Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 22


XIII. NHÓM THUỐC BỔ DƯỠNG


MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:

1. Trình bày được tên Việt nam của các vị thuốc bổ dưỡng

2. Trình bày đúng bộ phận dùng của các vị thuốc bổ dưỡng

3. Liệt kê được công năng, chủ trị của các vị thuốc bổ dưỡng.


NỘI DUNG:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

1. Thuốc bổ khí

Thuốc bổ khí dùng trong trường hợp khí hư, khí kém, cơ thể suy nhược, yếu mệt, mới bị ốm dậy, người già hoặc những người tỳ và phế hư. Như vậy, về thực chất thuốc bổ khí là thuốc kiện tỳ và bổ phế.

Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 22

Khi dùng thuốc bổ khí thường dùng kèm với thuốc bổ huyết.

Nhóm này bao gồm: Nhân sâm, Đảng sâm, Bạch truật, Hoài sơn, Hoàng kỳ, Cam thảo, Đinh lăng, Gấc…

2. Thuốc bổ dương:

Thuốc bổ dương có tác dung bổ thận tráng dương, mạnh gân cốt. Thuốc được dùng trong các trường hợp thận dương hư, xương cốt và một số phủ kỳ hằng (tủy, tử cung…) có biểu hiện của hư chứng: dương hư gây ngoại hàn, thận dương hư gây liệt dương, di tinh… hoặc đau nhức xương, suy tủy…

Khi dùng thuốc bổ dưỡng, thường phối hợp với các thuốc bổ khí, ôn trung để tăng tác dụng điều trị, làm ấm cơ thể.

Các thuốc bổ dương thường sử dụng là: Ba kích, Cẩu tích, Đỗ trọng, Tục đoạn, Cốt toái bổ, Lộc nhung, Thỏ ty tử, Hẹ…

3. Thuốc bổ huyết:

Thuốc bổ huyết là những thuốc có tác dụng tạo huyết, dưỡng huyết.

Theo học thuyết Ngũ hành, phần lớn thuốc bổ huyết có màu đỏ, vị ngọt, tính ấm, qui vào các kinh có liên quan đến huyết như Tâm, Can, Tỳ…

Khi dùng thuốc bổ huyết, tùy theo chứng trạng cụ thể mà phối ngũ cho phù hợp. Khi khí huyết lương hư thì phải phối hợp với thuốc bỏ khí. Khi huyết hư, huyết táo thì phải kết hợp với thuốc nhuận tràng thông tiện. Nếu khí huyết hư dẫn đến cơ nhục tê mỏi, phối hợp với thuốc bổ tỳ. Khi huyết thiếu, dẫn đến tâm quý, thần chí bất an, cần kết hợp với thuốc dưỡng tâm an thần…


Bao gồm các dược liệu: Thục địa, Đương qui, Hà thủ ô đỏ, Tang thầm, Tử hà sa, Long nhãn, Bạch thược…

4. Thuốc bổ âm:

Thuốc bổ âm có tác dụng sinh tân dịch, dùng thích hợp với chứng âm hư.

Thuốc bổ âm được dùng để bổ chân âm, chủ yếu dùng để bổ vào phần âm của một số tạng như: Can, Tâm, Thận,… và một số phủ kỳ hằng như huyết, tân dịch. Dùng khi các bộ phận này xuất hiện các chứng hư, như phế hư (ho lâu ngày, viêm phế quản mạn), can huyết hư, tâm huyết hư, thận âm hư. Thuốc bổ âm đa số có tính hàn, vị ngọt, thể chất nhầy nhớt, khi uống dễ bị nê trệ, làm cho tiêu hóa kém. Cho nên, thường dùng phối hợp với thuốc lý khí kiện tỳ. Cần thận trọng khi dùng cho những người tỳ vị hư nhược. Có thể phối hợp vơi các thuốc bổ huyết, hoạt huyết, chỉ khái, hóa đởm.

Các vị thuốc bổ âm thường dùng gồm có: Hoàng tinh, Thiên môn, Bách hợp, Sa sâm, Câu kỷ, Miết giáp, Qui bản, Thạch hộc…

* Chú ý khi sử dụng thuốc bổ:

- Bốn loại thuốc bổ kể trên có tác dụng hiệp đồng với nhau, thực tế bệnh cành lâm sàng phần lớn là hợp chứng, nên cần phối hợp thuốc để tăng hiệu quả điều trị.

- Thường dùng thuốc bổ khi bệnh tả đã lui và người bệnh còn yếu, nhưng có thể sử dụng thuốc khi bệnh tả chưa hết mà chính khí đã suy để nâng đỡ thể trạng.

- Khi sử dụng thuốc bổ, trước hết phải chú ý đến bổ tỳ và vị.

- Mức độ nặng nhẹ của bệnh và tình trạng sức khỏe bệnh nhân liên quan chặt chẽ đến liều lượng thuốc sử dụng: với hư chứng lâu ngày, cần dùng thuốc từ từ và bắt đầu từ liều thấp; trong trường hợp âm dương khí huyết hư đột ngột thì cần phải dùng ngày liều cao.

- Thuốc bổ âm và bổ huyết đa số có tính hàn, thể chất nhầy nhớt, dùng với những cơ thể có tỳ hư nhược dễ sinh ra tích trệ, ăn uống không tiêu, khi sử dụng cần kết hợp thuốc lý khí, kiện tỳ.

- Thuốc bổ dương đa số có tính ôn, táo, nên dễ gây hao tổn tân dịch, không nên dùng trong thời gian kéo dài.


II. CÁC VỊ THUỐC TIÊU BIỂU


THUỐC BỔ KHÍ


1. NHÂN SÂM (Radix ginseng)


Dùng rễ của cây Nhân sâm (Panax ginseng C.A.Mey.) họ Ngũ gia bì (Araliaceae)

TH-CB: Thường thu hoạch nhân sâm vào mùa thu, từ tháng 9-10 ở những cây trồng từ 4 năm trở lên, rửa sạch phơi nắng nhẹ hoặc sấy nhẹ đến khô.

TVQK: Vị ngọt, hơi đắng, tính bình, quy kinh Phế, Tỳ.

TPHH: Saponin, Polyacetylen, acid amin…

CNCT: Đại bổ nguyên khí, phục mạch cổ thoát, bổ tỳ ích phế, sinh tân, an thần.

- Đại bổ nguyên khí, sinh tân: trị các chứng suy nhược cơ thể, ho suyễn do phế hư, tỳ vị hư, tiêu chảy thuộc nhiệt, nội nhiệt tiêu khát, liệt dương, suy tim kiệt sức.

- An thần ích trí: tăng khả năng làm việc trí óc, dùng khi bị mất ngủ, tim hồi hộp.

LD: 2-12g

KK: Phụ nữ mới sinh, cao huyết áp, bạnh cảm mới phát, tiêu chảy do hàn, mới thổ huyết không nên dùng. Nhân sâm phản Lê lô, sợ Ngũ linh chi.


2. ĐINH LĂNG (Radix Polyscias fruticosae)

Dùng rễ hay vỏ rễ phơi khô của cây Đinh lăng (Polycias fruticosa (L.) Hams.) họ Ngũ gia bài (Araliaceae), có khi dùng lá.

TH-CB: Thu hái mùa Thu, ở những cây đã trồng từ 3 năm trở lên.

TVQK: Vị ngọt, tính bình.

TPHH: Saponin, polyacetylen, acid amin.

TDDLHĐ:

- Nươc sắc rễ Đinh lăng có tác dụng làm tăng trí nhớ, tăng sức dẻo dai của cơ thể.

- Đinh lăng có tác dụng tăng tiết niệu lên gấp 5 lần so với bình thường.

CNCT: Bổ ngũ tạng, tiêu thực, lợi sữa.

Làm thuốc bổ, tăng sức dẻo dai cho thể bị suy nhược, kém ăn, còn dùng để trị ho, ho ra máu, thông tiểu, thông sữa.

LD: 30-40g rễ.


3. HOÀNG KỲ

Radix Astragali membranacei

Dùng rễ phơi khô của cây Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus (Fish) Bunge), họ Đậu (Fabaceae).


TH-CB: Thu hoạch vào mùa xuân, mùa thu, đào lấy rễ, bỏ rễ con, rửa sạch, phơi sấy khô

TVQK: Vị ngọt, tính ấm, qui kinh Phế, Tỳ.

TPHH: Cholin, betain, acíd amin, saccarose

CNCT: Bổ khí cổ biểu, lợi tiểu, trừ độc, bài nùng, sinh cơ.

- Bổ khí cố biểu: dùng khi cơ thể suy nhược, chân ty vô lực, yếu hơi, chóng mặt, kém ăn, biểu hư tự hãn, khí hư thủy thũng, sa giáng tạng phù, sa tử cung, kiết lỵ, tả lâu ngày, băng huyết, tiêu khát, đản bạch.

- Ích huyết: dùng trị chứng huyết hư, thiếu máu, đặc biệt thiếu máu sau sốt rét, sau khi bị mất máu nhiều.

- Lợi niệu, tiêu phù thũng: dùng khi tỳ hư, vận hóa nước kém, tâm thận dương hư, tay, chân, mặt, mắt phù thũng.

- Giải độc, trừ mủ: dùng bệnh mụn nhọt ở thời kỳ đầu, nếu mụn đã bị loét lâu ngày không khỏi, dùng Hoàng kỳ tươi cắt ở đoạn cuối rẽ, lấy dịch chảy ra mà bôi vào chỗ sang lở.

- Trừ tiêu khát, sinh tân: dùng trong bệnh tiểu đường. LD: 4-20g; Hoàng kỳ chích mật ong bổ tỳ tốt hơn. KK: người bị ngoại cảm, không tích trệ không dùng.


4. CAM THẢO BẮC Radix Glycyrrhizae

Dùng rễ của cây Cam thảo (Glycyrrhiza glabra L.) hoặc (G. uralensis Fisch), hoặc (G. ìnflata Bat.) họ Đậu (Fabaceae).

TH-CB: Đào lấy rễ, xếp đống, ủ lên men để rễ có màu vàng sẩm, phơi sấy khô. Khi dùng thái phiến, tẩm mật ong, sao vàng.

TVQK: Vị ngọt, tính bình, quy kinh Phế, Tâm,Tỳ, Vị.

TPHH: Glycyrrhizin, glucose, saccarose, tinh bột, tinh dầu, vitamin C, flavon.

CNCT: Bổ tỳ ích khí, thanh nhiệt giải độc, khử đàm chỉ khái, hoãn cấp chỉ thống, điều hòa các vị thuốc.

- Ích khí dưỡng huyết vị hòa trung: dùng trong bệnh khí huyết hư nhược thiếu máu.

- Hóa đờm: dùng trị chứng viêm họng cấp, mãn tính, viêm amidan hoặc nhiều đờm.

- Giải độc: dùng điều trị mụn nhọt sưng đau, ung thũng, giảm độc các vị thuốc.

LD: 4-12g

KK: Nếu tỳ vị thấp trệ, sôi bụng, đầy bụng, không dùng Cam thảo lâu sẽ bị phù nề.


Không dùng Cam thảo với Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa, Hải tảo. Khi dùng với tính chất bổ tỳ vị, Cam thảo thường được chính mật.


5. BẠCH TRUẬT

Rhizoma Atractyloidis macrocephalae

Dùng thân rễ của cây Bạch truật (Atractylodes macrocephala Koidz.) họ Cúc (Asteraceae).

TH-CB: Thu hái vào tháng 11, khi lá ở gốc đã khô vàng, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô.

TVQK: Vị ngọt, đắng, tính ấm, qui kinh Tỳ, Vị.

TPHH: Tinh dầu.

CNCT: Kiện tỳ ích khí, tảo thấp lợi thủy, liễm hãn, an thai.

- Kiện tỳ, lợi thủy, ráo thấp: dùng trị chứng tỳ hư gây phù thũng, tiểu tiện khó khăn.

- Kiện vị, tiêu thực: dùng khi công năng của tỳ vị hư nhược, tiêu hóa không tốt, bụng đầy trướng, đau, buồn nôn, trị tiêu chảy do tỳ vị thấp trệ, đại tiện lỏng.

- Cổ biểu, liễm hãn: dùng trị chứng khí hư đạo hãn

- An thai, chỉ huyết: dùng khi bị động thai.

LD: 6-12g

KK: Người tỳ thận hư, không có thấp tà, âm hư hỏa vượng không nên dùng.


6. HOÀI SƠN

Radix Dioscoreae persimilis

Dùng rễ củ đã chế biến của cây Hoài sơn (Dioscorea persimilis Prain et Burk.) họ Củ nâu (Dioscoreaceae).

TH-CB: Thu hái mùa thu, khi cây tàn lụi, rửa sạch, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô.

TVQK: Tinh bột, mucin, maltase.

CNCT: Bổ tỳ dưỡng vi sinh tân, ích phế, bổ thận sáp tinh, chỉ tả lỵ.

- Kiện tỳ, chỉ tả: dùng trong trường hợp tỳ vị hư nhược, ăn uống kém, tiêu chảy, trẻ con vàng da bụng ỏng.

- Bổ phế: dùng trong trường hợp phế khí hư nhược, hơi thở ngắn, người mệt mỏi, ngoài ra còn có tác dụng chỉ khái.

- Ích thận, cổ tinh: dùng khi thận hư, dẫn đến mộng tinh, di tinh, tiểu tiện không cầm, phụ nữ bạch đới, ngoài ra còn dùng trong bệnh tiểu đường.


- Giải độc: trị sưng vú đau đớn, có thể dùng củ Mài tươi giã nát đắp lên chỗ sưng đau.

LD: 12-40g

KK: Thấp nhiệt không thực tả không dùng.


7. ĐAI TÁO Fructus Zizyphus sativae

Dùng quả chín đã phơi khô của cây Táo (Zizyphus sativa Mill.), họ Táo (Rhamnaceae). Còn dùng lá.

TH-CB: Hạt thu hái ở những quả chín. Đập vỡ vỏ lấy nhân, khi dùng để sống hoặc sao đen.

TVQK: Vị ngọt, tính bình, qui kinh Tâm, Tỳ, Vị.

TPHH: Đường, protit, lipid, các vitamin A, B1, C, canxi, sắt, photpho.

CNCT: Bổ trung ích khí, dưỡng huyết an thần.

- Bổ tỳ, ích vị: dùng điều trị tỳ vị hư nhược, tiêu chảy, kiết lỵ.

- Đường huyết, an thần: dùng khi khí huyết không điều hòa, ho kéo dài, hồi hộp, không ngủ

LD: 4-42g quả hoặc hơn, sắc cùng với các vị thuốc khác trong thang thuốc.

KK: Thấp hoặc khí trệ không nên dùng nhiều, thấp nhiệt, đàm thấp, trùng tích nên hạn chế dùng táo.


8. BỔ CHÍNH SÂM Radix Hibisi sagittifolii

Dùng rễ cây Bổ chính sâm (Sâm thổ hào, Sâm báo, Nhân sâm Phú yên) (Hibiscus sagittifolius Kurz.) hoặc (Abelmoschus sagittifolius L. Merr.), (Hibiscus abelomoschus L.), họ Bông (Malvaceae).

TH-CB: Thu hái mùa Thu Đông, rửa sạch, ngâm nước gạo một đêm, đồ chín, phơi khô.

TVQK: Vị ngọt, tính bình, Qui kinh Phế, Tâm, Tỳ.

TPHH: Chấy nhày, đường, tinh bột

CNCT: Bổ khí, ích huyết, sinh tân.

Dùng điều trị các chứng ho, sốt nóng, trong người khô táo, khát nước, suy nhược, hoa mắt chóng mặt, kinh nguyệt không đều, khí hư bạch đới.

LD: 16-20g, sắc, bột.


Chú ý: Bổ chính sâm sống có tính bình, nhuận Phế, dưỡng Tâm. Nếu sao với gạo thì tính ấm, bổ, Tỳ, Vị.


THUỐC BỔ DƯƠNG


1. ĐỖ TRỌNG Cortex Euconomiae

Dùng vỏ của cây Đỗ trọng (Eucommia ulmoides Oliv.), họ Đỗ trọng (Eucommiaceae).

TH-CB: Thu hoạch mùa Hạ, vỏ bóc đem ép phẳng, xếp thành đống, ủ 6-7 ngày đến khi mặt trong có màu đen, phơi hoắc sấy khô.

TVQK: Vị ngọt, hơi cay, tính ấm, qui kinh Can, Thận.

TPHH: Chất guttapecka, chất màu, anbumin, chất béo, tinh dầu, muối vô cơ.

TDDLHĐ: Hạ huyết áp trên chó gây mê, tăng co bóp cơ tim, lợi niệu. Đỗ trọng sao hạ huyết áp tốt hơn Đỗ trọng sống. Dịch sắc nước tác dụng mạnh hơn dịch chiết cồn.

CNCT:

- Bổ can thận, mạnh gân cốt: dùng trị can thận hư, đau lưng, mỏi gối, hai chân tê mỏi, đau nhức trong xương, vô lực, chóng mặt, liệt dương, tiết tinh sớm. Thường phối hợp với Tang ký sinh, Thục địa.

- An thai: dùng khi động thai ra máu, có thể phối hợp Tục đoạn, Củ gai, Ngải diệp.

- Bình can, hạ áp: trị cao huyết áp, có thể dùng sống hoặc qua sao tẩm, nếu đem sao tác dụng hạ huyết áp tốt hơn để sống.

LD: 8-16g

KK: Những người thận hòa, dương thịnh không nên dùng.

Đỗ trọng khi dùng sống có tác dụng bổ can, tấm muối bổ thận, trị đau lưng, đau xương; tẩm rượu sao trị phong thấp, tê ngứa; sao đen có tác dụng chỉ huyết, dùng khi động thai hoặc rong kinh.


THUỐC BỔ HUYẾT


1. THỤC ĐỊA

Radix Rhemannlae praeparatus

Là sản phẩm chế biến từ rễ của cây Địa hoàng (Rhemannia glutinosa (Gaertn.) Libosch.) họ Hoa mõn sói (Scrophulariaceae).


TH-CB: Lấy sinh địa rửa sạch, đồ với rượu sa nhân và nước gừng tươi, phơi sấy khô. Đồ chín lần sấy chín lần là tốt.

TVQK: Vị ngọt, tính ấm, qui kinh Tâm, Can, Thận. TPHH: Glycosid là rhemanin, iridoit glycosid, chất manit. CNCT: Tư âm bổ huyết.

- Tư âm, dưỡng huyết: dùng trong các trường hợp thiếu máu, chóng mặt, đau đầu, tân dịch khô sáp, mắt, mặt khô, nứt nẻ môi, râu tóc sớm bạc, lưng đau gối mỏi.

- Sinh tân dịch, chỉ khát: dùng trong bệnh tiêu khát (tiểu đường).

- Nuôi dưỡng và bổ thận âm: dùng trong các trường hợp chức năng thận âm kém dẫn đến ù tai, di mộng tinh, tự hãn, phụ nữ kinh nguyệt không đều, huyết hư sinh đau đầu.

LD: 12-20g

KK: Những người tỳ vị hư hàn không nên dùng.

Dùng Thục địa lâu dễ ảnh hưỡng đến tiêu hóa, khi dùng có thể phối hợp thêm thuốc hành khí như Trần bì, Hương phụ để tránh hiện tượng đầy bụng.


2. A GIAO

Colla Corii asini

Là chất keo chế từ da Lừa (Equus asinus L.) họ Ngựa (Equidae), còn dùng Minh giao (Colla Bovis) là chất keo chế từ da Trâu, Bò.

TH-CB : Da Lừa ngâm nước cho mềm, cạo sạch lông, thái mỏng, đun sôi nhiều lần. Lọc, gộp các dịch lọc đem cô nhỏ lửa, cho thêm rượu, đường, dầu đậu nành. Cô đặc thành cao, cắt thành miếng.

TVQK: Vị hơi ngọt, tính bình, qui kinh Phế, Can, Thận.

TPHH: Các acid amin.

CNCT: Dưỡng huyết tư âm, nhuận táo, nhuận phế, chỉ huyết.

- Dưỡng tâm, an thần: sau khi sốt kéo dài, nhiệt làm tổn hao đến âm dịch gây chứng vật vã ít ngủ.

- Bổ huyết, an thai: điều trị chứng huyết hư gây kinh nguyệt không đều, động thai, sẩy thai, đẻ non.

- Chỉ huyết: điều trị ho ra máu, chảy máu cam, ho do phế âm hư, hư nhiệt, miệng khô.

- Điều trị co giật do sốt cao làm mất tân dịch, huyết hư không nuôi dưỡng cân.

LD: 4-16g/ngày, phải làm cho chảy ra rồi vào nước thuốc thang.

KK: Tỳ vị suy nhược, tiêu chảy, ăn không tiêu, nôn mửa không dùng.

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 01/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí