VII. NHÓM THUỐC LÝ HUYẾT
MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được tên Việt Nam của các vị thuốc lý huyết
2. Trình bày đúng bộ phận của các vị thuôc lý huyết
3. Liệt kê được công năng, chủ trị của các vị thuốc lý huyết.
NỘI DUNG:
Có thể bạn quan tâm!
- Trình Bày Được Tên Việt Nam Của Các Vị Thuốc Hóa Đờm
- Trình Bày Được Tên Việt Nam Của Các Vị Thuốc An Thần
- Trình Bày Được Tên Việt Nam Của Các Vị Thuốc Lý Khí
- Trình Bày Được Tên Việt Nam Của Các Vị Thuốc Lợi Thủy
- Trình Bày Được Tên Việt Nam Của Các Vị Thuốc Trừ Thấp
- Trình Bày Được Tên Việt Nam Của Các Vị Thuốc Tả Hạ
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
I ĐẠI CƯƠNG:
1. Định nghĩa: Thuốc lý huyết là các thuốc dùng trị các bệnh về huyết.
2. Phân loại:
2.1. Thuốc hành huyết:
Thuốc hành huyết có tác dụng lưu thông huyết mạch, dùng điều trị các chứng huyết ứ do sang chẩn, viêm tắc, bế kinh, làm sưng tẩy, nóng đỏ, đau nhức, các bệnh sang lỡ, mụn nhọt thời kỳ đầu. Dựa vào tính năng hành huyết ở những mức độ mạnh yếu khác nhau, có thể chia làm 2 loại:
Những dược liệu hành huyết ở mức độ yếu gọi là thuốc hoạt huyết, loại này dùng điều trị các chứng sưng đau do huyết mạch lưu thông kém. Bao gồm: Ngưu tất, Đơn đỏ, Xuyên khung, Ích mẫu, Hồng hoa…
Những vị thuốc hành huyết mạnh hơn gọi là thuốc phá huyết trực ứ, dùng điều trị các chứng ứ huyết ở mức độ nặng hơn, gây đau đớn mãnh liệt. Bao gồm: Khương hoàng, Nga truật, Tô mộc…
2.2. Thuốc chỉ huyết (thuốc cầm máu)
Thuốc chỉ huyết dùng điều trị các chứng xuất huyết phù tạng như vị xuất huyết, phế xuất huyết gây nôn ra máu, ho ra máu, trị xuất huyết.
Trong nhóm này, có loại vừa chỉ huyết vừa làm tiêu huyết ứ (Tam thất) có thể dùng để đắp, rắc vào vết thương, cầm máu bên ngoài.
Các vị thuốc chỉ huyết thường có tính hàn lương, để tăng tác dụng, trước khi sử dụng thường chế thuốc bằng cách sao tổn tính hoặc sao cháy.
Sử dụng thuốc chỉ huyết thường căn cứ vào các tạng có liên quan đến huyết (Can, Tỳ, Tâm) và căn cứ vào chứng xuất huyết cụ thể để phối hợp cho thích hợp. Có thể chia làm 4 nhóm thuốc chỉ huyết:
Lương huyết chỉ huyết (Hoa hòe, Cỏ mực, Trắc bá, Bạch mao căn, Tỳ bà diệp…) là những dược liệu có tính hàn lương, điều trị xuất huyết do nhiệt tà nhập vào huyết
phận (chảy máu do sốt nhiễm khuẩn, nhiễm độc gây rối loạn thành mạch), gây xuất huyết dưới da, chảy máu cam, ho ra máu, đại tiểu tiện ra máu, khi dùng, phối hợp với các thuốc thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết để phát huy hiệu quả của thuốc.
Khử ứ chi huyết (Tam thất, Bạch cập, Bổ hoàng, Bách thảo sương…) điều trị các chứng chảy máu do xung huyết, ứ huyết, trật đá, bầm tím, trĩ máu, viêm tắc động mạch, chảy máu đường tiết niệu do sỏi, khái huyết, thổ huyết… phối hợp với các thuốc hoạt huyết để tăng tác dụng.
Thu liễn chi huyết (Liên ngẫu, Liên phòng, Trắc bá…) là những dược liệu có vị đắng, sáp, bình, có tác dụng liễm sáp, dùng trị các chứng âm hư nội nhiệt xuất huyết do hỏa làm tổn thương lạc, gây xuất huyết.
Nhóm bổ ích chi huyết có tác dụng đa dạng, dùng điều trị các chứng xuất huyết 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu sau:
- Trường hợp tỳ hư không thống nhiếp huyết, biểu hiện sắc mặt vàng héo, ăn ít, tiêu chảy, lưỡi có vệt rang, dùng Ngải cứu, A giao, Ô tặc cốt… kết hợp với các thuốc kiện tỳ ích khí (Hoài sơn, Bạch truật, Phục linh).
- Trường hợp khí hư không thống nhiếp được huyết, biểu hiện sắc mặt trắng bệch, đoản hơi, mệt mỏi… thì kết hợp các thuốc bổ khí nhiếp huyết (Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật). Nếu chảy máu nhiều, gây choáng, trụy tim mạch (thoát dương) thì phải dùng thuốc bổ khí loại mạnh (Nhân sâm…)
2.3. Thuốc bổ huyết: (Thuốc bổ dưỡng)
3. Công năng chủ trị chung:
3.1. Theo y học cổ truyền:
Thuốc hành huyết có tác dụng hoạt huyết khử ứ, phá huyết ứ, thông kinh, điều kinh.. Dùng trị các chứng sưng đau do huyets mạch lưu thông kém gây đau nhức, chữa bế kinh, mụn nhọt, viêm tắc…
Thuốc chỉ huyết thường quy vào các tạng Can, Tâm, Tỳ là các tạng có liên quan đến huyết, có tác dụng lương huyết, khử ứ chỉ huyết, liễm chỉ huyết…
3.2. Theo hiện đại: Khi sử dụng các thuốc hành huyết cần chú ý:
- Cần phối hợp thuốc hành huyết với thuốc lý khí để tăng tác dụng, vì khí trệ thì huyết trệ, khi hành thì huyết hành.
- Thuốc hành huyết cần phối hợp với các thuốc điều trị nguyên nhân: Nếu ứ huyết do hàn ngưng, cần phối hợp với thuốc khu hàn.
Nếu đau nhức do phong thấp tý, cần dùng tiêm thuốc thanh nhiệt lương huyết. Nếu nhiệt làm tổn thương doanh huyết, thì thêm thuốc thanh nhiệt lương huyết. Nếu khí trệ gây ứ huyết, cần phối hợp với thuốc hành khí.
Nếu có khối u, cần phối hợp với thuốc hóa đờm nhuyễn kiên.
Nếu có hư chứng, phải dùng thêm các loại thuốc bổ.
- Phụ nữ có thai không nên dùng các loại thuốc hành huyết, nếu cần dùng phải thận trọng. Tuyệt đối không dùng các thuốc phá huyết trục ứ như Tam lăng, Nga truật…
II. CÁC VỊ THUỐC TIÊU BIỂU
THUỐC HOẠT HUYẾT
1. CỎ XƯỚC
Radix Achyranthis asperae
Dùng rễ, có khi dùng cả thân cây Cỏ xước (Achyranthes aspera L.) họ Dền (Amaranthaceae).
TH-CB: Đảo rễ về, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô. TVQK: vị chua, đắng, tính bình, qui kinh Can, Thận. TPHH: saponin, muối kali.
CNCT: hoạt huyết điều kinh, thanh nhiệt giải biểu, khu phong trừ thấp, lợi thủy thông lâm.
- Giải biểu: trị cảm sốt
- Hoạt huyết: dùng khi kinh nguyệt không đều, ứ huyết, thống kinh.
- Khu phong trừ thấp: trị phong thấp, đau lưng, nhức xương, viêm khớp, sưng gối, chân tay co quắp.
- Lợi thủy thông lâm: dùng khi tiểu tiện không lợi, tiểu gắt buốt.
- Hạ cholesterol trong máu, sử dụng cho người cao huyết áp.
LD: 12-40g
KK: phụ nữ có thai, tiêu chảy, người di tinh không dùng.
2. NGƯU TẤT
Radix Achyranthis bidentatae
Dùng rễ của cây Ngưu tất (Achiranthes bidentata Blume.) họ Dền (Amaranthaceae)
TH-CB: thu hoạch vào mùa đông, khi thân và lá khô héo, đào lấy rễ to, rửa sạch, buộc thành từng bó, phơi hay sấy khô, xông lưu huỳnh 2 lần cho mềm.
TVQK: vị đắng, chua, tính bình, qui kinh Can, Thận.
TPHH: saponin.
TDDLHĐ: cho chuột uống dịch chiết cồn liều 5g/kg liên tục trong 5 ngày, có tác dụng chống viêm khớp thực nghiệm. Saponin chiết từ Ngưu tất cũng có tác dụng đó. Cao Ngưu tất có tác dụng hạ huyết áp, lợi niệu, kích thích co bóp tử cung của chó và thỏ.
CNCT: hoạt huyết khử ứ, bổ can thận, mạnh gân cốt, lợi thủy thông lâm.
- Hoạt huyết, thong kinh, hoạt lạc: dùng trong các trường hợp kinh nguyệt bế, kinh nguyệt không đều, dùng Ngưu tất 20g sắc uống, có thể thêm 1 ít rượu trắng.
- Thư cân, mạnh gân cốt: dùng cho các bệnh đau khớp, đau xương sống, đặc biệt đối với khớp của chân. Nếu là phong thấp hư hàn thì phối hợp với Quế chi, Cẩu tích, Tục đoạn. Nếu là phong thấp nhiệt, thì phối hợp với Hoàng bá.
- Chỉ huyết: thường dùng trong các trường hợp hỏa độc bốc lên gây nôn ra máu, chảy máu cam.
- Lợi niệu, trừ sỏi: dùng trong các trường hợp tiểu tiện đau buốt, tiểu tiện ra sỏi đục, dùng Ngưu tất 20g, sắc thêm rượu uống.
- Giáng áp: dùng trị cao huyết áp, do làm giảm cholesterol trong máu.
LD: 6-12g
KK: người khí hư, có thai không dùng.
3. ÍCH MẪU Herba Leonuri japonici
Dùng toàn bộ phận trên mặt đất của cây Ích mẫu (Leonurus heterophullus Sw.) họ Hoa môi (Lamiaceae)
TH-CB: thu hái khi cây bắt đầu ra hoa, rửa sạch, phơi hay sấy nhẹ đến khô.
TVQK: vị cay, đắng, tính hơi hàn, qui kinh Can, Tâm.
TPHH: alkaloid, tanin, flavon.
TDDLHĐ: Ích mẫu thảo và hạt (sung úy tử) có tác dụng co bóp tử cung, hạ huyết áp. Lá, cành, thân cây có tác dụng lợi tiểu.
CNCT:
- Hành huyết, thông kinh: dùng khi kinh bế, kinh nguyệt không đều, sau khi đẻ bị ứ huyết đau bụng, phối hợp với Hương phụ, Ngải cứu, Bạch đồng nữ.
- Lợi thủy, tiêu thũng: dùng khi viêm thận gây phù, dùng 40-100g sắc uống, hoặc phối hợp với Xa tiền, Bạch mao căn.
- Thanh can nhiệt, ích tinh: dùng trong bệnh đau mắt đỏ, sưng mắt, mờ mắt, cao huyết áp.
- Giải độc: dùng khi bị trĩ, lấy Ích mẫu tươi giã nát vắt lấy nước uống. Ngoài ra, còn dùng trị sang lở mụn nhọt.
- Hạt có vị cay, hơi ấm, có tác dụng sáng mắt, ích tinh, trừ thủy khí.
LD: 8-16g
KK: người huyết hư, huyết không bị ứ đọng, đồng tử giản, người có thai khôn nên dùng.
4. ĐAN SÂM
Radix Salviae mulltiorrhizae
Dùng rễ phơi sấy khô của cây Đan sâm (Salvia multiorrhiza Bunge.) họ Hoa môi (Lamiaceae).
TH-CB: thu hái vào mùa xuân hay mùa thu, đào lấy rễ, rửa sạch, phơi sấy khô. Khi dùng có thể tẩm rượu sao (10kg Đan sâm dùng 1 lít rượu).
TVQK: vị đắng, tính hơi lạnh, qui kinh Tâm, Can.
TPHH: hợp chất ceton
TDDLHĐ: làm mềm và thu nhỏ thể tích gan, lách bị sưng to do bệnh gan và huyết hấp trùng.
Đan sâm có tác dụng an thần, gây ngủ, giãn các huyết quan nhỏ, ức chế tế bào ung thư phối.
CNCT: hoạt huyết, thanh nhiệt.
- Hoạt huyết, điều kinh: dùng khi thống kinh, kinh nguyệt không đều, thai chết lưu.
- Trấn thông: trị các chứng đau khớp, đau dây thần kinh do hàn, đau vai và gáy, đau khớp xương, đau lưng, đau do khí trệ, đau dạ dày, mụn nhọt.
- Hạ nhiệt: dùng khi sốt cao do nhiệt vào dinh phận, gây vật vã, trằn trọc.
LD: 6-12g/ ngày dạng thuốc sắc
KK: không có ứ trệ thì không dùng. Không dùng chung với Lê lô.
5. XUYÊN KHUNG Rhizoma Ligustici wallichii
Dùng thân rễ phơi khô của cây Xuyên khung (Ligusticum wallichii Franch.) họ Hoa tán (Apiaceae).
TH-CB: thu hoạch thân rễ, cắt bỏ gốc thân, rửa sạch phơi sấy nhẹ đến khô.
TVQK: vị cay, tính ấm, qui kinh Can, Đờm, Tâm bào.
TPHH: tinh dầu, alkaloid, hợp chất phenol.
TDDLHĐ: nước sắc Xuyên khung kéo dài giấc ngủ của chuột khi dùng kèm với barbituric. Liều nhỏ tinh dầu Xuyên khung có tác dụng ức chế hoạt động não, làm hưng phấn trung khu hô hấp, trung khu phản xạ ở tủy sống, tăng huyết áp. Tuy nhiên, nếu dùng liều cao hơn, tinh dầu xuyên khung lại làm não tê liệt, huyết áp hạ, hô hấp khó khăn.
CNCT:
- Hoạt huyết, thông kinh: dùng khi kinh nguyệt không đều, bế kinh, hành kinh đau bụng, hiếm muộn, sinh khó. Dùng Xuyên khung 8g, Đương qui 12g.
- Giải nhiệt, hạ sốt: dùng khi ngoại cảm phong hàn dẫn đến đau đầu, hoa mắt, đau răng, ngoài ra còn dùng để trị sốt rét.
- Hành khí, giải uất, chỉ thống: dùng trong trường hợp khí trệ, ngực sườn đau tức, khí huyết vận hành khó khăn, đau cơ, đau khớp, hoặc nhọt độc đau nhức. Phối hợp với Tang diệp, Hương phụ.
- Bổ huyết: dùng phối hợp với một số vị thuốc khác để điều trị chứng suy nhược, huyết kém, xanh xao, dùng bài Tứ vật.
LD: 4-12g
KK: người có thai, âm hư hỏa vượng, cường dương, mồ hôi ra nhiều không nên dùng. Thận trọng khi sử dụng trên người kinh nguyệt nhiều.
THUỐC PHÁ HUYẾT
1. KHƯƠNG HOÀNG Rhizoma Curcumae longae
Lá thân rễ của cây Nghệ (Curcuma longa L.), họ Gừng (Zingiberacea).
TH-CB: đào lấy thân rễ, rửa sạch, thái lát, phơi hay sấy khô.
TVQK: vị đắng, cay, ôn, qui kinh Can, Tỳ.
TPHH: curcumin, tinh dầu, tinh bột.
TDDLHĐ: Nghệ có tác dụng kích thích sự bài tiết của tế bào gan. Curcumin gây co bóp túi mật và tác dụng giảm cholesterol trong máu. Tinh dầu Nghệ có tác dụng ức chế tụ cầu trùng và diệt nấm.
CNCT:
- Phá huyết tích, hành huyết, giải uất, thông kinh: dùng trong trường hợp kinh nguyệt bế tắc, máu ứ đọng trong tử cung sau khi sinh nở. Nhân dân có tập quán hầm gà với Nghệ, cho phụ nữ sau khi sinh con ăn để hoạt huyết, làm sạch huyết ứ. Có tác dụng trị chứng huyền vựng (chóng mặt, hoa mắt đau đầu, choáng váng) của phụ nữ sau khi đẻ. Trong trường hợp huyết tích thành hòn cục hoặc chứng đau nhói ở vùng tim, có thể giã nhỏ củ Nghệ, vắt lấy nước cốt uống, cũng có thể phối hợp với Ngải cứu.
- Tiêu thực, tiêu đờm: dùng trị các chứng tiêu hóa kém, bụng đầy, đau dạ dày ợ chua, hoặc đờm ứ đọng tại não gây động kinh. Phối hợp với Kê nội kim hoặc mật heo, mật ong.
- Lợi mật: dùng trị các chứng viêm gan, vàng da, hoặc trường hợp mật bài tiết khó khăn.
- Lợi tiểu: dùng điều trị chứng tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu ra máu. Dùng một củ Nghệ, một củ Hành sắc uống.
- Giải độc, giảm đau: trị mụn nhọt, sang lở. Dùng Nghệ 40g, Nhục quế 12g tán nhỏ, mỗi lần uống 4g. Ngoài ra, còn dùng điều trị bong gân, đau cơ, lấy Nghệ vàng, Ngải cứu, Cúc tần, lượng bằng nhau, giã nhỏ, đắp vào chỗ sưng đau.
- Sinh cơ: dùng dịch cốt Nghệ chấm vào vết thương, để giúp mau lên da non.
LD: 6-12g
KK: những người suy nhược, không có ứ trệ không dùng.
THUỐC LƯƠNG HUYẾT CHỈ HUYẾT
1. CỎ MỰC (xem bài thuốc thanh nhiệt)
2. HÒE Flos Sophorae
Dùng nụ hoa phơi khô của cây Hòe (Styphonolobium japonicum (L.) Scholt; Syn.) hoặc (Sophora japonica L.), họ Đậu (Fabaceae).
TH-CB: thu hái khi trời khô ráo thường vào buổi sáng, ngắt các chùm hoa chưa nở, tuốt lấy nụ, phơi hay sấy nhẹ đến khô. Khi dùng sao vàng.
TVQK: vị đắng, tính hơi hàn, qui kinh Can, Đại tràng.
TPHH: glycosid (rutin)
TDDLHĐ: Rutin có tính chất của vitamin P, có tác dụng làm bền vững mao mạch, làm giảm tính thấm thành mạch, hạ huyết áp, chống phóng xạ, chống viêm thận cấp. Dạng muối Natri của rutin có tác dụng giảm nhẹ phù nề của tĩnh mạch bị viêm.
Sau khi bị oxy hóa, rutin làm tăng đường huyết của thỏ ở mức độ tương đương với cortison liều 0,05mg/kg. Quercetin trong Hòe có tác dụng cầm máu. Isoramnetin của Hòe lại có tác dụng chống đông máu. Nước sắc Hòe có tác dụng ức chế Sh. Flexxneri.
CNCT: lương huyết, thanh nhiệt, hạ áp.
- Lương huyết, chỉ huyết: dùng trong trường hợp huyết nhiệt gây xuất huyết, như chảy máu cam, lỵ, trĩ chảy máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu.
- Thanh nhiệt, bình can: dùng trong trường hợp can hỏa vượng, đau mắt đỏ, đau đầu.
- Hạ huyết áp, trị đau thắt mạch vành: dùng hoa Hòe sao vàng, có thể phối hợp với Xa tiền tử, Thảo quyết minh sao vàng, sắc hoặc hâm.
- Thanh phế, chống viêm: dùng trị viêm thanh đới, nói không ra tiếng, viêm thận cấp. Dùng hoa Hòe sao vàng, sắc uống.
LD: 4-12g
KK: người có thai không dùng hoa Hòe.
Quả hòe (Hòe giác) vị đắng tính hàn qui kinh Can, Đại tràng, có tác dụng thanh can đờm, trừ phong, lương huyết, dùng trong trường hợp tỳ vị nhiệt, chảy nhiều rãi, trĩ nhọt, phụ nữ can khi uất kết, nhọt vú, đại tiểu tiện ra máu, cao huyết áp. Ngoài ra còn có tác dụng cổ thận, trị di mộng tinh, phối hợp với Đậu đen. Có thể dùng quả Hòe ngâm trong cồn, sau đó pha trong nước đun sôi để nguội, rửa vết thương thối loét có kết quả. Thận trọng khi dùng Hòe giác cho phụ nữ mang thai.
Lá hòe đồ chín, phơi khô, nấu nước uống để trị chứng mở mắt, lá hòe tươi sắc lấy nước, dùng rửa mụn nhọt.
3. NGẢI DIỆP Heber Artemisiae vulgaris
Dùng thân lá của cây Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) họ Cúc (Asteraceae).
TH-CB: thu vào tháng 5-6 lúc cây chưa ra hoa, chặt lấy cành mang nhiều lá, rửa sạch, phơi hay sấy nhẹ đến khô.
TVQK: vị đắng, cay, tính ấm, qui kinh Can, Tỳ, Thận.
TPHH: tinh dầu, tanin.
TDDLHĐ: tinh dầu Ngải diệp có tác dụng trấn ho, khử đờm, giãn cơ trơn của khí quản chuột lang, đối kháng với acetylcholin. Nước sắc làm tăng bài tiết mật.
CNCT: điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, điều kinh, an thai, chỉ huyết.
- Chỉ huyết, âm kinh, tán hàn: dùng trong các trường hợp kinh nguyệt không đều, có kinh đau bụng, bạch đới do hàn, thổ huyết, chảy máu cam. Phối hợp với Hương phụ, Bạch đồng nữ, Trần bì.
- Giải cảm: dùng trị cảm phong hàn, đầu đau, mũi ngạt, phối hợp với các vị thuốc khác để xông hoặc uống, khi đau đầu dữ dội có thể xông lót gạch; nung một viên gạch cho nóng, để trên đó một lớp Ngải cứu tươi, rưới một chén rượu trắng lên Ngải cứu, rồi gối phần đầu bị đau nhức lên đó, phía trên chùm khăn cho kín.
- Giảm đau: dùng trị đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy. Lấy lá Ngải cứu non tươi, thái nhỏ, trộn đều với trứng gà, nướng ăn. Cũng có thể sắc uống với Trần bì, lượng bằng nhau.