4.6.8. Khoảng cách giữa năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động trong công việc theo thời gian tốt nghiệp
Kiểm định này nhằm mục đích xem xét giả thuyết có sự khác biệt về khoảng cách giữa năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động trong công việc theo thời gian tốt nghiệp. Do mẫu khảo sát chỉ có hai năm tốt nghiệp (2013 và 2014). Để phân tích trường hợp này ta sử dụng kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể với trường hợp mẫu độc lập. Thực hiện kiểm định Independent Samples T-Test để phân tích.
Với độ tinh cậy 95%, Bảng 4.70 cho thấy biến “Khoảng cách về Kiến thức cơ bản” có kiểm định Levene có Sig. =0.671 >0.05 cho thấy phương sai hai nhóm đối tượng không khác nhau, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Phương sai bằng nhau. Kiểm định t trường hợp này có Sig. (2-tailed)= 0.011<0.05. Điều đó khẳng định rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cho thấy khoảng cách giữa năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động trong công việc theo thời gian tốt nghiệp. Kết quả Bảng 4.71 cho thấy tân cử nhân tốt nghiệp năm 2014 đáp ứng tốt hơn tân cử nhân tốt nghiệp năm 2013 về “Kiến thức cơ bản”.Rõ ràng, các kiến thức nếu không cập nhật thường xuyên sẽ bị quên dần theo thời gian, và các kiến thức cơ bản sử dụng ở trường học nhiều hơn trong thực tế công việc nhiều, những tân cử nhân tốt nghiệp năm 2014 có khoảng cách thời gian sử dụng các kiến thức cơ bản gần hơn nên họ đáp ứng tốt hơn người tốt nghiệp năm 2013.
Các kiểm định t còn lại đều có Sig. (2-tailed)>0.05, điều đó khẳng định rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cho thấy khoảng cách giữa năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động trong công việc theo theo năm tốt nghiệp.
Bảng 4.70.Tổng hợp kết quả kiểm định Independent Samples T-Test theo thời gian tốt nghiệp
Kiểm định Levene’s về sự giống nhau của các biến (Sig.) | t- test về sự bằng nhau của giá trị trung bình Sig. (2-tailed) | ||
Khoảng cách về Kiến thức cơ bản | Phương sai bằng nhau | .671 | .011 |
Phương sai không bằng nhau | .011 | ||
Khoảng cách về Kiến thức chuyên ngành | Phương sai bằng nhau | .010 | .542 |
Phương sai không bằng nhau | .480 | ||
Khoảng cách về Kỹ năng thiết yếu | Phương sai bằng nhau | .024 | .417 |
Phương sai không bằng nhau | .357 | ||
Khoảng cách về Kỹ năng kinh doanh | Phương sai bằng nhau | .020 | .177 |
Phương sai không bằng nhau | .135 | ||
Khoảng cách về Kỹ năng tác động, ảnh hưởng | Phương sai bằng nhau | .015 | .382 |
Phương sai không bằng nhau | .327 | ||
Khoảng cách về Kỹ năng nghiên cứu | Phương sai bằng nhau | .918 | .964 |
Phương sai không bằng nhau | .964 | ||
Khoảng cách về Thái độ đối với công việc | Phương sai bằng nhau | .292 | .201 |
Phương sai không bằng nhau | .212 | ||
Khoảng cách về Thái độ học hỏi và phát triển | Phương sai bằng nhau | .698 | .075 |
Phương sai không bằng nhau | .077 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xác Định Khoảng Cách Giữa Năng Lực Của Tân Cử Nhân Khối Ngành Kinh Doanh
- Tổng Hợp Khoảng Cách Giữa Năng Lực Của Tân Cử Nhân Khối Ngành Kinh Doanh - Quản Lý Và Yêu Cầu Của Người Sử Dụng Lao Động
- Tổng Hợp Kết Quả Kiểm Định Independent Samples T-Test Theo Hộ Khẩu Thường Trú
- Hạn Chế Của Đề Tài Nghiên Cứu Và Và Gợi Ý Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo
- Điều Tra Về Các Năng Lực Quan Trọng
- Khoảng cách giữa năng lực của tân cử nhân và yêu cầu của người sử dụng lao động - 18
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
Bảng 4.71.Bảng thống kê mô tảvề khoảng cách theo Thời gian tốt nghiệp
Năm tốt nghiệp | N | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Sai số trung bình | |
Khoảng cách về Kiến thức cơ bản | 2013 | 136 | .4191 | .64788 | .05556 |
2014 | 64 | .6719 | .64922 | .08115 | |
Khoảng cách về Kiến thức chuyên ngành | 2013 | 136 | .6201 | .80653 | .06916 |
2014 | 64 | .6875 | .52411 | .06551 | |
Khoảng cách về Kỹ năng thiết yếu | 2013 | 136 | .6000 | .83089 | .07125 |
2014 | 64 | .6938 | .57896 | .07237 | |
Khoảng cách về Kỹ năng kinh doanh | 2013 | 136 | .5938 | .83994 | .07202 |
2014 | 64 | .7539 | .62914 | .07864 | |
Khoảng cách về Kỹ năng tác động, ảnh hưởng | 2013 | 136 | .6789 | .73047 | .06264 |
2014 | 64 | .7682 | .52673 | .06584 | |
Khoảng cách về Kỹ năng nghiên cứu | 2013 | 136 | .6250 | .76059 | .06522 |
2014 | 64 | .6302 | .75152 | .09394 |
2013 | 136 | .5772 | .61427 | .05267 | |
2014 | 64 | .6992 | .65341 | .08168 | |
Khoảng cách về Thái độ học hỏi và phát triển | 2013 | 136 | .4853 | .65812 | .05643 |
2014 | 64 | .6641 | .66401 | .08300 |
Khoảng cách về Thái độ đối với công việc
4.6.9. Khoảng cách giữa năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động trong công việc theo thời gian làm việc tại doanh nghiệp
Phần này chúng ta cần xem xét giả thuyết có sự khác biệt về khoảng cách giữa năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động trong công việc theo thời gian làm việc tại doanh nghiệp. Để phân tích trường hợp này ta sử dụng phân tích phương sai một yếu tố.
Kết quả kiểm định Levene trong Bảng 4.72 cho thấy tất cả các nhân tố có giá trị Sig.> 0.05. Điều này có thể nói phương sai về khoảng cách của các yếu tố về thời gian làm việc không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Điều này giải thích dù sinh viên tốt nghiệp ở ngành nào đều có khoảng cách về yêu cầu năng lực. Bảng 4.73 trình bày kết quả phân tích ANOVA. Với mức ý nghĩa 0.05 hay độ tin cậy 95% có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khoảng cách năng lực của tân cử nhân tốt nghiệp theo thời gian làm việc được đánh giá của người sử dụng lao động ở “Kỹ năng nghiên cứu” (Sig.=0.036<0.05) . Bảng thống kê mô tả 4.74 cho thấy các Tân cử làm việc trên 24 tháng được đánh giá là đáp ứng tốt nhất theo yêu cầu của người sử dụng lao động (có khoảng cách về đánh giá năng lực thấp nhất).Tuy nhiên, trường hợp này chỉ có 4 mẫu làm việc ở các bộ phận: kinh doanh (02), marketing (01), bán hàng địch vụ (01). Đây là các phòng ban thường có chính sách đào tạo nhân viên trong quá trình làm việc nên nhân viên đã đáp ứng tốt.
Bảng 4.72.Kiểm định sự đồng nhất của các biến (Thời gian làm việc)
Giá trị Levene | df1 | df2 | Sig. | |
Khoảng cách về Kiến thức cơ bản | 1.028 | 4 | 195 | .394 |
Khoảng cách về Kiến thức chuyên ngành | 1.260 | 4 | 195 | .287 |
Khoảng cách về Kỹ năng thiết yếu | 1.316 | 4 | 195 | .265 |
Khoảng cách về Kỹ năng kinh doanh | .473 | 4 | 195 | .755 |
Khoảng cách về Kỹ năng tác động, ảnh hưởng | 1.299 | 4 | 195 | .272 |
.280 | 4 | 195 | .891 | |
Khoảng cách về Thái độ đối với công việc | .936 | 4 | 195 | .444 |
Khoảng cách về Thái độ học hỏi và phát triển | .719 | 4 | 195 | .580 |
Khoảng cách về Kỹ năng nghiên cứu
Bảng 4.73.Kết quả phân tích ANOVA (Thời gian làm việc)
Tổng chênh lệch bình phương | df | Chênh lệch trung bình | F | Sig. | ||
Khoảng cách về Kiến thức cơ bản | Giữa các nhóm | 1.693 | 4 | .423 | .979 | .420 |
Nội bộ nhóm | 84.307 | 195 | .432 | |||
Tổng | 86.000 | 199 | ||||
Khoảng cách về Kiến thức chuyên ngành | Giữa các nhóm | 1.586 | 4 | .397 | .746 | .562 |
Nội bộ nhóm | 103.733 | 195 | .532 | |||
Tổng | 105.319 | 199 | ||||
Khoảng cách về Kỹ năng thiết yếu | Giữa các nhóm | 2.367 | 4 | .592 | 1.027 | .394 |
Nội bộ nhóm | 112.333 | 195 | .576 | |||
Tổng | 114.700 | 199 | ||||
Khoảng cách về Kỹ năng kinh doanh | Giữa các nhóm | 2.276 | 4 | .569 | .932 | .446 |
Nội bộ nhóm | 119.019 | 195 | .610 | |||
Tổng | 121.295 | 199 | ||||
Khoảng cách về Kỹ năng tác động, ảnh hưởng | Giữa các nhóm | 2.109 | 4 | .527 | 1.171 | .325 |
Nội bộ nhóm | 87.752 | 195 | .450 | |||
Tổng | 89.861 | 199 | ||||
Khoảng cách về Kỹ năng nghiên cứu | Giữa các nhóm | 5.792 | 4 | 1.448 | 2.617 | .036 |
Nội bộ nhóm | 107.888 | 195 | .553 | |||
Tổng | 113.680 | 199 | ||||
Khoảng cách về Thái độ đối với công việc | Giữa các nhóm | 1.869 | 4 | .467 | 1.189 | .317 |
Nội bộ nhóm | 76.616 | 195 | .393 | |||
Tổng | 78.485 | 199 | ||||
Khoảng cách về Thái độ học hỏi và phát triển | Giữa các nhóm | 2.153 | 4 | .538 | 1.228 | .300 |
Nội bộ nhóm | 85.486 | 195 | .438 | |||
Tổng | 87.639 | 199 |
Bảng 4.74.Bảng thống kê mô tảvề khoảng cách theoThời gian làm việc
N | Trung bình | Độ lệch chuẩn | ||
Khoảng cách về Kỹ năng nghiên cứu | Dưới 6 tháng | 55 | .5273 | .69593 |
Từ 6 đến 12 tháng | 93 | .6667 | .77709 | |
Từ 12 đến 18 tháng | 31 | .7634 | .72108 |
Từ 18 đến 24 tháng | 17 | .7255 | .78382 |
Trên 24 tháng | 4 | -.4167 | .50000 |
Tổng | 200 | .6267 | .75581 |
4.6.10. Khoảng cách giữa năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh
- quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động trong công việc theo lương trung bình tại doanh nghiệp
Phần này chúng ta cần xem xét giả thuyết có sự khác biệt về khoảng cách giữa năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động trong công việc theo lương trung bình. Để phân tích trường hợp này ta sử dụng phân tích phương sai một yếu tố.
Kết quả kiểm định Levene trong Bảng 4.75 cho thấy tất cả các nhân tố có giá trị Sig.> 0.05. Ta có thể tiến hành phân tích kế quả ANOVA
Bảng 4.76 trình bày kết quả phân tích ANOVA. Với mức ý nghĩa 0.05 hay độ tin cậy 95% có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khoảng cách năng lực của tân cử nhân tốt nghiệp theo thời gian làm việc được đánh giá của người sử dụng lao động ở “Kỹ năng kinh doanh” (Sig.=0.009<0.05) và “Kỹ năng tác động, ảnh hưởng” . Bảng thống kê mô tả 4.77 cho thấy các Tân cử có thu nhập cao được đánh giá là đáp ứng tốt hơn theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Trong công việc, trong đa số trường hợpngười đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động nhiều hơn thì có thu nhập cao hơn. Vì người làm việc đáp ứng tốt yêu cầu người sử dụng lao động sẽ dễ thăng tiến trong công việc, và mức độ tăng thu nhập thường xuyên hơn.
Bảng 4.75. Kiểm định sự đồng nhất của các biến (Lương trung bình)
Giá trị Levene | df1 | df2 | Sig. | |
Khoảng cách về Kiến thức cơ bản | .255 | 3 | 196 | .858 |
Khoảng cách về Kiến thức chuyên ngành | .487 | 3 | 196 | .692 |
Khoảng cách về Kỹ năng thiết yếu | .792 | 3 | 196 | .499 |
Khoảng cách về Kỹ năng kinh doanh | .677 | 3 | 196 | .567 |
Khoảng cách về Kỹ năng tác động, ảnh hưởng | .484 | 3 | 196 | .694 |
Khoảng cách về Kỹ năng nghiên cứu | .206 | 3 | 196 | .892 |
Khoảng cách về Thái độ đối với công việc | 1.224 | 3 | 196 | .302 |
Khoảng cách về Thái độ học hỏi và phát triển | .516 | 3 | 196 | .672 |
Bảng 4.76. Kết quả phân tích ANOVA (Lương trung bình)
Tổng chênh lệch bình phương | df | Chênh lệch trung bình | F | Sig. | ||
Khoảng cách về Kiến thức cơ bản | Giữa các nhóm | .774 | 3 | .258 | .593 | .620 |
Nội bộ nhóm | 85.226 | 196 | .435 | |||
Tổng | 86.000 | 199 | ||||
Khoảng cách về Kiến thức chuyên ngành | Giữa các nhóm | 3.403 | 3 | 1.134 | 2.181 | .091 |
Nội bộ nhóm | 101.916 | 196 | .520 | |||
Tổng | 105.319 | 199 | ||||
Khoảng cách về Kỹ năng thiết yếu | Giữa các nhóm | .701 | 3 | .234 | .402 | .752 |
Nội bộ nhóm | 113.999 | 196 | .582 | |||
Tổng | 114.700 | 199 | ||||
Khoảng cách về Kỹ năng kinh doanh | Giữa các nhóm | 6.896 | 3 | 2.299 | 3.938 | .009 |
Nội bộ nhóm | 114.399 | 196 | .584 | |||
Tổng | 121.295 | 199 | ||||
Khoảng cách về Kỹ năng tác động, ảnh hưởng | Giữa các nhóm | 3.766 | 3 | 1.255 | 2.858 | .038 |
Nội bộ nhóm | 86.095 | 196 | .439 | |||
Tổng | 89.861 | 199 | ||||
Khoảng cách về Kỹ năng nghiên cứu | Giữa các nhóm | 2.362 | 3 | .787 | 1.386 | .248 |
Nội bộ nhóm | 111.318 | 196 | .568 | |||
Tổng | 113.680 | 199 | ||||
Khoảng cách về Thái độ đối với công việc | Giữa các nhóm | 2.799 | 3 | .933 | 2.416 | .068 |
Nội bộ nhóm | 75.686 | 196 | .386 | |||
Tổng | 78.485 | 199 | ||||
Khoảng cách về Thái độ học hỏi và phát triển | Giữa các nhóm | 1.274 | 3 | .425 | .964 | .411 |
Nội bộ nhóm | 86.365 | 196 | .441 | |||
Tổng | 87.639 | 199 |
Bảng 4.77. Bảng thống kê mô tả về khoảng cách theo Lương trung bình
N | Trung bình | Độ lệch chuẩn | ||
Khoảng cách về Kỹ năng kinh doanh | Lương từ 3-5 triệu/tháng | 59 | .8771 | .73604 |
Lương từ 5-7 triệu/tháng | 77 | .6494 | .76762 | |
Lương từ 7-9 triệu/tháng | 33 | .5227 | .62301 | |
Lương trên 9 triệu/tháng | 31 | .3226 | .92690 | |
Tổng | 200 | .6450 | .78072 | |
Khoảng cách về Kỹ năng tác động, ảnh | Lương từ 3-5 triệu/tháng | 59 | .7599 | .66037 |
Lương từ 5-7 triệu/tháng | 77 | .8030 | .66597 |
Lương từ 7-9 triệu/tháng | 33 | .6768 | .72760 |
Lương trên 9 triệu/tháng | 31 | .4032 | .58178 |
Tổng | 200 | .7075 | .67198 |
hưởng
4.7. Tóm tắt
Chương này trình bày kết quả phân tích của nghiên cứu. Thống kê mô tả các biến quan sát định tính. Thông qua hệ số Cronbach’s alpha đánh giá độ tin cậy của thang đo để loại bỏ các biến quan sát không phù hợp trước khi đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Thông qua phân tích nhân tố khám phá khám phá EFA để đánh giá độ hội tụ thang đo và đã rút trích ra được các nhân tố nhằm đánh giá năng lực tân cử nhân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy người sử dụng lao động yêu cầu yếu tố Thái độ đối với công việc của tân cử nhân cụ thể là có đạo đức, trách nhiệm trong công việc, tác phong làm việc chuyên nghiệp và không ngừng trao đổi kỹ năng với nhau trong công tương đối cao (khoảng 4/5 điểm); Kỹ năng kinh doanh và Kỹ năng tác động ảnh hưởng được người sử dụng lao động khá quan tâm; Yêu cầu về Kiến thức cơ bản và Kỹ năng nghiên cứu chỉ ở mức trên trung bình. Về mức độ đáp ứng của tân cử nhân, người sử dụng chỉ đánh giá ở mức độ trung bình (từ 3 đến 4 điểm trên thang đo 5). Tồn tại khoảng cách về năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động; Cụ thể, yêu cầu của người sử dụng lao động cao hơn mức độ đáp ứng của tân cử nhân về năng lực; Trong đó, Kỹ năng tác động, ảnh hưởng có khoảng cách lớn nhất. Về kiểm định sự khác nhau của từng nhóm tổng thể về khoảng cách được thực hiện; Có sự khác biệt một số năng lực ở các nhóm.
Chương tiếp theo sẽ tóm tắt toàn bộ nghiên cứu, những kiến nghị cũng như những hạn chế của nghiên cứu này và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGH
Chương 5 sẽ trình bày kết luận, đưa ra các khuyến nghị đối với nhà trường và các bên có liên quan, những đóng góp của nghiên cứu, những hạn chế của đề tài nghiên cứu và gợi ý các hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.1. Kết luận
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu “Khoảng cách giữa năng lực của tân cử nhân và yêu cầu của người sử dụng lao động” nhằm xác định yêu cầu về năng lực của người sử dụng lao động đối với tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và mức độ đáp ứng về năng lực của các tân cử nhân trong quá trình làm việc. Qua đó xác định khoảng cách về năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động. Ngoài ra, nghiên cứu còn xác định sự khác nhau khoảng cách về năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động theo các đặc tính. Trên cơ sở xác định khoảng cách về năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học nhằm giảm khoảng cách giữa giảm khoảng cách về năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động. Nghiên cứu thực hiện tại Tp.HCM và chỉ nghiên cứu tân cử nhân kinh doanh – quản lý của 5 trường: Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, Đại học Mở Tp.HCM, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Tôn Đức Thắng.
Nghiên cứu thực hiện khao sát bằng 260 bảng khảo sát được phát đi, thu về 209 bảng, trong đó 201 bảng được lọc lại và nhập liệu, 01 bảng trả lời sai nên đã loại bỏ,còn lại 200 bảng khảo sát đưa vào phân tích. Dữ liệu được phân tích thông qua phần mềm SPSS 20.0 với một số công cụ chủ yếu như: Thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s alpha, đánh giá độ hội tụ của thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA. Kiểm định các giả thuyết thống kê bằng phân tích T- test, ANOVA.
Kết quả thống kê cho thấy đến 93% tân cử nhân tốt nghiệp từ 2013 đến thời điểm khảo sát là tháng 3/2015 làm việc ở vị trí chuyên viên, nhân viên; đa số làm việc ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (81,5%).