Kinh Nghiệm Một Số Nước Trong Việc Nâng Cao Khả Năng Tiếp Cận, Sử Dụng Các Dịch Vụ Tài Chính Của Các Doanh Nghiệp Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt


trái phiếu doanh nghiệp. Do vậy, sự hiểu biết sâu sắc về từng loại dịch vụ tài chính sẽ góp phần thúc đẩy nhu cầu sử dụng các loại dịch vụ tài chính.

Khả năng tài chính và hiệu quả sử dụng của doanh nghiệp


Sử dụng các dịch vụ tài chính đương nhiên là phải có chi phí, lớn hay nhỏ là tuỳ thuộc vào loại dịch vụ, quy mô doanh nghiệp, chất lượng cung cấp, uy tín của nhà cung cấp… Do vậy, để quyết định có hay không việc sử dụng các loại hình dịch vụ tài chính, khả năng tài chính của doanh nghiệp chính là một trong các nhân tố mang tính quyết định.

Bên cạnh đó, vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp là hiệu quả sử dụng dịch vụ tài chính mà cụ thể nhất là lợi nhuận tổng thể của doanh nghiệp khi sử dụng các loại dịch vụ tài chính. Khi việc sử dụng các loại dịch vụ tài chính mang lại hiệu quả rò rệt, biểu hiện ở việc nâng cao thu nhập của doanh nghiệp, sẽ khuyến khích doanh nghiệp tăng cường tiếp cận và sử dụng các loại dịch vụ tài chính theo yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.3.Các yếu tố về môi trường pháp lý


1.2.3.1.Hệ thống luật pháp


Hệ thống khung pháp luật do Nhà nước thiết lập nhằm quy định các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường dịch vụ tài chính nói chung và từng loại thị trường dịch vụ tài chính khác nhau nói riêng. Đây là căn cứ cơ bản để các đối tượng tham gia vào thị trường dịch vụ tài chính tiến hành trao đổi, mua bán các loại dịch vụ tài chính, Chính phủ tổ chức thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động của thị trường, xử lý các tranh chấp xảy ra giữa các bên phát sinh trong quá trình hoạt động.


Yêu cầu cơ bản đối với hệ thống khung pháp luật là phải thống nhất, ổn định, rò ràng minh bạch, phải kết hợp vận dụng các tiêu chuẩn chung đã được thừa nhận trên phạm vi quốc tế:

Tính thống nhất: Các văn bản quy phạm pháp luật từ mức độ cao nhất là Luật tới các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ, ngành… phải phù hợp nhau, cùng theo một chuẩn mực nhất định; đồng thời phải thống nhất giữa các văn bản pháp luật khác nhau nhưng cùng điều chỉnh một đối tượng nhất định và phải thống nhất trong cùng một hệ thống pháp luật của quốc gia.

Tính ổn định: Hệ thống văn bản pháp luật phải có tính ổn định tương đối, tức là trong công tác xây dựng pháp luật phải tính toán được sự phát triển của nền kinh tế - xã hội ở mức độ nhất định nhằm đảm bảo giữ cho hệ thống pháp luật không phải thay đổi trong một thời gian dài, đảm bảo quyền lợi và lòng tin của các chủ thể tham gia thị trường.

Tính minh bạch: Hệ thống pháp luật phải rò ràng, dễ hiểu, tránh hiện tượng tuỳ tiện, vận dụng sai của cơ quan quản lý Nhà nước, hoặc lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trốn tránh, vi phạm pháp luật của các chủ thể chấp hành pháp luật.

Vận dụng các tiêu chuẩn quốc tế được thừa nhận: Trong điều kiện quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và sự tham gia của mỗi quốc gia vào quá trình này là một tất yếu khách quan, do đó việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để chủ động tham gia vào quá trình này là hoàn toàn đúng đắn.

1.2.3.2. Quản lý Nhà nước và cơ chế giám sát


Trên cơ sở hệ thống pháp luật đã được ban hành, cần phải tổ chức một hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước để điều hành và quản lý thị trường dịch vụ tài chính theo hệ thống pháp luật này.Trong hệ thống cơ quan quản lý


Nhà nước đối với thị trường dịch vụ tài chính, Chính phủ là cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất, thống nhất quản lý và điều hành mọi hoạt động của thị trường dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ của mình, Chính phủ lại phân công quyền hạn và trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan thuộc và trực thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý và điều hành thị trường dịch vụ tài chính - tiền tệ theo từng khía cạnh nhất định trên cơ sở nhiệm vụ được giao. Cụ thể, các cơ quan được Chính phủ giao trách nhiệm quản lý và điều hành thị trường dịch vụ tài chính bao gồm: Bộ Tài chính, NHNN (NHTW) và các Bộ, ban ngành khác.

Các cơ quan quản lý Nhà nước nêu trên sử dụng hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhau như: Chính sách tài khoá, chính sách quản lý nợ, chính sách thâm hụt và thặng dư ngân sách, chính sách thuế, chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái… để định hướng và quản lý sự phát triển của thị trường, đảm bảo thị trường ngày càng phát triển, hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, phục vụ tốt nhất chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên, cơ chế và hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, quản lý Nhà nước không mang tính quản lý hành chính can thiệp trực tiếp, quá sâu vào hoạt động kinh doanh trên thị trường, mà phải mang tính chất quản lý vĩ mô, định hướng thông qua hệ thống quản lý và các công cụ thị trường để điều chỉnh thị trường hoạt động theo khuôn khổ pháp luật, phục vụ các mục đích quản lý vĩ mô chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân,

Thứ hai, hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước cần đảm bảo gọn nhẹ, giảm tối thiểu các thủ tục hành chính gây cản trở cho hoạt động của thị trường dịch vụ tài chính. Vấn đề chính ở đây là thống nhất và giảm tối thiểu các đầu


mối quản lý và điều hành thị trường, đồng thời có sự phân công trách nhiệm rò ràng giữa các cơ quan đầu mối quản lý Nhà nước đối với hoạt động của thị trường, đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng quản lý của Nhà nước đối với thị trường nhưng không chồng chéo giữa các cơ quan quản lý Nhà nước.


1.3.KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN, SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM‌

1.3.1. Trung Quốc


Nền kinh tế Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Do đó, xem xét thực trạng các dịch vụ tài chính của Trung Quốc sẽ rút ra được những bài học có ích đối với Việt Nam.

Trong lĩnh vực ngân hàng, Trung Quốc có 4 ngân hàng chuyên doanh và 11 NHTM. Các ngân hàng chuyên doanh được thành lập từ năm 1984 bao gồm:

- Lớn nhất là Ngân hàng Công thương Trung Quốc, chuyên cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp Nhà nước để đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.

- Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính ở nông thôn.

- Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc chuyên cung cấp vốn cho các dự án trung và dài hạn trong lĩnh vực xây dựng.

- Ngân hàng Trung Quốc chuyên thực hiện các nghiệp vụ về ngoại tệ. Trên thực tế, cho đến năm 1986 đây là ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ liên


quan đến ngoại tệ duy nhất của Trung Quốc, sau đó nghiệp vụ này được mở rộng cho tất cả các ngân hàng quốc doanh khác.

Những năm gần đây, 4 ngân hàng trên đã gần như nắm vị trí độc quyền trong ngành ngân hàng, đã hình thành được mạng lưới kinh doanh phủ khắp cả nước, xây dựng được mối quan hệ khách hàng ổn định (Theo thống kê có tới 85% tổng số khách hàng là của 4 ngân hàng này).

Cùng với việc đi sâu cải cách thể chế tiền tệ và việc đẩy nhanh mở cửa khu vực ngân hàng, các NHTM mọc lên như nấm, các tổ chức phi ngân hàng phát triển với tốc độ chóng mặt, một số các ngân hàng lớn của nước ngoài cũng ồ ạt tiến vào thị trường tiền tệ Trung Quốc. Điều này đã làm thay đổi cục diện cạnh tranh vốn có trước đây, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài đang chiếm thị phần tương đối lớn về các lĩnh vực như tiền gửi ngoại tệ và kết toán quốc tế. 11 NHTM của Trung Quốc bao gồm 5 ngân hàng cấp quốc gia và 6 ngân hàng cấp khu vực.

Không đủ tiêu chuẩn để được thực hiện nghiệp vụ tái cho vay với NHTW, các NHTM không bị ép phải cung cấp các khoản tín dụng chính thức cho các DNNN, do đó các ngân hàng này nắm giữ rất ít nợ của khu vực DNNN. Tuy nhiên, các ngân hàng này cũng phải chịu cơ chế lãi suất như của các ngân hàng chuyên doanh. Một mặt, các ngân hàng cấp khu vực chịu rào chắn từ hệ thống chi nhánh các ngân hàng cấp quốc gia và chịu sự giám sát quản lý của các chi nhánh của NHTW ở địa phương. Mặt khác, các ngân hàng cấp quốc gia phải chịu sự giám sát của NHTW và các chi nhánh của nó. Ngân hàng cấp quốc gia đầu tiên của Trung Quốc là ngân hàng Giao thông - một tổ chức tài chính lớn ra đời trước năm 1949, được cấp giấy phép thành lập lại vào năm 1987 với trụ sở chính đặt tại Trung Hải.


Các HTX tín dụng ở thành phố và nông thôn được thành lập như những tổ chức có thể thay thế các ngân hàng . Tính đến năm 1990, số lượng các HTX tín dụng đã lên đến 60.000. Các ngân hàng hợp tác thành phố là những tổ chức nhỏ linh hoạt, được tổ chức theo hệ thống 2 cấp: cấp dưới gồm các ngân hàng có quy mô nhỏ thực hiện các nghiệp vụ về tiền gửi và cho vay, cấp trên gắn với thị trường vốn và hoạt động như một tổ cứhc giám sát quản lý của hệ thống. Các ngân hàng hợp tác nông nghiệp (hay các ngân hàng hợp tác nông thôn) hoạt động dưới sự hướng đạo của ngân hàng phát triển nông nghiệp có rất ít quyền tự chủ trong hoạt động quản lý và ra các quyết định cho vay. Khách hàng của các ngân hàng hợp tác nông nghiệp chủ yếu ở thị xã, thị trấn và các doanh nghiệp ở nông thôn.

Để giải phóng các NHTM quốc doanh ra khỏi các gánh nặng chính sách, việc cho vay theo chính sách trước kia do 3 ngân hàng chuyên doanh đảm nhận, nay đã được chuyển sang cho 3 ngân hàng chính sách mới được thành lập với mục đích đặc biệt. Ngân hàng phát triển Trung Quốc đảm nhận cho vay trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngân hàng phát triển nông thôn cung cấp các khoản mua sắm nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Ngân hàng Xuất nhập khẩu tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu của các ngành then chốt.

Đối với dịch vụ chứng khoán, TTCK Trung Quốc được hình thành từ đời nhà Thanh nhưng đã bị đóng cửa vào cuối năm 1949, TTCK Trung Quốc mới chỉ được khôi phục lại và bắt đầu có dấu hiệu phát triển mạnh trong hơn một thập kỷ nay, trải qua 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (1981-1985): Đây là giai đoạn mở đầu của thời kỳ cải cách và mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc. Đặc trưng của thời kỳ này là việc phát hành trái phiếu phát triển nhanh do Chính phủ tập trung vốn vào


việc thực hiện chính sách hiện đại hoá và cần nhiều tiền vốn để hỗ trợ giá mua nông sản. Chính phủ cho phát hành trái phiếu kho bạc dưới hình thức phân bổ chi tiêu (bắt buộc mua).

- Giai đoạn 2 (1986-1990): Thực hiện thí điểm việc mua bán chuyển nhượng chứng khoán dưới hình thức thị trường phi tập trung trước khi thành lập Sở giao dịch chứng khoán và xúc tiến mạnh việc cổ phần hoá DNNN. Giai đoạn này cũng mở đầu cho sự ra đời của các công ty chứng khoán Trung Quốc.

- Giai đoạn 3 (Cuối năm 1990-1994): Hai sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến của Trung Quốc được lần lượt thành lập vào năm 1990 và năm 1991. Giữa hai Sở giao dịch này không có sự niêm yết chung. Một đặc điểm nổi bật là trong giai đoạn này, tất cả các loại chứng khoán đều được phát hành không ghi tên và đều được phi vật chất hoá. Giai đoạn quốc tế hoá bắt đầu vào tháng 2/1991 bằng việc phát hành cổ phiếu B tại hai Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến.

- Giai đoạn 4 (1994 đến nay): Từ khi 2 sở giao dịch này được thành lập, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã phát triển với tốc độ nhanh, tuy quy mô còn nhỏ. Các Trung tâm giao dịch chứng khoán đã được thành lập ở 18 thành phố. Các trung tâm này chỉ thực hiện giao dịch các trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty. Những trung tâm này được thành lập vào giữa những năm 80, khi các DNNN được phép bán trái phiếu cho người lao động, cho các công ty khác và ra ngoài xã hội. Những trung tâm này được nối với hai Sở Giao dịch chứng khoán bằng mạng lưới giao dịch điện tử.

1.3.2. Malaysia


Năm 1987, khi cuộc khủng hoảng tài chính đã đi vào giai đoạn cuối, chỉ có 70% các tài sản của khu vực tài chính là do hệ thống ngân hàng nắm


giữ, trong đó bao gồm cả NHTW và các tổ chức phi tiền tệ như các công ty tài chính, các ngân hàng bán buôn và các công ty chiết khấu. Các NHTM chỉ chiếm hơn 40% các tài sản của khu vực tài chính (Bảng 1.1)

Bảng 1.1 TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH MALAYSIA


NĂM 1987 VÀ 1993



Các trung gian tài chính

Tỷ lệ nắm giữ (%)

1987

1993

Các NHTM (*)

42,3

39,4

NHTW

11,9

17,6

Các công ty tài chính

10,5

11,1

Các ngân hàng bán buôn

3,1

3,3

Các Công ty chiết khấu

1,5

1,2

Qũy tiết kiệm việc làm

15,9

12,7

Các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác

4,7

4,6

Các tổ chức tài chính phát triển (b)

2,3

1,6

Các tổ chức tiết kiệm (c)

3,6

2,4

Các tổ chức khác

4,2

6,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - 4

Nguồn: Sheng (1995, 118); Bank Negara Malaysia.


(a): Gồm cả ngân hàng Islamic


(b): Gồm tất cả các ngân hàng phát triển.

(c): Gồm Ngân hàng tiết kiệm quốc gia và các tổ chức nhận tiền gửi. Đặc trưng của hệ thống ngân hàng là sự tập trung thị trường ở mức cao.

Điều này càng trở nên nghiêm trọng hơn vì suốt từ năm 1982, không có một

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/08/2022