
Định hướng đầu tư khai thác khu du lịch Đảo Ó - Đồng Trường, khu du lịch cù lao Ba Xê với loại hình du lịch cắm trại, dã ngoại, huấn luyện đội nhóm (teambuilding).
3.1.4. Nhóm giải pháp quảng bá xúc tiến du lịch đường sông
3.1.4.1. Xúc tiến quảng bá thông qua kênh internet:
Biểu đồ 3.8: Thống kê các kênh quảng bá hiệu quả nhất
Quảng cáo ở đâu
2.00%
6.10% 10.20%
6.10%
57.10%
Bảng quảng cáo lớn ngoài trời Phim trên Youtube
Mạng xã hội Báo chí
Phát tờ rơi ở hội chợ
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Theo số liệu điều tra của tác giả thông qua bảng hỏi thì 57% ý kiến người được hỏi trả lời nên quảng bá trên mạng xã hội vì thế tác giả đề nghị trung tâm xúc tiến du lịch sẽ là đơn vị đầu mối tạo các tài khoản trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Zingme, Google+ ...
Xây dựng những đoạn video clip về du lịch sông Đồng Nai và tạo tài khoản trên Youtube và các website chia sẻ clip nhằm mục đích quảng bá cho du lịch đường sông.
Xây dựng một website riêng cho du lịch đường sông.
3.1.4.2. Quảng cáo, quảng bá:
Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng; đặc biệt là kênh hình. Quảng cáo trên các pano lớn ngoài trời tại các cửa ngõ của tỉnh.
Giai đoạn đầu: Viết nhiều bài tuyên truyền, giới thiệu liên quan đến du lịch đường sông Đồng Nai; cho đăng bài trên nhiều báo (kể cả báo mạng) nhằm tạo sự chú ý cũng như phát sinh nhu cầu từ những thị trường nguồn, thị trường trong tỉnh.
3.1.4.3. Tổ chức các sự kiện liên quan đến du lịch đường sông:
Tổ chức các đoàn famtrip (familiarization trip: du lịch tìm hiểu, làm quen, tiếp thị) cho các đối tượng là công ty du lịch lữ hành từ các thị trường nguồn như Tp. Hồ Chí Minh, các ban quản lý khu công nghiệp và các tỉnh lân cận nhằm quảng bá sản phẩm du lịch đường sông.
Tổ chức các đoàn presstrip (đoàn báo chí đến trực tiếp trải nghiệm và viết bài giới thiệu du lịch) để tăng độ phủ thông tin. Phương cách này rất hiệu quả và chi phí lại thấp hơn quảng cáo thông thường.
Tổ chức cho các hội nhíp ảnh tham gia du lịch sáng tác ảnh trên tuyến du lịch đường sông, hoặc tổ chức các cuộc thi ảnh dành cho du khách tham gia du lịch đường sông trên các mạng xã hội.
3.1.4.4. Chính sách khuyến mãi:
Giai đoạn đầu trung tâm xúc tiến làm đầu mối và phối hợp các doanh nghiệp tham gia khai thác du lịch đường sông để xây dựng một chiến lược giá hấp dẫn để thu hút khách.
Xây dựng chiến lược giá hợp lý dành cho các công ty lữ hành để họ tích cực tham gia quảng bá và bán sản phẩm.
3.1.4.5. Xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch:
- Xác định hình ảnh điểm đến du lịch là vấn đề quan trọng, làm cơ sở để xây dựng các chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch, các kênh phân phối, các phương tiện truyền thông, … xây dựng hình ảnh điểm du lịch của tỉnh Đồng Nai như sau:
+ Là một điểm đến nổi bật với du lịch văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái rừng - sông - hồ - thác.
Là một điểm đến an toàn thân thiện và hấp dẫn.
3.1.4.6. Tuyên truyền quảng bá du lịch:
- Tăng cường phối hợp với các phương tiện truyền thông, nâng cao chất lượng chuyên mục du lịch trên truyền hình, đài phát thanh, các ấn phẩm, Website có uy tín để quảng bá du lịch tỉnh Đồng Nai.
- Nâng cao chất lượng, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế về du lịch, tranh thủ sự hỗ trợ của các đại sứ, lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài, lãnh sự quán nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh để giới thiệu các ấn phẩm, phim quảng bá du lịch Việt Nam và tỉnh Đồng Nai, đưa du lịch tỉnh Đồng Nai là điểm đến của khách du lịch.
- Xuất bản sách hướng dẫn du lịch, bản đồ du lịch, sách ảnh, các Brochure, CD giới thiệu các khu, điểm du lịch, sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh để cung cấp cho khách du lịch.
- Xây dựng mạng lưới các điểm thông tin du lịch tại trung tâm của thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện, các bến xe và bến tàu.
- Hợp tác các ban ngành liên quan, phát huy tính chủ động trong quảng bá du lịch. Lập hệ thống biển chỉ dẫn tham quan, khu du lịch, các công trình công cộng. Nâng cao chất lượng sản xuất, bán hàng lưu niệm.
3.1.4.7. Xúc tiến du lịch trong và ngoài nước:
- Phối hợp với Tổng cục Du lịch và Hiệp hội Du lịch tổ chức các đoàn Fam Trip đối với các thị trường khách du lịch và các đoàn Press Trip đối với các hãng truyền thông lớn để khảo sát, giới thiệu sản phẩm du lịch, dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh.
- Tham gia các hội chợ, hội nghị du lịch trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm đối tác, tạo cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường. Xuất bản ấn phẩm du lịch bằng nhiều ngôn ngữ, tạo Website quảng cáo, báo điện tử phân phối cho hội chợ, hội thảo kích thích sự quan tâm chú ý của du khách.
3.1.4.8. Hợp tác phát triển du lịch:
- Chủ động hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả với du lịch khu vực. Mở rộng hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh trong vùng Nam Trung Bộ - Nam Bộ, đề xuất khảo sát làm mới các tour tuyến liên kết với Du lịch xuyên Á
- Con đường xanh Tây Nguyên.
- Phát huy vai trò của Hiệp hội Du lịch tỉnh Đồng Nai trong việc liên kết các doanh nghiệp du lịch, thực hiện các biện pháp nhằm tăng sức hấp dẫn của điểm đến tỉnh Đồng Nai.
- Sở VHTT&DL chủ động triển khai thực hiện các kế hoạch phối hợp hoạt động giữa các ngành, lĩnh vực để tạo sức mạnh, chiến lược phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai.
3.1.5. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho du lịch đường sông
Nguồn nhân lực là một yếu tố đặc biệt quan trọng cho sự thành công của bất kể sản phẩm du lịch nào; vị thế, để du lịch đường sông phát triển chúng ta cần phải có lộ trình và tập trung đầu tư cho yếu tố này:
a. Giai đoạn 1, năm 2016 - 2017:
Tập trung đầu tư đạo tạo một lực lượng hướng dẫn viên tuyến đường sông: đào tạo mới, hoặc đào tạo từ lực lượng sẵn có của doanh nghiệp.
Mở các lớp đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên phục vụ tại các điểm tham quan, từ các nhà hàng, nhà vườn có phục vụ ăn uống (kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách
du lịch, nghiệp vụ bàn, kỹ thuật chế biến món ăn, an toàn vệ sinh thực phẩm, quy trình đón tiếp ...).
Đào tạo thuyền viên, người phục vụ trên tàu thuyền du lịch về các nội dung nghiệp vụ theo thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT - BGTVT - BVHTTDL.41
Mở các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức về du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Huấn luyện các kỹ năng sơ cấp cứu, cứu hộ cứu nạn cho các nhân viên du lịch.
b. Giai đoạn 2, năm 2018 - 2020:
Xây dựng và đào tạo đội ngũ thuyết minh viên tại điểm để đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu tham quan của du khách.
Đào tạo nang cao các kỹ năng, nghiệp vụ phục vụ khách du lịch.
3.1.6. Nhóm giải pháp về nguồn vốn và huy động vốn xã hội cho việc phát triển du lịch đường sông
Nguồn vốn phát triển du lịch đường sông từ ngân sách của tỉnh. Vốn nhà nước ưu tiên sử dụng cho các công trình hạ tầng, bảo vệ cảnh quan môi trường mà các doanh nghiệp, người dân không thể thực hiện vì quá nhiều hoặc khó có khả năng thu hồi vốn. Việc đầu tư của nhà nước sẽ đảm bảo việc thu hút các nguồn vốn xã hội đầu tư vào cơ sở hạ tầng khác và cơ sở kinh doanh du lịch ven sông.
Vốn Nhà nước cũng dùng cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông du lịch đường sông. Ngoài việc nhà nước đầu tư, nguồn vốn nhà nước cũng dùng cho các chươg trình xúc tiến quảng bá du lịch đường sông, hỗ trợ lãi suất cho vay để thực hiện đầu tư phát triển các điểm du lịch cộng đồng.
Phân bổ cơ cấu nguồn vốn đầu tư được xây dựng trên quan điểm nhà nước hỗ trợ các lĩnh vực quan trọng, mang tính thúc đẩy, tạo môi trường phát triển (các dự án hạ tầng khung, các chương trình xúc tiến quảng bá và phát triển thương; hỗ trợ nghiên cứu phát triển sản phẩm mới; đầu tư phát triển nguồn nhân lực …) Các lĩnh vực đầu tư khác chủ yếu phát huy vai trò chủ động của khu vực tư nhân cũng như các nguồn lực ngoài ngân sách (tín dụng, tài trợ, FDI).
41 http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/docs/623
Vốn ngân sách nhà nước: Nguồn vốn ngân sách nhà nước từ nguồn hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh và Trung ương chiếm từ 10% - 15%, giá trị tương đương 1.973 tỷ đồng tập trung đầu tư, hỗ trợ đầu tư cho hạ tầng du lịch, xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu, phát triển nguồn nhân lực, bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch và nghiên cứu ứng dụng công nghệ.
Vốn của doanh nghiệp du lịch: Nguồn vốn từ các doanh nghiệp du lịch được hình thành từ quá trình tích lũy, từ vốn kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp chiếm từ 25% - 30%, tương đương 5.472 tỷ đồng, tập trung đầu tư các dự án phát triển cơ sở vật chất; kỹ thuật, phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu; phát triển nguồn nhân lực tại chỗ …
Vốn tín dụng: Nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng và các nguồn tín dụng khác chiếm tỷ lệ khoảng 50% tương đương 9.773 tỷ đồng, tập trung đầu tư các dự án phát triển cơ sở vật chất; kỹ thuật, phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu; phát triển nguồn nhân lực tại chỗ …
Vốn tài trợ: Nguồn vốn từ các nguồn tài trợ, các chương trình cộng đồng trong và ngoài nước chiếm tỷ lệ khoảng 10%, tương đương 2.512 tỷ đồng sẽ tập trung đầu tư cho phát triển các dự án hỗ trợ cộng đồng, các dự án nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch.
Bảng 3.1: Dự kiến cơ cấu nguồn vốn phát triển du lịch
Nguồn vốn | Giai đoạn 2015-2020 | Giai đoạn 2021-2030 | Tổng cộng | |||
Tỷ lệ (%) | Quy mô (tỷ đồng) | Tỷ lệ (%) | Quy mô (tỷ đồng) | |||
Tổng cộng | 100 | 8.950 | 100 | 10.780 | 19.730 | |
1 | Vốn ngân sách | 10 | 895 | 10 | 1.078 | 1.973 |
2 | Vốn doanh nghiệp | 25 | 2.238 | 30 | 3.234 | 5.472 |
3 | Vốn tín dụng | 55 | 4.922 | 45 | 4.851 | 9.773 |
4 | Vốn tài trợ | 10 | 895 | 15 | 1.617 | 2.512 |
Có thể bạn quan tâm!
- Còn Thiếu Bến Đậu Phương Tiện Tàu/ Thuyền Phục Vụ Du Lịch:
- Các Địa Phương Xung Quanh Tp. Hồ Chí Minh Có Sản Phẩm Du Lịch Tương Tự Đã Được Khẳng Định Từ Lâu:
- Các Đặc Điểm Du Khách Quan Tâm Đối Với Điểm Tham Quan
- Du lịch đường sông Đồng Nai, hiện trạng và giải pháp - 16
- Du lịch đường sông Đồng Nai, hiện trạng và giải pháp - 17
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở VHTT&DL tỉnh Đồng Nai