Biểu đồ 2.19: Các kênh du khách biết đến du lịch đường sông Đồng Nai
Các kênh du khách biết
Không biết Công ty du lịch
Tờ rơi Hội chợ du lịch
Internet
Báo Bạn bè
12.20%
6.10%
18.40%
8.20%
24.50%
8.20%
22.40%
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Các du khách tiềm năng cũng như doanh nghiệp cho ý kiến về các kênh quảng bá hiệu quả nhất với du lịch đường sông Đồng Nai như sau:
Biểu đồ 2.20: Các kênh quảng bá du khách tiềm năng cho là hiệu quả nhất
Quảng cáo ở đâu
2.00%
6.10% 10.20%
6.10%
57.10%
Bảng quảng cáo lớn ngoài trời Phim trên Youtube
Mạng xã hội
Báo chí
Phát tờ rơi ở hội chợ
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Biểu đồ 2.21: Các kênh quảng bá doanh nghiệp cho là hiệu quả nhất
Kênh quảng bá hiệu quả
8.30%
20.80%
8.30%
4.20%
12.50%
Bảng quảng cáo lớn ngoài trời Phim trên Youtube
Mạng xã hội
Báo chí
45.80%
Tờ rơi phát ở hội chợ
Tivi
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Các dữ liệu trên cho thấy vai trò quan trọng của internet, đặc biệt là các mạng xã hội trong truyền thống và quảng bá du lịch nói chung, du lịch đường sông Đồng Nai nói riêng trong bối cảnh ngày nay.
Tuy vậy ở một góc nhìn khác, các công ty du lịch cũng sẽ góp phần quan trọng vào công tác quảng bá khi có đến 57% du khách tiềm năng được hỏi muốn đi du lịch sông Đồng Nai qua các công ty du lịch.
Biểu đồ 2.22: Các hình thức khi đi du lịch đường sông mà du khách tiềm năng lựa chọn
Đi theo hình thức nào
12.20%
Thông qua CTDL
30.60%
57.10%
Nhờ người quen
Tự tổ chức
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Dữ liệu nói trên còn gợi ý cho việc khai thác thị trường cũng như định hướng phục vụ du khách một cách chuyên nghiệp, không thể tổ chức một cách manh mún, tự phát.
Ngoài ra, công tác xúc tiến quảng bá cho sản phẩm du lịch của một địa phương đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của đại diện chính quyền địa phương. Các lãnh đạo tỉnh, huyện xã cần trực tiếp tham gia giới thiệu sản phẩm, gặp gỡ doanh nghiệp để tạo niềm tin cho doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh, đầu tư khai thác sản phẩm.
2.1.5. Về nguồn nhân lực
Nhân lực luôn là yếu tố quyết định của ngành dịch vụ du lịch vì vậy khi nghiên cứu, không thể đặt vấn đề nhân lực ra ngoài phạm vi dịch vụ, Qua khảo sát, tác giả nhận thấy sự nhiệt tình ủng hộ của các chủ doanh nghiệp và cộng đồng địa phương. Đội ngũ nhân viên phục vụ nhìn chung còn trẻ, nhiệt tình, yêu công việc. Đây là tín hiệu tốt cho việc phát triển các hoạt động khai thác du lịch. Tuy vậy, do
hoạt động kinh doanh tự phát, chủ yếu phục vụ khách dễ tính, phục vụ nhu cầu tại địa phương nên đội ngũ phục vụ còn thiếu tính chuyên nghiệp. Một số kỹ năng và kiến thức cơ bản của những người phục vụ tại các điểm tham quan còn thiếu là:33
- Kỹ năng đón tiếp khách
- Kỹ năng thuyết minh, hướng dẫn tham quan
- Kỹ năng đảm bảo an toàn
- Kỹ năng phục vụ ăn uống
- Kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
Nếu không chuẩn bị đầu tư nguồn nhân lực sớm, khi sản phẩm được giới thiệu và những khách đầu tiên đến với du lịch sông Đồng Nai nhưng không được phục vụ chu đáo thì hình ảnh cho du lịch sông Đồng Nai rất dễ bị ảnh hưởng.
Yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực là phải tiến hành đào tạo nhanh chóng và trực tiếp ngay tại đơn vị kinh doanh thông qua đội ngũ đào tạo viên có kinh nghiệm nghiệp vụ và các phương pháp giảng dạy hiện đại.
2.2. PHÂN TÍCH SWOT
Các điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức đối với du lịch đường sông Đồng Nai được thể hiện trong sơ đồ dưới đây. Sau sơ đồ là phân tích chi tiết cho từng yếu tố của các khía cạnh.
Điểm yếu (W) | |
- Là một con sông lớn, có cảnh quan đẹp chạy qua Tp. Biên Hòa. - Có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và nổi tiếng trên dọc tuyến sông Đồng Nai. - Có chủ trương phát triển rõ ràng. - Cư dân địa phương ủng hộ phát triển du lịch. | - Quản lý chồng chéo - Còn thiếu bến đậu phương tiện phù hợp cho du lịch. - Khẩu độ thông thuyền ở khu vực trung tâm Tp. Biên Hòa thấp. - Phương tiện vận chuyển chưa phù hợp với hoạt động du lịch hiện đại |
Có thể bạn quan tâm!
- Tỉ Lệ Du Khách Tiềm Năng Biết Đến Các Danh Thắng Trên Tuyến Sông Đồng Nai
- Ý Kiến Doanh Nghiệp Về Hướng Khai Thác Tour Trên Tuyến Sông Đồng Nai
- Các Hoạt Động Buổi Tối Du Khách Tiềm Năng Thích Tham Gia
- Còn Thiếu Bến Đậu Phương Tiện Tàu/ Thuyền Phục Vụ Du Lịch:
- Các Địa Phương Xung Quanh Tp. Hồ Chí Minh Có Sản Phẩm Du Lịch Tương Tự Đã Được Khẳng Định Từ Lâu:
- Các Đặc Điểm Du Khách Quan Tâm Đối Với Điểm Tham Quan
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
33 http://www.dongnai.gov.vn/Pages/glp-tintucsukien-glpnc-94-glpsite-1.html
- Cảnh quan hai bờ chưa có điểm nhấn - Sản phẩm chưa thành hình - Tuyên truyền quảng bá còn hạn chế - Năng lực của nguồn nhân lực còn hạn chế | |
Cơ hội (O) | Thách thức (T) |
- Nhu cầu chung của xã hội về du lịch thiên nhiên và du lịch văn hóa - lịch sử có xu hướng tăng lên - Dân số trẻ, sống và lao động tập trung - Nhiều công ty lữ hành đang tìm kiếm sản phẩm mới - Nhiều nhà đầu tư địa phương có thực lực và quyết tâm - Tp. Hồ Chí Minh cũng có kế hoạch phát triển du lịch đường thủy. | - Các địa phương xung quanh Tp. Hồ Chí Minh có sản phẩm du lịch tương tự đã được khẳng định từ lâu. - Việc quy hoạch các cơ sở sản xuất gốm trong tương lai gần. - Ô nhiễm môi trường nước sông - Đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu lớn |
2.2.1. Điểm mạnh
2.2.1.1. Có chủ trương phát triển rõ ràng:
Trong những năm qua, chính quyền tỉnh Đồng Nai đã có chủ trương phát triển du lịch, trong đó có du lịch đường sông một cách rõ ràng. Tiêu biểu phải kể đến chương trình hành động phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Chương trình hành động đã nêu rõ đối với phát triển du lịch đường sông:
- Đầu tư xây dựng các bến thủy nội địa phục vụ phát triển du lịch đường sông (bến Hồ Trị An, bến Bửu Long, bến đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh ...).
- Nâng cấp chất lượng điểm đến trên tuyến du lịch đường sông và bổ sung một số dịch vụ tại điểm du lịch cù lao Ba Xê, làng bưởi Tân Triều ...
- Liên kết ngành du lịch Tp. Hồ Chí Minh để xây dựng chương trình du lịch đường sông và khuyến khích các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh đưa vào các chương trình khai thác.
- Chỉ thị đẩy mạnh phát triển du lịch yêu cầu sự phối hợp của nhiều ban ngành, đoàn thể và cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh để hỗ trợ cho việc phát triển du lịch, đặc biệt đối với Sở Giao thông Vận tải là “hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đơn vị xây dựng, nâng cấp các cảng sông, bến thủy nội địa đón và trả khách, đặc biệt là các bến phục vụ khách du lịch nhằm tạo điều kiện thúc đẩy phát triển tuyến du lịch đường sông; khuyến khích phát triển, nâng cao chất lượng phương tiện vận tải phục vụ vận chuyển khách du lịch trên các tuyến đường thủy nội địa trong tỉnh và liên tỉnh”.
2.2.1.2. Cư dân địa phương ủng hộ phát triển du lịch:
Qua khảo sát, cộng đồng địa phương tại các điểm tài nguyên, cư dân địa phương đều tỏ thái độ ủng hộ và chờ đợi sự tổ chức, hướng dẫn của cơ quan quan lý Nhà nước. Cộng đồng địa phương cho rằng phát triển du lịch sẽ tạo ra cơ hội để cải thiện đời sống cũng như thay đổi bộ mặt của thôn làng. Cộng đồng tại các khu vực xa như Đảo Ó, Đồng Trường cảm thấy vui khi được đón tiếp du khách và coi việc du khách lưu trú lại là một việc tốt cần khuyến khích.
2.2.1.3. Khoảng cách gần thị trường nguồn Tp. Hồ Chí Minh:
Tp. Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của cả nước nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm 63.27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Năm 2015, lực lượng lao động có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn thành phố gồm 4.268.000 người, năm 2014 là 4.187.000 người. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2015, GDP đạt 404.720 tỷ đồng, tăng khoảng 8,7%. Năm 2014, GDP đạt khoảng 9,2%, trong đó khu vực dịch vụ đạt khoảng 10,8%, công nghiệp và xây dựng đạt khoảng 9,2%, nông lâm và thủy sản đạt 5%. GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD.
Tổng lượng khách quốc tế đến thành phố trong 9 tháng đầu năm 2015 ước đạt 2.392.648 lượt, tăng 9,1% so với cùng kỳ và đạt 54,3% kế hoạch năm 2014
(4.400.000 lượt). Tổng doanh thu du lịch thành phố (lữ hành, khách sạn, nhà hàng) ước đạt 51.965 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ.
Dữ liệu trên cho thấy tầm vóc và sự quan trọng của thị trường nguồn Tp. Hồ Chí Minh. Lợi thế của du lịch đường sông Đồng Nai chính ở khoảng cách địa lý khá gần với thị trường nguồn này.
Cụm tài nguyên trung tâm Tp. Biên Hòa cách Tp. Hồ Chí Minh khoảng 40km. Với mật độ lưu thông bình thường, thời gian di chuyển bằng xe ô tô từ Tp. Hồ Chí Minh đến Tp. Biên Hòa hết khoảng 45 phút đến 60 phút. Đây là khoảng thời gian phù hợp cho dân cư Tp. Hồ Chí Minh tiếp cận điểm đến trong các chương trình du lịch cuối tuần.
Cụm tài nguyên hồ Trị An cách Tp. Hồ Chí Minh khoảng 85km, thời gian di chuyển bằng ô tô khoảng 100 phút đến 120 phút. Đây là khoảng thời gian phù hợp để du khách từ thị trường nguồn có được cảm giác “thay đổi không khí” thực sự mà không phải đi quá xa. Với điều kiện như vậy, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, các hoạt động ngoài trời cho công nhân viên chức từ thành phố là hết sức hợp lý.
Khoảng cách gần thị trường nguồn không chỉ là cơ hội đón khách mà còn là lợi thế trong các hoạt động truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch cũng như các hoạt động tiếp thị, giới thiệu hình ảnh ...
2.2.1.4. Tuyến đường sông nối trực tiếp với thị trường nguồn Tp. Hồ Chí Minh:
Ngoài lợi thế về vị trí địa lý gần với thị trường nguồn, Đồng Nai còn có con sông có phần hạ lưu chảy xuôi qua Tp. Hồ Chí Minh. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh với chiều dài trên 437km và lưu vực 38.600 km², nếu tính từ đầu nguồn sông Đa Đưng thì dài 586 km còn nếu tính từ điểm hợp lưu với sông Đa Nhim phía dưới thác Pongour thì dài 487 km. Sông Đồng Nai đổ vào biển Đông tại khu vực huyện Cần Giờ (Tp. Hồ Chí Minh). Các phụ lưu chính của nó gồm sông Đa Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đạ Hoai và sông Vàm Cỏ. Các chi lưu của nó có tên gọi là sông Lòng Tàu (sông Ngã Bảy), sông Đồng Tranh, sông Thị Vải, sông Soài Rạp (sông Soi), ...
Lợi thế này giúp tạo cơ hội để đón khách từ Tp. Hồ Chí Minh bằng phương tiện thủy cũng như nối các tuyến du lịch sông Sài Gòn với các tuyến du lịch sông Đồng Nai.
Trong đầu tháng 11 năm 2015, tác giả đã tổ chức thí điểm đón khách từ Tp. Biên Hòa và chạy xuôi sông Đồng Nai về sông Sài Gòn bằng tàu du lịch cao cấp. Chương trình diễn ra tốt đẹp, để lại ấn tượng tốt với du khách.
2.2.1.5. Tài nguyên du lịch dọc tuyến đa dạng và đã được biết đến:
Tại cụm trung tâm, các điểm tham quan đều có giá trị văn hóa lịch sử độc đáo, nổi bật nhất phải kể đến chùa Ông và làng gốm Tân Vạn.
Chùa Ông tọa lạc trên một thế đất đẹp, rộng khoảng 3000m², bên tả ngạn sông Đồng Nai. Chùa được ngăn cách với bên ngoài bởi bức tường gạch cao 2,5 mét, có bốn con Lân bằng đá ngồi ở bốn góc. Mặt tiền chùa nhìn ra sông Đồng Nai. Trước cổng chùa có cây si cổ thụ tỏa bóng mát, in hình trên dòng sông nước chảy hiền hòa ngay trước cổng chùa. Tất cả đã tạo cho chùa Ông có một quang cảnh thoáng mát, nên thơ nhưng cũng thật thâm u cổ kính, chinh phục lòng người. Chùa Ông được xây dựng vào năm 1684. Đây là ngôi chùa Hoa được xây dựng sớm nhất ở Nam Bộ, gắn bó với sự thịnh suy của lịch sử cộng đồng ngời Minh Hương ở vùng Đất Phương Nam.
Chùa Ông được trùng tu vào năm 1817, 1868, 1894. Năm 1968 - 1969, tu sửa trang trí nội thất trong chùa. Riêng Quan Âm của các phía sau chánh điện do ông Bang Ngầu (người Hoa) tái thiết lại vào năm 1927 theo lối kiến trúc hiện đại và được giữ nguyên hiện trạng cho đến ngày nay. Chùa Ông được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thế thao và Du lịch) xếp hạng di tích kiến trúc cấp quốc gia theo Quyết định số 04/2001/QĐ - BVHTT ngày 19 - 01 - 2001.34
Đặc sắc của gốm Biên Hòa đó là nghề làm gốm lu xuất phát từ những thợ gốm người Hoa ở Biên Hòa lập nên. Nửa cuối thế kỷ XIX (1875), nhiều lò gốm gia dụng ở Tân Vạn đã bắt đầu hình thành. Các phường Tân Vạn, Bửu Hòa, xã Hòa An có
34 http://www.bvhttdl.gov.vn/