Yêu Cầu Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Tại Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam


- Chỉ tiêu đào tạo

+ Giai đoạn từ 2021-2025: 8.000 học viên, sinh viên.

- Các hình thức đào tạo, tư vấn: Học viện sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc đa

dạng hóa các ngành đào tạo, hình thức đào tạo, nhất là:

+ Đào tạo đại học và thạc sỹ, tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa I, chuyên khoa II, bác sỹ nội trú, cấp chứng chỉ.

+ Đào tạo tại chỗ, đào tạo theo nhu cầu xã hội và các loại hình đào tạo khác

theo quy định của pháp luật.

+ Học viện cǜng sẽ là cơ sở tư vấn, cung cấp các dịch vụ liên quan cho các

đơn vị trong và ngoài ngành y, cả trong nước và quốc tế.

- Hợp tác quốc tế trong đào tạo

+ Học viện sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc tăng cường trao đổi giảng viên, học

viên, trước mắt là trong các lĩnh vực y học cổ truyền.

+ Tăng cường hợp tác, liên kết đào tạo các khóa học quốc tế tại Việt Nam giảng dạy bằng tiếng nước ngoài, tiến tới tổ chức các khóa đào tạo đại học, sau đại học quốc tế.

- Mở mã ngành đào tạo đại học và thạc sỹ, tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa I, chuyên khoa II, bác sỹ nội trú theo hướng đào tạo chuyên khoa, đào tạo theo chương trình chất lượng cao, liên kết đào tạo quốc tế.

* Về công tác khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế

- Thực hiện đề tài, dự án các cấp giai đoạn 2021-2025

+ Đề tài cấp Nhà nước: 05 đề tài

+ Đề tài cấp Bộ: 15 đề tài

+ Đề tài cấp Sở KHCN: 10 đề tài

+ Đề tài cấp cơ sở: 200 đề tài.

- Các hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2021-2025

+ Số đề tài cấp cơ sở và đề tài thạc sỹ, NCS dự kiến thông qua Hội đồng đạo đức của Học viện là: 300 đề tài

+ Số sách, giáo trình dự kiến thông qua Hội đồng thẩm định là: 30 cuốn

+ Tạp chí Y dược học cổ truyền xuất bản được: 30 số

+ Tổ chức 20 Hội thảo khoa học.


- Đoàn ra, đoàn vào

Giai đoạn 2021-2025 thực hiện kế hoạch 40 đoàn ra, 50 đoàn vào với mục đích mở rộng hợp tác quốc tế, thực hiện các biên bản ghi nhớ, hợp đồng hợp tác quốc tế về đào tạo và hợp tác quốc tế nghiên cứu khoa học với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản , Đài Loan (Trung Quốc), Bun ga ri, Mỹ, Vương quốc Anh, Nga, Thụy Điển, Ý, Hung ga ri,... Triển khai hợp tác về việc thành lập Trung tâm Y học Phương Đông tại Bun ga ri và đào tạo chuyên gia làm việc tại Bun ga ri, dự án hợp tác xây dựng trung tâm về phục hồi chức năng và khám chữa bệnh cho người cao tuổi với Tập đoàn Taiyo (Nhật Bản). Xúc tiến các chương trình trao đổi sinh viên, hợp tác đào tạo lĩnh vực y dược học cổ truyền và chăm sóc sức khỏe với Học viện Sakura Tokyo và Công ty cổ phần Simptier (Nhật Bản). Triển khai hợp tác đào tạo, trao đổi cán bộ giảng dạy, sinh viên các lĩnh vực như y học cổ truyền, y đa khoa, dược với các nước trên thế giới. Mở rộng giao lưu, trao đổi sinh viên, giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học với Thụy Điển, Trung Quốc, Hàn Quốc. Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thuốc y học cổ truyền và đào tạo chuyên gia ngành y học cổ truyền với Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc.

* Về cơ sở vật chất, hạ tầng để đảm bảo chất lwọng thực hành trong

đào tạo

- Hoàn thiện dự án cơ sở 2 của Học viện tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.

- Rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch cơ sở 1 tại số 2 Trần Phú, quận Hà

Đông, thành phố Hà Nội theo hướng bổ sung nhà Hiệu bộ.

- Rà soát, điều chỉnh, sắp xếp lại các đơn vị cơ sở trong Học viện để đảm bảo nâng cao hiệu lực hiệu quả trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và khám chữa bệnh.

- Về phòng thực hành thực tập của Học viện:

+ Giai đoạn 1: Đầu tư 04 phòng thực hành để đào tạo ngành Dược trình độ đại học theo quy định hiện hành:

++ Phòng thực hành Dược liệu - Thực vật - Dược học cổ truyền;

++ Phòng thực hành Công nghiệp dược - Bào chế đông dược;

++ Phòng Hóa dược - Kiểm nghiệm thuốc, vị thuốc đông dược - Độc chất;

++ Phòng thực hành Dược lý - Dược lâm sàng.


+ Giai đoạn 2 (đến năm 2025)

++ Đầu tư các phòng thực hành dược đạt tiêu chuẩn và trang thiết bị tại các khoa của Học viện đáp ứng yêu cầu đào tạo đạt chuẩn năng lực mà Bộ Y tế đã và sẽ ban hành cǜng như các quy định liên quan của các ngành trình độ đại học (ngành y học cổ truyền, y khoa, dược học) và trình độ sau đại học của Học viện đang đào tạo.

++ Đồng thời đề xuất đầu tư hoàn thiện Bệnh viện thực hành (Bệnh viện Tuệ Tĩnh) đạt chuẩn bệnh viện thực hành đáp ứng yêu cầu tại Khoản 2 Điều 10 (là cơ sở thực hành chính đối với các ngành và trình độ mà Học viện đang đào tạo) của Nghị định 111/2017/NĐ-CP quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.

* Về công nghệ thông tin

- Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) đảm bảo số hóa Học viện, phục vụ các khoa, phòng ban, bộ môn và các đơn vị trực thuộc Học viện làm việc trên hệ thống mạng nội bộ.

- Đảm bảo hạ tầng CNTT phục vụ đào tạo trực tuyến, E-learning theo quy định.

- Hoàn thiện hệ thống thi trắc nghiệm trên máy tính.

- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp bảo trì hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật; xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT bảo đảm an toàn, an ninh trong Học viện. Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin: trang bị tường lửa và hệ thống sao lưu dữ liệu.

- Tăng cường trao đổi các văn bản điện tử, kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản và điều hành giữa Học viện với các khoa, phòng ban, bộ môn, đơn vị trực thuộc.

- Tập trung triển khai ứng dụng chữ ký số phục vụ công tác trao đổi văn bản điện tử trong Học viện.

* Về tài chính

Thực hiện đa dạng hóa các nguồn thu tài chính từ đào tạo, nghiên cứu khoa học, các hoạt động dịch vụ, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế và đầu tư nước ngoài. Cụ thể:

- Nguồn thu học phí: hàng năm tăng từ 15% trở lên.


- Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ: tăng từ 20% trở lên.

- Kinh phí hoạt động khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ hàng năm đạt tối thiểu 200 triệu đồng giai đoạn 2021-2025.

- Các nguồn kinh phí khác tăng hàng năm từ 5-10% (giai đoạn 2021-2025).

- Nguồn đầu tư từ ngân sách theo quy định của Nhà nước.

* Về Trung tâm Tiền lâm sàng

- Hoàn thiện hệ thống giáo trình giảng dạy tiền lâm sàng của các bộ môn.

- Xây dựng Trung tâm Tiền lâm sàng đạt yêu cầu cho các bộ môn lâm sàng

đào tạo theo chuẩn năng lực và chương trình đào tạo theo quy định hiện hành.

- Sinh viên thành thạo các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thăm khám, kỹ năng thủ thuật và kỹ năng điều trị. Cuối khóa học được lượng giá bằng các phương pháp do từng bộ môn quyết định.

- Thực hiện các chương trình hợp tác, nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

* Về Trung tâm Đào tạo theo nhu cầu xã hội

- Bổ sung nhân lực làm việc theo đề án vị trí việc làm để đảm bảo chất lượng mọi hoạt động của đơn vị.

- Phối hợp với các khoa, phòng ban, bộ môn hợp đồng với các chuyên gia xây dựng khung chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy một số loại hình tư vấn, đào tạo theo nhu cầu xã hội, như: đào tạo chứng chỉ phục hồi chức năng, kỹ thuật cấy chỉ, điều dưỡng, phương pháp sư phạm y học, phương pháp nghiên cứu khoa học, tư vấn dinh dưỡng,...

- Xây dựng và tập trung đẩy mạnh hình thức, phương pháp giới thiệu các dịch vụ hiện có của Trung tâm đến các cá nhân, đơn vị, tổ chức có nhu cầu trên phạm vi cả nước; đồng thời thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký học của học viên. Đặc biệt thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo các chứng chỉ ngắn hạn nâng cao.

- Xây dựng và hoàn thiện hoạt động tài chính theo hướng tự chủ.

* Về bệnh viện thực hành (Bệnh viện Tuệ Tĩnh)

- Các chỉ tiêu khám chữa bệnh


TT

Chỉ tiêu

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

2

3

4

5

6

1

Giường bệnh

300

320

350

350

2

Số lần khám bệnh

50.000

52.000

54.000

56.000

3

Số bệnh nhân điều trị

nội trú

12.000

14.000

15.000

15.000

4

Số bệnh nhân điều trị

ngoại trú

6.000

7.000

7.500

7.500

5

Tỷ lệ chuyển viện

5%

4,5%

4%

3%

6

Tổng số phẫu thuật

700

900

1.200

1.500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam - 12


- Quy mô đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng 1 vào năm 2025.

- Là cơ sở thực hành chính cho các chương trình đào tạo của Học viện, là cơ

sở thử nghiệm lâm sàng cho các hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Đạt tiêu chuẩn bệnh viện xanh-sạch-đẹp.

- Có cơ sở hạ tầng khang trang; hệ thống điện, nước, xử lý chất thải y tế đúng theo quy định của bệnh viện hạng 1.

- Phát triển kỹ thuật cao chuyên sâu về y học cổ truyền, y học hiện đại.

3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

* Hoàn thiện KSNB hoạt động thu chi của Học viện phải dựa trên quan điểm kế thừa

Hiện tại, Học viện chưa nghiên cứu và xây dựng chính thức được KSNB hoạt động thu chi một cách hoàn chỉnh. KSNB hoạt động thu chi tại Học viện đã được hình thành một cách tự phát, một số bộ phận đã hoạt động và phát huy hiệu quả, như: môi trường văn hóa của đơn vị được xây dựng thân thiện, gần gǜi, phù hợp với điều kiện đặc thù của lĩnh vực giáo dục và đào tạo; lãnh đạo đơn vị quan tâm đến việc nâng cao trình độ của cán bộ, viên chức, người lao động; cán bộ, viên chức, người lao động đã quen thuộc với phương thức quản lý hiện tại. Vì vậy, các giải pháp đề xuất để hoàn thiện KSNB hoạt động thu chi tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam phải thực hiện theo yêu cầu duy trì và phát huy những ưu điểm


hiện có của KSNB đang có, đồng thời đưa ra những giải pháp để khắc phục những tồn tại yếu kém.

* Hoàn thiện KSNB hoạt động thu chi của Học viện phải phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị

Mỗi tổ chức, đơn vị đều có những đặc điểm riêng về cơ cấu tổ chức, quy mô, chức năng nhiệm vụ,...Chúng ta khó có thể tìm ra một mô hình chung áp dụng phù hợp với tất cả các tổ chức, đơn vị. Do đó, các giải pháp được đưa ra chỉ mang tính chất hệ thống và tham khảo. Tùy theo đặc điểm riêng của từng tổ chức, đơn vị mà tìm ra một giải pháp xây dựng và hoàn thiện KSNB thích hợp nhất cho tổ chức, đơn vị đó.

Hoàn thiện KSNB hoạt động thu chi của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam phải phù hợp với yêu cầu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Học viện đã được Bộ Y tế phê duyệt.

Đồng thời, Học viện cǜng cần phải cân nhắc mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí nhằm thực hiện tốt cuộc vận động thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Các giải pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cần phải được phối hợp thực hiện đồng thời để đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên, mức độ thực hiện các giải pháp này như thế nào lại phụ thuộc vào tình hình thực tế tại đơn vị.

* Hoàn thiện KSNB hoạt động thu chi của Học viện phải khả thi và có hiệu quả

Hoàn thiện KSNB hoạt động thu chi tại Học viện cần được xem xét trên nguyên tắc khả thi và hiệu quả. Bất kǶ một phương thức quản lý nào cǜng có tính hai mặt đối với chủ thể quản lý. Nếu việc thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát một cách khoa học, sát với các đặc điểm, yêu cầu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý đồng thời phù hợp với tình hình trang thiết bị cǜng như việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý của đơn vị thì sẽ phát huy hiệu quả. Ngược lại, nếu xây dựng các thủ tục KSNB một cách hình thức, không tính đến các điều kiện có thể thực hiện được tại đơn vị thì các thủ tục KSNB đó sẽ không phát huy được tác dụng, thậm chí còn tạo ra cơ chế kiểm soát chồng chéo làm giảm hiệu lực của các thủ tục kiểm soát khác.


3.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực trạng KSNB hoạt động thu chi của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện như sau:

3.2.1. Hoàn thiện về môi trường kiểm soát

- Nâng cao nhận thức về KSNB hoạt động thu chi cho đội ngǜ cán bộ

quản lý.

Đây là vấn đề có tính quyết định đối với việc thiết lập và duy trì một hệ thống KSNB hoạt động thu chi hiệu lực và hiệu quả. Vai trò của Ban Giám đốc Học viện, cán bộ lãnh đạo các phòng, bộ môn, đơn vị trực thuộc là hết sức quan trọng và là yếu tố quyết định đến hiệu quả của KSNB hoạt động thu chi tại Học viện. Khi đội ngǜ cán bộ quản lý đã nhận thức đúng, đầy đủ về KSNB hoạt động thu chi và ý nghĩa của nó đối với hoạt động của đơn vị thì những nhân tố tạo ra môi trường kiểm soát thuận lợi sẽ được thiết lập, như; Quy chế chi tiêu nội bộ; các chính sách thích hợp về nhân sự, bộ máy tổ chức kiểm soát,... Ban Giám đốc, phòng Tài chính Kế toán phải phổ biến về KSNB hoạt động thu chi cho cán bộ quản lý các phòng, bộ môn, đơn vị trực thuộc qua các cuộc họp giao ban hàng tuần và phải coi đây là một tiêu chí đánh giá kết quả thi đua. Đây là điều kiện cần thiết để hoạt động KSNB thực sự có hiệu lực và hiệu quả. Ngược lại, khi người quản lý chưa có nhận thức đầy đủ về KSNB hoạt động thu chi và ý nghĩa của nó đối với hoạt động của đơn vị thì những yếu tố cơ bản của môi trường kiểm soát sẽ khó được thiết lập một cách đầy đủ và thích hợp. Khi đó, KSNB hoạt động thu chi chắc chắn không có hiệu quả. Vì vậy phải nâng cao nhận thức về KSNB hoạt động thu chi cho đội ngǜ cán bộ quản lý, đặc biệt đối với cán bộ lãnh đạo Học viện.

- Nâng cao năng lực cho đội ngǜ cán bộ làm công tác tài chính kế toán, bố trí sắp xếp công việc hợp lý, khoa học

3.2.2. Hoàn thiện về đánh giá rủi ro

Hiện nay, công tác quản trị rủi ro của Học viện chưa được quan tâm đúng mức. Rủi ro có thể đến bên trong và bên ngoài đơn vị. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro phải thực hiện như sau:


- Duy trì thường xuyên các cuộc họp giao ban hàng tuần hoặc bất thường giữa Ban Giám đốc Học viện và lãnh đạo các phòng, bộ môn, đơn vị trực thuộc.

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ; quy trình thu và quản lý nguồn thu; quy trình mua sắm vật tư, trang thiết bị, tài sản phục vụ công tác chuyên môn,...

3.2.3. Hoàn thiện về hệ thống thông tin, truyền thông

- Sớm đưa dự án “Xây dựng hệ thống quản lý Học viện thông minh” vào sử dụng.

- Tiếp tục thực hiện công khai, cập nhật Quy chế chi tiêu nội bộ; công khai số liệu giao dự toán, tình hình thanh quyết toán kinh phí chi thường xuyên, chi không thường xuyên, chi đầu tư XDCB, mua sắm tài sản, nghiên cứu khoa học lên trang website của Học viện

3.2.4. Hoàn thiện về hệ thống kiểm soát

Các thủ tục kiểm soát của Học viện phải đảm bảo chặt chẽ kiểm soát trong mỗi hoạt động thu chi. Học viện cần cụ thể hóa các quy trình kiểm soát trên cơ sở đánh giá, phân tích rủi ro đối với các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ cơ bản như: báo cáo tài chính, tài sản, nguồn kinh phí,... Trong quá trình hoạt động, Học viện có nhiều loại rủi ro khác nhau có thể gây mất nguồn thu; lãng phí, thất thoát nguồn kinh phí, vì vậy nhiệm vụ của KSNB hoạt động thu chi là phải phát hiện và ngăn chặn các rủi ro đó. Việc thiết lập các biện pháp kiểm soát rủi ro khi xây dựng các chính sách, quy trình phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

- Không để một cá nhân nào trong Học viện được thực hiện từ đầu đến cuối một hoạt động nào đó: Như khâu mua vật tư hóa chất phục vụ công tác giảng dạy, không được để bộ môn trực tiếp sử dụng vật tư hóa chất đi mua mà phải làm theo quy trình: Căn cứ vào định mức tiêu hao vật tư hóa chất của giờ giảng đã được phê duyệt, bộ môn lập dự trù, qua phòng Vật tư trang thiết bị kiểm soát trình Giám đốc ký duyệt. Phòng Vật tư trang thiết bị chịu trách nhiệm lấy 03 báo giá của 03 đơn vị có khả năng cung cấp độc lập. Phòng Vật tư trang thiết bị, phòng Tài chính Kế toán và bộ môn có nhu cầu sử dụng đã lập dự trù kiểm tra báo giá, quy cách, tiêu chuẩn, giá vật tư hóa chất; lựa chọn đơn vị cung cấp có uy tín, giá cung cấp thấp nhất sau đó trình Giám đốc ký hợp đồng với đơn vị cung cấp đã được chỉ định. Khi nhập

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 13/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí