Tổng Quan Về 4 Hãng Nhạc Cụ Lớn Nhất Thế Giới


3

Đức

376

4

Anh

332

5

Đài Loan

257

6

Hồng Kông

235

7

Áo

165

8

Pháp

159

9

Italia

137

10

Trung Quốc

131

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


Nguồn: Báo cáo của Tập đoàn Yamaha Nhật Bản 2009 [19]


Có thể thấy trong nhiều năm, Nhật Bản vẫn là nước đứng đầu trong việc sản xuất các loại nhạc cụ, cung cấp khoảng gần 50% nhạc cụ trên toàn thế giới (tính theo giá trị).


Xét theo nhà cung cấp, hiện nay tập đoàn Yamaha Corporation (Nhật Bản) vẫn là công ty sản xuất nhạc cụ đứng đầu thế giới (xem bảng 2):


Bảng 2: Tổng quan về 4 hãng nhạc cụ lớn nhất thế giới


Stt

Nhà cung

cấp

Sản lượng bán 2008

(Đơn vị: Triệu Usd)

Số lượng

lao động

Quốc gia

Mặt hàng

chủ yếu


1

Yamaha

Corporation


4,973.266


18,574


Nhật Bản


Piano


2

Roland

Corporation


656.06


2,233


Nhật Bản

Digital

Piano


3

Kawaii

Musical


590.09


2,782


Nhật Bản

Acoustic

Piano

4

Steinway

375.03

3,100

Mỹ

Piano


Nguồn: Báo cáo của Tập đoàn Yamaha Nhật Bản 2009 [19]


Xu hướng của thị trường âm nhạc trên thế giới hiện nay:


- Các công ty mang tính chất toàn cầu và sự mua đi bán lại giữa các thương hiệu.


- Các nhà máy chuyển dần về các nước có nguồn nguyên/ nhiên liệu ổn định, nhân công rẻ, chủ yếu là Trung Quốc. 70% số nhạc cụ do Yamaha cung cấp được sản xuất tại Trung Quốc, Malaysia, Indonesia là những nước có lao động rẻ. Chỉ còn 30% số lượng là các loại nhạc cụ cao cấp như đàn Piano, các loại nhạc cụ đặc biệt dùng trong dàn nhạc giao hưởng hoặc có những yêu cầu riêng về nguyên liệu và kỹ thuật là vẫn sản xuất tại Nhật Bản.


- Sự phát triển của các nhạc cụ số và thiết bị âm thanh số hoá, bắt kịp với sự phát triển của công nghệ thông tin và nhanh chóng tìm được chỗ đứng trên thị trường của các loại nhạc cụ điện tử, và nhạc cụ số.


1.2 Việt Nam


So với thế giới, thị trường nhạc cụ Việt Nam sinh sau đẻ muộn và phát triển chậm hơn nhiều cả về trình độ công nghệ và mẫu mã. Một vài năm trở lại đây, khi đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu học và chơi nhạc có sự phát triển mạnh mẽ. Nếu trước đây đàn Organ là một gia tài đối với không ít gia đình thì hiện nay cùng với Guitar đây là loại nhạc cụ phổ biến nhất trên thị trường do sự phong phú về mặt giá cả của nó. Không chỉ vậy mặt hàng đàn Piano, mặt hàng được đánh giá là xa xỉ đối với đại bộ phận dân cư thì trong khoảng hai năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán và sự giàu lên của một bộ phận dân chúng người, số lượng đàn Piano, đàn Electone và các loại nhạc cụ điện tử cao cấp cũng gia tăng mạnh mẽ. Thị trường nhạc cụ Việt Nam có thể tóm gọn trong một số đặc điểm nội dung sau:


- Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này ít. Ngoài các sản phẩm phổ thông như Guitar và một số loại nhạc cụ dân tộc, các sản phẩm cao cấp và đặc thù (các nhạc dành cho ban nhạc và dàn nhạc biểu diễn, cho phòng thu…) thường không có sẵn để đáp ứng khi thị trường phát sinh nhu cầu. Các doanh nghiệp chủ yếu tồn tại từ nhiều năm nay với mô hình kinh doanh kiểu cũ, chưa thực sự chuyên nghiệp. Các dịch vụ hậu mãi, bảo hành chưa tốt. Số lượng các doanh nghiệp ra vào thị trường rất hạn chế.


- Hiểu biết về sản phẩm còn hạn hẹp, đặc biệt là các loại nhạc cụ điện tử. Nhạc cụ số vẫn chỉ dừng lại ở việc tiêu thụ dành cho các dân chơi nhạc chuyên nghiệp.


- Số lượng sản phẩm ít, tiêu thụ chủ yếu là các mặc hàng low-end trong đó đàn Organ có sự gia tăng đột biết trong số lượng tiêu thụ vào khoảng những năm 2003, 2004 mà hiện nay đang dần chững lại. Tuy nhiên Organ vẫn là mặt hàng phổ biến và được tiêu thụ nhiều nhất trên thị trường. Piano và các loại nhạc cụ điện tử cao cấp sau nhiều năm tăng trưởng chậm đã có sự phát triển nhanh hơn trong 2 năm trở lại đây, hứa hẹn sự phát triển mạnh trong tương lại. Các mặt hàng nhạc cụ khác như nhạc cụ thuộc bộ dây, bộ hơi, bộ gõ vẫn duy trì một tỉ lệ thấp tương đối trên thị trường do đặc điểm các nhóm nhạc cụ này chỉ phục vụ cho nhạc công chuyên nghiệp trong các dàn nhạc giao hưởng.


- Sự tồn tại và phát triển của hàng nhái, hàng giả chất lượng thấp và hàng đã qua sử dụng.


Không chỉ đối với sản phẩm nhạc cụ, vấn đề hàng nhái, hàng giả xuất hiện trên hầu hết các lĩnh vực kinh doanh hiện nay tại Việt Nam và nhà nước chưa có biện pháp gì hữu hiệu để ngăn chặn việc này và bảo vệ người tiêu


dùng. Mặt khác do mặt bằng giá chung của mặt hàng nhạc cụ sản xuất tại chính hãng vẫn còn cao so với đại bộ phận dân cư, sự tồn tại và tiêu thụ của hàng nhái, hàng giả là không thể tránh khỏi. Vấn đề này chủ yếu xảy ra đối với mặt hàng đàn Ghita dành cho đối tượng học sinh sinh viên với mức giá chỉ khoảng 150.000 đồng cho một chiếc đàn nhái, trong khi giá của đàn sản xuất chính hãng thường hơn 1 triệu đồng cho chiếc rẻ nhất. Các mặt hàng giả, hàng nhái nảy chủ yếu sản xuất tại Trung Quốc.


Khác với Ghita, đàn Piano đối mặt với một vấn đề khác là sự phát triển trong tiêu thụ của các loại nhạc cụ đã qua sử dụng.


- Sự có mặt của hầu hết các nhà cung cấp lớn trên thị trường.


Yamaha đã vào Việt Nam từ năm 1997 , Casio năm 1994 và Roland đã mở showroom tại Việt Nam cuối 2006. Tuy nhiên các hãng nhạc cụ này vẫn dè dặt trong việc đầu tư trực tiếp, và mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Họ sử dụng các nhà phân phối với mô hình kinh doanh mua đứt, bán đoạn.


Thị phần theo nhà cung cấp trên thị trường nhạc cụ Nhập Khẩu Việt Nam 2008 như sau:


- Yamaha:

70%

- Casio:

20%

- Roland:

8%

- Khác:

2%

Nguồn báo cáo điều tra thị trường công ty Sao Việt 2008


Yamaha với ưu điểm danh mục sản phẩm phong phú, chất lượng âm thanh theo đánh giá của người tiêu dùng là tốt hơn nhiều so với Casio nên


chiếm ưu thế tuyệt đối trên thị trường trong mảng bán lẻ và cung cấp cho biểu diễn chuyên nghiệp. Thị phần của Casio tập trung vào mảng nhạc cụ dành cho thiếu nhi và các trường học phổ thổng với sản phẩm đàn phím phát sáng và sản phẩm nhạc cụ dành cho giáo dục. Năm 2004, Casio thành công trong việc ký hợp đồng cung cấp đàn Organ cho giáo dục trên toàn quốc vào các trường mầm non và tiểu học. Riêng Roland tập trung thị phần của mình vào các nhạc cụ biểu diễn chuyên nghiệp và phòng thu.


2. Phân đoạn thị trường


Theo bảng mô tả phân đoạn thị trường bên dưới dựa trên giả thuyết rằng khoảng 40% dân số nói chung là thích âm nhạc. Trong nhóm những người chơi nhạc này có những phân đoạn thị trường khác nhau gồm có: những người chơi nhạc chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp, những người chơi nhạc nghiệp dư và những người chơi nhạc theo nhóm ban nhạc, dàn nhạc…(xem hình 7)


Hình 7: Đồ thị phân khúc thị trường


Đơn vị 1000 người Khách hàng tiềm năng Tốc độ tăng trưởng 2005 2006 2007 2008 1


Đơn vị: 1000 người


Khách hàng tiềm năng

Tốc độ

tăng trưởng


2005


2006


2007


2008


2009

Nghiệp Dư

3%

28,005

28,845

29,7105

30,601

31,519

Bán Chuyên

Nghiệp


5%


2,392


2,511


2,637


2,769


2,907

Chuyên Nghiệp

1%

230

233

235

237

240

Ban Nhạc và

Dàn Nhạc


3%


305


314


323


333


343

Tổng số

3.14%

30,932

31,904

32,906

33,942

35,010


Nguồn: Theo phân tích thị trường của chủ doanh nghiệp


3. Chiến lược nhằm vào phân đoạn thị trường mục tiêu


Hacoustic dự định nhắm vào phân đoạn thị trường mục tiêu gồm những người chơi nhạc nghiệp dư, mới chơi nhạc hoặc chơi nhạc theo sở thích và những người chơi nhạc bán chuyên nghiệp. Nhóm khách hàng này bao gồm tỷ lệ phần trăm lớn nhất những người chơi nhạc với số thu nhập sẵn có để chi tiêu cho âm nhạc cũng là lớn nhất. Phân đoạn thị trường này có thể áp dụng cùng một phương pháp tiếp thị và có thể lấy được lòng trung thành của họ khi bán hàng đúng cách


Công ty không lựa chọn nhóm khách hàng là những người chơi chuyên nghiệp vì một vài những lý do. Những người chơi nhạc chuyên nghiệp thì đòi hỏi phải có một phong cách bán hàng chuyên nghiệp với nhiều sự tập trung hơn, và cũng yêu cầu giá trị lợi ích trên mỗi sản phẩm nhiều hơn. Và họ thường thích một môi trường mua sắm độc quyền tách xa khỏi những khách hàng nghiệp dư


3.1 Nhu cầu thị trường


Khách hàng mục tiêu mà Hacoustic nhắm tới mặc dù đa dạng nhưng vẫn có thể áp dụng cùng một phương pháp tiếp thị. Các nhu cầu quan trọng nhất của họ là:


- Danh mục sản phẩm phong phú


- Giá trị sản phẩm


- Dịch vụ


- Khóa đào tạo âm nhạc


Hầu hết những người chơi nhạc cần sự hỗ trợ và dịch vụ. Những khách hàng tiềm năng thì thường có xu hướng tìm kiếm những nhà cung cấp mà có thể cung cấp cho họ đầy đủ dịch vụ thông qua giới thiệu của bạn bè, hoặc qua kinh nghiệm mua sắm của họ. Những khách hàng thuộc loại này thường quay trở lại khi mà họ cảm thấy được phục vụ thỏa đáng.


Một trong những phàn nàn phổ biến nhất của những người chơi nhạc là sự thay thế nhân viên bán hàng cao tại đa số các cửa hàng nhạc cụ, và kết quả là sự không đồng nhất về kinh nghiệm bán hàng của những nhân viên mới và cũ. Khách hàng thường thích có một phong cách phục vụ giống nhau với mỗi lần họ quay lại mua hàng và sự phát triển mối quan hệ cá nhân của những người bán hàng với khách hàng.


3.2 Xu hướng thị trường


Thị trường nhạc cụ hiện thời đang hướng đến là người mua đặt hàng qua mạng hoặc qua thư tới những nhà bán lẻ, vì họ muốn tích kiệm thời gian mua sắm.


Người tiêu dùng luôn mong muốn, những nhà cung cấp cung cấp một môi trường âm nhạc, tiện nghi với công nghệ cao hơn và nhiều những dịch vụ khách hàng hơn. Họ mong giá cả được thống nhất giữa các nhà cung cấp lớn. Trong ngắn hạn, họ mong muốn có một nhà cung cấp hội tụ đầy đủ những yếu tố trên. Tuy nhiên theo các điều tra khách hàng mua nhạc cụ, thì khách hàng thường phàn nàn rằng họ được cung cấp những dịch vụ nghèo nàn và rằng nhân viên ở những cửa hàng họ đến có trình độ trung bình thấp không được đào tạo về kĩ năng bán hàng và kỹ thuật. Do vậy mà nhiều khách hàng tìm đến những nhà bán lẻ nước ngoài thông qua hình thức mua hàng trực tuyến.


3.3 Sự tăng trưởng của thị trường


Thị trường nhạc cụ trong vòng 10 năm trở lại đây luôn phát triển với tốc độ mạnh mẽ. Những con số thống kế cho thấy doanh thu của ngành công nghiệp nhạc cụ ở thị trường Việt Nam tăng lên hàng năm từ mức xấp xỉ 15,2 tỷ đồng năm 1998 đã lên đến mức 162 tỷ đồng năm 2008 mặc dù nền kinh tế gặp khó khăn và sự không ổn định của thị trường chứng khoán. 10 năm phát triển của thập kỉ trước đã chỉ rõ mức tăng đáng kinh ngạc cho danh mục những nhạc cụ chính như: Guitar, Piano, Organ, Synthesizer….. Hacoustic hi vọng xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022