1.2.1. Vườn ươm doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời, phát triển doanh nghiệp, nâng cao tinh thần kinh doanh
VƯDN giúp các doanh nghiệp giảm bớt các rủi ro trong đầu tư và kinh doanh, tăng khả năng “sống sót” thông qua cung cấp hoàng loạt các dịch vụ hỗ trợ như dịch vụ phát triển kinh doanh, dịch vụ tư vấn trước, trong và sau quá trình ươm tạo, hỗ trợ hoặc cho thuê máy móc, thiết bị với giá ưu đãi, giá cả thuê các dịch vụ dùng chung thấp… do đó, hỗ trợ và da dạng hóa các nguồn lực tài chính, thông tin, công nghệ, thị trường, quản lý…
Ngoài ra, các doanh nghiệp được ươm tạo trong một môi trường văn hóa kinh doanh của VƯDN, trong đó bản thân mỗi doanh nghiệp là một thực thể kinh tế độc lập. Trong môi trường đó, các doanh nghiệp có thể tiếp thu và nâng cao tinh thần kinh doanh trong cả một cộng đồng doanh nghiệp.
1.2.2. Vườn ươm doanh nghiệp góp phần thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và chuyển giao công nghệ, thương mại hóa ý tưởng kinh doanh, liên kết kinh doanh
VƯDN còn góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp sáng tạo, đổi mới công nghệ và thương mại hóa ý tưởng kinh doanh, công nghệ thông qua chiến lược phát triển mạng lưới của vườn ươm, đặc biệt trong mạng lưới liên kết giữa trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ, các VƯDN có vai trò rất quan trọng trong việc đổi mới, chuyển giao công nghệ và tận dụng những ý tưởng kinh doanh và biến các ý tưởng này thành công. Vì bản thân các doanh nghiệp này không thể tiếp cận các nguồn thông tin, nguồn tài chính một cách hiệu quả cũng như năng lực tài chính phù hợp.
VƯDN, đặc biệt là VƯDN công nghệ, còn có vai trò quan trọng trong liên kết chặt chẽ các trường đại học - viện nghiên cứu - doanh nghiệp để nuôi dưỡng ý tưởng và thương mại hóa ý tưởng nghiên cứu.
1.2.3. Vườn ươm doanh nghiệp đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương
Vườn ươm doanh nghiệp là một công cụ hữu hiệu để thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp mới khởi nghiệp và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, qua đó góp phần giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế-xã hội địa phương như tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao năng suất giá trị gia tăng. Đồng thời, giúp các địa phương tận dụng được tiềm năng phát triển kinh tế địa phương như giữ gìn và phát triển các ngành nghề truyền thống, có thế mạnh và phát triển các ngành nghề mới.
Với các dịch vụ hỗ trợ, VƯDN giúp các doanh nghiệp giảm bớt chi phí, rủi ro trong kinh doanh ngay từ bước khởi sự doanh nghiệp, qua đó hạn chế được tình trạng phá sản doanh nghiệp cũng như những hiệu ứng tiêu cực kèm theo.
Như vậy, các vườn ươm còn có thêm nhiều vai trò khác nữa, không chỉ phục vụ các doanh nghiệp mới khởi nghiệp đóng trong vườn ươm, mà còn hỗ trợ cho cả cộng đồng kinh tế địa phương phát triển.
1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP
1.3.1. Thành tựu và xu hướng phát triển của các vườn ươm doanh nghiệp trên thế giới
Theo thống kê của NBIA, hiện thế giới có khoảng 5.000 VƯDN đang
hoạt động. Tính đến 10/2006, có khoảng 1.400 VƯDN ở Bắc Mỹ, trong đó, 1.115 VƯDN ở Mỹ, 119 ở Mexico và 120 ở Canada.
Ban đầu, chỉ với 12 VƯDN ở Bắc Mỹ, sau đó các
Hình 1.1: Thống kê VƯDN ở Bắc Mỹ
VƯDN phát triển mạnh ở Mỹ và các quốc gia ở Châu Âu và sau đó lan rộng sang Châu Á và Mỹ La tinh trong thập kỷ 90.
Cũng đã có hàng trăm vườn ươm hoạt động theo mục tiêu lợi nhuận được hình thành dưới dạng doanh nghiệp độc lập hoặc dưới dạng tổ hợp (consortium) theo một quy định kế toán chung, hay theo tư vấn quản lý chung, hoặc có cổ đông góp vốn liên doanh hoặc dưới sự quản lý của các công ty lớn chi phối các ngành công nghệ cao như Microsoft, Cisco Systems, Nokia và Oracle.
Bảng 1.1: Thống kê VƯDN tại một số quốc gia Châu Á 2003
Trung Quốc | Nhật Bản | Hàn Quốc | Đài Loan | Sigap ore | Hồng Kông | Ấn Độ | Tổng cộng | |
Phi lợi nhuận | 460 | 159 | 322 | 59 | 42 | 4 | 25 | 1.071 |
Vì lợi nhuận | - | 44 | 11 | 5 | 13 | 2 | 6 | 81 |
Tổng cộng | 460 | 203 | 333 | 64 | 55 | 6 | 31 | 1.152 |
Số VƯDN đã tốt nghiệp | 3.387 | 800 | 1.234 | 190 | - | 66 | - | 6.177 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp xây dựng và phát triển vườn ươm doanh nghiệp ở Việt Nam trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ khu vực tư nhân Việt Nam do EU tài trợ - 1
- Giải pháp xây dựng và phát triển vườn ươm doanh nghiệp ở Việt Nam trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ khu vực tư nhân Việt Nam do EU tài trợ - 2
- Pgs.ts Bùi Nguyên Hùng - Đh Bách Khoa, “Xây Dựng Mô Hình Vườm Ươm Doanh Nghiệp Công Nghệ Trên Địa Bàn Tp.hcm – Mô Hình Vườm Ươm Trong Trường Đại Học”
- Báo Cáo Kết Quả Tại “Hội Thảo Tổng Kết Dự Án Topic64” Giai Đoạn 2006-2007, Từ 27- 28/11/2007 Tại Đồ Sơn, Hải Phòng
- Vườn Ươm Doanh Nghiệp Chế Biến Thực Phẩm Hà Nội Và Ươm Tạo Phần Mềm Quang Trung
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
Nguồn: Hong KIM (2003), The improvement of Asian business incubator, KOBIA.
Số lượng các vườn ươm tăng với tỷ lệ 6 vườn ươm/tháng trong giai đoạn từ tháng 1/1999 đến tháng 8/1999. Từ 9/1999 đến 12/2000, tỷ lệ tăng một cách nhanh chóng, trung bình khoảng 25 vườn ươm mới/ tháng ở Mỹ. Nếu tính cả số lượng vườn ươm của các nước khác trên thế giới (80 tại Liên Xô cũ, 600 tại các nước Tây Âu, 210 tại Đông Âu, 50 tại Úc, 200 tại Trung Quốc, 100 tại Ấn Độ) thì có khoảng 4.000 VƯDN đang hoạt động vào năm 20027.
7 Trần Ngọc Ca (2002), một số kinh nghiệm ươm tạo doanh nghiệp CNC, Viện KH&CN.
Quốc gia có số VƯDN lớn nhất là Mỹ (khoảng 1.115, năm 2006), tiếp đến là Trung Quốc (khoảng gần 600, năm 2006)… Các nước Châu Á khác như Hàn Quốc và Nhật Bản cũng có số VƯDN cao với khá nhiều doanh nghiệp đã tốt nghiệp và rời khỏi vườn ươm. Đáng chú ý là các doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp có tỷ lệ thành công cao và phát triển trên thị trường.
Trung Quốc được xem là quốc gia có hệ thống VƯDN phát triển nhanh nhất thế giới (khoảng 10%/năm) trong một thời gian ngắn (từ 1987- nay). Nếu như năm 2001, Trung Quốc có khoảng gần 300 VƯDN thì đến năm 2006 đã có gần 600 VƯDN với tổng diện tích của các vườn ươm khoảng hơn 20 triệu m2 và đã ươm tạo được khoảng 41.434 doanh nghiệp, trong đó 19.896 doanh nghiệp đã rời vườn ươm và có hơn 50 doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Ấn Độ là quốc gia bắt đầu xây dựng VƯDN rất sớm ở Châu Á, từ những năm 80, nhưng thành tựu đạt được lại rất hạn chế cả về số lượng và chất lượng ươm tạo. Tính đến 2003, số lượng chưa đạt được 1/10 của Trung Quốc.
Về loại hình VƯDN, các VƯDN công nghệ cao chiếm một số lượng lớn ở các nước và thường có quan hệ chặt chẽ với các trường đại học, viện nghiên cứu với các lĩnh vực công nghệ cao, mang lại hàm lượng giá trị gia tăng lớn như công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, môi trường…. Đây cũng là lĩnh vực ươm tạo mà Trung Quốc và Mỹ cũng như một số quốc gia khác tập trung đầu tư và phát triển.
Nhìn chung, các VƯDN hoạt động phi lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt các nước ở Châu Á, chiếm hơn 90% (xem bảng 1.1) và tỷ lệ này ở Bắc Mỹ là 94%8 trong năm 2006. Hơn nữa, phần lớn các VƯDN này được thành lập và vận hành dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Bên cạnh đó, cũng có nhiều VƯDN tư nhân được thành lập dưới sự quản lý của các
8 2006 State of the Business Incubation Industry, NBIA
công ty, tập đoàn lớn như Microsoft, Oracle, Motorola… nhằm tập trung phát triển các công nghệ, các lĩnh vực chuyên biệt và thế mạng của tập đoàn mình. Mô hình này phần lớn được tài trợ bởi các công ty, tập đoàn mẹ và các quỹ đầu tư mạo hiểm9. Ở Việt Nam, cũng có các VƯDN thuộc mô hình này như VƯDN FPT (thuộc Tập đoàn FPT) hay Trung tâm vườn ươm Tinh Vân (thuộc Tập đoàn Tinh Vân).
Tại Trung Quốc, hầu hết các VƯDN do nhà nước và chính quyền địa phương thành lập và quản lý. Nhà nước và chính quyền địa phương cũng có vai trò và tác động rất lớn đến việc thành lập và hoạt động các VƯDN. Bên cạnh đó, cũng có một số VƯDN được thành lập và tài trợ dưới hình thức hợp tác công - tư10.
Về xu hướng vận động và phát triển, do ảnh hưởng của phát triển CNTT trong những thập kỷ gần đây, xu hướng phát triển của các VƯDN đã có những thay đổi và chuyển biến đáng kể. Phần lớn các vườn ươm trên thế giới, đặc biệt là các vườn ươm tập trung vào ươm tạo các ngành công nghệ cao đã rút ngắn quy trình và thời gian ươm tạo, thời gian đưa sản phẩm ra thị trường. Chẳng hạn, ở Mỹ đã có một số sản phẩm công nghệ đưa ra thị trường sau khoảng 2-3 tháng thay vì thời gian ươm tạo từ 2-3 năm như trước đây.
Bảng 1.2: Một số xu hướng phát triển mô hình VƯDN tại Mỹ
Tiêu chí | Thập niên 80 | Thập niên 90 | |
1 | Hình thức sở hữu | Nhà nước hoặc một phần của nhà nước | Tư nhân |
2 | Mục tiêu thành lập và hoạt động | Phi lợi nhuận | Phi lợi nhuận |
9 thường được hiểu như là vốn đầu tư mạo hiểm, tức đầu tư vào các công ty mà không cần phải có một khoản đặt cọc hay ký quỹ nào, các nhà quản lý vốn mạo hiểm chủ yếu dựa trên sự tin tưởng vào thành công doanh nghiệp được đầu tư.
10 Hợp tác công-tư được hiểu là một hình thức hợp tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân nhằm mục tiêu đảm bảo việc cấp tài chính, thực hiện và quản lý các dự án chung.
Đối tượng hướng tới | Cộng đồng | Doanh nghiệp | |
4 | Nguồn thu nhập chủ yếu | Phí dịch vụ | Cổ tức |
5 | Mục đích và thời gian ươm tạo | Giảm chi phí kinh doanh | Giảm thời gian tiếp cận thị trường |
Nguồn: Marisela Gonzalez and Rafael Lucea (2001), The Evolution of Business Incubation
Tại Mỹ, nhiều vườn ươm ảo (virtual incubator) đã xuất hiện với sự hỗ trợ của CNTT và Internet với số lượng khách hàng/thành viên đông đảo trên khắp thể giới, trong một số lĩnh vực, ngành nghề ươm tạo phổ biến như lĩnh vực công nghệ cao… Các khách hàng có thể được tư vấn trực tiếp qua mạng và truy cập vào tài nguyên của vườn ươm như các dịch vụ đào tạo, các tổ chức cung cấp tư vấn hoặc tài chính khác…
Trước 1998, các VƯDN chủ yếu tập trung cho thuê văn phòng và một số dịch vụ cơ bản, nhưng sau năm 1998 đã có nhiều loại hình VƯDN ra đời, cụ thể là xuất hiện các VƯDN của các chủ thể là nhà nước, trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp... với các dịch vụ cung cấp đa dạng hơn. Quá trình ươm tạo cũng từ ý tưởng đến sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ đến dự án kinh doanh, từ dự án kinh doanh đến thành lập và nuôi lớn công ty.
1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm chủ yếu
- Sự can thiệp và tham gia rộng rãi của các cơ quan nhà nước, địa phương và các tổ chức hỗ trợ: Sự can thiệp của nhà nước và nhà tài trợ là cần thiết và trở thành thông lệ ở một số nước, kế cả các nước có hệ thông VƯDN phát triển như Mỹ. Hơn nữa, ít nhất là trong thời kỳ đầu thành lập và hoạt động, phần lớn các VƯDN phụ thuộc vào sự hỗ trợ (tài chính và các hỗ trợ khác) theo nhiều cấp của các tổ chức tài trợ bao gồm Chính phủ quyền Trung ương và chính quyền địa phương, các tổ chức kinh doanh và các tổ
chức mang tính cộng đồng, nên sự tham gia rộng rãi của các tổ chức tài trợ là cần thiết.
- Thoả mãn nhu cầu của các doanh nghiệp vừa, nhỏ địa phương: Bên cạnh các doanh nghiệp được ươm tạo trong vườn ươm, các vườn ươm cần cung cấp dịch vụ để thoả mãn nhu cầu cải thiện triển vọng tồn tại và tăng trưởng của các doanh nghiệp địa phương trong giai đoạn đầu tham gia thị trường. Một vườn ươm hiệu quả cần phải duy trì một lượng khách hàng phù hợp để bù vào số lượng các khách hàng đã trưởng thành. Nguồn cung sẵn có về các doanh nghiệp mới thành lập là điều kiện cốt yếu để có được sự bền vững dài hạn cho bất cứ VƯDN nào.
- Cung cấp các phương tiện, trang thiết bị và dịch vụ cho các doanh nghiệp có nhu cầu: mặc dù có sự khác nhau về phạm vi các phương tiện và trang thiết bị cũng như dịch vụ mà các VƯDN cung cấp, nhưng trong tất cả các trường hợp, các VƯDN đều phải duy trì sự tồn tại của bản thân vườn ươm và các doanh nghiệp khách hàng, nâng cao khả năng tăng trưởng khách hàng, thay vì cung cấp thụ động các dịch vụ. Tuy không phải vườn ươm nào cũng cung cấp mọi loại dịch vụ cho khách hàng, nhưng các trang thiết bị và dịch vụ cần phải thoả mãn đủ các yêu cầu kinh doanh của các khách hàng, kể cả các khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ trong tương lai.
- Sự quản lý và vận hành có hiệu quả VƯDN: Vai trò của quản lý và điều hành hiệu qủa một VƯDN có tính quyết định đến việc đảm bảo các hỗ trợ và tài trợ liên tục của các tổ chức tài trợ, thu hút các khách hàng tương lai, hỗ trợ cho sự phát triển của các khách hàng hiện tại và hỗ trợ cho sự hoạt động thuận lợi của các khách hàng đã tốt nghiệp hay trưởng thành.
- Các tác động về mặt kinh tế và cộng đồng: Vườn ươm phải tạo ra được các kết quả căn cứ trên những mong muốn của các tổ chức tham gia trợ giúp và tài trợ. Các kết quả này có thể là sự phát triển của nền kinh tế dưới dạng tạo việc làm hay các bài học kinh nghiệm, các mô hình thành công để nhân rộng, hay thậm chí là các cơ hội đầu tư có lãi cho các nhà cung cấp vốn.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.1. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.1.1. Thực trạng xây dựng và phát triển vườn ươm doanh nghiệp ở Việt Nam
VƯDN và hoạt động ươm tạo doanh nghiệp là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam và chỉ thực hiện xuất hiện trong những năm gần đây. Nhìn chung, các VƯDN hiện nay vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển với khoảng gần 10 VƯDN (tính cả VƯDN công nghệ) với thời gian hoạt động khoảng từ 1-3 năm.
Bảng 2.1: Thống kê các VƯDN ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008
Tên Vườn ươm | Tổ chức tài trợ/thực hiện | Lĩnh vực ươm tạo | |
1 | VƯDN chế biến & đóng gói thực phẩm Hà nội (HBI) | EU, Bộ KH&ĐT, UBND Tp. Hà Nội, Tổng Công ty Thương mại Hà nội | Chế biến & đóng gói thực phẩm |
2 | VƯDN phần mềm Quang Trung (SBI) | EU, Bộ KH&ĐT, UBND Tp. HCM, Hiệp hội Tin học Tp. HCM | Công nghệ thông tin |
3 | VƯDN FPT | Công ty FPT | Công nghệ thông tin, sinh học |
4 | Trung tâm vườn ươm Tinh Vân | Công ty Tin học Tinh Vân | Công nghệ thông tin |
5 | VƯDN công nghệ Phú Thọ | Đại học Bách khoa Tp. HCM, Sở KH&CN Tp. HCM | Cơ khí, điện - điện tử - viễn thông, công nghệ hóa học - |