Phương Hướng Mục Tiêu Phát Triển Và Yêu Cầu Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Tại Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam


hơn nhưng đã ngầm chọn nhà cung cấp là người quen rồi. Đơn vị phải mua hàng giá cao mà chất lượng lại thấp hoặc hàng ế không bán được.

* Về hoạt động kiểm soát

- Tuy Học viện đã xây dựng được hoạt động kiểm soát khá hoàn thiện nhưng chưa thật sự đồng bộ và phát huy tác dụng. Việc xây dựng các văn bản về kiểm soát hoạt động thu chi chủ yêu do Phòng Tài chính Kế toán lập và trình lãnh đạo ký duyệt để thực hiện, chưa tranh thủ được trí tuệ của các phòng ban có liên quan

- Hệ thống dự toán mới chỉ đáp ứng được yêu cầu bắt buộc của các cơ quan chủ quản cấp trên, chưa thực sự đáp ứng việc lập kế hoạch, tăng cường tự chủ tài chính trong Học viện. Quy trình lập dự toán chỉ đơn thuần là việc cộng thêm một tỷ lệ % trên số thực hiện kǶ trước, dẫn tới việc lập dự toán mang nặng tính hình thức và không có ý nghĩa thực tiễn và không phát huy được trách nhiệm và quyền hạn trong việc phân cấp tài chính cho các bộ phận trực thuộc.

- Về quản lý nguồn thu

+ Đối với khoản thu học phí các lớp, các hệ đào tạo: Vẫn còn tình trạng thất thu như nhiều sinh viên học gần hết học kǶ nhưng cuối học kǶ bỏ học không nộp học phí.

+ Chưa mở rộng các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ đặc biệt là nguồn thu từ liên kết đào tạo với nước ngoài, liên kết đào tạo đại học và sau đại học với các trường uy tín trong ngành y trên thế giới.

- Về quản lý khoản chi

+ Đối với nguồn kinh phí chi cho công tác nghiên cứu khoa học Học viện chưa có các quy định cụ thể về quy trình đánh giá thẩm định chất lượng, tính hiệu quả, tính khả thi thực tế của các đề tài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

+ Hiện nay Học viện đang thực hiện khoán mức chi mua văn phòng phẩm là

200.000 đồng/người/năm, việc khoán như vậy cho mọi đối tượng là không hợp lý.

Kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam - 11

+ Đối với định mức tiêu hao nhiên liệu vẫn chưa xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu cụ thể kèm theo tình trạng kỹ thuật của phương tiện mới hay đã cǜ.

- Về quản lý tài sản

+ Việc quản lý, sử dụng các tài sản vẫn dựa trên các biện pháp hành chính

chưa sử dụng các biện pháp kinh tế để thúc đẩy mọi tổ chức, cá nhân sử dụng tài


sản có hiệu quả và tiết kiệm. Cụ thể tài sản trong Học viện mới chỉ dừng ở việc tính hao mòn hằng năm, vấn đề thanh lý được Nhà nước phân cấp cho các Bộ, ngành và bán thu tiền nộp vào ngân sách nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và được giữ lại để tái đầu tư mua sắm tài sản trong các trường. Song, chưa có quy chế chung về quản lý và sử dụng tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước và tài sản phục vụ cho hoạt động sản suất kinh doanh, dịch vụ cần thu hồi vốn đầu tư tài sản qua trích khấu hao, nộp tiền sử dụng vốn. Đặc biệt nghĩa vụ tài chính của người sử dụng tài sản quá nhỏ, từ đó họ quản lý, sử dụng tài sản kém hiệu quả và lãng phí.

+ Nguồn kinh phí thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định đã có theo dòi, nhưng chưa triệt để dẫn đến việc khi tài sản cố định đi vào sử dụng, hoạt động chưa có sự tính toán, tách biệt rò cho hoạt động hành chính và hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ ảnh hưởng đến quá trình quản lý, xử lý và theo dòi tài sản cố định.

+ Việc đối chiếu giữa sổ kế toán và hiện vật tài sản ít được thực hiện trong Học viện nên rất dễ gây nên sự mất mát tài sản hoặc không có biện pháp xử lý kịp thời đối với những mất mát đó.

- Về quản lý quỹ lương

Tiền lương của người lao động: Do chưa có các văn bản quy định tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị khi được giao quyền tự chủ, vì vậy quy chế chi tiêu nội bộ, phân phối tiền lương và thu nhập còn mang tính bình quân, chưa gắn với hiệu quả và chất lượng công việc để khuyến khích người lao động nỗ lực đạt hiệu quả, chất lượng cao nhất; chính sách tiền lương chưa thực sự là đòn bẩy thúc đẩy năng suất và chất lượng công tác của người lao động.

* Về thông tin và truyền thông

Công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động tài chính, hoạt động thu chi của đơn vị chưa thật sự đến 100% người lao động trong đơn vị. Một số người xem đây là nhiệm vụ riêng của phòng Tài chính Kế toán nên không quan tâm.

* Về hoạt động giám sát

Tuy đã thực hiện công khai công tác tài chính theo đúng quy định nhưng dường như công tác công khai chưa được tất cả mọi thành viên trong đơn vị quan


tâm nên sẽ có hạn chế trong hoạt động giám sát của mọi người về hoạt động tài chính, hoạt động thu chi trong đơn vị.

Ban Thanh tra nhân dân hoạt động tương đối có hiệu quả nhưng trình độ hiểu biết về công tác tài chính của các thành viên trong Ban Thanh tra nhân dân còn hạn chế vì đây không phải là nhiệm vụ chính của họ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến công tác thanh kiểm tra, giám sát tại đơn vị.

Học viện chưa có bộ phận chuyên trách làm công tác thanh tra giám sát.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Nghiên cứu các nguyên nhân của những tồn tại trên sẽ là cơ sở để hoàn thiện

hơn KSNB hoạt động thu chi tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.

Nguyên nhân của những hạn chế trong KSNB hoạt động thu chi tại Học viện Y

Dược học cổ truyền Việt Nam:

* Nguyên nhân khách quan:

- Các cơ chế, chính sách của Nhà nước còn khập khiễng, thiếu đồng bộ. Trước khi có sự ra đời của NĐ 16/2015/NĐ-CP thì các trường thực chất chưa được tự chủ gì ngoài việc ngân sách nhà nước cắt nguồn kinh phí chi thường xuyên. Với mức thu học phí nhà nước quy định thì cǜng gây khó khăn cho các trường trong việc tự chủ tài chính. Hơn thế nữa, việc áp dụng các định mức, quy định về giờ chuẩn…một cách đồng bộ trong tất cả các trường công lập bao gồm cả trường quốc gia, đại học vùng, đại học trung ương quản lý và đại học địa phương quản lý sẽ giảm ý nghĩa của việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường công lập.

- Nước ta đang trong giai đoạn đổi mới về kế toán và tài chính công do vậy chế độ kế toán có một số lạc hậu nhất định. Mặt khác, do chưa ban hành và công bố áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán công nên chế độ kế toán chưa thể có những thay đổi tương ứng.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Do nhận thức của cán bộ, giảng viên, người lao động về công tác tài chính

chưa đầy đủ.

- Việc phân cấp quản lý tài chính trong Học viện còn chậm đổi mới, chưa thực sự tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc chủ động tìm kiếm nguồn thu ngoài NSNN để phát triển Học viện.


- Một số cán bộ kế toán tài chính năng lực chuyên môn còn chưa cao, việc hiểu biết về tự chủ tài chính còn chưa đầy đủ.

- Mặc dù ban lãnh đạo đã thấy việc tăng cường nguồn thu và kiểm soát chặt chẽ khoản chi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng nhưng họ chưa thấy sự kết nối giữa hệ thống thông tin kế toán với nhiệm vụ đó, do dó hệ thống thông tin kế toán trong Học viện chưa tương xứng với nhiệm vụ này.

- Do đặc thù hoạt động của Học viện có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, hoạt động cần có sự phối hợp của rất nhiều các bộ phận chức năng khác nhau nên việc phối hợp trong công việc và kiểm tra của bộ phận kế toán tất yếu gặp nhiều khó khăn.


Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở lý luận khoa học về KSNB hoạt động thu chi ở chương 1, tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng KSNB hoạt động thu chi ở Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.

Tác giả đã khái quát được quá trình hình thành và phát triển của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam. Đồng thời, tập trung phân tích đặc điểm về hoạt động KSNB hoạt động thu chi thông qua 5 yếu tố: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát. Từ đó, chỉ ra những kết quả đã đạt được và hạn chế cǜng như những nguyên nhân bất cập trong các hoạt động KSNB hoạt động thu chi tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.

Chương này làm cơ sở đề xuất các khuyến nghị về chính sách, giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB hoạt động thu chi được trình bày trong chương 3.


Chương 3

HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THU CHI TẠI HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

3.1. Phương hướng mục tiêu phát triển và yêu cầu hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

3.1.1. Phương hướng mục tiêu phát triển

* Phương hướng

Xây dựng và phát triển Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam thành đơn vị hàng đầu cả nước đào tạo nguồn nhân lực y dược cổ truyền, y khoa, dược và các ngành thuộc khối ngành sức khỏe khác ở trình độ đại học, sau đại học; kết hợp y học cổ truyền, y học hiện đại, thừa kế, bảo tồn và phát triển y dược cổ truyền; nghiên cứu khoa học - công nghệ trong lĩnh vực y dược; sản xuất kinh doanh các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng, mỹ phẩm bằng hợp chất thiên nhiên được chiết xuất từ dược liệu đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân; triển khai các dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, khám bệnh, chữa bệnh và các dịch vụ khác đáp ứng theo nhu cầu xã hội.

* Mục tiêu chung

- Xây dựng và phát triển Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam theo định hướng trường đại học ứng dụng và ưu tiên hướng phát triển về đào tạo y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại, phát triển dược liệu trong nước trong y học cổ truyền; hợp tác chặt chẽ với các trường đại học, cơ sở nghiên cứu, các bệnh viện đầu ngành, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đảm bảo tốt hoạt động đào tạo nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, cung cấp dịch vụ, hợp tác quốc tế.

- Triển khai cơ chế tự chủ một phần tiến tới tự chủ toàn diện theo quy định của pháp luật và xây dựng hoàn thiện hệ thống các văn bản, quy định đáp ứng quản trị đại học.

- Xây dựng đội ngǜ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức phục vụ đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng; làm tốt công tác quy hoạch cán bộ các cấp; gắn công tác quy hoạch với công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ tạo nền tảng cho sự phát triển của Học viện.


- Cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung, biên soạn mới, thẩm định, ban hành và sử dụng tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo cho các chương trình đào tạo.

- Hoàn thiện, tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo dựa trên năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế; hoàn thiện xây dựng chuẩn năng lực bác sỹ y học cổ truyền, từ đó xây dựng chuẩn chương trình đào tạo Bác sỹ y học cổ truyền và các quy định khác để bảo đảm chất lượng đào tạo nhân lực.

- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, ngành đào tạo, đào tạo chính quy kết hợp với đào tạo liên tục, đào tạo nâng cao, đào tạo chuyên sâu y học cổ truyền và đào tạo theo nhu cầu xã hội.

- Xây dựng bộ tiêu chuẩn, tiêu chí, hoàn thiện mạng lưới cơ sở thực hành, thực tập tại Hà Nội và các vùng lân cận. Giữ vững mối quan hệ hợp tác với các cơ sở thực hành truyền thống, mở rộng các cơ sở thực hành mới.

- Tăng cường hợp tác quốc tế, giữ vững hợp tác với các đối tác truyền thống, phát triển quan hệ với các trường có lĩnh vực đào tạo chuyên sâu về y học cổ truyền, y khoa, dược học và các ngành khác cả ở bậc đại học và sau đại học nhằm trao đổi nâng cao trong lĩnh vực giáo dục đào tạo y dược và hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, mở rộng quan hệ với các đối tác tiềm năng nhằm tăng cường nguồn thu tài chính và nâng cao vị thế của Học viện trong nước cǜng như trong khu vực.

- Triển khai thực hiện kịp thời các hoạt động đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng theo quy định của pháp luật và hội nhập quốc tế. Hoàn thiện mạng lưới đảm bảo chất lượng và đưa công tác đảm bảo chất lượng Học viện đi vào chiều sâu.

- Hoàn thiện số hóa Học viện trong quản lý, đào tạo và dịch vụ khám chữa bệnh, tra cứu tìm kiếm tài liệu học tập cho cán bộ, học viên, sinh viên. Triển khai đào tạo trực tuyến, E learning cho sinh viên, học viên.

- Đến năm 2025, bệnh viện thực hành (Bệnh viện Tuệ Tĩnh) đạt tiêu chuẩn Bệnh viện Đa khoa hạng I với quy mô 350 giường bệnh nội trú.

- Hoàn thiện cơ sở 2 của Học viện theo quyết định phê duyệt dự án của Thủ tướng Chính phủ.

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế theo hướng phát triển y

dược cổ truyền, y học hiện đại và y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại.

Các chỉ tiêu chủ yếu:


* Về công tác tổ chức, nhân sự

- Về tổ chức bộ máy

Thực hiện mô hình quản lý, quản trị theo quy định của Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (năm 2018) và Nghị định 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học bao gồm:

+ Hội đồng trường;

+ Giám đốc và các Phó giám đốc;

+ Phòng chức năng;

+ Khoa;

+ Bộ môn;

+ Các tổ chức trực thuộc;

+ Hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn;

+ Tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên và các tổ chức xã hội khác.

- Về đội ngǜ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức phục vụ

+ Xây dựng đội ngǜ cán bộ phù hợp với sự phát triển quy mô đào tạo, đảm bảo cân đối tỷ lệ giảng viên/viên chức và người lao động, tỷ lệ giảng viên/sinh viên theo quy định hiện hành.

+ Tỷ lệ số lượng giảng viên có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa I, chuyên khoa II, bác sỹ nội trú trong tổng số giảng viên là 100% vào năm 2025.

+ Số giảng viên đạt trình độ tiến sỹ: 50.

+ Số giảng viên đạt chức danh giáo sư, phó giáo sư: 15.

+ Số lượng giảng viên đang làm nghiên cứu sinh: 20.

+ Đảm bảo 100% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và năng lực quản lý theo các quy định hiện hành.

+ Chuẩn hóa đội ngǜ giảng viên, nghiên cứu viên; xây dựng đội ngǜ giảng viên, cán bộ quản lý, cán bộ hỗ trợ đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, có cơ cấu hợp lý trên cơ sở quy định của pháp luật.

* Về công tác đào tạo

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 13/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí