CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRONG VẤN ĐỀ MARKETING CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TẠI
VIỆT NAM
I. MỘT SỐ CÔNG CỤ MARKETING CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HAY SỬ DỤNG
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, việc xây dựng chiến lược marketing ngày càng giữ vai trò quan trọng trong kế hoạch phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tùy theo đặc điểm của lĩnh vực hoạt động cũng như đặc tính của sản phẩm, mỗi doanh nghiệp lựa chọn cho mình một hình thức marketing phù hợp. Có thể thấy trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam thường áp dụng ba hình thức marketing chủ yếu là: quảng cáo, quan hệ công chúng và hội chợ triển lãm.
1. Quảng cáo
Quảng cáo mới xuất hiện ở thị trường Việt Nam từ đầu những năm 1990 vì vậy chưa có tình trạng bão hòa quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ở các nước phát triển thì có sự tách bạch riêng của kênh quảng cáo nên người tiêu dùng được lựa chọn có xem quảng cáo hay không và thông thường ở các nước phát triển quảng cáo không còn hiệu quả nữa.
Tại Việt Nam hiện vẫn chưa có một kênh riêng nào dành cho quảng cáo và chương trình quảng cáo được cài xen kẽ vào các chương trình truyền hình khác. Vô hình chung dù muốn hay không người xem vẫn phải xem quảng cáo.
Hơn nữa đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như bánh kẹo, xà phòng, đồ dùng bằng nhựa… Các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tư liệu sản xuất chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với sản xuất hàng tiêu dùng và thường sản xuất nguyên liệu hay những phụ tùng chi tiết đã được nội địa hóa hoặc lắp ráp từ phụ tùng nhập ngoại. Với các mặt hàng tiêu dùng như vậy, việc thực hiện marketing đại chúng qua quảng cáo, khuyến
Có thể bạn quan tâm!
- Môi trường trong vấn đề Marketing của một số doanh nghiệp tại Việt Nam - 2
- Khái Quát Chung Về Môi Trường Trong Vấn Đề Marketing Của Doanh Nghiệp
- Xu Hướng “Marketing Xanh” (Green Marketing) Trên Thế Giới
- Môi Trường Trong Vấn Đề Marketing Của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang (Agifish)
- Quy Trình Sản Xuất Đảm Bảo Chất Lượng Môi Trường Của Agifish
- Môi Trường Trong Vấn Đề Marketing Tại Một Số Doanh Nghiệp Khác
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
mãi… để xây dựng hình ảnh nhãn hiệu sản phẩm và thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản phẩm vẫn tỏ ra rất hiệu quả.
Quảng cáo qua các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là quảng cáo trên truyền hình thu hút được lượng người xem khá lớn và đó cũng chính là kênh truyền tin hữu hiệu từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng. Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều sử dụng quảng cáo như một hình thức marketing phổ biến nhất và cũng hiệu quả nhất. Có rất nhiều những chương trình quảng cáo được thiết kế công phu, đặc sắc như quảng cáo của bột giặt Omo, bia Heneiken… đã gây tác động sâu sắc tới công chúng và ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của họ.
Như vậy, quảng cáo đã đi vào cuộc sống của người dân và vì thế nên mặc dù chi phí quảng cáo trên truyền hình là đắt đỏ nhưng các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đua chen để tiến hành các show quảng cáo trên truyền hình.
2. Quan hệ công chúng
Khái niệm quan hệ công chúng (PR) xuất hiện tại Việt Nam sau quảng cáo khá lâu. Trong khoảng năm năm trở lại đây, các doanh nghiệp trong nước bắt đầu chú ý nhiều hơn tới công cụ marketing này. Khi cạnh tranh không phải chỉ dựa vào chất lượng sản phẩm và người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn, các doanh nghiệp bắt đầu chuyển sự chú ý sang việc tạo dựng hình ảnh trong mắt công chúng cũng như thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có phòng quan hệ công chúng, tuy nhiên các doanh nghiệp mới chỉ chú ý PR trong việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng, khách hàng; hỗ trợ cho việc kinh doanh sản phẩm/dịch vụ, mà theo phân loại của ngành PR là PR trong tiếp thị (marketing PR). Có thể thấy rõ tác dụng của PR qua việc tạo dựng các thương hiệu tên tuổi như sữa cô gái Hà Lan, bột giặt Omo, dầu gội Clear… Nhờ một số
hoạt động xã hội như chương trình học bổng “Đèn đom đóm”, chương trình “áo trắng ngời sáng tương lai”, cuộc thi tìm kiếm thần tượng âm nhạc “Việt Nam Idol”,… tên tuổi của các nhãn hiệu sản phẩm này đã chiếm nhiều cảm tình và lưu lại lâu hơn trong lòng công chúng.
3. Hội chợ triển lãm
Việc tham gia hội chợ triển lãm ngày càng trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp Việt Nam. Tham gia hội chợ mang lại cho doanh nghiệp cơ hội được giới thiệu trực tiếp tới các đối tác và người tiêu dùng về sản phẩm của mình. Đây thực sự là một công cụ marketing mà các doanh nghiệp cần chú ý. Thông qua việc trao đổi trực tiếp với khách hàng, doanh nghiệp có thể kết hợp luôn việc thăm dò ý kiến của khách hàng về sản phẩm và chất lượng các dịch vụ của doanh nghiệp.
Trong thời gian qua, các hội chợ được tổ chức tại Hà Nội thường diễn ra theo từng chủ đề cụ thể: Hội chợ hàng tiêu dùng, hội chợ hàng xuất khẩu, hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao… đã thu hút rất đông người tham dự. Các thành phần tham gia hội chợ không chỉ có các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội mà còn có rất nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố khác, kể cả các tỉnh phía Nam.
II. MÔI TRƯỜNG TRONG VẤN ĐỀ MARKETING TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
1. Môi trường trong vấn đề marketing của Tập đoàn Dệt – May Việt Nam
1.1. Giới thiệu chung về Tập đoàn Dệt – May Việt Nam
1.1.1. Giới thiệu chung
Ngày 8 tháng 12 năm 2005, Tổng công ty Dệt – May Việt Nam chính thức công bố thành lập Tập đoàn Dệt – May Việt Nam. Tập đoàn Dệt – May Việt Nam (VINATEX) có trụ sở tại 25 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tập đoàn được thành lập là một khối liên kết giữa các xí nghiệp trung ương của Nhà nước trong lĩnh vực dệt may. Vinatex đóng nhiều vai trò khác nhau như:
sản xuất, xuất nhập khẩu và là một mạng lưới tiêu thụ bán buôn hay bán lẻ hàng dệt may. Các hoạt động của Vinatex được đa dạng hóa từ: đầu tư, sản xuất, cung cấp nguyên phụ liệu đến việc kinh doanh tiêu thụ sản phẩm.
1.1.2. Thị trường và mục tiêu của Vinatex
Biểu đồ 1: Các thị trường chính của Vinatex
Nguồn: Tập đoàn Dệt – May Việt Nam
Vinatex mở rộng quan hệ thương mại với hơn 400 công ty tại 65 nước và khu vực khác nhau. Hiện tại Vinatex có kế hoạch tăng trưởng đầu tư nhằm mục đích đạt sản lượng 455 đên 555 triệu mét vải các loại và 100 triệu sản phẩm dệt kim, từ 190 đến 250 sản phẩm may khác nhau vào năm 2010. [14]
1.1.3. Các thành viên của Vinatex
Thành viên của Vinatex bao gồm:
Các thành viên thuộc khối sự nghiệp
Các thành viên hạch toán phụ thuộc
Các thành viên hạch toán độc lập
Các thành viên thuộc khối doanh nghiệp cổ phần
Các thành viên do tổng công ty góp vốn liên kết, liên doanh.
Có thể thấy thành viên của Vinatex bao gồm các các trường đào tạo nghề may, các viện mẫu và các doanh nghiệp dệt may trên toàn quốc.
1.2. Những đầu tư về môi trường của Tập đoàn Dệt – May
1.2.1. Những tác động của ngành dệt may tới môi trường
Quá trình sản xuất của ngành dệt may nói chung có tác động rất lớn tới môi trường. Các vật liệu chính sử dụng cho sản xuất các sản phẩm may mặc thông thường là bông và sợi nhân tạo. Trong quá trình sản xuất nhiều chất độc hại được thải ra. Quá trình sản xuất có nhiều ảnh hưởng đến môi trường:
Chế biến, sản xuất: Ảnh hưởng lớn nhất chủ yếu trong giai đoạn trồng nguyên liệu thô và giai đoạn sản xuất vải. Các quá trình này tiêu thụ nguồn nước rất lớn và nhiều hóa chất được sử dụng trong quá trình xử lý ướt và tạo ra rất nhiều chất thải. Rất nhiều nước được sử dụng trong quá trình chế biến tinh lọc vải. Sau đó nước được bỏ đi dưới dạng nước thải sau khi đã qua nhiều tiến trình xử lý nhiều chất khác nhau. Một lượng lớn các chất có oxygen được thải ra trong nước thải khi tạo khổ và làm sạch sợi vải. Trong vài trường hợp, có một lượng nhỏ chất biocide được tìm thấy trong các nguyên liệu cotton thô. Nhiều chất độc không thể hủy bằng phương pháp vi khuẩn cũng có thể được tìm thấy trong quá trình giặt tẩy phi i_on. Các chất tẩy rửa này có thể là nguyên nhân gây nên các vấn đề trên bề mặt nước. Chất ảnh hưởng đến môi trường quan trọng nhất là hypochloride thải ra trong quá trình sản xuất.
Ngoài ra trong quá trình sản xuất nếu các doanh nghiệp sử dụng các loại máy móc công nghệ lạc hậu, không có biện pháp xử lý hợp lý sẽ thải ra một khối lượng lớn bụi gây ra ô nhiễm không khí, trước mắt ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân xung quanh và lâu dài là ảnh hưởng tới môi trường.
In và nhuộm: Nhuộm là một giai đoạn chính làm ô nhiễm nước thải trong quá trình in và nhuộm. Tỉ lệ phần trăm nhuộm không cố định trên vải, thay đổi từ 1 – 2% đối với thuốc nhuộm màu và crom và từ 30 – 40% đối với thuốc nhuộm phản ứng và phosphorus. Trong một nghiên cứu trên 300 loại
thuốc nhuộm, kết quả cho thấy 2% chất nhuộm vải rất độc khi kết hợp với nước. Đa số các loại thuốc nhuộm có tính bền vững và có thể được coi là không mang tính sinh thái hoặc khá nguy hiểm với môi trường. Nhiều loại thuốc nhuộm trong cấu trúc hóa học có một số chất gây ung thư như chất di, tri và poly – azo. Một số loại thuốc nhuộm còn chứa các kim loại nặng như đồng, cobalt hoặc crom. Các loại thuốc nhuộm phản ứng mầu và thuốc nhuộm trực tiếp thường không độc. Các chất mang độc tố thường được tìm thấy trong phần dư của bồn nhuộm và trong nước thải; tuy nhiên các chất này được coi là ít độc với các tổ chức nước tuy nhiên vẫn có tính bền vững. Do đó, về lâu dài sẽ chứa đựng những nguy hiểm đối với môi trường. Tình trạng các xí nghiệp, doanh nghiệp trong dây chuyền nhuộm hoàn tất vẫn còn sử dụng một số hóa chất, chất phụ trợ, thuốc nhuộm gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, sức khỏe người lao động và thậm chí đến cả người sử dụng sản phẩm. Điển hình nhất là trong quá trình hồ sợi, do sử dụng quá nhiều hóa chất độc hại nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước, làm tăng lượng COD (nhu cầu oxy hóa học) trong nước thải khó xử lý vi sinh. Nước thải rũ hồ thông thường chứa 4000 đến 8000 mg/l COD. Kỹ thuật giảm trọng polieste bông kiềm được áp dụng phổ biến làm sản sinh một lượng lớn terephtalat và glycol trong nước thải sử dụng 5 – 6 lần, đưa COD có thể lên tới 80000mg/l. Trong thành phần nước thải của các công ty, nhà máy dệt nhuộm hiện nay, có khoảng 300 – 400 mg/l COD (đã vượt tiêu chuẩn nước thải loại B 3 – 4 lần) dự đoán sẽ tăng lên mức 700 – 800 mg/l và có thể còn tăng hơn trong tương lai. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm đất nghiêm trọng tại những khu vực có nhà máy in nhuộm. [25]
1.2.2. Sản phẩm dệt may Việt Nam trước thách thức về tiêu chuẩn xanh – sạch
Trong xu hướng cạnh tranh gay gắt khi đưa hàng ra các thị trường lớn, dệt may Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn trước những rào cản thương mại, những tiêu chuẩn mà đối tác đặt ra. Trong số hàng loạt các tiêu
chuẩn bắt buộc đặt ra đối với hàng dệt may, các nhà nhập khẩu hiện quan tâm nhiều đến tiêu chuẩn xanh, sạch đối với các sản phẩm ngay từ khẩu nguyên liệu đến thành phẩm… Thực chất, tiêu chuẩn Greentrade Barrier – tiêu chuẩn thương mại “xanh”, cũng chính là một rào cản xanh. Rào cản xanh được áp dụng đối với hàng may mặc là đòi hỏi các sản phẩm phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái quy định, an toàn về sức khỏe đối với người sử dụng, không gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất, bắt buộc các nhà xuất khẩu Việt Nam phải tuân thủ. Như vậy là, trong cuộc cạnh tranh quyết liệt sau khi hạn ngạch dệt may được dỡ bỏ và một số tiêu chuẩn được thị trường EU, Mỹ, Nhật… áp dụng, thì rào cản thương mại “xanh” là một thách thức, trở ngại lớn đối với tất cả các nước xuất khẩu hàng dệt may nói chung và Việt Nam nói riêng vào các thị trường nói trên.
Quy định của EU đối với sản phẩm dệt may: EU là một trong những thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may lớn nhất của Tập đoàn Dệt – May Việt Nam. Để thâm nhập và thị trường rộng lớn này các sản phẩm dệt may của tập đoàn phải đáp ứng các điều kiện đối với chất lượng sản phẩm nói chung và các quy định về chất lượng môi trường của sản phẩm nói riêng. Bốn nhãn hiệu quan trọng tại EU được áp dụng cho các sản phẩm may mặc thông thường là EU Ecolabel, nhãn Oko – Tex, Skal eko và nhãn SG. [25]
EU Ecolabel: Nhãn EU Ecolabel được áp dụng cho drap trải giường và áo thun (theo quyết định 96/304/EC). EU Ecolabel được áp dụng cho áo thun dệt kim, áo thun trơn, cổ tròn, áo tay ngắn hoặc tay dài, được thiết kế để mặc ngoài trời. Hàng thêu và hàng in, ngoại trừ hàng in nền nhựa. Chỉ sử dụng cho hàng thêu. Áo thun để bán không được chỉnh sửa
Oko – Tex: Nhãn tiêu chuẩn Oko – Tex 100 (theo các tiêu chuẩn Châu Âu điều hòa EN45014) không kiểm tra toàn bộ quá trình chế biến sản phẩm, chỉ tập trung vào sản phẩm cuối cùng.
Skal: Skal là một cơ quan kiểm định quốc tế độc lập đối với các phương pháp sản xuất hữu cơ và cơ quan này sở hữu dấu xác nhận đăng ký chính thức EKO. Hệ thống kiểm định của Skal áp dụng trên toàn bộ dây chuyền sản xuất từ thu hoạch bông cho đến sản xuất ra sợi. Hệ thống tập trung vào các giai đoạn sản xuất và kiểm tra giai đoạn nào được cho phép, giai đoạn nào không. Và hệ thống cũng có những tiêu chuẩn cho các tiến trình hoàn tất được cho phép như xử lý không thấm nước, xử lý không co, phủ bên ngoài, tạo độ bền, thấm nước hoặc không thấm nước. .. Skal cũng định rõ những yêu cầu đối với sản phẩm cuối cùng và đóng gói cho hàng dệt.
Nhãn SG: Nhãn SG (Schadstoffgepruft – Zeichen) viết tắt từ nghĩa “kiểm tra các chất nguy hiểm”, không chỉ áp dụng cho ngành dệt may mà còn áp dụng cho các chất nguy hiểm như formaldehyde, pentachlorophenol (PC), chlorified phenols (non – PCP), thuốc trừ sâu, arsen, chì, cadmium, thủy ngân, nickel, chromium…
Các thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng như một số thị trường khác cũng có rất nhiều quy định đối với sản phẩm dệt may Việt Nam. Vì vậy để mở rộng xuất khẩu sang các thị trường này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tìm hiểu kĩ các quy định của từng thị trường để cung cấp những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
1.2.3. Giải pháp của Tập đoàn Dệt – May Việt Nam và kết quả đạt được
Là doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt - may, Tập đoàn Dệt – May Việt Nam đã có nhiều cố gắng để khắc phục khó khăn và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tìm mọi biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, tiết kiệm giảm chi phí. Trong những năm gần đây các thành viên của Tập đoàn đã chú trọng đáng kể đầu tư vào khâu nhuộm hoàn tất – là khâu thường gây nhiều ảnh hưởng xấu tới môi trường, đặc biệt là tới nguồn nước. Nhiều loại máy móc, thiết bị tốt, mới, hiện đại đã được đầu tư có chiều sâu, như các máy văng sấy Monforts, máy nhuộm liên tục Monforts ở công ty Dệt Việt Thắng;