Trình Bày Được Tên Việt Nam Của Các Vị Thuốc Tả Hạ


2. Tác dụng của lá cây Lá lốt là:

A. Trừ phong B. Giải cảm C. An thai D. Trừ phiền E. An

thần.

3. Ngoài tác dụng trị phong thấp, Ké đầu ngựa còn có tác dụng:

A. Tiêu độc B. Thanh nhiệt C. An thần D. Kiên vị E. Lợi

tiểu.

4. Thuốc có khả năng phát tán phong thấp ở các gân xương, cơ nhục, kinh lạc là thuốc:


thấp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

A. Hóa thấp B. Trừ thấp C. Lợi thấp D. Phương hương hóa


Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 20

E. Lợi thủy thẩm thấp.

5. Hoắc hương thuộc nhóm thuốc:

A. Hóa thấp B. Trừ thấp C. Lợi thấp D. Phương hương hóa

thấp

E. Lợi thủy thẩm thấp.

6. Bộ phận dùng làm thuốc của Độc hoạt là:

A. Thân B. rễ C. vỏ thân D. vỏ rễ E. hạt.

7. Bộ phận dùng làm thuốc của Lá lốt là:

A. Thân B.toàn cây và rễ C. vỏ thân D. vỏ rễ E. hạt.

8. Bộ phận dùng làm thuốc của Thương truật là:

A. Thân B. rễ C. vỏ thân D. vỏ rễ E. hạt.

9. Bộ phận dùng làm thuốc của Hậu phác là:

A. Thân B. rễ C. vỏ thân D. vỏ rễ E. hạt.

10. Bộ phận dùng làm thuốc của Tần giao là:

A. Thân B. rễ C. vỏ thân D. vỏ rễ E. hạt.

11. Thương truật thuộc nhóm thuốc:

A. Hóa thấp B. Trừ thấp C. Lợi thấp D. Phương hương hóa

thấp

E. Lợi thủy thẩm thấp.

12. Khương hoạt thuộc nhóm thuốc:

A. Hóa thấp B. Trừ thấp C. Lợi thấp D. Phương hương hóa

thấp

E. Lợi thủy thẩm thấp.


13. Có thể ngậm nước sắc Lá lốt để trị:

A. nhức đầu B. viêm họng, ho C. giải nhiệt, giải cảm

D. lở loét vùng miệng E. sâu răng, cam tẩu mà.

14. Thương truật có tác dụng:

A. Lý khí, hoạt huyết B. Trừ thấp, kiện tỳ C.giải nhiệt, giải

cảm

D. lợi thủy, hạ sốt E. Giải độc, tiêu viêm.

15. Hoắc hương có công dụng:

A. chữa nhức đầu, cảm nắng B. viêm họng, ho, sổ mũi



lợi

C. chữa cảm nắng, đầy bụng, chống nôn D. lở loét vùng miệng, viêm


E. chữa chảy máu cam, ho ra máu.

16. Công dụng của Độc hoạt:

A. chữa nhức đầu, cảm nắng B. viêm họng, ho, sổ mũi



lợi

C. chữa cảm nắng, đầy bụng D. lở loét vùng miệng, viêm


E. chữa đau thắt lưng, đầu gối.

17. Thuốc có khả năng trừ được tà thấp ứ đọng ở gân xương, cơ nhục, kinh lạc là thuốc:

A. Hóa đờm B. trừ phong thấp C. lợi thủy D. trừ hàn E. thẩm

thấp.

18. Thuốc trừ phong thấp thường quy vào Kinh:

A. Can, Tâm, Tỳ B. Can, Thận, Tỳ C. Can, Phế, Tỳ

D. Tâm, Tỳ, Thận E. Phế, Tỳ, Thận.


GIÁO TRÌNH ĐÔNG DƯỢC Trang 154


X. NHÓM THUỐC TẢ HẠ


MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:

1. Trình bày được tên Việt Nam của các vị thuốc tả hạ

2. Trình bày đúng bộ phận dùng của các vị thuốc tả hạ

3. Liệt kê được chủ trị của các vị thuốc tả hạ.


NỘI DUNG:

I ĐẠI CƯƠNG:

1. Định nghĩa: Thuốc tả hạ là những thuốc làm thông lợi đại tiện, dùng khi bệnh tà ở lý, gây chứng đại tiện bí táo.

2. Công năng chủ trị chung:

Thuốc làm tăng nhu động vị tràng, đặc biệt là đại tràng, nên gây tiện lỏng. Mặt khác, do bản chất giữ nước, nên thuốc có khả năng hoạt tràng. Thường được dùng trong trường hợp đại tiện bí, táo kết, cũng được dùng để loại trừ chất độc lưu tích trong vị tràng.

Thông qua tác dụng tả hạ, các tạng phủ trong cơ thể cũng được hoãn giải. Khi bị xung huyết hay bị xuất huyết vị tràng kèm theo bí đại tiện sẽ gây triệu chứng đau bụng. Do đó, dối với các chứng đau tức bụng, đầy bụng có táo kết, dùng phương pháp tả hạ sẽ có kết quả tốt. Ngoài ra, đối với các chứng phù nề, đại tiểu tiện bí, dùng thuốc tẩy xổ để trục thùy. Nếu có trùng tích mà dẫn bí đại tiện thì phải khử trùng, tiêu tích trệ.

3. Lưu ý chung khi dùng thuốc tả hạ: khi dùng thuốc tả hạ cần phải chú ý:

- Nên sử dụng thuốc tả hạ khi biểu tà đã hết, bắt đầu có các biểu hiện lý thực. Nếu biểu chứng vẫn còn thì phải giải biểu trước, công lý sau. Trong trường hợp biểu lý cùng cấp, phải dùng phép biểu lý song giải.

- Cường độ tác dụng của thuốc tả hạ có quan hệ đến liều lượng: liều thấp có tác dụng nhuận hạ, liều cao sức tả mạnh hơn, Khi cần hoãn hạ mà sử dụng liều cao, gây xổ mạnh, sẽ gây mất nước và điện giải, làm hại chính khí. Nếu khi cần xổ mạnh, mà lại dùng liều thấp thì sẽ không đạt được hiệu quả điều trị.

- Việc phối hợp thuốc cũng rất quan trọng, có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng. ví dụ: Đại hoàng phối hợp với Hậu phác, Chỉ thực (phá khí giáng nghịch) thì sức tả sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Nhưng khi kết hợp Đại hoàng với cam thảo thì sức tả giảm đi nhiều, công năng hòa hoãn vừa phải.


- Vị khí của thuốc cũng ảnh hưởng nhiều đến phối ngũ và tác dụng điều trị. Đại hoàng là thuốc bán hạ, nếu phối hợp với Can khương hoặc Phụ tử có tính ôn nhiệt, có thể dùng để trị táo bón do hàn thực.

- Trong trường hợp cấp tính, dùng thuốc thang, bệnh mạn tính dùng thuốc hoàn.

- Khi có sốt cao, hoặc sốt kéo dài, tân dịch tổn thương, đại tiện khó, thì nên dùng thuốc nhuận hạ phối hợp với thuốc dưỡng âm, sinh tân, như Huyền sâm, Sinh địa, Mạch môn để tăng tân dịch và nhuận tràng.

- Nếu đại tiện bí, bụng đầy trướng, khí cơ không thông suốt, có thể phối hợp với thuốc lý khí.

- Khi sử dụng, cần chú ý vấn đề liều lượng, thời gian, cơ địa từng bệnh nhân cụ thể. Nếu dùng quá liều sẽ gây nôn mửa, đau bụng, dùng liên tục gây ảnh hưởng đến tiêu hóa của vị tràng.

- Thuốc tả hạ không nên dùng cho người già dương khí suy nhược, phụ nữ có thai, hoặc đang có kinh, phụ nữ sau khi đẻ, người bị loét dạ dày, xuất huyết ruột, trĩ.

Thuốc nhuận hạ là các loại hạt có dầu, có khả năng hoạt tràng, thúc đẩy việc truyền tống phân ra ngoài.

Loại thuốc này thường có vị ngọt, tính nhu nhuận, dùng cho những người táo bón mới ốm dậy, phụ nữ sau khi sinh đẻ bị táo bón, người già hư nhược, mệt nhọc, tân dịch không đủ gây đại tiện bí táo. Đồng thời, thuốc còn dùng cho những người bí đại tiện thường xuyên mang tính chất tập quán.

Thuốc nhuận hạ tính hòa hoãn hơn, nên khi dùng cần phối hợp để phát huy tác dụng.

- Nếu do nóng quá mà hao tổn tân dịch, dẫn đến đại tiện bí, có thể dùng kèm thuốc dưỡng âm.

- Nếu có kèm chứng huyết hư thiếu máu thì dùng thuốc bổ huyết.

- Nếu bí đại tiện mà kèm theo khí trệ thì phối hợp thuốc hành khí.

Nhóm nhuận hạ bao gồm các vị thuốc: Mật ong, Ma nhân, lá Me, Mồng tơi…


II. CÁC DƯỢC LIỆU TIÊU BIỂU

THUỐC H ÀN HẠ


1. ĐẠI HOÀNG Radix Rhei

Dùng thân rễ của cây Đại hoàng (Rheum officinale Bailon) hoặc (Rheum palmatum L.), họ Rau răm (Polygonaceae).


TH-CB: Thu hoạch vào mùa cuối thu, khi lá khô héo hoặc mùa xuân trước khi cây nảy mầm, đào lấy thân rễ, loại bỏ rễ tua nhỏ, cạo bỏ vỏ ngoài, phơi sấy khô. Khi dùng ủ mềm, thái phiến, phơi sấy nhẹ đến khô.

TVQK: Vị đắng, tính hàn, quy kinhTỳ, Vị, Đại trường, Tâm, Can.

TPHH: Tanin, antraglucosid

TDDLHĐ:

Antraglycosid trong Đại hoàng gây đại tiện lỏng, mạnh nhất là sennocid A,B, C. Khi qua đường tiêu hóa, các antraquinon ở thể tự do sẽ bị oxy hóa, do đó tác dụng này bị giảm đi. Dạng kết hợp sẽ được bảo vệ cho đến khi tới đại tràng, rồi sẽ bị phân giải bởi men tiêu hóa thành dạng alycon, gây kích thích đại tràng, tăng nhu động ruột, giảm sự tái hấp thu của ruột già.

Tanin trong Đại hoàng có tác dụng thu sáp, nếu dùng nhiều thì sau khi tẩy sổ sẽ gây bí đại tiện. Tanin của Đại hoàng có thể làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch, làm mao mạch bền vững nên có tác dụng cầm máu.

Ngoài ra, Đại hoàng còn có tác dụng làm tăng bài tiết mật, trừ sỏi mật, tăng phân tiết dịch tiêu hóa, giảm cho cholesterol trong máu.

CNCT: Tả nhiệt thông trường, lương huyết, giải độc, trục ứ thông kinh.

- Thanh trường, thông tiện: dùng khi vị tràng thực nhiệt dẫn đến bí kết, có khi sốt cao, mê sảng, phát cuồng. Có thể dùng bài Đại thừa khí thang.

- Tả hỏa giải độc: dùng khi hỏa độc dẫn đến nôn ra máu, chảy máu cam, màng kết hợp xung huyết, xung huyết não, thấp nhiệt hoàng đản, huyết nhiệt nôn mửa, nhọt độc sưng đau. Khi dùng để chi huyết, cần sao cháy Đại hoàng.

- Trục ứ thông kinh: dùng trị chứng bế kinh, hoặc té ngã, chấn thương, ứ huyết, nhọt độc sưng đau.

- Dùng ngoài trị bỏng nước, bỏng lửa.

LD: 0,1-0,5g bột, Đại hoàng để trị chứng kém ăn.

1-10g, dùng để nhuận tràng, tẩy xổ. Không nên sắc lâu.

Dùng ngoài không kể liều lượng, tán bột, trộn giấm để bôi hoặc đắp.

KK: phụ nữ có thai, đang trong thời kỳ kinh nguyệt, không có uất nhiệt không nên dùng.


THUỐC NHUẬN HẠ


1. MẬT ONG (Mel)

Là mật lấy từ con Ong mật gốc Á (Apis cerana Fabriciu hoặc Ong mật gốc Âu (Apis mellifera Linnacus), họ Ong mật (Apidae).


TVQK: Vị ngọt, tính bình, qui kinh Phế, Tỳ, Đại trường.

CNCT: Bổ trung nhuận táo, chỉ thống, giải độc.

- Nhuận trương thông tiện: khi bị táo bón, dùng 2 muỗng mật ong (10-20ml) uống với nước sôi để nguội, mỗi ngày một lần. Dùng 30ml mật ong, Phác tiêu 8g, nước nóng 100ml hòa đều mà uống có thể trị được chứng đại tiện bí táo nặng. cũng có thể dùng 5-10ml mật ong để thụt hậu môn, sẽ giúp thông tiện đối với trẻ em sốt cao mà đại tiện bí kết.

- Nhuận phế chỉ khái: dùng trị ho khan do phế táo, có thể dùng bài thuốc gồm 2 muỗng mật ong, 4g Gừng, 12g Hạnh nhân, sắc Hạnh nhân với nước Gừng, sau đó pha trộn với mật ong, uống để trị ho do phế khí trướng nghịch. Hoặc dùng mật ong ngày 2 lần, mỗi lần 1 muỗng, uống với nước đun sôi để nguội, dùng trị ho khan không có đờm.

- Hoãn cấp giảm đau: dùng điều trị chứng đau dạ dày, đau bụng, lấy 8g Cam thảo, sắc lấy nước rồi hòa vào 20-40g mật ong mà uống.

- Trị tưa lưỡi cho trẻ em: lấy một miếng vải sạch thấm mật ong, bôi lên niêm mạc lưỡi bị gai sữa.

- Trị bỏng, làm mau lên da non.

- Mật ong được dùng làm tá dược trong nhiều bài thuốc bổ, nhuận gan mật.

LD: 12-40g

KK: những người tỳ vị hư hàn, ngực phiền bí tích không nên dùng.

Khi dùng nhuận tràng thông tiện thì dùng mật tươi. Nếu dùng để trị ho, giảm đau thì dùng mật luyện. Mật ong còn là nguyên phụ liệu để chế nhiều vị thuốc khác.


2. MA NHÂN (Semen Sesami nigrum)

Dùng hạt của cây Mè đen (Vừng, Hồ ma, Chi ma, Du tỉ miêu) (Sesamum indicum DC.) , (Sesamum orientale L.) (Sesamum lutrum Retz.) họ Vừng (Pedaliaceae). Còn có tên là Hồ ma nhân.

TVQK: Vị ngọt, tính bình, qui kinh Tâm, Phế, Tỳ, Can, Thận.

TPHH: Dầu béo.

CNCT: Ích gan, bổ thận, dưỡng huyết, nhuận táo.

- Bổ can thận, dưỡng huyết: dùng cho người thiếu máu, chức năng can thận yếu, huyết hư, tóc bạc sớm. Dùng Mè đen, Hà thủ ô đỏ đồng lượng tán mịn, làm hoàn.

- Nhuận trường thông đại tiện: dùng điều trị chứng táo bón ở người ốm dậy và phụ nữ sau khi sinh, mỗi ngày dùng 40-60g

- Chỉ huyết: dùng trong trường hợp xuất huyết do giảm tiểu cầu.


- Lợi sữa: dùng cho phụ nữ sau khi sinh không có sữa hoặc thiếu sữa.

- Dầu Mè có hiệu quả tốt trong trường hợp phụ nữ sinh khó, ối vỡ, đã khô mà vẫn chưa đẻ được: lấy dầu mè 50ml, mật ong 50ml, cho vào nồi đồng, nấu sôi 2-3 dạo, vớt bọt, thêm 40g Hoạt thạch vào, quấy đều, uống lúc nóng với mật ong.

- Lá Mè sắc uống để trị viêm khớp, say nắng mùa hè.

-Rễ Mè sắc lấy nước để rửa khi bị ngứa trong bệnh sởi.

LD: 12-25g

KK: Người tiêu chảy không nên dùng.

Dầu Mè (Ma du, Hương du, Thanh du) có vị nhạt, tính hàn, không độc, qui kinh Phế, Can, Tỳ, Thận. Có tác dụng giải độc, bổ ngũ tạng, ích khí lực, nảo tủy, bền gân cốt, sáng mắt, tính tai và tăng tuổi thọ. Đông y dùng dầu Mè để làm tá dược thuốc tễ, giúp bảo quản thuốc được lâu.


CÂU HỎI

Chọn một câu trả lời đúng nhất:

1. Thuốc nào dưới đây thuộc nhóm thuốc tả hạ có tính hàn?

A. Mang tiêu B. Ba đậu C. Ma nhân D. Nguyên hoa E. Đại

hoàng

2. Thuốc nào dưới đây thuộc nhóm thuốc nhuận hạ?

A. Mang tiêu B. Ba đậu C. Ma nhân D. Đại kích E. Đại

hoàng

3. Thuốc nào dưới đây thuộc nhóm thuốc nhuận hạ?

A. Mật ong B. Ba đậu C. Thương lục D. Đại kích E. Đại

hoàng

4. Ngoài tác dụng nhuận hạ Mật ong còn có tác dụng gì?

A. Nhuận phế chi khái B. Trừ phong thấp C. Khử hàn D. Giải biểu

E. Chi ẩu.

5. Ngoài tác dụng nhuận hạ Ma nhân còn có tác dụng:

A. Nhuận phế chi khái B. Trừ phong thấp C. Khử hàn D. Giải biểu

E. Bổ can thận, nhuận huyết.

6. Công dụng của Mật ong:

A. Chữa nhức đầu, cảm nắng B. Cảm, viêm họng, ho, sổ mũi

C. Chữa cảm nắng, đầy bụng D. Chữa ho, nhuận trường, chữa bỏng

E. Chữa đau thắt lưng, đầu gối.


7. Mật ong còn dùng làm thuốc:

A. Thuốc ho B. Thuốc bổ C. Thuốc tiêu thực

D. Thuốc lợi tiểu E. Thuốc dùng ngoài

8. Ma nhân là tên gọi khác của vị thuốc:

A. Ma hoàng B. Đậu đen C. Mè trắng D. Mè đen E. Mẫu lệ

9. Công dụng của Ma nhân:

A. Chữa nhức đầu, cảm nắng B. Cảm, viêm họng, ho, sổ mũi

C. Chữa cảm nắng, đầy bụng D. Chữa ho, nhuận trường, chữa bỏng

E. Chữa táo bón, bổ huyết, lợi sữa.

10. Công dụng của Đại hoàng:

A. Chữa nhức đầu, cảm nắng B. Cảm, viêm họng, ho, sổ mũi

C. Chữa cảm nắng, đầy bụng D. Chữa ho, nhuận trường, chữa bỏng

E. Chữa đau thắt lưng, đầu gối.


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2023