Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 23


3. ĐƯƠNG QUY

Radix Angelicae sinensis

Dùng rễ cây Đương quy (Angelica sinensis (Oliv.) Diels.) họ Hoa tán (Apiaceae).

TPHH: Thu hoạch mùa Thu, Đông, ở cây đã trồng năm thứ 2 hoặc thứ 3, cắt bỏ rễ con, phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ cho se, sau đó phơi sấy cho khô.

TVQK: Vị ngọt, hơi đắn cay, tính ấm, qui kinh Tâm, Can, Tỳ.

TPHH: Tinh dầu.

TDDLHĐ: Tinh dầu Đương quy ức chế sự co bóp tử cung, còn phần tan trong nước của Đương quy lại có tác dụng hưng phấn tử cung. Nước sắc và dịch chiết cồn gây hạ huyết áp chó đã gây mê, trấn tĩnh, ức chế đông máu. Nước sắc có khả năng ức chế trực khuẩn dịch hạch, trực khuẩn biến hình, trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn, hoắc loạn.

CNCT:

- Bổ huyết, bổ ngữ tạng: dùng trong các bệnh thiếu máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao, người gầy yếu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

- Hoạt huyết, giải uất kết: là vị thuốc vừa bổ huyết vừa hoạt huyết cao nên dùng thích hợp cho các trường hợp thiếu máu kèm theo bế kinh, vô sinh, phối hợp với Bạch thược, Xa tiền tử. Nếu đau khớp do ứ huyết thì phối hợp với thuốc hoạt huyết như Hồng hoa, Ngưu tất, nếu đau đầu dữ dội thì dùng Đương quy chích rượu.

- Hoạt tráng, thông tiện: vị thuốc có tác dụng nhu nhuận đối với vị tràng, dùng thích hợp với chứng huyết hư, huyết táo gây táo bón. Phối hợp với Thảo quyết minh, Thục địa.

Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 23

- Giải độc: dùng trong các trường hợp nhọt đầu đinh vì thuốc vừa có tác dụng giải độc, vừa có tác dụng giảm đau.

LD: 6-20g

KK: Những người tỳ vị hư, đầy bụng, có uất, có thấp nhiệt, đại tiện lỏng không nên dùng. Khi dùng cần qua sao chế để giảm tính nhuận hoạt của vị thuốc.

Theo kinh nghiệm Đông y, người ta thấy rằng phần đầu của Đương quy có tác dụng chỉ huyết, phần giữa có tác dụng bổ huyết, phần đuôi có tác dụng hành huyết.


4.TANG THẦM

Fructus Mori albae

Dùng quả chín lấy từ cây Dâu tằm (Morus alba L.), họ Dâu tằm (Moraceae).

TH-CB : Tháng 4-6 quả chín thành màu đỏ, hái về rửa sạch, phơi khô hoặc sau khi đồ qua rồi phơi khô.


TVQK: vị ngọt, chua, tính ấm, quy kinh Can, Thận.

TPHH : Đường, acid hữu cơ.

CNCT: Dưỡng huyết, sinh tân chỉ khát, nhuận trường.

- Dưỡng huyết an thần: dùng trị các chứng thiếu máu, chóng mặt, mắt mờ, mất ngủ. Có thể dùng quả Dâu tằm chín chế thành sirô, hoặc chế rượu.

- Bổ can thận: điều trị các chứng can thận hư suy, gây ù tai, di tinh.

- Sinh tân chỉ khát: trị các chứng phiền khát, môi miệng khô, da khô, người háo, tiểu đường, tràng nhạc.

LD: 12-20g

KK: Người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy không nên dùng.


THUỐC BỔ ÂM


1. BẠCH THƯỢC

Radix Paeoniae

Dùng rễ phơi khô của cây Bạch thược (Paeonia lactiflora Pall.) họ Mao lương (Ranunculaceae).

TH-CB: Đào rễ, rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, cho vào nước sôi, luộc qua rồi vớt ra, thái lát, phơi khô.

TVQK: Vị đắng, chua, tính hơi hàn, qui kinh Can, Tỳ.

TPHH: Glycosid, tinh bột, tanin, tinh dầu, acid benzoic, nhựa, chất béo, chất nhày.

TDDLHĐ: Glycosid (Paeoniflorin) của Bạch thược có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, thuốc có tác dụng hạ nhiệt độ, kháng co giật, trấn tĩnh, chống viêm, ức chế sự phân tiết của dịch vị.

CNCT: Liễm âm dưỡng huyết, bình can chỉ thống.

- Bổ huyết, chỉ huyết: dùng trong trường hợp chảy máu cam, ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu trong ruột, băng lậu, bạch đới, ra nhiều mồ hôi, đạo hãn.

- Điều kinh: dùng khi kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng.

- Bình can: dùng trị các chứng đau đầu, hoa mắt, phối hợp với Sinh địa, Cúc hoa.

LD: 6-12g/ngày dạng thuốc sắc.

KK: Người vị hàn, bụng trướng không nên dùng. Bạch thược phán Lê lô.


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Chọn một câu trả lời đúng nhất:

1. Bộ phận dùng làm thuốc của Cam thảo là:

A. rễ B. hạt C. nhân hạt D. quả E. vỏ hạt

2. Bộ phận dùng làm thuốc của Huỳnh kỳ là:

A. cành B. thân C. rễ D. thân rễ E. quả

3. Bộ phận dùng làm thuốc của Hoài sơn là:

A. cành B. thân C. rễ củ D. thân rễ E. quả

4. Bộ phận dùng làm thuốc của Bạch truật là:

A. cành B. thân C. rễ D. thân rễ E. quả

5. Bộ phận dùng làm thuốc của Đỗ trọng là:

A. cành B. Vỏ thân C. rễ D.thân rễ E. quả

6. Bộ phận dùng làm thuốc của Đương quy là:

A. cành B. thân C. rễ D.thân rễ E. quả

7. Đại táo được xếp vào nhóm thuốc:

A. bổ khí B. bổ huyết C. bổ khí huyết D. bổ dương E.bổ âm

8. Hoài sơn được xếp vào nhóm thuốc:

A. bổ khí B. bổ huyết C. bổ khí huyết D. bổ dương E.bổ âm

9. Đương quy được xếp vào nhóm thuốc:

A. bổ khí B. bổ huyết C. bổ khí huyết D. bổ dương E.bổ âm

10. A giao được xếp vào nhóm thuốc:

A. bổ khí B. bổ huyết C. bổ khí huyết D. bổ dương E.bổ âm

11. Ngoài tác dụng bổ khí, Huỳnh kỳ còn có tác dụng:

A. hóa đờm, giải độc B. lợi niệu, giải độc C. đại bổ nguyên khí

D. an thai, cổ biểu E. thanh nhiệt tả hỏa.

12. Ngoài tác dụng bổ khí, Đinh lăng còn có tác dụng:

A. hóa đờm, giải độc B. lợi niệu C. đại bổ nguyên khí

D. an thai, cổ biểu E. thanh nhiệt tả hỏa.

13. Ngoài tác dụng bổ khí, Bạch truật còn có tác dụng:


A. hóa đờm, giải độc B. lợi niệu, giải độc C. đại bổ nguyên khí

D. an thai, cổ biểu E. thanh nhiệt tả hỏa.

14. Nhân sâm có tác dụng:

A. hóa đờm, giải độc B. lợi niệu, giải độc C. đại bỏ nguyên khí

D. an thai, cổ biểu E. thanh nhiệt tả hỏa.

15. Ngoài tác dụng bổ khí, Hoài sơn còn có tác dụng:

A. hóa đờm, giải độc B. tiêu khát, tiểu đường C. đại bỏ nguyên

khí

D. an thai, cổ biểu E. thanh nhiệt tả hỏa.

16. Ngoài tác dụng bổ khí, Đỗ trọng còn có tác dụng:

A. hóa đờm, giải độc B. lợi niệu, giải độc C. đại bổ nguyên khí

D. an thai, hạ huyết áp E. thanh nhiệt tả hỏa.

17. Ngoài tác dụng bổ huyết, Thục địa còn có tác dụng:

A. hóa đờm, giải độc B. lợi niệu, giải độc C. đại bổ nguyên khí

D. tiêu khát, tiểu đường E. thanh nhiệt tả hỏa.

18. Ngoài tác dụng bổ huyết, A giao còn có tác dụng:

A. bổ âm B. chỉ huyết C. lương huyết D. hoạt huyết E. bổ khí.

19. Ngoài tác dụng bổ huyết, Đương quy còn có tác dụng:

A. bổ âm B. chỉ huyết C. lương huyết D. hoạt huyết E. bổ khí

20. Tác dụng của Nhân Sâm:

A. đại bổ nguyên khí, ích trí B. tăng trí nhớ, dẻo dai, lợi tiểu

C. bổ khí, trừ mù, sinh tân D. bổ tỳ, hóa đờm, giải độc

E. bổ tỳ, cổ biểu, an thai.

21. Tác dụng của Đinh lăng:

A. đại bổ nguyên khí, ích trí B. tăng trí nhớ, dẻo dai, lợi tiểu

C. bổ khí, trừ mù, sinh tân D. bổ tỳ, hóa đờm, giải độc

E. bổ tỳ, cổ biểu, an thai.

22. Tác dụng của Hoàng kỳ:

A. đại bổ nguyên khí, ích trí B. tăng trí nhớ, dẻo dai, lợi tiểu

C. bổ khí, trừ mù, sinh tân D. bổ tỳ, hóa đờm, giải độc

E. bổ tỳ, cổ biểu, an thai.

23. Tác dụng của Cam thảo bắc:


A. đại bổ nguyên khí, ích trí B. tăng trí nhớ, dẻo dai, lợi tiểu

C. bổ khí, trừ mù, sinh tân D. bổ tỳ, hóa đờm, giải độc

E. bổ tỳ, cổ biểu, an thai.

24. Tác dụng của Bạch truật:

A. đại bổ nguyên khí, ích trí B. tăng trí nhớ, dẻo dai, lợi tiểu

C. bổ khí, trừ mù, sinh tân D. bổ tỳ, hóa đờm, giải độc

E. bổ tỳ, cổ biểu, an thai.

25. Tác dụng của Hoài sơn:

A. đại bổ nguyên khí, ích trí B. tăng trí nhớ, dẻo dai, lợi tiểu

C. bổ khí, trừ mù, sinh tân D. bổ tỳ, bổ phế, bổ thận.

E. bổ tỳ, cổ biểu, an thai.

26. Tác dụng của Đại táo:

A. đại bổ nguyên khí, ích trí B. tăng trí nhớ, dẻo dai, lợi tiểu

C. bổ khí, trừ mù, sinh tân D. bổ tỳ, hóa đờm, giải độc

E. bổ tỳ, dưỡng huyết, an thần.

27. Tác dụng của Đỗ trọng:

A. bổ can thận, an thai, hạ áp B. tăng trí nhớ, dẻo dai, lợi tiểu

C. bổ khí, trừ mù, sinh tân D. bổ tỳ, hóa đờm, giải độc

E. bổ tỳ, cổ biểu, an thai.

28. Tác dụng của Thục địa:

A. đại bổ nguyên khí, ích trí B. bổ huyết, bổ âm, sinh tân

C. bổ khí, trừ mù, sinh tân D. bổ tỳ, hóa đờm, giải độc

E. bổ tỳ, cổ biểu, an thai.

29. Tác dụng của A giao:

A. bổ huyết, bổ âm, chỉ huyết B. tăng trí nhớ, dẻo dai, lợi tiểu

C. bổ khí, trừ mù, sinh tân D. bổ tỳ, hóa đờm, giải độc

E. bổ tỳ, cổ biểu, an thai.

30. Tác dụng của Đương quy:

A. đại bổ nguyên khí, ích trí B. tăng trí nhớ, dẻo dai, lợi tiểu

C. bổ khí, trừ mù, sinh tân D. bổ tỳ, hóa đờm, giải độc

E. bổ huyết, hoạt huyết, hoạt tràng, giải độc.


31. Thục địa được xếp vào nhóm thuốc:

A. bổ khí B. bổ huyết C. bổ khí huyết D. bổ dương E.bổ âm

32. Nhân sâm được xếp vào nhóm thuốc:

A. bổ khí B. bổ huyết C. bổ khí huyết D. bổ dương E.bổ âm

33. Để có tác dụng bổ tỳ tốt Hoàng kỳ thường được chích:

A. mật ong B. dấm C. rượu D. muối E.nước vo gạo

34. Để có tác dụng bổ tỳ tốt Cam thảo bắc thường được chích:

A. mật ong B.dấm C. rượu D. muối E. nước vo gạo

35. Để có tác dụng bổ Can, Đỗ trọng thường được tẩm:

A. đồng tiện B. sao đen C. rượu D. muối E. dùng

sống

36. Để có tác dụng bổ thận, Đỗ trọng thường được tẩm:

A. đồng tiện B. sao đen C. rượu D. muối E.dùng

sống

37. Để có tác dụng chữa phong thấp, tê ngứa Đỗ trọng thường được tẩm:

A. đồng tiện B. sao đen C. rượu D. muối E. dùng

sống

38. Để có tác dụng chỉ huyết, Đỗ trọng thường được tẩm:

A. đồng tiện B. sao đen C. rượu D. muối E.dùng

sống.

39. Để giảm tính nhuận hoạt của Đương quy, khi dùng thường:

A. sao qua B. sao đen C. sao vàng D.sao cháy E. dùng

sống

40. Tang thầm chính là:

A.quả dâu tằm B.quả ké C. quả hạnh D. quả vải E.quả

quất


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ môn Dược học cổ truyền, Đại học Dược Hà Nội (2000), Dược học cổ truyền, NXB Y học Hà Nội, trang 1- 164

2. Bộ môn Dược liệu (2004), Bài giảng dược liệu tập I, Đại học Dược Hà Nội, trang 29-37-79-96,126-142,190-196, 215-229, 259-289, 362-370, 375-380, 384-386

3. Bộ môn Dược liệu (2003), Bài giảng dược liệu tập II, Đại học Dược Hà Nội, trang 5-27, 183-203, 257-264

4. Bộ Y tế (2002), Dược điểm Việt Nam III, NXB Y học.

5. CD Traditional Chinese Medicine and Pharmacology.

6. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học Hà Nội.

7. Lê Trần Đức, (1997), Cây thuốc Việt Nam, trồng hái chế biến trị bệnh ban đầu, NXB Nông Nghiệp.

8. Ngô Gia Huy, (1995), Sổ tay Dược sĩ thực hành (Dược liệu) NXB Y học.

9. Nguyễn Kim Hùng (2003), Vấn đề kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc, xây dựng nền y học Việt Nam, bài giảng sau đại học ĐH Y dược TPHCM.

10. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu (1985), Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc, NXB Y học, trang 243-409.

11. Trường Đại học Y khoa Hà Nội, Y học cổ truyền (Đông y), bộ môn Y học cổ truyền dân tộc, (1970, NXB Y học Hà Nội).

12. Trường Đại học Y khoa Hà Nội, khoa YHCT, (2002) Đông dược NXB Y học.

13. Phạm Hoàng Hộ (1993), Cây cỏ Việt Nam, NXB Mekong.

14. Võ Văn Chí (1997), Tự điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học.

15. Võ Văn Chí, Lương Ngọc Toãn, Phan Nguyên Hồng, Hồng Thị Sán, Phân loại thực vật tập I& II NXB Giáo dục, 1978.

16. Vụ Y hoc cổ truyền (2000), các vị thuốc y học cổ truyền, 2000. Bộ Y tế.

17. Vụ Y học cổ truyền (2000), Kỹ thuật bảo quản và phơi sấy thuốc YHCT, Bộ Y tế trang 3-22.


Cổ truyền 2000 Kỹ thuật bảo quản và phơi sấy thuốc YHCT Bộ Y tế trang 3 22 1

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 01/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí