Trình Bày Đúng Tên Việt Nam Của Các Vị Thuốc Tiêu Đạo


XI. NHÓM THUỐC TIÊU ĐẠO


MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:

1. Trình bày đúng tên Việt Nam của các vị thuốc tiêu đạo

2. Trình bày đúng bộ phận dùng của các vị thuốc tiêu đạo

3. Liệt kê được chủ trị của các vị thuốc tiêu đạo.


I. ĐẠI CƯƠNG:

1. Định nghĩa: Thuốc tiêu đạo là những thuốc có tác dụng tiêu trừ thực tích ở trung tiêu, giúp tiêu hóa thức ăn bị ứ trê.

2. Công năng chủ trị chung:

Thuốc tiêu đạo dùng trong những trường hợp tiêu hóa không tốt, thức ăn bị đình trệ trong dạ dày, ruột, gây đầy chướng, buồn nôn, lọm giọng, đau bụng.

Thuốc có công năng hòa hoãn, giúp tiêu hóa tốt. Khi dùng, tùy theo triệu chứng, tình trạng bệnh mà phối hợp với các thuốc khác; nếu có khí trệ cần phối hợp với thuốc lý khí, nếu tích trệ, đầy chướng thì phối hợp với thuốc tả hạ, nếu tỳ vị hư nhược thì phối hợp với các thuốc bổ khí kiện tỳ.

3. Lưu ý chung khi dùng thuốc tiêu đạo:

Không dùng thuốc tiêu đạo trong các trường hợp khí hư, tỳ hư không tích trệ.

Các thuốc tiêu đạo thường dùng là Kê nội kim, Cốc nha, Mạch nha, Thần khúc, Sơn tra, Ô dược, Nhục đậu khấu, Hoắc hương, Bính lang, Hậu phác…


II. CÁC THUỐC TIÊU BIỂU


1. HOẮC HƯƠNG Herba Pogostemonis.

Dùng bộ phận trên mặt đất của cây Hoắc hương (Pogostemon cablin (Blanco) Benth.), họ Hoa môi (Lamiaceae).

TH-CB: Thu hái trước khi cây có hoa, phơi hoặc sấy khô. TVQK: Vị cay, đắng, tính hơi ấm, quy kinh Vị, Đại tràng. TPHH: Tinh dầu.


TDDLHĐ: Thuốc có tác dụng trấn tĩnh thần kinh vi tràng, xúc tiến sự bài tiết dịch vị và tăng cường công năng tiêu hóa.

CNCT: phương hương hóa trọc, khai,vị, chỉ ấu, giải biểu, giải thử.

- Giải cảm nắng, hóa thấp: dùng trong bệnh cảm nắng mùa hạ, thường phối hợp với Tử tô, Mần tưới.

- Thanh nhiệt ở tỳ vị: dùng trong các trường hợp đầy bụng, trướng bụng, ăn uống không tiêu hoặc ợ chua, miệng hôi, đau bụng, đi tả. Có thể dùng bài Hoắc hương chính khí tán.

- Hỏa vị, chi ẩu: dùng trị đau bụng do hàn, nôn mửa ra nước kèm theo tiết tả, hoặc thượng thổ hạ tả. Dùng phương thuốc trên và gia Bán hạ chế.

LD: 6-12g

KK: Người âm hư, vị trường uất nhiệt, nhưng không có thấp chứng thì nên không dùng.


2. SẢ

Rhizoma Cymbopogonis (Follum Cymbopogonis)

Dùng thân rễ và lá của một số loài Sả (Cymbopogon sp.), họ Lúa (Poaceae)

TH-CB: Thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc khô, có thể cắt lấy tinh dầu.

TVQK: Vị cay, tính ấm

TPHH: Tinh dầu (ít nhất 1%) có thành phần chính là citronelal, geraniol, citral (thay đổi theo từng loại Sả

CNCT: Kích thích tiêu hóa, giải biểu

- Kích thích tiêu hóa: Dùng trong trường hợp ăn uống khó tiêu, đầy bụng, đau bụng, nôn mửa, nhân dân thường dùng Sả làm gia vị trong chế biến thực phẩm.

- Giải biểu hàn: Dùng lá tươi, nấu nước xông khi nhiễm phong hàn. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

LD: 6-12g (thân, rễ)./ngày, dạng thuốc sắc.

50-100g (lá tươi). Dạng thuốc xông.

KK: Âm hư, đạo hàn không nên dùng.


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Chọn một câu trả lời đúng nhất:

1. Hoắc hương có tác dụng:


A. ôn trung B. hòa vị C. hòa thấp D. tiêu ích E. hành khí

2. Vị thuốc nào dưới đây có tác dụng tiêu đạo.

A. Hoắc hương B. Trư linh C. Sơn thủ D. Ổi E. Phục linh

3. Bộ phận dùng làm thuốc của Hoắc hương là:

A. hạt B. quả C. toàn cây D. nhân hạt E. quả và

hạt

4. Bộ phận dùng làm thuốc của Sả là:

A. hạt B. quả C. toàn cây D. nhân hạt E. thân rễ

và lá

5. Công dụng của cây Sả:

A. tiêu thực, giải cảm B. lợi thủy, cầm mồ hôi C. hòa vị chống nôn

D. cổ tinh sáp niệu E. chỉ huyết, sinh cơ.

6. Tác dụng kích thích tiêu hóa của Hoắc hương là do:

A. Thuốc xúc tiến bài tiết nước bọt B. Thuốc xúc tiến bài tiết dịch vị

C. Thuốc xúc tiến bài tiết mồ hôi D. Thuốc xúc tiến bài tiết nước tiểu

E. Thuốc xúc tiến bài tiết nước mắt

7. Sả có tác dụng:

A. Giải cảm phong nhiệt B. Giải cảm phong hàn C. Cảm nhiệt và cảm

hàn

D. Cảm nắng và cảm hàn E. Ho, tiêu chảy, ra mồ hôi.



XII. NHÓM THUỐC CỔ SÁP


MỤC TIÊU:

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:

1. Trình bày đúng tên Việt Nam của các vị thuốc cổ sáp

2. Trình bày đúng bộ phận dùng của các vị thuốc cổ sáp

3. Liệt kê được công năng, chủ trị của các vị thuốc cổ sáp


NỘI DUNG:

I. ĐẠI CƯƠNG:

Thuốc cổ sáp là những thuốc có tác dụng thu liễm mồ hôi, máu, tân dịch bị bài tiết quá nhiều trong trường hợp khí hư không cầm giữ được.

Thuốc cổ sáp thường có vị chát, chua, công năng thu liễm. Tác dụng chủ yếu của thuốc cổ sáp là:

- Thực biểu cổ sáp: dùng trị các chứng biểu hư ra mồ hôi, tự hãn, đạo hãn, ho do phế hư khí suyễn.

- Cổ tinh sáp niệu: dùng khi thận hư gây di tính, hoạt tinh, tiểu nhiều, băng lậu kéo dài:

Gồm: Kim anh tử Sơn thủ…

- Sáp trường chỉ tả: dùng khi tỳ hư gây tiêu chảy. Gồm: Ổi, Sim, Măng cụt…

- Còn dùng trong các trường hợp bệnh lý lâu ngày, gây sa giáng tử cung, trực tràng.

- Sinh cơ chỉ huyết dùng với các vết thương khó lành miệng, chảy nước lâu ngày, thổ huyết, băng huyết do tỳ hư.


II. CÁC VỊ THUỐC TIÊU BIỂU


1. SƠN THÙ (Semen Corni)

Dùng quả chín đã phơi sấy khô của cây Sơn thù du (Cornus officinalis Sieb. Et Zucc.) họ Sơn thù du (Cornaceae).

TH-CB: Thu hoạch vào cuối thu, đầu mùa đông, thu hái quả vừa chín, luộc qua bóc bỏ hạt, lấy cùi, phơi sấy khô, khi dùng có thể phun rượu, sao (tỉ lệ rượu 7-10%)


TVQK: Vị chua, tính ấm, qui kinh Can, Thận.

TPHH: Glycosid, acid hữu cơ.

CNCT: Bổ can thận, cố tinh, sáp niệu: trị hoa mắt, chóng mặt, đau lưng, lạnh lưng, ù tai, hoạt tinh, di tinh, liệt dương, tiểu tiện nhiều lần, mồ hôi trộm.

LD: 6-12g/ngày, dạng thuốc sắc.

KK: Thấp nhiệt, mệnh môn hỏa thịnh, cường dương, đại tiện táo bón, tiểu tiện không lợi, tiểu ra máu không dùng.


2. ỔI (Phan Thạch lựu) Folium Psidii guyavae

Dùng búp non, lá bánh tẻ, quả non, rễ của cây Ổi (Psidium guajava L.) họ Sim (Myrtaceae).

TVQK: Vị đắng, chát, tính ấm, qui kinh Vị, Đại tràng.

TPHH: Tanin

TDDLHĐ: Dịch chiết lá Ổi có tác dụng ức chế vi khuẩn B, subtilis, Staphylo. aureus, Strep. uberis, Strep. souche, Strep. Stamann, Strep. haemolyticus, Coruyne bacterium diphteric gravis.

CNCT: Sáp trường, chỉ tả: dùng trong bệnh tiêu chảy cấp và mạn, nếu là tiêu chảy do chứng hàn thì phối hợp với các vị thuốc có vị cay, tính ấm như Hương phụ, Trần bì, Sả, Riềng.. Nếu tiêu chảy do chứng nhiệt thì phối hợp với Rau má, lá Mơ, Mã đề, Cát căn, Bạch biển đậu.

- Làm săn da, sát trùng: dùng trị mụn nhọt, lở ngứa, giã nát lá Ổi xát vào chỗ bị bệnh, cũng có thể nấu nước rửa vết thương, chốc đầu, ghẻ lỡ. Có thể phối hợp với là Trầu không.

LD: 10-20g


3. MƠ LÔNG (Ngưu bì đống) Folium Paederiae

Dùng lá tươi của cây Mơ lông (Mơ tam thể) (Paederia foetida L.) hoặc (P. tomentosa L.) hoặc (P. scandans (Lour. Merr.,) họ Cà phê (Rubiaceae).

TH-CB: Thu hái quanh năm, tốt nhất mùa xuân, dùng tươi. TVQK: Vị nhạt, đắng, tính mát, quy kinh Vị, Đại trường. TPHH: Tinh dầu, alcaloid.

CNCT: Thanh nhiệt chỉ lỵ, sát trùng.


- Thanh nhiệt chỉ lỵ: trị các chứng kiết lỵ ra máu, có sốt (lỵ trực trùng), sôi bụng, ăn không tiêu, viêm dạ dày, ruột. Dùng 50g lá tươi thái nhỏ, trộn với lòng đỏ trứng gà bọc lá chuối nướng đến khi lá xém, thuốc bên trong chín thơm. Mỗi ngày ăn 2 lần, dùng khoảng 3-8 ngày.

- Sát trùng: dùng tẩy giun đũa, giun kim, giã nát 30-50g lá tươi, thêm ít muối, vắt lấy nước uống vào buổi sáng, liên tục trong 3 ngày.

Để trừ giun kim, vừa uống dịch cốt, vừa thụt hậu môn (giữ khoảng 20 phút) trước khi đi ngủ.

LD: 30-50g tươi.


4. CỎ SỮA (Herba Euphorbiae)

Dùng toàn cây Cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia Burm.) hoặc Cỏ sữa lá lớn (Euphorbia hirta L.) họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

TH-CB: Thu hái quanh năm, tốt nhất mùa Hạ, dùng tươi hoặc phơi khô sao vàng.

TVQK: Vị đắng, tính mát, qui kinh Vị, Đại trường.

CNCT: Dùng trị kiết lỵ, hay dùng đối với trẻ em, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với Rau sam.

LD: 15-20-50g/trẻ em

100-150g/ người lớn, sắc uống.


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Chọn một câu trả lời đúng nhất:

1. Vị thuốc nào dưới đây thuộc nhóm sáp trường chỉ tả?

A. Tang phiêu tiêu B. Liên tử C. Tiểu mạch D. Ngũ vị tử

E. Ổi

2. Vị thuốc nào dưới đây thuộc nhóm cố tinh sáp niệu?

A. Sơn thù B. Cỏ sữa C. Ô mai D. Ngũ vị tử E. Kha tử.

3. Bộ phận dùng làm thuốc của Sơn thù là:

A. quả chín B. hạt C. nhân hạt D. quả già E. hạt còn

màng

4. Bộ phận dùng làm thuốc của Ổi là:

A. quả chín B. hạt C. nhân hạt D. quả già E. lá, búp, quả

non


5. Bộ phận dùng làm thuốc của Mơ lông là:

A. quả chín B.lá tươi C. nhân hạt D. quả già E. hạt còn

màng

6. Bộ phận dùng làm thuốc của Cỏ sữa là:

A. quả chín B. hạt C. nhân hạt D. quả già E. toàn cây.

7. Tác dụng của Sơn thù:

A. Thực biểu cổ sáp B. Cố tinh sáp niệu C. Sáp trường chỉ tả

D. Các chứng sa giáng E. Sinh cơ chỉ huyết.

dụng của Ổi:


A. Thực biểu cổ sáp

B. Cố tinh sáp niệu

C. Sáp trường chỉ tả

D. Các chứng sa giáng

dụng của Mơ lông:

E. Sinh cơ chỉ huyết.


A. Thực biểu cổ sáp

B. Cố tinh sáp niệu

C. Sáp trường chỉ tả

D. Các chứng sa giáng

E. Sinh cơ chỉ huyết.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 21

8. Tác


9. Tác


10. Công dụng của Sơn thù là:

A. Trị đau nhức xương, khớp B. trị đau lưng, di tinh liệt dương

C. Trị tiểu nhiều, tiểu dắt D. Trị nôn mửa, ăn không tiêu

E. Trị tiêu chảy, nhọt lở ngoài da.

11. Công dụng của lá Ổi:

A. Trị đau nhức xương, khớp B. trị đau lưng, di tinh liệt dương

C. Trị tiểu nhiều, tiểu dắt D. Trị nôn mửa, ăn không tiêu

E. Trị tiêu chảy, nhọt lở ngoài da.

12. Công dụng của Mơ lông:

A. Trị đau nhức xương, khớp B. trị đau lưng, di tinh liệt dương

C. Trị tiểu nhiều, tiểu dắt D. Trị kiết lỵ, giun đũa, giun kim.

E. Trị tiêu chảy, nhọt lở ngoài da.

13. Công dụng của Cỏ sữa:

A. Trị đau nhức xương, khớp B. trị đau lưng, di tinh liệt dương

C. Trị kiết lỵ trẻ em D. Trị nôn mửa, ăn không tiêu

E. Trị tiêu chảy, nhọt lở ngoài da.

14. Vị thuốc nào dưới đây thuộc nhóm sáp trường chỉ tả? Vị thuốc nào dưới đây thuộc nhóm sáp trường chỉ tả?


A. Tang phiêu tiêu B. Liên tử C. Tiểu mạch D. Ngũ vị tử E. Cỏ

sữa

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 01/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí