Tình Hình Sử Dụng Các Loại Hình Dịch Vụ Phát Triển Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam

doanh nghiệp chưa cao, đòi hỏi cả doanh nghiệp cung ứng và doanh nghiệp sử dụng phải chú ý tìm hiểu nâng cao nhận thức. Các doanh nghiệp cung ứng cần tăng cường công tác tiếp cận khách hàng, giúp cho khách hàng hiểu rõ hơn về dịch vụ cũng như những lợi ích mà dịch vụ có thể mang lại cho doanh nghiệp. Còn bản thân các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ cũng cần tự tìm hiểu về các dịch vụ, nhà cung cấp để có thể phản ứng kịp thời với những thay đổi, tìm được nhà cung cấp thích hợp ngay khi có nhu cầu.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn đưa ra một số nguyên nhân khác khiến doanh nghiệp không muốn sử dụng dịch vụ từ các nhà cung cấp như: doanh nghiệp không tin tưởng vào nhà cung cấp dịch vụ, e ngại trong việc tiết lộ thông tin của doanh nghiệp nên muốn tự tổ chức các dịch vụ hơn là sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp.

Đối với tình hình sử dụng từng loại hình dịch vụ cụ thể thì kết quả điều tra cho thấy như sau:

Biểu đồ 1: Tình hình sử dụng các loại hình dịch vụ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam

58.3%

41.7%

43.3%

45%

33.3%

45%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

51.7%

Đơn vị: %

Đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam - 6


DV kế toán kiểm toán

DV đào tạo hỗ trợ công nghệ

DV tư vấn

DV vận tải kho bãi

DV thiết kế bao bì sản phẩm

DV phát triển thương hiệu

DV nghiên cứu thị trường

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế của người viết

Qua biểu đồ trên ta thấy rằng dịch vụ kế toán kiểm toán là loại hình dịch vụ được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất (35 trên tổng số 60 doanh nghiệp), sau đó là dịch vụ nghiên cứu thị trường. Mức độ sử dụng trung bình các loại dịch vụ ở mức 40 - 50%, dịch vụ ít được các doanh nghiệp sử dụng nhất là dịch vụ thiết kế bao bì, mẫu mã sản phẩm. Điều này phản ánh nhu cầu của các doanh nghiệp đối với các dịch vụ có khác nhau. Dịch vụ kế toán kiểm toán là loại hình dịch vụ gắn sát với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp tư nhân, có ít lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh không lớn, họ không cần thiết phải thuê riêng một kế toán cho công ty thì thường sẽ thuê các kế toán viên của các công ty khác hoặc sử dụng dịch vụ từ các nhà cung cấp. Còn dịch vụ kiểm toán thường được sử dụng bởi các công ty lớn, nhất là hiện nay, có nhiều công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, yêu cầu kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm là một yêu cầu bắt buộc đối với các công ty này. Bởi vậy cũng dễ hiểu khi có nhiều doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ này. Còn dịch vụ nghiên cứu thị trường là dịch vụ thực sự cần thiết cho các doanh nghiệp bởi họ phải biết dịch vụ của mình cung cấp cho ai, nhu cầu thị trường như thế nào để có thể điều tiết sản xuất hoặc xây dựng các kế hoạch phát triển trong dài hạn.

2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp

Để đánh giá được hiệu quả sử dụng DVPTKD của các doanh nghiệp, chúng ta có thể dựa trên các tiêu chí đánh giá hiệu quả trực tiếp và gián tiếp gồm các tiêu chí: nhu cầu các doanh nghiệp về các DVPTKD, mức chi tiêu mà các doanh nghiệp bỏ ra để sử dụng các dịch vụ, mức độ hài lòng của các doanh nghiệp sau khi sử dụng các dịch vụ và số lần sử dụng dịch vụ. Đối với từng tiêu chí đều có đánh giá tác động đến hiệu quả sử dụng DVPTKD như thế nào, sau đó sẽ tổng hợp, đưa ra nhận định chung về hiệu quả sử dụng dịch

vụ của doanh nghiệp cũng như một số nguyên nhân khiến các doanh nghiệp chưa sử dụng các DVPTKD một cách hiệu quả.

2.2.1. Đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp

Như trên đã phân tích, tuy các doanh nghiệp có sự chênh lệch trong tỷ lệ sử dụng đối với các loại dịch vụ khác nhau nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều từng sử dụng ít nhất một loại hình dịch vụ. Doanh nghiệp sẽ chỉ sử dụng dịch vụ khi nhận thấy mình có nhu cầu. Vậy chúng ta hãy xem đánh giá của các doanh nghiệp về nhu cầu sử dụng các DVPTKD như thế nào, điều này được thể hiện thông qua biểu đồ 2:

Biểu đồ 2: Nhu cầu của doanh nghiệp về dịch vụ phát triển kinh doanh

Đơn vị: %



6.7%

33.3%


Rất cần thiết

Cần thiết Không cần thiết


60%


Nguồn: Kết quả khảo sát của người viết

Chỉ có 6.7% (tương ứng với 4 doanh nghiệp) cho rằng họ không cần đến các DVPTKD, 33,3% nhận thấy rất cần thiết. Như vậy các doanh nghiệp đều nhận thấy sự cần thiết của DVPTKD.

Hiện nay nền kinh tế đang ngày càng phát triển, nhà nước lại đang thực hiện chính sách mở cửa, do đó các doanh nghiệp đều cần phải có các lợi thế riêng để cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành, nhu cầu đối với DVPTKD ngày càng lớn hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp cung cấp cần phải nhận thức được để đa dạng hóa loại hình dịch vụ cũng như nâng cao chất

lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Nhu cầu về dịch vụ tăng và chắc chắn rằng trong tương lai sẽ không còn có doanh nghiệp nào nhận thấy không cần tới dịch vụ này nữa. Quan điểm tự cung tự cấp của các doanh nghiệp chắc chắn cũng sẽ phải thay đổi cùng với sự phát triển của nền kinh tế.

Đó là đánh giá chung của các doanh nghiệp về nhu cầu đối với DVPTKD. Tuy nhiên DVPTKD lại bao gồm rất nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, nhu cầu cụ thể của họ về từng loại hình dịch vụ lại có sự khác biệt. Điều này sẽ được thể hiện trong biểu đồ sau:

Biểu đồ 3: Đánh giá về mức độ cần thiết của các dịch vụ đối với sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp

35%

45%

16.6%

38.3%

30%

30%

DV tư vấn 13.3%

45%

38.3%

DV vận tải, bảo hiểm

18.3%

45%

30%

DV thiết kế bao bì, m ẫu

m ã sản phẩm

26.7%

35%

28.3%

10%

DV xây dựng, phát triển

thương hiệu

48.3%

35%

16.7%

DV nghiên cứu thị

trường, quảng cáo

50%

36.7%

11.6%

Đơn vị: %


Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần

DV kế toán, kiểm toán

DV đào tạo, hỗ trợ công

nghệ

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Nguồn: Kết quả khảo sát của người viết


Dịch vụ được các doanh nghiệp thấy cần thiết nhất chính là dịch vụ nghiên cứu thị trường, quảng cáo, xúc tiến thương mại, có đến 50% doanh

nghiệp cho rằng dịch vụ này rất cần thiết, 36,7% cho rằng cần thiết đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này hoàn toàn phù hợp và đúng với bối cảnh hiện nay của Việt Nam, khi mà nước ta đang gia nhập ngày càng sâu rộng vào WTO và khi mà các doanh nghiệp trong nước đang tìm kiếm các cơ hội để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài thì dịch vụ nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại sẽ là những dịch vụ đầu tiên mà các doanh nghiệp cần phải sử dụng đến.

Trong khi đó, dịch vụ thiết kế bao bì, mẫu mã sản phẩm lại là dịch vụ có nhiều doanh nghiệp cho rằng không có nhu cầu với dịch vụ này nhất. Tỷ lệ doanh nghiệp quan niệm như vậy là 10%, cho thấy rằng nhận thức của các doanh nghiệp về dịch vụ này chưa cao, vẫn còn nhiều doanh nghiệp thấy rằng mình có thể tự làm lấy mà không cần đến các nhà cung cấp.

Có một điểm đáng chú ý thông qua biểu đồ 2 đó là dịch vụ tư vấn, số lượng doanh nghiệp đánh giá dịch vụ này là cần thiết và rất cần thiết chỉ chiếm tỷ lệ gần 60%. Đây là dịch vụ có số lượng doanh nghiệp đánh giá họ có nhu cầu ở mức bình thường nhiều nhất. Như vậy có thể thấy hoặc là doanh nghiệp chưa có nhu cầu cao với dịch vụ này, hoạt động sản xuất của họ có thể không cần nhiều tới sự trợ giúp của các nhà tư vấn trên thị trường hoặc có thể là do họ sử dụng dịch vụ này chưa thấy hiệu quả nên không muốn tiếp tục sử dụng và do đó không có nhu cầu cao đối với dịch vụ.

Hầu hết các doanh nghiệp đều thấy các DVPTKD là cần thiết, tuy nhiên khi doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ thì doanh nghiệp sẽ sử dụng dịch vụ như thế nào, do ai cung cấp. Theo như kết quả khảo sát thì có tới 25% số doanh nghiệp được hỏi nói rằng họ sẽ tự tổ chức dịch vụ nếu có nhu cầu, 50% nói rằng họ chỉ sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp nếu như không thể tự tiến hành tổ chức dịch vụ và chỉ có 25% nói rằng khi có nhu cầu sẽ sử

dụng dịch vụ của nhà cung cấp. Kết quả điều tra nêu trên đã phản ánh rõ nét sự lựa chọn nguồn cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam. Chỉ có 25% doanh nghiệp sẽ nghĩ ngay đến các nhà cung cấp dịch vụ khi có nhu cầu. Đây là một tỷ lệ rất thấp, như vậy phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam khi có nhu cầu họ sẽ muốn tự mình làm hơn là sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp chuyên nghiệp. Có lẽ chính tâm lý này của các doanh nghiệp đã phần nào làm cho hiệu quả sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp chưa cao bởi lẽ việc các doanh nghiệp lựa chọn tự tổ chức dịch vụ thay vì sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp sẽ có tác động khá lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn tự tổ chức dịch vụ sẽ phải tự tìm hiểu, nghiên cứu về các dịch vụ, đồng thời sẽ làm phân tán nguồn lực trong công ty, chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động chung của doanh nghiệp. Hơn nữa dịch vụ mà doanh nghiệp tự làm sẽ không chắc có thể có chất lượng được như dịch vụ của các nhà cung cấp. Thông thường thì chuyên môn hóa bao giờ cũng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Còn đối với những doanh nghiệp sử dụng dịch vụ được cung cấp từ bên ngoài, lý do khiến hiệu quả sử dụng dịch vụ không cao một phần là do doanh nghiệp chưa hiểu rõ hoặc chưa quen với việc sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp, từ đó cũng dẫn tới lãng phí nguồn lực, không tận dụng hết hiệu quả mà dịch vụ mang lại cho doanh nghiệp.

2.2.2. Chi phí của doanh nghiệp cho tiêu dùng dịch vụ

Để đánh giá hiệu quả sử dụng DVPTKD của các doanh nghiệp cần phải tính đến cả mức chi phí mà các doanh nghiệp bỏ ra cho việc tiêu dùng các dịch vụ. Đối với các doanh nghiệp, kết quả cuối cùng mà họ hướng tới khi tiêu dùng dịch vụ chính là giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận, giảm chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp bỏ ra nhiều chi phí cho dịch vụ nhưng nếu kết quả

mang lại không như mong đợi, không mang lại lợi ích thiết thực, thì rõ ràng là hiệu quả mà dịch vụ mang lại cho doanh nghiệp không lớn. Nhưng nếu như doanh nghiệp chỉ dành ra ngân sách hạn hẹp cho việc sử dụng dịch vụ thì hiệu quả mà dịch vụ mang lại cho doanh nghiệp sẽ là không cao, bởi quyết định mức chi tiêu cho DVPTKD của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới cả quyết định chọn nhà cung cấp cũng như chất lượng của dịch vụ sau này.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện mức độ chi tiêu cho DVPTKD của các doanh nghiệp Việt Nam:


Biểu đồ 4: Tỷ lệ % doanh thu doanh nghiệp chi tiêu cho dịch vụ phát triển kinh doanh

Đơn vị: %



23%


Dưới 5%

Từ 5-10%

Trên 10%

32%




45%


Nguồn: Kết quả khảo sát của người viết


Như vậy có một phần ba trong số các doanh nghiệp được hỏi hàng năm chỉ chi dưới 5% doanh thu cho việc sử dụng dịch vụ. Ngân sách dành cho DVPTKD như vậy là quá nhỏ. Thông thường chi phí cho riêng dịch vụ quảng cáo của các doanh nghiệp cũng phải từ 5-10% doanh thu, vậy mà chi phí của doanh nghiệp cho tất cả các DVPTKD lại ở mức thấp như vậy. Số doanh nghiệp sử dụng trên 10% doanh thu cho DVPTKD chỉ chiếm 1/5. Có một

điểm đặc biệt đó là những doanh nghiệp lớn, mức doanh thu hàng năm cao lại là những doanh nghiệp chi tới trên 10% doanh thu cho DVPTKD. Điều này có thể được giải thích là do khi các doanh nghiệp lớn sử dụng DVPTKD và thấy có hiệu quả sẽ muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ và họ sẵn sàng dành ra một khoản ngân sách lớn cho các dịch vụ này. Vì vậy trong các doanh nghiệp lớn, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài, họ thường lên kế hoạch cho việc chi tiêu các dịch vụ rất cụ thể và rõ ràng, việc sử dụng dịch vụ không chỉ mang tính nhất thời mà đã được lên kế hoạch từ trước như vậy sẽ phần nào khống chế được các chi phí phát sinh khi doanh nghiệp có nhu cầu.

Tuy nhiên nếu chỉ so sánh chi phí của doanh nghiệp cho các DVPTKD đánh giá theo phần trăm so với doanh thu sẽ không phản ánh chính xác được hết mức chi tiêu cho dịch vụ của doanh nghiệp bởi các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, doanh thu hàng năm khác nhau thì với các doanh nghiệp nhỏ, có khi cả năm họ chỉ dùng đến một dịch vụ như dịch vụ kiểm toán hay dịch vụ quảng cáo nhưng chi phí cho dịch vụ này có thể đã chiếm tới hơn 10% doanh thu của doanh nghiệp. Còn với các doanh nghiệp lớn, họ sử dụng nhiều loại hình dịch vụ hay thường xuyên sử dụng dịch vụ nhưng cũng mức chi phí ấy, so với doanh thu của họ lại không đáng kể, có thể chưa đến 5% doanh thu. Do đó, để đánh giá sát thực hơn mức chi phí cho DVPTKD, trong phiếu điều tra có hỏi các doanh nghiệp về cả tần suất sử dụng dịch vụ của họ. Doanh nghiệp thường xuyên sử dụng các dịch vụ thể hiện doanh nghiệp dành nhiều ngân sách cho các dịch vụ, còn doanh nghiệp hiếm khi sử dụng dịch vụ sẽ là các doanh nghiệp chi tiêu ít cho các DVPTKD. Dưới đây là biểu đồ thể hiện tần suất sử dụng DVPTKD của các doanh nghiệp:

Biểu đồ 5: Mức độ thường xuyên sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp

Đơn vị: Doanh nghiệp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022