động vui chơi giải trí dân gian, nghe ca vọng cổ hay xem các tiết mục biểu diễn đám cưới,.... trong một không gian làng quê Nam Bộ được tái hiện. Chi phí khoảng 1.500.000/người lớn, trong dó chi phí cho tàu, ca nô khoảng hơn 1.200.000 đồng/người. Chi phí này chưa thật sự thu hút du khách trong nước. Đối với những khách thích trải nghiệm, thích khám phá điều mới họ chỉ đi một lần rồi thôi. Chính vì vậy, hiện nay tuyến này gần như ngưng hoạt động mà chỉ thỉnh thoảng tổ chức theo yêu cầu đoàn riêng.
Tuyến Bến Nghé – Nhà vườn Long Phước: Khu vực nhà vườn Long Phước là điểm đến lý tưởng cho cư dân Thành phố và khách nước ngoài muốn tìm hiểu cuộc sống miệt vườn của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại tuyến này chưa hoạt động mạnh mà chỉ mới có lượng khách nhỏ đến đây chủ yếu là nhóm nhỏ gia đình và bạn bè đến đây thăm vườn cây trái và thư giản với các trò chơi dân dã. Trong thời gian qua, đã có tổng cộng 17 hộ gia đình đầu tư cải tạo, trồng mới vườn cây ăn trái, cây xanh, cây kiểng, tôn tạo cảnh quan để khai thác dịch vụ du lịch sinh thái. Tổng diện tích vườn của 17 hộ gia đình là 20 ha (trong đó, nhà vườn Long Phước có diện tích lớn nhất là 4 ha).Những mô hình nhà vườn kết hợp du lịch sinh thái tiêu biểu trên địa bàn phường Long Phước quận 9 hiện nay bao gồm:
Nhà vườn Long Phước (Chủ nhà vườn: bà Nguyễn Thị Lan): Số 327, đường 5, Khu phố Lân Ngoài. Khu nhà vườn có diện tích 04 ha, đã đầu tư mảng xanh cây ăn trái, cây bóng mát, cây cảnh, thảm cỏ khá hoàn chỉnh và đẹp, phục vụ theo cách đặt hàng trước với các món ăn đặc sản Nam bộ. Các loại hình dịch vụ hiện nay: câu cá giải trí, hồ bơi nước mặn, đi thuyền thúng, cắm trại dã ngoại, tát mương bắt cá. Hiện nay, đã liên kết với Công ty du lịch Saigontourist mở tour du lịch đường sông từ Bến Bạch Đằng đến nhà vườn bằng Canô cao tốc 15 chỗ; liên kết với các nhà vườn xung quanh (Bảo tàng áo dài) để thu hút khách du lịch.
Nhà vườn của bà Nguyễn Thị Hạnh Liên: Đường Cầu Đình, Khu phố Lân Ngoài. Diện tích 5.000 m2, mô hình du lịch nhà vườn ven sông, đang đầu tư cải tạo, trồng mới: cây xanh, cây bóng mát, thảm cỏ,kết hợp nuôi ba ba, cá, trồng rau sạch,… Các sản phẩm du lịch hiện có tại khu du lịch này gồm câu cá, ẩm thực, cắm
trại, nghỉ dưỡng. Trong tương lai, hoàn thiện hệ thống bờ kè chạy dọc ven sông để phát triển loại hình du lịch đường sông bằng cầu cảng.
Nhà vườn ông Cao Minh Truyền: Số156P đường 5, Khu phố Lân Ngoài. Diện tích 2 ha, với các loại cây ăn trái: chôm chôm, xoài, bưởi da xanh, dâu,… ao cá nuôi. Có thể khai thác loại hình: ăn trái cây tại vườn, câu cá giải trí, ẩm thực,… Mô hình nhà vườn của ông hiện đã hoàn chỉnh và có thể hợp tác ngay với các đối tác để khai thác các dịch vụ du lịch vườn.
Nhà vườn của ông Tô Hồng Sơn: Đường số 5,Khu phố Lân Ngoài. Diện tích
8.000 m2, đang đầu tư trồng lan (hiện đã trồng 3.000 m2) và tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích để trồng các loại cây cảnh khác. Ý tưởng của nhà vườn là sẽ cung cấp dịch vụ ẩm thực, tham quan vườn lan kết hợp bán sản phẩm hoa cảnh cho du khách có nhu cầu.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Khái Niệm Liên Quan Đến Du Lịch Đường Sông
- Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Đường Sông Tại Một Số Nước Trên Thế Giới Và Việt Nam, Bài Học Vận Dụng Cho Tp. Hồ Chí Minh
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Đường Sông Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
- Đánh Giá Của Du Khách Nội Địa Về Các Yếu Tố Hấp Dẫn Trên Lịch Trình Tham Quan
- Một Số Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Đường Sông Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
- Giải pháp phát triển du lịch đường sông tại thành phố Hồ Chí Minh - 9
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Nhà vườn của bà Vương Ngọc Lan: đường số 5, Khu phố Lân Ngoài. Diện tích 2 ha, trồng cây ăn trái, cây mảng xanh và cây kiểng tạo cảnh quan, kết hợp ao nuôi cá để câu cá giải trí. Ý tưởng của nhà vườn là: mở dịch vụ nghỉ dưỡng qua đêm hoặc nghỉ dưỡng dài ngày cho du khách có nhu cầu yên tĩnh để sáng tác, dưỡng bệnh.
Khu nhà vườn Phước Long đã được Ủy ban nhân dân Quận 9 thông qua đề án phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn phường Long Phước theo quyết định số 299/QĐ-UBND ngày 20/7/2015, trước hết tập trung giai đoạn 1 là khu 130 ha du lịch sinh thái ở khu phố Lân. Ngoài ra, sẽ định hướng cho các nhà vườn, các nhà đầu tư hoàn thiện mô hình, mở các dịch vụ du lịch vườn có hiệu quả góp phần phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo cho nhân dân phường Long Phước cũng như thúc đẩy du lịch sinh thái trên địa bàn Quận 9 hình thành và thu hút khách du lịch.
2.2.2.2. Tuyến tầm trung
Tuyến Sài Gòn – Củ Chi: Hiện tại chủ yếu có hai đơn vị tham gia khai thác tuyến này là công ty Hoa Sen Châu Á và công ty Les Rives. Phương tiện di chuyển bằng ca nô, hành trình tham quan nửa ngày với các điểm cơ bản du ngoạn trên sông
Sài Gòn, ngang qua bán đảo Thanh đa, cầu Bình Lợi, chợ Lò gốm Lái Thiêu, thị xã Bình Dương, ngã ba Bến Cát, Bến Đình (Củ Chi) - Địa đạo Củ Chi – Bến Đình. Bữa trưa thường được sắp xếp tại nhà hàng Bến Đình hoặc nhà hàng Bình Quới, quay về cảng Sài Gòn kết thúc hành trình. Tùy thuộc vào lịch trình các đơn vị kinh doanh có thể sắp xếp đi ca nô và về bằng xe. Đối tượng khách chủ yếu là khách nước ngoài như Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ và một số nước Châu Âu. Dù tham quan nửa ngày nhưng chi phí khá cao từ 1.870.000/khách nên lượng khách trong nước tham gia tour còn hạn chế.
Tùy thuộc vào một số đoàn khách các đơn vị kinh doanh có thể kết hợp tuyến Sài Gòn – Bình Dương – Củ Chi với thời lượng tham quan một ngày kết hợp đạp xe đạp quanh làng ngoại ô. Hành trình này sẽ có thêm những điểm tham quan tiêu biểu như Thị Xã Thủ Dầu Một – Nhà cổ Trần Công Vàng – Chùa Hội Khánh – Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp - Khu địa đạo Bến Đình – Khu du lịch Một thoáng Việt Nam – Khu địa đạo Bến Dược, sự phân bố các điểm đến tương đối hợp lý.
Trên hành trình tham quan vẫn còn một số khó khắn như sau:
Địa đạo Củ Chi: Do khoảng cách khá xa 80 km từ Sài Gòn, thời gian di chuyển 1h45 đối với canô, với tàu khoảng 2h50, chi phí lớn (tàu lớn chở nhiều khách không qua cầu được, tàu nhỏ qua được thì chở ít khách chi phí lớn khó thu hút du khách).
Khu du lịch Một Thoáng Việt Nam: Tiếp cận bằng đường sông rất khó khăn do cầu nối bờ bao chỉ có ghe nhỏ 4-5 người qua được, trước kia tàu chở 20 người cập bến tàu của khu du lịch. Hệ thống bảng chỉ dẫn quá thiếu; một số công trình xây dựng có màu sắc không phù hợp, phương pháp tiếp thị, quảng bá chưa đúng mức và hiệu quả.
Nhà cổ Trần Công Vàng: Cần đầu tư đúng mức như một số nhà cổ ở miền Tây đã làm: Những vật dụng, trang thiết bị,…cho một nếp sống bình thường và dân dã nhưng đầy nét văn hóa, tạo ấn tương và thu hút khách hơn. Có các bảng chỉ dẫn và giới thiệu về lịch sử, kến trúc, văn hóa của ngôi nhà.
Chùa Hội Khánh: Đây là ngôi chùa có nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử, tuy nhiên cũng cần có thêm tuyến xe buýt từ bến tàu đến chùa và ngược lại.
Tuyến Bạch Đằng- Cần Giờ: Hành trình một ngày thường bắt đầu từ 8 h sáng, đón du khách tại Khu du lịch Tân Cảng, A100 Ung Văn Khiêm - P.25 - Quận Bình Thạnh và khởi hành bằng ca nô dọc theo sông Sài Gòn qua các điểm tham quan tiêu biểu Khu bảo tồn Dê Nghệ - Khu trung tâm Vàm Sát – Trại cá sấu – Khu bảo tồn chim tự nhiên. Ngoài ra, hành trình còn có thể dừng chân khám phá thêm các điểm như:
Tam Thôn Hiệp: Đây là một xã nằm giữa rừng ngập mặn có nhiều làng nghề trong đó có làng lâm nghiệp (nhiều hộ dân sinh sống bằng nghề giữ rừng và thu lượm các sản phẩm từ rừng); có nhiều mô hình sản xuất mang lại lợi nhuận cao cho người dân như nuôi chim Yến và nuôi tôm công nghiệp, rừng dừa lá thuần loại,sản xuất các sản phẩm từ cây dừa lá, tìm hiểu địa danh lịch sử bải Đá Hàn (năm1859).
Sông Lòng Tàu: Nơi ghi dấu các trận đánh oai hùng của Bộ đội Đặc công Đoàn 10 Rừng sác trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ cứu nước. Núi Giồng chùa: Nơi đây là Khu căn cứ địa cách mạng, nơi chôn dấu và cất giữ vũ khí của quân và dân ta. Đây cũng là nơi có sự đa dạng sinh học, có chuyển tiếp loài cây vùng cao và rừng ngập mặn; có truyền thuyết bàn chân tiên trên núi. Du khách được tìm hiểu về sự sinh trưởng và phát triển một số loài cây quý hiếm rừng ngập mặn nằm trong sách đỏ Việt Nam như Cóc đỏ…
Khu vực tiểu khu 19 (dọc theo sông Lòng Tàu gần khu dân cư Thiềng Liềng) thăm Cửa biển Cần Giờ là Đồn trấn giữ quan trọng bậc nhất về mặt quân sự và thương mại vào Gia Định, Sài Gòn, Gò Công, Mỹ Tho; các hải cảng nhỏ sớm được định hình trong quá trình di dân của người Việt như cảng Cần Giờ, Cần Giuộc, Nhà Bè.
Đây là một hành trình thú vị, du khách có cơ hội biết đến Cần Giờ được Unesco công nhận là Khu dữ trữ sinh quyển thế giới nhưng với chi phí 3.500.000/người nên chưa thu hút được du khách trong nước. Trong quá trình khảo sát, đa số du khách trong nước đều có vẻ hững hờ tuyến tham quan này với chi phí như thế. Vì thực tế, khách trong nước có thể đi nước ngoài như Thái Lan, Malaysia từ 04 ngày 03 đêm
với chi phí tương đương là 3.900.000/người. Đây là một bài toán khó cho các doanh nghiệp muốn thu hút khách nội địa.
2.2.2.3. Tuyến tầm xa
Tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho - Bến Tre: Đối với tuyến tầm xa, du lịch đường sông mới bắt đầu khai thác được tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho - Bến Tre một ngày bởi công ty Hoa Sen Châu Á. Hành trình này rất hấp dẫn cả khách trong và ngoài nước bởi khách được khám phá trọn vẹn văn hóa, đời sống, cảnh quan sông nước, ẩm thực dân dã của miệt vườn Tây Nam Bộ.
Xuất phát từ Khu du lịch Tân Cảng, du khách xuôi theo sông Sài Gòn để đến với miền Tây sông nước Mỹ Tho - Bến Tre với các điểm tham quan, địa danh tiêu biểu: Cảng Nhà Rồng - cầu Phú Mỹ - Ngã Ba Đồng Tranh, Phà Mỹ Lợi - chùa bà Quan Âm - Chợ Gạo - Gò Công Tây, sau đó đến sông Tiền ngắm cảnh bốn cù lao Long - Lân - Qui - Phụng. Tham quan những bè cá nổi dọc theo sông Tiền. Đến cồn Thới Sơn tản bộ dọc theo đường làng, tham quan vườn cây ăn trái thưởng thức các loại trái cây theo mùa, trà mật ong, nghe đờn ca tài tử Nam Bộ. Du khách sẽ có một ngày thú vị để khám phá từ sông Sài Gòn đến sông Mekong với những trãi nghiệm đời sống miệt vườn độc đáo.
Đối với khách du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, đây là hành trình lý tưởng cho các ngày nghỉ cuối tuần hoặc kỳ nghỉ ngắn ngày với chi phí có thể chấp nhận được từ 2.300.000/người.
2.2.3. Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch đường sông
Đến nay Sở Du lịch đã phối hợp với Sở Giao thông vận tải Thành phố đã cấp cho 66 phương tiện thủy cho 17 doanh nghiệp, biển hiệu vận chuyển khách du lịch theo quy định, với tổng sức chứa khoảng 2.516 chỗ chiếm tỷ lệ 46% tổng số phương tiện đường thủy trên địa bàn Thành phố là 145 phương tiện.
Hệ thống bến cảng cũng đang được đầu tư nâng cấp phục vụ du lịch đường sông, tuy nhiên vẫn còn thiếu rất nhiều và nhiều bến đã xuống cấp. Trong số những bến tàu lớn như Tôn Thất Thuyết, cầu Hiệp An, Bình Đông và bến Bạch Đằng thì chỉ có duy nhất bến Bạch Đằng là phục vụ được cho du lịch đường thuỷ. Còn lại
những bến khác đều đang trong tình trạng xuống cấp dần nên hầu như không đáp ứng được nhu cầu neo đậu, không đảm bảo an toàn cho du khách. Theo khảo sát của tác giả thì trên 3 tuyến: Sài Gòn - Củ Chi – Bình Dương, Sài Gòn - Cần Giờ, Sài Gòn - Đồng Nai, hầu hết các điểm đến chưa có bến, cầu đò chắc chắn để tàu thuyền neo đậu khi cập bờ, nếu có cũng chưa đạt yêu cầu. Vừa qua Đồng Nai, Bình Dương đã đầu tư xây mới một số bến cảng phục vụ cho xe buýt đường sông và du lịch, cảng Bạch Đằng cũng đang được nâng cấp, hy vọng rằng với sự chỉnh trang lần này sẽ thuận lợi hơn trong việc khai thác và quảng bá du lịch đường sông.
Hệ thống tàu thuyền cũng là vấn đề cần quan tâm nhiều hơn. Vì trên địa bàn thành phố có nhiều cây cầu bắc qua các sông, kênh rạch thì trong đó nhiều cầu có độ tĩnh không không đạt chuẩn, thậm chí có cầu chỉ cao 1m (yêu cầu là 6m) gây khó khăn cho tàu thuyền qua lại, nhất là tàu hoạt động du lịch. Cụ thể, độ tĩnh không của các cầu Bình Lợi (quận Bình Thạnh), Rạch Cát (Đồng Nai), hoặc các cầu thuộc đoạn sông Lôi Giang đến Vàm Sát (Cần Giờ) quá thấp, khiến tàu lớn không vào được khi thủy triều lên, gây ảnh hưởng lớn đến việc khai thác tuyến du lịch đường sông lên phía Củ Chi và tỉnh Bình Dương cũng như Đồng Nai.
Cầu Bình Lợi có độ tĩnh không thông thuyền là 1,8 m nhưng khi triều cường dâng cao thì độ tĩnh không giới hạn ở mức 1 - 1,2 m, điều này gây nhiều khó khăn, trở ngại cho việc điều tiết phương tiện đường thủy. Thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng 236 cây cầu các loại bắc qua hệ thống sông - rạch. Trong đó có khoảng 200 cây cầu có tĩnh không thấp hơn 3m, làm hạn chế việc lưu thông của các ghe tàu có tải trọng lớn. Trên dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè có đến hơn 10 cây cầu (được xây dựng mới vào năm 2002-2003) có tĩnh không thấp 0,5-1 m, tàu thuyền không thể qua lại, gây khó khăn cho hoạt động khai thác du lịch đường sông nội đô. Nhiều tuyến rạch trong lòng thành phố cũng có thể khai thác để phát triển giao thông đường thủy và du lịch nhưng tất cả đều vướng bởi cầu quá thấp. Ví dụ như cầu Bùi Hữu Nghĩa, cầu Bông trên rạch Thị Nghè; cầu Ngô Tất Tố trên rạch Văn Thánh (quận Bình Thạnh). Các cầu từ phà Bình Khánh xuống Cần Giờ cũng chỉ để giải quyết giao thông đường bộ, khoảng không thông thuyền thấp, tàu lớn không qua
được khi thuỷ triều lên, đơn vị lữ hành phải chuyển khách bằng canô, thiệt hại cho doanh nghiệp và gây phiền hà cho du khách. Tuyến Sài Gòn - Củ Chi, Sài Gòn - Cần Giờ đều bị vướng phải tình trạng này gây khó khăn trong việc vận chuyển các đoàn khách lớn. Để giải quyết tình trạng trên, các công ty du lịch phải chuyển qua đưa rước hành khách bằng canô dẫn đến việc chi phí tăng cao. Điều đó dẫn đến việc không thể tổ chức các đoàn có số lượng lớn, dẫn đến chi phí cho loại hình du lịch đường sông cũng quá cao.
Song, thời gian phương tiện vận chuyển cũng là yếu tố khiến nhiều du khách nản lòng. Từ bến Bạch Đằng xuống khu du lịch Vàm Sát (Cần Giờ) phải mất 3 giờ đi bằng thuyền lớn và phải chuyển sang đi bằng canô (khoảng 20 phút) mới đến nơi. Điều này ảnh hưởng sức khỏe của du khách và ảnh hưởng đến thời gian tham quan tại các điểm đến. Từ đó làm giảm sức thu hút của loại hình du lịch đường sông này. Hầu hết công ty du lịch tại TP. HCM thống nhất, để rút ngắn thời gian vận chuyển bằng thuyền, các tour du lịch đường sông nên kết hợp với việc vận chuyển bằng ca nô và đường bộ ở một số đoạn trên hành trình tour; hoặc đi bằng đường sông, về bằng đường bộ.
Ngoài ra, Sông Sài Gòn nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, lại nằm về hạ lưu, tiếp giáp với cửa biển, chịu sức ép dòng chảy rất lớn từ thượng nguồn và con nước lên xuống. Hơn thế nữa, các cụm công nghiệp lớn của Đông Nam Bộ hiện nay đều nằm phía trên sông Sài Gòn, xả trực tiếp nước thải ra sông làm ô nhiễm nguồn nước. Ô nhiễm môi trường do chất thải của các công ty và người dân thải ra môi trường gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh du lịch. Khi thủy triều xuống, mùi hôi thối bốc lên cộng với lượng lớn rác ứ đọng lại gây rất nhiều phản cảm. Môi trường vệ sinh trên sông, dọc kênh rạch của thành phố quá kém khiến du khách không thiện cảm khi đi tàu trên sông. Ngoài ra, tình trạng giao thông hỗn loạn trên dòng sông vẫn thường xuyên diễn ra. Mật độ tàu thuyền qua lại trên sông quá lớn do hệ thống cảng biển, công xưởng, xí nghiệp xây dựng dày đặc hai bên bờ sông.
Các tàu hàng, tàu du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay không được làm theo khuôn khổ quy định mà hình dáng, kích thước, số tầng hoàn toàn tùy thuộc vào ý tưởng cũng như khả năng tài chính của chủ tàu. Tuy nhiên, trong đó có nhiều phương tiện không đảm bảo an toàn, thiếu trang thiết bị cứu sinh cho du khách và người dân, hầu như không có bảng chỉ dẫn hành khách khi gặp sự cố.
18.9%
An toàn
21.2%
57.9%
Không an toàn
Thiết kế đẹp, đặc thù Thiết kế bình thường
2%
Hình 2.1. Đánh giá của du khách nội địa
về phương tiện vận chuyển du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh
(Nguồn: Tác giả luận văn khảo sát vào tháng 7/2017)
Trong 302 phiếu khảo sát thu về, có 175 phiếu đánh giá phương tiện vận chuyển an toàn, chiếm 57.9%, mức độ không an toàn chỉ 6 phiếu, chiếm 2%. Về thiết kế đẹp, đặc thù có 64 phiếu đánh giá chiếm 21.2%, thiết kế bình thường có 57 phiếu đánh giá, chiếm 18.9%. Kết quả cho thấy để thu hút du khách hơn các đơn vị tham gia khai thác tuyến đường sông cần sáng tạo phương tiện vận chuyển có thiết kế mới lạ độc đáo hoặc đầu tư các phương tiện vừa vận chuyển và lưu trú (có thể tham khảo mô hình houseboat ở Kerala, Ấn Độ) cho nhưng lịch trình ngắn ngày, du khách có thể ngủ từ một đến hai đêm trên thuyền.
2.2.4. Cái nhìn của du khách về du lịch đường sông
Trong quá trình viết luận văn, tác giả đã có những khảo sát thực tế, phỏng vấn xin ý kiến của một số du khách về du lịch đường sông như sau:
Anh Tony, Giám đốc kinh doanh của công ty du lịch tại Ấn Độ và là một hành khách tham gia du lịch đường sông tuyến Sài Gòn – Bình Dương cho biết: Anh rất