Nhóm các biến quan sát có khoảng cách lớn nhất
Qua phân tích như trên cho thấy tất cả các năng lực của tân cử nhân đều chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động. Đặc biệt các năng lực chi tiết có khoảng cách khá lớn: Kỹ năng ra quyết định, Hiểu được cách đưa ra giải pháp cho các vấn đề trong công việc của ngành được đào tạo, Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, Kỹ năng giao tiếp tốt với khách hàng (hoặc đối tác bên ngoài), Kỹ năng tổ chức công việc, Tác phong làm việc chuyên nghiệp, Kỹ năng lập kế hoạch, Quản lý và làm việc nhóm hiệu quả.
Bảng 4.52. Tổng hợp các năng lực có khoảng cách lớn
Khoảng cách | |
1. Kỹ năng ra quyết định | 0.76 |
2. Hiểu được cách đưa ra giải pháp cho các vấn đề trong công việc của ngành được đào tạo | 0.75 |
3. Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ | 0.75 |
4. Kỹ năng giao tiếp tốt với khách hàng (hoặc đối tác bên ngoài) | 0.75 |
5. Kỹ năng tổ chức công việc | 0.73 |
6. Tác phong làm việc chuyên nghiệp | 0.70 |
7. Kỹ năng lập kế hoạch | 0.70 |
8. Quản lý nhóm hiệu quả | 0.70 |
9. Làm việc nhóm hiệu quả | 0.70 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Định Kmo Và Bartlett Của Phân Tích Nhân Tố Yêu Cầu Kỹ Năng Lần Thứ 3
- Yêu Cầu Của Người Sử Dụng Lao Động Về Kỹ Năng Thiết Yếu
- Xác Định Khoảng Cách Giữa Năng Lực Của Tân Cử Nhân Khối Ngành Kinh Doanh
- Tổng Hợp Kết Quả Kiểm Định Independent Samples T-Test Theo Hộ Khẩu Thường Trú
- Khoảng Cách Giữa Năng Lực Của Tân Cử Nhân Khối Ngành Kinh Doanh - Quản Lý Và Yêu Cầu Của Người Sử Dụng Lao Động Trong Công Việc Theo Thời Gian Tốt
- Hạn Chế Của Đề Tài Nghiên Cứu Và Và Gợi Ý Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
Bảng 4.53.Tổng hợp khoảng cách giữa năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động
Yêu cầu NSDLĐ | Đáp ứng tân cử nhân | Khoảng cách | Tỷ lệ đáp ứng | |
(1) | (2) | (3) | (2)-(3) | (3)/(2) |
Kiến thức cơ bản | 3.74 | 3.24 | 0.50 | 87% |
Kiến thức chuyên ngành | 4.19 | 3.54 | 0.64 | 85% |
Kỹ năng thiết yếu | 4.15 | 3.52 | 0.63 | 85% |
Kỹ năng kinh doanh | 4.37 | 3.72 | 0.64 | 85% |
Kỹ năng tác động, ảnh hưởng | 4.20 | 3.50 | 0.71 | 83% |
Kỹ năng nghiên cứu | 3.92 | 3.29 | 0.63 | 84% |
Thái độ đối với công việc | 4.46 | 3.85 | 0.62 | 86% |
Thái độ học hỏi và phát triển | 4.04 | 3.49 | 0.54 | 87% |
Bảng 4.53, cho thấy các năng lực của tân cử nhân thì yêu cầu của người sử dụng lao động luôn cao hơn so với mức độ đáp ứng của tân cử nhân trong công việc tại doanh nghiệp. Nói cách khác, có khoảng cách về năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động. Điều này cho thấy các tân cử nhân chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động trong công việc. Tuy nhiên mức độ đáp ứng của các tân cử nhân khá cao (hơn 80%). Trong đó, Kỹ năng tác động, ảnh hưởng có khoảng cách nhiều nhất.
Chương trình đào tạo chưa sát với thực tế yêu cầu doanh nghiệp nên dẫn đến đầu ra là các tân cử nhân chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu người sử dụng lao động. Theo phỏng vấn sâu chuyên gia xây dựng chương trình đào tạo tại trường học cho rằng: “trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo, chúng tôi áp dụng bộ khung chương trình tiên tiến của các trường lớn trên thế giới. Việc áp dụng các chương trình này cần phải có thời gian để cải tiến và tìm cái phù hợp hơn cho sinh viên trong nước. Nhà trường có khảo sát nhu cầu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc khảo sát thực hiện cho kết quả chưa tốt vì trường chưa xây dựng được mối quan hệ tốt với cộng đồng doanh nghiệp nên nhận được kết quả chưa thật sát thực tế”.
4.6. Kiểm định sự khác biệt về khoảng cách về năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động
Mục đích của phần này là kiểm định sự khác nhau khoảng cách về năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động ở các đặc tính như: trường tốt nghiệp, ngành tốt nghiệp, giới tính, hộ khẩu thường trú (tỉnh, thành phố), bộ phận làm việc, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực làm việc, thời gian tốt nghiệp, thời gian làm việc tại doanh nghiệp. Ở mục 4.5 đã xác định về khoảng cách về năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động. Để thực hiện kiểm định sự khác nhau về khoảng cách ở các đặc tính, khoảng cách về năng lực được tính bằng cách lấy hiệu số yêu cầu của người sử dụng lao động và mức độ đáp ứng của tân cử nhân về năng lực, cụ thể như sau:
Bảng 4.54. Bảng ký hiệu các biến về khoảng cách
Tên | Ký hiệu | Cách tính | |
1. | Khoảng cách Kiến thức cơ bản | D_K_CB | (K_REQ_CB) - (K_RES_CB) |
2. | Khoảng cách Kiến thức chuyên ngành | D_K_CN | (K_REQ_CN) - (K_RES_CN) |
3. | Khoảng cách Kỹ năng thiết yếu | D_S_TY | (S_REQ_TY) - (S_RES_TY) |
4. | Khoảng cách Kỹ năng kinh doanh | D_S_KD | (S_REQ_KD) - (S_RES_KD) |
5. | Khoảng cách Kỹ năng tác động ảnh hưởng | D_S_AH | (S_REQ_AH) - (S_RES_AH) |
6. | Khoảng cách Kỹ năng nghiên cứu | D_S_NC | (S_REQ_NC) - (S_RES_NC) |
7. | Khoảng cách Thái độ đối với công việc | D_A_CV | (A_REQ_CV) - (A_RES_CV) |
8. | Khoảng cách Thái độ học hỏi và phát triển | D_A_PT | (A_REQ_PT) - (A_RES_PT) |
4.6.1. Khoảng cách giữa năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động trong công việc theo trường tốt nghiệp
Phần này chúng ta cần xem xét giả thuyết có sự khác biệt về khoảng cách giữa năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động trong công việc theo trường tốt nghiệp. Để phân tích trường hợp này ta sử dụng phân tích phương sai một yếu tố.
Kết quả kiểm định Levene trong Bảng 4.55 cho thấy tất cả các nhân tố có giá trị
Sig.> 0.05. Điều này có thể nói phương sai về khoảng cách của các yếu tố giữa những người tốt nghiệp đại học không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Điều này giải thích dù sinh viên tốt nghiệp ở trường nào đều có khoảng cách về yêu cầu năng lực. Bảng 4.56 trình bày kết quả phân tích ANOVA. Với mức ý nghĩa 0.05 hay độ tin cậy 95% có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khoảng cách năng lực của tân cử nhân tốt nghiệp từ năm trường theo đánh giá của người sử dụng lao động ở năng lực “Thái độ học hỏi và phát triển” (Sig. =0.014 <0.05). Bảng thống kê mô tả 4.57 cho thấy các Tân cử nhân tốt nghiệp từ trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh được đánh giá là đáp ứng tốt nhất (có khoảng cách về đánh giá năng lực thấp nhất) về “Thái độ học hỏi và phát triển”. Kiến thức và Kỹ năng phần lớn được quyết định bởi thái độ tốt của các Tân cử nhân. Tại Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM với lực lượng giảng viên và chương trình đạo tạo được đánh giá là hàng đầu trong nhóm các trường khảo sát. Sinh viên khi vào học tại trường đã ý thức được phải có thái độ tốt để chứng tỏ truyền thống của nhà trường so với hệ thống đào tạo. Chính vì vậy “Thái độ học hỏi và phát triển” của tân cử nhân Đại học Kinh tế Tp.HCM đáp ứng tốt hơn.
Bảng 4.55.Kiểm định sự đồng nhất của các biến
Giá trị Levene | df1 | df2 | Sig. | |
Khoảng cách về Kiến thức cơ bản | 1.220 | 4 | 195 | .304 |
Khoảng cách về Kiến thức chuyên ngành | .223 | 4 | 195 | .925 |
Khoảng cách về Kỹ năng thiết yếu | 1.112 | 4 | 195 | .352 |
Khoảng cách về Kỹ năng kinh doanh | 1.095 | 4 | 195 | .360 |
Khoảng cách về Kỹ năng tác động, ảnh hưởng | .392 | 4 | 195 | .814 |
Khoảng cách về Kỹ năng nghiên cứu | .610 | 4 | 195 | .656 |
Khoảng cách về Thái độ đối với công việc | .614 | 4 | 195 | .653 |
Khoảng cách về Thái độ học hỏi và phát triển | .573 | 4 | 195 | .683 |
Bảng 4.56. Kết quả phân tích ANOVA ( Trường tốt nghiệp)
Tổng chênh lệch bình phương | df | Chênh lệch trung bình | F | Sig. | ||
Khoảng cách về Kiến thức cơ bản | Giữa các nhóm | .899 | 4 | .225 | .515 | .725 |
Nội bộ nhóm | 85.101 | 195 | .436 |
Tổng | 86.000 | 199 | ||||
Khoảng cách về Kiến thức chuyên ngành | Giữa các nhóm | 4.050 | 4 | 1.013 | 1.950 | .104 |
Nội bộ nhóm | 101.269 | 195 | .519 | |||
Tổng | 105.319 | 199 | ||||
Khoảng cách về Kỹ năng thiết yếu | Giữa các nhóm | .722 | 4 | .181 | .309 | .872 |
Nội bộ nhóm | 113.978 | 195 | .585 | |||
Tổng | 114.700 | 199 | ||||
Khoảng cách về Kỹ năng kinh doanh | Giữa các nhóm | 5.106 | 4 | 1.277 | 2.142 | .077 |
Nội bộ nhóm | 116.189 | 195 | .596 | |||
Tổng | 121.295 | 199 | ||||
Khoảng cách về Kỹ năng tác động, ảnh hưởng | Giữa các nhóm | 3.745 | 4 | .936 | 2.120 | .080 |
Nội bộ nhóm | 86.116 | 195 | .442 | |||
Tổng | 89.861 | 199 | ||||
Khoảng cách về Kỹ năng nghiên cứu | Giữa các nhóm | .763 | 4 | .191 | .330 | .858 |
Nội bộ nhóm | 112.917 | 195 | .579 | |||
Tổng | 113.680 | 199 | ||||
Khoảng cách về Thái độ đối với công việc | Giữa các nhóm | .918 | 4 | .230 | .577 | .679 |
Nội bộ nhóm | 77.566 | 195 | .398 | |||
Tổng | 78.485 | 199 | ||||
Khoảng cách về Thái độ học hỏi và phát triển | Giữa các nhóm | 5.397 | 4 | 1.349 | 3.199 | .014 |
Nội bộ nhóm | 82.242 | 195 | .422 | |||
Tổng | 87.639 | 199 |
Bảng 4.57. Bảng thống kê mô tả về khoảng cách theo Trường tốt nghiệp
N | Trung bình | Độ lệch chuẩn | ||
Khoảng cách về Kỹ năng kinh doanh | Đại học Kinh tế Tp.HCM | 80 | .4688 | .86728 |
Đại học Mở Tp.HCM | 35 | .8500 | .83181 | |
Đại học Kinh tế Luật | 29 | .6466 | .55306 | |
Đại học Tài chính - Marketing | 25 | .8500 | .63328 | |
Đại học Tôn Đức Thắng | 31 | .7016 | .70834 | |
Tổng | 200 | .6450 | .78072 | |
Khoảng cách về Kỹ năng tác động, ảnh hưởng | Đại học Kinh tế Tp.HCM | 80 | .5729 | .66711 |
Đại học Mở Tp.HCM | 35 | .7810 | .67854 | |
Đại học Kinh tế Luật | 29 | .6322 | .75116 | |
Đại học Tài chính - Marketing | 25 | .9133 | .57155 | |
Đại học Tôn Đức Thắng | 31 | .8763 | .62356 | |
Tổng | 200 | .7075 | .67198 |
Đại học Kinh tế Tp.HCM | 80 | .3719 | .73669 |
Đại học Mở Tp.HCM | 35 | .7857 | .63054 |
Đại học Kinh tế Luật | 29 | .7241 | .51472 |
Đại học Tài chính - Marketing | 25 | .5700 | .59301 |
Đại học Tôn Đức Thắng | 31 | .5161 | .57712 |
Tổng | 200 | .5425 | .66362 |
4.6.2. Khoảng cách giữa năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động trong công việc theo ngành tốt nghiệp
Phần này chúng ta cần xem xét giả thuyết có sự khác biệt về khoảng cách giữa năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động trong công việc theo ngành đã tốt nghiệp.Để phân tích trường hợp này ta sử dụng phân tích phương sai một yếu tố.
Kết quả kiểm định Levene trong Bảng 4.58 cho thấy tất cả các nhân tố có giá trị Sig.> 0.05. Điều này có thể nói phương sai về khoảng cách của các yếu tố giữa các ngành tốt nghiệp đại học không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Điều này giải thích dù sinh viên tốt nghiệp ở ngành nào đều có khoảng cách về yêu cầu năng lực.
Bảng 4.59 trình bày kết quả phân tích ANOVA. Với mức ý nghĩa 0.05 hay độ tin cậy 95% có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khoảng cách năng lực của tân cử nhân tốt nghiệp ở các ngành theo đánh giá của người sử dụng lao động ở năng lực “Kỹ năng kinh doanh” (Sig.=0.02<0.05) và “Thái độ học hỏi và phát triển” (Sig. =0.028<0.05). Bảng thống kê mô tả 4.60 cho thấy các Tân cử nhân tốt nghiệp các chuyên ngành thuộc ngành “Tài chính – ngân hàng – bảo hiểm” được đánh giá là đáp ứng tốt nhất theo yêu cầu của người sử dụng lao động (có khoảng cách về đánh giá năng lực thấp nhất). Nhóm ngành này hiện nay khi tuyển dụng việc làm có tiêu chuẩn tương đối cao do vậy các nhân viên được tuyển dụng là những người tương đối giỏi và thời điểm kinh tế khó khăn, các ngân hàng đang tích cực đổi mới, các nhân viên làm việc trong lĩnh vực này phải thể hiện “Thái độ học hỏi và phát triển” tốt mới tiếp tục được công việc tránh được đào thải.
Bảng 4.58.Kiểm định sự đồng nhất của các biến
Giá trị Levene | df1 | df2 | Sig. | |
Khoảng cách về Kiến thức cơ bản | 1.476 | 3 | 196 | .222 |
Khoảng cách về Kiến thức chuyên ngành | .373 | 3 | 196 | .773 |
Khoảng cách về Kỹ năng thiết yếu | .920 | 3 | 196 | .432 |
Khoảng cách về Kỹ năng kinh doanh | .923 | 3 | 196 | .430 |
Khoảng cách về Kỹ năng tác động, ảnh hưởng | .268 | 3 | 196 | .848 |
Khoảng cách về Kỹ năng nghiên cứu | 2.082 | 3 | 196 | .104 |
Khoảng cách về Thái độ đối với công việc | .369 | 3 | 196 | .775 |
Khoảng cách về Thái độ học hỏi và phát triển | 1.485 | 3 | 196 | .220 |
Bảng 4.59.Kết quả phân tích ANOVA ( Ngành tốt nghiệp)
Tổng chênh lệch bình phương | df | Chênh lệch trung bình | F | Sig. | ||
Khoảng cách về Kiến thức cơ bản | Giữa các nhóm | .256 | 3 | .085 | .195 | .900 |
Nội bộ nhóm | 85.744 | 196 | .437 | |||
Tổng | 86.000 | 199 | ||||
Khoảng cách về Kiến thức chuyên ngành | Giữa các nhóm | 1.743 | 3 | .581 | 1.099 | .351 |
Nội bộ nhóm | 103.577 | 196 | .528 | |||
Tổng | 105.319 | 199 | ||||
Khoảng cách về Kỹ năng thiết yếu | Giữa các nhóm | 2.481 | 3 | .827 | 1.444 | .231 |
Nội bộ nhóm | 112.219 | 196 | .573 | |||
Tổng | 114.700 | 199 | ||||
Khoảng cách về Kỹ năng kinh doanh | Giữa các nhóm | 5.892 | 3 | 1.964 | 3.336 | .020 |
Nội bộ nhóm | 115.403 | 196 | .589 | |||
Tổng | 121.295 | 199 | ||||
Khoảng cách về Kỹ năng tác động, ảnh hưởng | Giữa các nhóm | 1.693 | 3 | .564 | 1.254 | .291 |
Nội bộ nhóm | 88.168 | 196 | .450 | |||
Tổng | 89.861 | 199 | ||||
Khoảng cách về Kỹ năng nghiên cứu | Giữa các nhóm | .601 | 3 | .200 | .347 | .791 |
Nội bộ nhóm | 113.079 | 196 | .577 | |||
Tổng | 113.680 | 199 | ||||
Khoảng cách về Thái độ đối với công việc | Giữa các nhóm | 1.163 | 3 | .388 | .983 | .402 |
Nội bộ nhóm | 77.322 | 196 | .394 | |||
Tổng | 78.485 | 199 | ||||
Khoảng cách về Thái | Giữa các nhóm | 3.950 | 3 | 1.317 | 3.084 | .028 |
Nội bộ nhóm | 83.689 | 196 | .427 | ||
Tổng | 87.639 | 199 |
độ học hỏi và phát
Bảng 4.60. Bảng thống kê mô tả về khoảng cách theo Ngành tốt nghiệp
N | Trung bình | Độ lệch chuẩn | ||
Khoảng cách về Kỹ năng kinh doanh | Kinh doanh | 104 | .7644 | .65806 |
Tài chính- Ngân hàng - Bảo hiểm | 15 | .1333 | .63293 | |
Kế toán -Kiểm toán | 54 | .5509 | .95337 | |
Quản trị - Quản lý | 27 | .6574 | .80905 | |
Tổng | 200 | .6450 | .78072 | |
Khoảng cách về Thái độ học hỏi và phát triển | Kinh doanh | 104 | .6274 | .61828 |
Tài chính- Ngân hàng - Bảo hiểm | 15 | .1000 | .93446 | |
Kế toán -Kiểm toán | 54 | .5509 | .69767 | |
Quản trị - Quản lý | 27 | .4444 | .49192 | |
Tổng | 200 | .5425 | .66362 |
4.6.3. Khoảng cách giữa năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động trong công việc theo nơi cư trú
Kiểm định này nhằm mục đích xem xét giả thuyết có sự khác biệt về khoảng cách giữa năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động trong công việc theo hộ khẩu thường trú. Để phân tích trường hợp này ta sử dụng kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể với trường hợp mẫu độc lập. Thực hiện kiểm định Independent Samples T-Test để phân tích.
Với độ tinh cậy 95%, Bảng 4.61 cho thấy các kiểm định đều có t>0.05. Điều đó khẳng định rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cho thấy khoảng cách giữa năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động trong công việc theo hộ khẩu thường trú.
Trong đa số trường hợp, khi bắt đầu học đại học, có thể tồn tại sự khác biệt về mức độ đáp ứng này, theo hướng sinh viên tại Tp.HCM có năng lực tốt hơn do đều kiện học tập, môi trường sinh hoạt tốt hơn. Nhưng sau bốn năm tại trường đại học, tân cử nhân có gia đình ở các địa phương khác ngoài Tp.HCM có sự hòa nhập vào cùng môi trường và tư tưởng “sinh viên ngoại tỉnh” nên cần cố gắng nhiều hơn đã cải thiện