Du lịch đường sông Đồng Nai, hiện trạng và giải pháp - 16


3.2. KIẾN NGHỊ.

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp đòi hỏi nhiều ngành, nhiều cấp tham gia thì mới đạt được hiệu quả. Đề tài “Du lịch đường sông Đồng Nai, hiện trạng và giải pháp” là một nhánh nhỏ trong bức tranh tổng thể của du lịch tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, đây lại là một sản phẩm đặc thù khả thi để góp phần phát triển du lịch đường sông tỉnh Đồng Nai và cũng là nhu cầu cấp thiết trong lĩnh vực phát triển du lịch tỉnh nhà.

Để đạt được điều đó, tác giả xin kiến nghị một số vấn đề như sau:

3.2.1. Sở VHTT&DL tỉnh Đồng Nai

3.2.1.1. Hoạt động khai thác kinh doanh du lịch:

Muốn thực hiện một cách hiệu quả phải dựa trên cơ sở các điểm và tuyến du lịch được quy hoạch một cách khoa học, phù hợp với điều kiện địa phương và đáp ứng được tầm nhìn phát triển trong tương lai. Vì vậy, quy hoạch và thực hiện quy hoạch, khi triển khai, các điểm tài nguyên, các tuyến tham quan đều phải được xem xét cẩn thận và cân nhắc kỹ càng, đặc biệt là khả năng tiếp cận dễ dàng để đáp ứng được đòi hỏi của du khách cũng như những nhà khai thác dịch vụ là các công ty lữ hành. Cụ thể, phải xây dựng một lối lên xuống phía bờ sông của chùa Ông; lối lên xuống tại điểm làng gốm Tân Vạn, sắp xếp lại việc nuôi heo tại đảo Đồng Trường để đảm bảo vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, phải cân nhắc việc giữ lại mô hình sản xuất gốm truyền thống ở làng gốm Tân Vạn để du khách có thể tham quan trong khi cơ sở sản xuất thực tế sẽ được dời về địa điểm tập trung.

3.2.1.2. Đề xuất các hạng mục:

Trong luận văn phần lớn là doanh nghiệp thực hiện vì thế nếu không có những doanh nghiệp nòng cốt tham gia thì đề tài khó thành công. Nên tác giả kiến nghị Sở VHTT&DL Đồng Nai tập hợp kêu gọi doanh nghiệp tham gia vào việc thực hiện đề tài, tạo cơ chế thuận lợi để doanh nghiệp dễ tham gia: đặc biệt chú trọng đến doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, vận chuyển, điểm du lịch. Kêu gọi các doanh nghiệp đang kinh doanh vận chuyển đường thủy (ví dụ doanh nghiệp của cù lao Ba Xê)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

nâng cấp về tiện nghi, an toàn, dịch vụ để đạt chuẩn an toàn, tiện nghi, văn minh và văn hóa.

Điểm du lịch nằm trên các tuyến đang đề xuất trong dự án: các nhà đầu tư cần chỉnh trang lại ...

Du lịch đường sông Đồng Nai, hiện trạng và giải pháp - 16

3.2.1.3. Đối với Sông Đồng Nai:

Là một con sông dài và đi qua sáu tỉnh nên khi phát triển du lịch trên tuyến sông Đồng Nai thì yếu tố liên tuyến là quan trọng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tác giả chú trọng liên kết với tỉnh Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh. Vì thế tác giả kiến nghị Sở VHTT&DL Đồng Nai chủ động mời hai địa phương này phối hợp xây dựng và cùng khai thác các sản phẩm liên tuyến nhằm tăng độ hấp dẫn và nguồn khách.

3.2.1.4. Một sản phẩm phát triển bền vững:

Luôn có sự giám sát về chất lượng cũng như không ngừng bổ sung hoàn thiện. Vậy nên, rất cần công tác kiểm tra của quản lý nhà nước nhằm ngăn chặn các doanh nghiệp “xé rào” làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Ngược lại, quản lý nhà nước cũng cần tạo điều kiện cũng như tháo gỡ những khó khăn để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động tốt nhất.

3.2.1.5. Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực:

Giai đoạn 2015 - 2020 cần đầu tư phát triển mạnh đội ngũ nguồn nhân lực cho ngành du lịch tỉnh Đồng Nai; trong đó có nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch đường sông. Từ đó, cần xây dựng kế hoạch với lộ trình đào tạo cụ thể cho từng nhóm đối tượng để đá ứng kịp thời cho sự phát triển du lịch Đồng Nai nói chung, cũng như du lịch đường sông nói riêng cho từng giai đoạn. Việc làm này sẽ là một trong những lợi thế kêu gọi đầu tư, làm cho các nhà đầu tư an tâm khi nguồn nhân lực địa phương đã sẵn sàng, không phải mất thời gian và tiền bạc để đào tạo hoặc tái đào tạo. đối với nguồn nhân sự phục vụ cho du lịch đường sông cần phân loại để đào tạo: tài công, thuyền viên, thuyết minh trên các phương tiện di chuyển đường thủy, thuyết minh viên tại điểm tham quan, phục vụ ăn uống trên các tàu, phục vụ tại các điểm du lịch: phục vụ bàn, nhân viên pha chế, nhân viên tổ bếp, cộng đồng


dân cư có tham gia du lịch, các cơ quan ban ngành có liên quan đến du lịch (công an phường, xã).

Nội dung đào tạo: Thái độ và nhận thức nghề nghiệp, kiến thức chung về du lịch tổng quan, kiến thức văn hóa, lịch sử về con người và vùng đất Đồng Nai - Đông Nam Bộ, kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng, kỹ năng nghề chuyên biệt theo từng nghề, an toàn cho du khách, du lịch cộng đồng cho cộng đồng dân cư có tham gia hoạt động du lịch (ví dụ các làng nghề), du lịch sinh thái, du lịch bền vững và bảo vệ môi trường ...

Chủ động phối hợp: Kiến nghị các ban ngành liên quan tháo gỡ các khó khăn để doanh nghiệp khai thác du lịch đường sông phát triển; đặc biệt là vấn đề bến cập, bến đậu tàu thuyền, xe ô tô. Tổ chức các buổi tọa đàm về phát triển cơ sở hạ tầng du lịch đường sông.

3.2.2. Trung tâm xúc tiến du lịch Đồng Nai

Chương trình xúc tiến dành riêng cho sản phẩm du lịch đường sông: Cần có ngân sách riêng cho hoạt động này và cần xây dựng chiến lược quảng bá tập trung.

Trung tâm cần tổ chức định kỳ các famtrip và prestrip: Để quảng bá và tạo nhu cầu cho thị trường nguồn.

Phát triển các sự kiện gắn liền với du lịch đường sông định kỳ trong năm: Bên cạnh đó, lễ hội cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo sự hấp dẫn của điểm đến, tác giả đề xuất Sở VHTTDL cần chuẩn hóa và bổ sung các lễ hội định kỳ để tạo các nhu cầu trong thị trường khách.

Xây dựng, thiết kế các sản phẩm in ấn phục vụ cho du lịch đường sông: Thiết lập các pano, biển báo, các điểm chỉ dẫn tại các điểm du lịch.

Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá online cho du lịch đường sông Đồng Nai: Thực hiện các clip quảng bá. Quảng cáo tuyên truyền sản phẩm này trên các phương tiện truyền thông báo đài.

Cần giới thiệu sản phẩm du lịch đường sông Đồng Nai: Trong các sự kiện xúc tiến du lịch của Tp. Hồ Chí Minh (ngày hội du lịch thành phố, lễ hội ẩm thực đất Phương Nam ...) và Bình Dương để quảng bá đến lượng khách nguồn ngoài tỉnh.


3.2.3. Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai

Xây dựng các qui định, qui trình: Tổ chức và quản lý khai thác thống nhất cho các bến tàu và cầu tàu trình UBNN tỉnh phê duyệt.

Xây dựng các quy chuẩn và tiêu chuẩn:Đối với các bến do nhà nước và doanh nghiệp đầu tư cần phải xây dựng các quy định, quy chuẩn và có văn bản hướng dẫn thi hành hoặc được đào tạo bài bản đội ngũ lực phục vụ trực tiếp.

Việc cải tạo bến tàu: Đối với việc cải tạo bến tàu Nguyễn Văn Trị tại trung tâm Tp. Biên Hòa trở thành bến chuẩn để khai thác du lịch là một nhu cầu cần thiết trong thời điểm hiện nay.

Điểm dừng chân: Việc quy hoạch các điểm dừng chân và kết hợp mua sắm có giá trị đối với tuyến du lịch đường sông vào qui hoạch bến tàu du lịch như chùa Ông, làng gốm Tân Vạn ... là một nhu cầu cần thiết khi quy hoạch tour đường sông Đồng Nai.

Kiểm tra và điều chỉnh lại các loại phí: Việc thu phí tàu thuyền cần được kiểm tra lại và có chính sách phù hợp từ việc khai thác dịch vụ hạ tầng, bến bãi để có được mức thu hợp lý và sử dụng quỹ này để tái đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch đường sông.

Tổ chức cắm đầy đủ các biển báo: Đối với giao thông đường thủy theo tuyến điểm du lịch đường sông được đề xuất trong đề tài này là một việc quan trọng và thiết thực để bảo đảm an toàn trong giao thông đường thủy và thúc đẩy phát triển du lịch đường sông.

Xây dựng chính sách kêu gọi vốn đầu tư: Để du lịch đường sông Đồng Nai thật sự có sức hút thì cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đường thủy là điều cần phải ưu tiên.

3.2.4. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai

Cần xây dựng các nội quy: Về an toàn, trật tự và vệ sinh môi trường tại các bến tàu và cầu tàu du lịch, các điểm tham quan.


Chỉ đạo các đơn vị: Quản lý cây xanh của các đơn vị dọc theo tuyến du lịch đường sông được đề xuất trong đề tài trồng thêm cây xanh, tạo cảnh quan hấp dẫn du khách.

Lắp đặt: Các nhà vệ sinh, thùng rác công cộng tại các khu vực bến bãi, cầu tàu du lịch, các điểm tham quan, điểm dừng chân dọc theo các tuyến du lịch đường sông.

Phát động phong trào: Giữ gìn vệ sinh môi trường trong cộng đồng dân cư, doanh nghiệp du lịch, các đơn vị tham gia khai thác du lịch và ngay cả đối với khách tham quan du lịch.

Xử lý các rác thải ô nhiễm nước: Có giải pháp và hướng dẫn cho người dân ở khu vực làng cá bè Tân Mai để người dân vừa có thể nuôi trồng thủy sản, kinh doanh du lịch (một số hộ có điều kiện phục vụ khách du lịch) mà vẫn đảm bảo vệ sinh môi trường, không ô nhiễm dòng sông.

3.2.5. Quy hoạch Kiến trúc tỉnh Đồng Nai

Khi phát triển quy hoạch tổng thể: Cần chú trọng đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm du lịch đường sông được phát triển.

Cân nhắc việc giải tỏa di dời: Các làng nghề gốm sứ, lu sành ... Trong đó cho phép giữ lại một số cơ sở đầu tư thành mô hình phục vụ khách du lịch (không sản xuất) ví dụ điểm sản xuất cơ sở Phong Sơn - một trong những điểm du lịch hấp dẫn được các chuyên gia đánh giá cao. Nếu mất các điểm đến này thì trong tương lai gần, tuyến du lịch Đồng Nai sẽ mất đi một điểm đến độc đáo, vừa có giá trị vật thể lẫn phi vật thể, kéo theo một nguồn thu từ quà tặng lưu niệm cũng bị giảm đi.

Cần rà soát lại các quy hoạch: Các công trình cầu giao thông mới (nếu có) để đảm bảo có độ tĩnh không thông thuyền cho các du lịch qua lại (đặc biệt, khi liên tuyến du lịch đường sông Tp. Hồ Chí Minh và Đồng Nai phát triển thì việc này hết sức quan trọng).

Dành quỹ đất cho việc đầu tư các công viên ven sông.


3.2.6. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai

Chỉ đạo các sở ban ngành: Liên quan xây dựng cơ chế chính sách cụ thể để thúc đẩy du lịch đường sông phát triển.

Thành lập ban chỉ đạo: Thành lập Ban chỉ đạo phát triển đề tài du lịch đường sông Đồng Nai với các thành phần là đại diện các đơn vị có liên quan trực tiếp đến đề tài này: Sở VHTTDL, Sở GTVT, Sở KHĐT, trung tâm xúc tiến, du lịch (thuộc VHTTDL), công ty tư vấn ... Cơ chế hoạt động của Ban được phân chia thành từng tiểu ban với các khối chức năng công việc cụ thể. Tiểu ban liên quan đến các vấn đề và pháp chế, tiểu ban liên quan đến các vấn đề sản phẩm du lịch (cần kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp Lữ Hành), tiểu ban phụ trách về xúc tiến du lịch ...

Có chính sách ưu đãi đầu tư: Đối với các doanh nghiệp tham gia vào khai thác du lịch đường thủy vì hiện nay tình trạng cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, ô nhiễm, điểm tham quan du lịch cũng còn rất nhiều hạn chế; nếu không có các chính sách hỗ trợ cần thiết thì sẽ không hấp dẫn được các nhà đầu tư kinh doanh này.

Nhà nước đầu tư: Các cơ sở hạ tầng đầu tuyến và cuối tuyến để đảm báo thông tuyến, cũng như tạo cơ hội và sự tiếp cận thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp và thu hút được nguồn vốn xã hội hóa. Cần chỉ đạo các sở ban ngành có những quy định cụ thể, rõ ràng về quyền sở hữu và quyền khai thác các bến bãi của các nhà đầu tư. Việc này giúp các nhà đầu tư an tâm khi quyết định sử dụng nguồn vốn của mình để xây dựng hệ thống bến bãi, cầu tàu du lịch trong các tuyến du lịch đường sông đã nêu trong phần giải pháp.

TIỂU KẾT CHƯƠNG III.

Dựa vào số liệu điều tra trong biểu đồ 3.3 nói trên và các ý kiến chuyên gia thì du lịch đường sông Đồng Nai được đánh giá cao và khả thi tuy nhiên phải cần có lộ trình vì đây là sản phẩm đặc thù và đòi hỏi sự phối hợp của nhiều ngành. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đường sông Đồng Nai với các loại hình:

Du lịch sinh thái: Với khí hậu mát mẻ, trong lành cảnh quan hai bên bờ sông còn nét hoang sơ với nhiều màng xanh điều này rất hợp với xu hướng khách theo số


liệu điều tra thì có 114 người trả lời khi tham gia tour du lịch đường sông Đồng Nai thích phám phá thiên nhiên chiếm 48% số người được hỏi.

Du lịch tìm hiểu văn hóa lịch sử: Đồng Nai là một vùng đất có nhiều dấu ấn trong lịch sử hình thành vùng Đất Phương Nam, với nhiều di tích, di chỉ và một nét văn hóa phong phú. Đặc biệt, sông Đồng Nai ngoài chức năng địa lý thì còn là một dòng chảy về văn hóa, lịch sử vì thế tham gia du lịch trên sông Đồng Nai du khách còn mong muốn tìm hiểu về văn hóa lịch sử vùng đất này. Minh chứng có 103 người thích tìm hiểu văn hóa lịch sử khi tham gia du lịch đường sông Đồng Nai chiếm 43% tổng số người được hỏi.

Du lịch cắm trại, dã ngoại, hoạt động đội nhóm: Chiếm 27% số người được hỏi về loại hình du lịch này khi tham gia du lịch đường sông Đồng Nai. Điều này cũng hợp lý vì giới trẻ hiện nay cần những nơi sinh hoạt, hướng về tự nhiên, trãi nghiệm học hỏi, đặc biệt các công ty, các khu công nghiệp cấn có không gian để cho nhân viên vui chơi giải trí, đào tạo phương pháp làm việc nhóm.

Để phát triển du lịch đường sông Đồng Nai, trước hết phải xuất phát từ khả năng khai thác các tài nguyên, tiếp đến là việc xây dựng sản phẩm, sau đó mới là xúc tiến quảng bá. Trong toàn bộ quá trình xây dựng và khai thác sản phẩm, yếu tố con người, đặc biệt là người trực tiếp phục vụ phải được quan tâm để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp. Tuy vậy, nếu không có được sự quan tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, để có được các quy trình, các chính sách tốt, để bảo đảm được mối quan hệ giữa các bên tham gia hoạt động du lịch được trơn tru thì mọi nỗ lực sẽ khó có được hiệu quả cao nhất. Vì thế các chính sách phải được các cơ quan quản lý Nhà nước xây dựng một cách phù hợp và quy mô, chi tiết, từ không gian đến thời gian. Các chính sách sẽ không phát huy được hiệu quả nếu không được có cái nhìn thấu đáo, chính xác và thực thi nghiêm túc của các đơn vị triển khai.

Với đề tài: Du lịch đường sông Đồng Nai, hiện trạng và giải pháp. Với tác giả là một niềm mong mỏi, một sự thôi thúc, một nhiệt huyết cháy bỏng để xây dựng và mong muốn đề tài có tính khả thi cao, hơn ai hết tác giả là một công dân địa phương


và còn là một nhà quản lý trong doanh nghiệp lữ hành, do đó việc bản thân tác giả mong muốn du lịch đường sông Đồng Nai phát triển và cả du lịch tỉnh Đồng Nai được phát triển và phát triển hơn nữa để xứng tầm với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, xứng với vị trí địa lý, xứng với tài nguyên mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này.

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí