Trình Bày Được Tên Việt Nam Của Các Vị Thuốc Lợi Thủy


- An thai: dùng khi động thai xuất huyết, phối hợp với củ Gai, tô ngạnh, Bạch truật sắc uống. Trong trường hợp đẻ ngược hoặc thai chết lưu, dùng lá Ngải cứu tươi 40g, vò lấy dịch, pha thêm rượu để uống.

- Sát trùng, giúp lên da non: dùng trong trường hợp bị bỏng, chỗ bỏng sẽ không bị phồng dộp. Dùng Ngải cứu tím tốt hơn, lấy lá tươi đắp lên vết thương làm chóng lên da non. Ngoài ra còn dùng lá tươi trị giun đũa, sắc 40g lá tươi uống vào buổi sáng lúc đói.

- Kích thích tiêu hóa: giúp ăn ngon miệng, dễ tiêu.

- Lá Ngải cứu phơi khô tán bột làm ngải nhung, làm thuốc cứu.

- An thần: uống dịch sắc rễ Ngải cứu để trị động kinh.

LD: 4-12g

KK: người âm hư huyết nhiệt không nên dùng.


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Chọn một câu trả lời đúng nhất:

1. Đan sâm thuộc nhóm thuốc:

Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 18

A. hoạt huyết B. phá huyết C. chỉ huyết D. lương huyết E. bổ

huyết

2. Ngưu tất thuộc nhóm thuốc:

A. hoạt huyết B. phá huyết C. chỉ huyết D. lương huyết E. bổ

huyết

3. Ngải cứu thuộc nhóm thuốc:

A. hoạt huyết B. phá huyết C. chỉ huyết D. lương huyết E. bổ

huyết

4. Hoa hòe thuộc nhóm thuốc:

A. hoạt huyết B. phá huyết C. chỉ huyết D. lương huyết E. bổ

huyết

5. Xuyên khung thuộc nhóm thuốc:

A. hoạt huyết B. phá huyết C. chỉ huyết D. lương huyết E. bổ

huyết

6. Khương hoàng thuộc nhóm thuốc:

A. hoạt huyết B. phá huyết C. chỉ huyết D. lương huyết E. bổ

huyết

7. Bộ phận dùng làm thuốc của Cỏ mực là:


A. thân B. rễ C. vỏ thân D. toàn cây E. gỗ

8. Bộ phận dùng làm thuốc của Ích mẫu là:

A. thân B. rễ C. vỏ thân D. toàn cây E. gỗ

9. Bộ phận dùng làm thuốc của Ngưu tất là:

A. thân B. rễ C. vỏ thân D. toàn cây E. gỗ

10. Bộ phận dùng làm thuốc của Đan sâm là:

A. thân B. rễ C. vỏ thân D. toàn cây E. gỗ

11. Bộ phận dùng làm thuốc của Xuyên khung là:

A. thân B. rễ C. vỏ thân D. toàn cây E. gỗ

12. Khương hoàng là vị thuốc lấy từ:

A. củ Gừng già B. củ Nghệ non C. củ Riềng già D. củ cái cây

Nghệ

E. củ Nghệ xanh

13. Hoa Hòe có tác dụng:

A. Nâng cao huyết áp B. Làm hạ huyết áp C. Hạ mở máu

D. Tăng áp lực máu E. Làm đông máu.

14. Bộ phận dùng nào của hoa Hòe là tốt nhất:

A. hoa nở B. nụ hoa C. lá Hòe D. quả Hòe E. vỏ thân

Hòe

15. Vị thuốc nào sau đây có tác dụng hành huyết:

A. Ngưu tất B.Mã đề C. Khương hoàng D. Ngải cứu E.Hương

phụ

16. Vị thuốc nào sau đây có tác dụng phá huyết:

A. Ngưu tất B. Mã đề C. Khương hoàng D. Ngải cứu E. Hương

phụ

17. Vị thuốc nào sau đây có tác dụng chỉ huyết:

A. Ngưu tất B. Mã đề C. Khương hoàng D. Ngải cứu E. Hương

phụ

18. Bộ phận dùng làm thuốc của Ngải cứu là:

A. thân B. rễ C. vỏ thân D. thân lá E. gỗ

19. Vị thuốc nào sau đây chữa động thai xuất huyết:

A. Khương hoàng B. Ngái diệp C. Uất kim D. Trần bì E. Hậu

phác


20. Thuốc chữa huyết ứ, huyết lưu thông khó khăn gây đau đớn là thuốc:

A.Hành huyết B. Chi huyết C. Hành khí D. Bổ huyết E. Hậu

phác

21. Thuốc chữa xuất hiện, băng huyết, trĩ, chảy máu cam, chảy máu chân răng là thuốc:

A.Hành huyết B. Chi huyết C. Hành khí D. Bổ huyết E. Bổ khí

22. Không dùng thuốc phá huyết trục ứ cho đối tượng:

A.thanh niên B. thiếu nữ C. phụ nữ D. thai phụ E. trên 18

tuổi

23. Thuốc chỉ huyết thường có tính:

A. Ôn B. nhiệt C. hàn, lương D. bình E. táo.



VIII. NHÓM THUỐC LỢI THỦY THẨM THẤP


MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:

1. Trình bày được tên Việt Nam của các vị thuốc lợi thủy

2. Trình bày đúng bộ phận dùng của các vị thuốc lợi thủy

3. Liệt kê được chủ trị của các vị thuốc lợi thủy.


NỘI DUNG:

I. ĐẠI CƯƠNG:

1. Định nghĩa:

Thuốc lợi thủy thẩm thấp có tác dụng bài trừ thủy thấp ứ đọng trong cơ thể ra ngoài qua đường nước tiểu.

Thuốc lợi thủy thẩm thấp có tác dụng đưa phần nước thừa bị ứ đọng trong cơ thể ra ngoài, đồng thời những thuốc này thường có tác dụng thanh nhiệt. Đa số các vị thuốc lợi thủy thẩm thấp có tính bình, vị đạm nên gọi là đạm thủy thấp.

2. Tác dụng chung:

2.1. Theo y học cổ truyền:

- Lợi niệu tiêu phù: dùng trong các bệnh viêm thận cấp, viêm thận mạn, thận nhiễm mỡ, phù dị ứng, cổ sưng nóng đỏ đau, viêm nhiễm.

- Lợi niệu trị vàng da do viêm gan siêu vi, viêm đường dẫn mật, ứ tấc mật.

- Lợi niệu để bào mòn sỏi đường tiếp niệu.

- Điều trị thấp khớp: dùng khi phong thấp ứ đọng ở gân xương kinh lạc, khiến cử động khó khăn, sưng đau các khớp, thuốc lợi thấp sẽ đưa tác nhân gây bệnh ra ngoài.

- Kiện tỳ, cầm tiêu chảy: dùng khi tỳ hư không vận hóa được thủy thấp xuống đại trường, dẫn đến thấp trệ, tiêu chảy mạn. Thuốc lợi thủy sẽ tăng cường bài tiết thủy thấp bằng đường tiểu tiện, nhờ thế mà cầm tiêu chảy.

- Ngoài ra, lợi thủy cũng là một biện pháp tốt để hạ sốt, hạ huyết áp, giải dị ứng.

2.2. Theo hiện đại:

Thuốc lợi tiểu có tác dụng làm tăng bài tiết nước tiểu nên có tác dụng lợi tiểu.

3. Chú ý sử dụng:

Các thuốc lợi thủy thẩm thấp là thuốc điều trị triệu chứng, cần phải phối hợp với các thuốc trị nguyên nhân:


Khi tiểu tiện có cảm giác đau nhức, bàng quang thấp nhiệt, hạ tiêu thấp nhiệt thì cần phối hợp với thuốc thanh nhiệt tà hỏa.

Nếu có viêm nhiễm, cần phối hợp với thuốc thanh nhiệt tiêu độc. Nếu có vàng da, cần phối hợp với thuốc thanh nhiệt táo thấp.

Nếu phần âm bị tổn thương, tiểu tiện ra máu thì phối hợp với thuốc dưỡng âm, chỉ huyết

Nếu thủy thấp đình trệ, dẫn đến tỳ thận dương suy, nên lấy bổ tỳ thận làm phương pháp chính.

Đông y cho rằng cơ thể lợi niệu bài trừ thủy thấp dựa trên nguyên lý: tỳ chủ vận hóa, phế thông điều thủy đạo, thận khí hóa ở bàng quang, trong điều trị, cần phải căn cứ cơ chế phát sinh bệnh theo thuyết Ngũ hành, Tam tiêu để dùng thuốc, tùy theo vị trí mà phối hợp thuốc.

Nếu phế khí bị ủng trệ gây chứng phong thủy, phù nửa người trên, mắt kém, sợ lạnh, viêm cầu thận dị ứng do hàn, thì phải dùng thuốc tuyên phế như Ma hoàng để phối hợp. Gọi là phương pháp tuyên phế lợi niệu.

Trong trường hợp vận hóa của tỳ giảm sút gây phù thũng, thì phối hợp với thuốc kiện tỳ như Bạch truật, Hoàng kỳ. Gọi là phương pháp ích khí lợi niệu hoặc kiện tỳ lợi niệu.

Những trường hợp tiểu ít do khí hóa bàng quang kém, cần kết hợp với Quế chi để thông khí lợi niệu.

Thận chủ về thủy hỏa, trong trường hợp thận dương hư, tưởng hóa suy yếu, gây ảnh hưởng đến tỳ dương, cần phải bổ thận dương (ôn thận lợi niệu).

4. Kiêng kị: Không dùng thuốc lợi thủy trong các trường hợp sau:

- Bí tiểu do thiếu tân dịch

- Di tinh, hoạt tinh không thấp nhiệt

- Trong trường hợp phù suy dinh dưỡng, không nên dùng thuốc lợi niệu loại mạnh mà cần phối hợp với thuốc bỗ dưỡng.

- Không dùng thuốc lợi niệu kéo dài, có thể gây tổn thương tân dịch.


II. CÁC VỊ THUỐC TIÊU BIỂU:


1. TRẠCH TẢ Rhizoma Alismae

Dùng thân rễ của cây Trạch tả (Alisma plantago aquatica L.) họ Trạch tả (Alismataceae).


TH-CB: thu hoạch vào mùa đông, khi thân, lá khô héo, lấy thân rễ, rửa sạch, bỏ rễ con và vỏ ngoài, phơi sấy khô. Khi dùng có thể tẩm nước muối sao vàng (100kg Trạch tả dùng 2 kg muối ăn).

TVQK: vị ngọt, tính hàn, qui kinh Can, Thận, Tiểu trường.

TPHH: tinh dầu, protid, chất nhựa, chất bột.

TDDLHĐ: Trạch tả có tác dụng hạ đường huyết, hạ huyết áp, lợi tiểu, giảm urê và cholesterol trong máu. Trạch tả chích muối cho kết quả tốt hơn dạng sống.

CNCT:

- Lợi thủy thấm thấp, thanh nhiệt: dùng trị các bệnh tiểu tiện khó khăn, tiểu buốt, tiểu dắt, phù thũng.

- Thanh thấp nhiệt ở đại tràng, trị tiêu chảy

- Thanh thấp nhiệt ở can: dùng trị đau đầu, nặng đầu, váng đầu, hoa mắt.

- Ích khí, dưỡng ngũ tạng.

LD: 4-12g

KK: người can thận hư, không thấp nhiệt không dùng.

Chú ý: So với Phục linh, Trạch tả có tác dụng lợi tiểu mạnh hơn, lại có tính hàn, trong trường hợp thận hư hoạt tinh, không có thấp nhiệt, thì không dùng.


2. XA TIỀN

Herba Plantaginis (Semen Plantaginis)

Dùng thân lá (Xa tiền thảo), hạt (Xa tiền tử) phơi khô của cây Mã đề (Plantago major L.) họ Mã đề (Plantaginaceae).

TH-CB: Thu hái lá lúc cây ra hoa hay sắp ra hoa. Thu hái hạt lúc quả già, phơi hay sấy khô.

TVQK: Xạ tiền tử vị ngọt, tính hàn, qui kinh Can, Thận, Tiểu đường, Bàng quang.

Xạ tiền thảo vị nhạt, tính mát, qui kinh Can, Phế, Thận, Tiểu trường.

TPHH: Xạ tiền tử có chất nhầy, axit plantenolic, adenin, cholin.

Xạ tiền thảo có glycosid (aucubin), chất nhầy, chất đắng, caroten, vitamin C,

K.

TDDLHĐ: Hạt Mã đề có tác dụng tăng bài tiết nước tiểu, tăng bài tiết axit uric, muối NaCl. Glucosid chiết từ hạt có tác dụng ức chế trung khu hô hấp, xúc tiến phân tiết ở niêm mạc đường hô hấp cho nên dùng trấn ho, trừ đờm.

Lá Mã đề có tác dụng hạ huyết áp.

CNCT: Xạ tiền tử lợi tủy thông lâm, thanh can minh mục.


- Thanh nhiệt, lợi thấp: dùng tri chứng thấp nhiệt, tiểu tiện khó khăn, đi tiểu đau buốt, tiểu rắt, nước tiểu ít, màu đỏ lục, nóng, tiểu ra máu. Dùng hạt Mã đề tán bột, uống mỗi lần 8g.

- Kháng viêm: dùng khi viêm thận cấp tính, viêm niêu đạo, viêm bàng quang cấp. Có thể phối hợp Cỏ tranh, râu bắp, Kim tiền thảo, Dừa nước.

- Thanh can, sáng mắt: dùng khi mắt đỏ sưng đau, hoa mắt.

- Thanh thấp nhiệt tỳ vị: dùng khi tiêu chảy, viêm đường ruột, kiết lỵ. Dùng Xạ tiền tử, hoa Hòe lượng bằng nhau, sao thơm, uống với nước ấm.

- Thanh phế, hỏa đờm: trị chứng phế nhiệt sinh ho, có đờm.

- Xạ tiền tử dùng điều trị chứng hiếm muộn.

- Có hiệu quả trong việc điều trị ho ra máu, cao huyết áp. Xạ tiền thảo thanh nhiệt, lợi phế, tiêu thũng.

- Thanh nhiệt kháng viêm: Lá Mã đề giã nát, bắt lấy dịch cốt, nhúng vào bông gòn, đắp lên vết bỏng, rồi băng lại, mỗi ngày thay một lần. Hoặc giã nát lá tươi, đắp lên mụn nhọt. Uống dịch ép lá tươi đề phòng chống viêm loét dạ dày. Còn được sử dụng đề phòng và trị bệnh quai bị.

- Lợi phế: dịch ép lá tươi dùng trị hen, hen do phế nhiệt, ho lâu ngày, viêm khí quản.

- Lợi thủy tiêu thũng: lá Mã đề có tác dụng lợi tiểu, dùng trị chứng viêm đường tiết niệu, tiểu ra máu, sỏi tiết niệu, phù thũng.

LD: Xạ tiền tử 8-14g kih dùng thường sao cho hạt khô và phồng lên.

Xạ tiền thảo: 16-20g dạng sắc hoặc dịch ép.

KK: Những người thận hư không thấp nhiệt không dùng Xạ tiền tử.

Phụ nữ mang thai, người già thận hư kém, tiểu đêm nhiều không nên dùng Xạ tiền thảo.


3. MỘC THÔNG Caulis Clematidis

Dùng thân leo của cây Mộc thông (Clematis armandii Franch.) hoặc cây Tủ cầu đẳng (Clematis montana Buch., Ham. Ex DC.) họ Hoàng liên (Ranunculaceae).

TH-CB: thu hoạch vào mùa xuân, thu. Thu lấy thân cạo bỏ vỏ ngoài, thái lát, phơi sấy khô.

Còn dùng thân leo của cây Mộc thông (Akehia quinata (Thunb) Decne.), họ Thông thảo (Lardizabalaceae)

TVQK: Vị đắng, tính hàn, qui kinh Tâm, Phế, Tiểu trường, Bàng quang.

TPHH: glycosid.


TDDLHĐ: Tiêm phúc mạc thỏ 0,5/kg dịch chiết Mộc thông, gây tác dụng lợi tiểu. Nếu cho uống liều 3g x 3 lần, làm tăng lượng nước tiểu, nhưng lại làm giảm Cl trong nước tiểu. Dịch chiết cồn 1/20 có thể ức chế nhiều loại vi khuẩn gram dương và lỵ trực khuẩn, trực khuẩn thương hàn.

CNCT: Thanh nhiệt lợi tiểu, thông kinh, tăng sữa.

- Lợi niệu: dùng trong trường hợp bí tiểu tiện, tiểu tiện ngắn đỏ, tiểu rắt. Dùng Mộc thông 20g. Hành tăm 5 nhánh, sắc uống. Phụ nữ sau khi sinh nở bị bí tiểu, có thể dùng bài thuốc sau: Mộc thông, hạt Vông vang, Hoạt thạch, hạt Cau già, Chỉ thực, lượng bằng nhau, Cam thảo lượng bằng một nửa, sắc uống.

- Hạnh huyết, thông kinh: dùng khi kinh nguyệt bế tắc, huyết mạch ứ trệ, mình mẩy đau nhức, đau khớp. Dùng 12g Mộc thông sắc uống.

LD: 6-12g

KK: Phụ nữ có thai, người ra nhiều mồ hôi, đại tiện tảo kết, tiểu tiện nhiều không dùng.


4. Ý DĨ

Semen Coicis Iachrrymae

Dùng hạt của cây Ý dĩ (Cotx lachrymal- jobi L.) họ Lúa (Poaceae).

TH-CB: Khi quả chín già, cắt lấy cả cây phơi khô, đập lấy quả phơi khô, loại bỏ quả non lép, rồi xay xát thu lấy nhân trắng, phơi sấy khô.

TVQK: Vị ngọt, nhạt tính hơi hàn, qui kinh Tỳ, Phế.

TPHH: Tinh bột, chất béo, chất đạm.

TDDLHĐ: Ý dĩ có tác dụng ức chế tế bào ung thư. Rễ Ý dĩ có tác dụng trừ giun, lợi tiểu

CNCT: Lợi thủy thanh nhiệt, bài nùng, kiện tỳ, trừ tý, bổ phế.

- Lơi thủy: dùng trị phù thủng, tiểu tiện khó khăn, tiểu buốt.

- Trừ phong thấp, giảm đau nhức khớp, thư cân giải kinh.

- Kiện tỳ, hóa thấp: dùng khi tỳ hư, tiêu hóa kém, tiết tả. Dùng ý dĩ sao vàng trong bài Phi nhi cam tích.

- Thanh nhiệt độc, trừ mủ: dùng trị chứng phế hỏa mủ, viêm phổi, viêm ruột thừa. Phối hợp với Kim ngân hoa để điều trị mụn ở mặt.

LD: 20-50g, Ý dĩ sống có tác dụng lợi thấp nhiệt, khi sao vàng hoặc sao với nước Gừng thi ôn bổ phế tỳ.

KK: Những người đại tiện táo kết, phụ nữ có thai, không thấp nhiệt không nên dùng.

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 01/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí