Đặc Điểm Hoạt Động Và Tổ Chức Quản Lý Của Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam


cho từng người. Để giảm rủi ro về việc sai sót, lãng phí, những hành động cố ý làm sai và rủi ro không ngăn ngừa được thì một hệ thống kiểm soát đòi hỏi không có người nào được giao quá nhiều trách nhiệm và quyền hạn để tránh tạo nên một môi trường dễ xảy ra gian lận, sai phạm. Năm trách nhiệm chủ yếu bao gồm ủy quyền, phê chuẩn, ghi chép, xử lý và đánh giá các nghiệp vụ. Tuy nhiên, sự thông đồng, bắt tay nhau giữa một nhóm người này sẽ làm giảm hoặc phá hủy sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Trong một số trường hợp đơn vị có quy mô nhỏ, có quá ít nhân viên để thực hiện việc phân chia phân nhiệm. Khi đó, nhà lãnh đạo phải nhận biết được rủi ro và bù đắp bằng những biện pháp kiểm soát khác như sự luân chuyển nhân sự. Việc luân chuyển nhân sự đảm bảo rằng một người không xử lý mọi mặt nghiệp vụ trong một thời gian dài. Cǜng như, việc khuyến khích và yêu cầu nhân viên thực hiện những ngày nghỉ hàng năm cǜng giúp giảm rủi ro bằng cách đem lại sự luân chuyển nhân sự tạm thời.

* Chứng từ và sổ sách ghi chép

Việc thiết kế mẫu chứng từ, sổ sách và sử dụng chúng một cách thích hợp giúp đảm bảo sự ghi chép chính xác và đầy đủ tất cả các dữ liệu về nghiệp vụ xảy ra, các mẫu chứng từ và sổ sách cần đơn giản và hữu hiệu cho việc ghi chép, giảm thiểu các sai sót, ghi trùng lặp, dễ đối chiếu và xem lại khi cần thiết. Chứng từ cần để các khoảng trống cho sự phê duyệt và xác nhận của những người có liên quan đến nghiệp vụ. Đánh số thống nhất lại các chứng từ phát sinh ở đơn vị để dễ quản lý, dễ truy tìm và giảm thiểu các gian lận, sai phạm có thể xảy ra.

Việc tiếp cận tài sản và sổ sách phải được giới hạn trong phạm vi những cá nhân mà họ được giao trách nhiệm bảo quản hoặc sử dụng tài sản. Trách nhiệm của người bảo quản tài sản thể hiện qua chứng từ, hàng tồn kho, ghi chép sổ sách. Hạn chế việc tiếp cận tài sản làm giảm rủi ro lạm dụng hoặc làm thất thoát tài sản của Nhà nước. Mức độ giới hạn tùy thuộc vào rủi ro thất thoát tài sản. Mức độ giới hạn phải được xem xét, xác định.

* Hoạt động thu chi

- Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, xây dựng một hệ thống văn

bản pháp quy quy định rò danh mục và định mức thu chi cụ thể trong toàn đơn vị.

- Thành lập bộ phận KSNB trong đơn vị độc lập với bộ phận thực hiện hoạt


động thu chi để giám sát và kiểm tra hoạt động thu chi của đơn vị.

- Cần có hình thức khen thưởng khích lệ cho những cá nhân thực hiện tốt công tác thu chi và xử phạt nghiêm những cá nhân vi phạm.

- Thường xuyên tập huấn cho những cán bộ có liên quan trực tiếp đến hoạt động thu chi của đơn vị.

- Cập nhật những văn bản mới của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vào Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

- Công khai Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị mọi cá nhân trong đơn vị đều nắm được và thực hiện,

* Kiểm tra đối chiếu

Các nghiệp vụ và sự kiện phải được kiểm tra trước và sau khi xử lý. Sổ sách cần phải được đối chiếu với các chứng từ thích hợp để kịp thời phát hiện và xử lý các sai sót.

Việc điều hành, xử lý và hoạt động nên được rà soát định kǶ để đảm bảo tuân thủ nguyên tắc, thủ tục, chính sách và những đòi hỏi hiện hành khác.

Việc giám sát kỹ càng đảm bảo rằng mục tiêu của tổ chức sẽ được thực hiện.

Sự giao việc và chấp thuận công việc của nhân viên bao gồm:

- Sự thông báo rò ràng, nghĩa vụ, trách nhiệm và sự chịu trách nhiệm giao cho mỗi thành viên.

- Đánh giá một cách hệ thống công việc của mỗi thành viên trong phạm vi cần thiết.

- Chấp thuận công việc theo những tiêu chuẩn để đảm bảo công việc được thực hiện theo đúng định hướng.

Người giám sát cung cấp cho nhân viên những hướng dẫn cần thiết và đào tạo họ để đảm bảo rằng các sai sót, lãng phí và hành động sai trái được giảm thiểu và đạt được kết quả.

1.3.5. Hoạt động giám sát

Giám sát là quá trình mà người quản lý đánh giá chất lượng của hoạt động kiểm soát. Hệ thống KSNB cần được giám sát để đánh giá chất lượng hoạt động của hệ thống qua thời gian. Việc giám sát được thực hiện thường xuyên, định kǶ hoặc kết hợp cả hai.


* Giám sát thường xuyên:

Giám sát thường xuyên KSNB được thiết lập cho những hoạt động thông thường và lặp lại của tổ chức. Bao gồm cả những hoạt động giám sát và quản lý mang tính chất định kǶ ngay trong quá trình thực hiện công việc hàng ngày của các nhân viên. Giám sát thường xuyên được thực hiện trên tất cả các yếu tố của KSNB và liên quan đến việc ngăn chặn và phát hiện tất cả những hiện tượng vi phạm luật pháp, không tiết kiệm, không hiệu quả của hệ thống.

* Giám sát định kǶ:

Phạm vi và tần suất giám sát định kǶ phụ thuộc vào sự đánh giá mức độ rủi ro và hiệu quả của việc giám sát thường xuyên. Giám sát định kǶ bao phủ toàn bộ sự đánh giá, sự hữu hiệu của KSNB và đảm bảo KSNB đạt kết quả như mong muốn dựa trên các phương pháp và thủ tục kiểm soát.

Những yếu kém của KSNB phải được thông báo cho lãnh đạo cấp trên. Giám sát này bao gồm cả việc xem xét các phát hiện kiểm toán và các kiến nghị của kiểm toán viên để chúng thực hiện được trong thực tế một cách hữu hiệu.

Tại đơn vị SNCL, Ban Thanh tra nhân dân, đại diện cho Công đoàn là cơ quan

giám sát hoạt động thu chi và các hoạt động khác của đơn vị.


Tiểu kết chương 1

Qua chương 1, tác giả đã nêu được khái niệm, mục tiêu, sự cần thiết và lợi ích của KSNB hoạt động thu chi trong đơn vị SNCL.

Các yếu tố cấu thành nên KSNB hoạt động thu chi trong đơn vị SNCL theo INTOSAI 2013, bao gồm 5 yếu tố: Môi trường kiểm soát hoạt động thu chi; Đánh giá rủi ro hoạt động thu chi; Thông tin và truyền thông; Hệ thống kiểm soát và Hoạt động giám sát.

Các yếu tố này chính là tiêu chí để đánh giá sự hữu hiệu của KSNB hoạt động thu chi trong đơn vị SNCL, chúng tác động qua lại lẫn nhau. KSNB hoạt động thu chi hữu hiệu có thể ngăn ngừa và phát hiện những sai phạm, yếu kém trong hoạt động của tổ chức. KSNB hoạt động thu chi nhằm đạt được các mục tiêu: (1) Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả; (2) Đảm bảo tính trung thực và đáng tin cậy của Báo cáo tài chính; (3) Tuân thủ luật lệ và quy định.

KSNB hoạt động thu chi hữu hiệu sẽ giúp các đơn vị đạt được mục tiêu trong hoạt động, tuy nhiên bản thân KSNB hoạt động thu chi cǜng tồn tại những hạn chế vốn có nhất định.

Trên cơ sở lý thuyết về KSNB hoạt động thu chi, nhà quản lý có thể xây dựng KSNB hoạt động thu chi phù hợp với đặc điểm và quy mô của đơn vị giúp các nhà quản lý hữu hiệu và hiệu quả hơn các nguồn lực kinh tế của đơn vị. Đồng thời, giúp đơn vị xây dựng được một nền tảng quản lý vững chắc phục vụ cho quá trình mở rộng và phát triển ngày càng cao của đơn vị.

Chương 1 là cơ sở lý luận cho việc phân tích đánh giá thực trạng trong chương 2 và là cơ sở để xây dựng các giải pháp hoàn thiện KSNB hoạt động thu chi phù hợp trong chương 3 của luận văn.


Chương 2

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THU CHI TẠI HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

2.1. Đặc điểm hoạt động và tổ chức quản lý của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Có thể nhận định rằng, nền Y học Việt Nam nói chung, Y Dược học cổ truyền nói riêng luôn phát triển đồng hành với lịch sử kinh tế - xã hội đất nước. Ngày 11/03/1971 Bộ trưởng Bộ Y tế ký Quyết định số 133/QĐ-BYT thành lập Trường Thuốc nam Tuệ Tĩnh để phát triển nền Y Dược học cổ truyền lên một bước mới. Tháng 11 năm 1975, trường Trung học Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh được thành lập trên cơ sở Trường Thuốc nam Tuệ Tĩnh và trở thành trung tâm đào tạo chính quy cán bộ y học cổ truyền phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Trong chiến lược phát triển Y Dược học cổ truyền Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 222/2003/QĐ-TTg ngày 03/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định: “Y Dược học cổ truyền là một di sản văn hóa của dân tộc, có vai trò và tiềm năng to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, do đó phải tập trung kế thừa, bảo tồn và phát triển”. Một trong những giải pháp về nguồn nhân lực được xác định đó là: Mở rộng về số lượng, hình thức, loại hình đào tạo trong lĩnh vực đào tạo thầy thuốc y dược học cổ truyền với nhiều trình độ khác nhau như: bác sỹ y học cổ truyền, thạc sỹ, tiến sỹ,... Từ quan điểm và giải pháp đó, ngày 02/02/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 30/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.

Tên đầy đủ: Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam University of Traditional Medicine Tên viết tắt tiếng Anh: VUTM

Địa chỉ trụ sở: Số 2 Trần Phú, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam được thành lập trên cơ sở trường Trung học Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh - một ngôi trường có bề dày truyền thống với nhiều năm đào tạo cán bộ y tế về y học cổ truyền cho các tỉnh phía Bắc và trở thành

cơ sở lớn nhất của cả nước đào tạo thầy thuốc y học cổ truyền.


Học viện gồm 4 hệ thống cấu thành: Hệ thống đào tạo, Bệnh viện đa khoa thực hành, Viện Nghiên cứu Y Dược cổ truyền Tuệ Tĩnh, Trung tâm Đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Sau gần 15 năm thành lập, Học viện đã dần kiện toàn về tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngǜ cán bộ quản lý, giảng viên có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đến nay, Học viện đã đào tạo và cung cấp cho thị trường hàng vạn cán bộ y tế y học cổ truyền có chất lượng cao phục vụ tốt hơn công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân và sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Với những kết quả trên các lĩnh vực hoạt động, Học viện đã vinh dự được Đảng, Nhà nước và các Bộ tặng những phần thưởng cao quý: 01 Huân chương Lao động hạng Nhì, 05 Huân chuơng Lao động hạng Ba cho 01 tập thể và 4 cá nhân, Cờ thi đua của Chính phủ, 2 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều bằng khen, cờ thi đua của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.1.2. Đặc điểm hoạt động của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

+ Đào tạo: Đào tạo cán bộ y, dược cổ truyền ở trình độ đại học, sau đại học nhằm đáp ứng nhu cầu cán bộ y dược học cổ truyền cho công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân.

Thường xuyên phát triển chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện để nhanh chóng tiếp thu có chọn lọc những chương trình đào tạo của các nước phát triển về khoa học công nghệ trong lĩnh vực y dược học cổ truyền phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, phục vụ thiết thực cho sự phát triển của xã hội.

Tuyển sinh và quản lý người học theo quy định hiện hành. Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân xử lý các vấn đề có liên quan trong hoạt động giáo dục.

+ Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y học cổ truyền theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với các ngành, các tổ chức xã hội nghiên cứu thừa kế, bảo tồn và phát triển y học cổ truyền, kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại nhằm xây dựng và phát triển chuyên ngành khoa học về y dược học cổ truyền Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng.

Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước trong sản xuất, sử dụng và thử nghiệm các sản phẩm đông dược; các phương pháp dùng thuốc và


không dùng thuốc y học cổ truyền trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân.

+ Quan hệ quốc tế: Chủ động thiết lập các mối quan hệ hợp tác, ký các văn bản ghi nhớ, thỏa thuận về đào tạo, nghiên cứu khoa học, khám chữa bệnh với các nước và các tổ chức quốc tế. Trao đổi kinh nghiệm và trao đổi chuyên gia theo các quy định của pháp luật; Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án đầu tư liên doanh, liên kết với các nước và các tổ chức, cá nhân nước ngoài kể cả các tổ chức phi chính phủ theo quy định của pháp luật. Tham gia các tổ chức quốc tế về y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.

+ Xây dựng đội ngǜ và tổ chức bộ máy

Xây dựng đội ngǜ cán bộ, viên chức giảng viên của Học viện đủ về số lượng, đạt tiêu chuẩn về chất lượng, cân đối về cơ cấu, trình độ ngành nghề, tuổi và giới. Phát triển Bệnh viện thực hành, Viện Nghiên cứu Y Dược cổ truyền, Thư viện, Trung tâm Tin học, các trung tâm dịch vụ khoa học theo quy định của pháp luật.

+ Quản lý và các hoạt động khác

Đào tạo đội ngǜ giảng viên của Học viện đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài của Học viện. Kiểm tra, thanh tra kết quả đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý nguồn lực theo quy định của pháp luật, thực hiện việc báo cáo với các bộ ngành theo quy định.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam là đơn vị sự nghiệp, chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Bộ Y tế, chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cơ cấu tổ chức của Học viện được tổ chức theo 2 cấp:

- Ban Giám đốc gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc

- Các phòng chức năng, bộ môn và các đơn vị trực thuộc.

Trong số các đơn vị trực thuộc Học viện, có Bệnh viện Tuệ Tĩnh với cơ cấu tổ chức bao gồm 5 phòng chức năng: Tổ chức - Hành chính, Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Điều dưỡng, Phòng Vật tư và trang thiết bị y tế và 23 khoa lâm sàng và cận lâm sàng. Viện nghiên cứu Y Dược cổ truyền Tuệ Tĩnh với cơ cấu tổ chức bao gồm 3 phòng chức năng và các phòng, labo nghiên cứu. Do yêu cầu phát triển, cơ cấu tổ chức của Học viện đã từng bước được điều chỉnh để phù hợp với quy mô, ngành nghề và loại hình đào tạo, gồm 14 phòng ban chức năng, 38 bộ môn, 04 đơn vị trực thuộc, thể hiện qua sơ đồ (Sơ đồ 2.1):



BAN GIÁM ĐỐC

P. Tổ chức cán bộ

P. Tài chính Kế toán

P.

Hành chính QT

P.

Vật tư TTB

P.

Hợp tác quốc tế

Văn phòng HV

P.

Truyền thông

P. P. P.

Khảo Quản Đào

thí & lý Đào tạo

KĐCL tạo SĐH

P. CTCT

& QLSV

P. QL khoa học

P. CN TT

Ban Quản lý giảng đường

BM Toán tin

BM Lý –Lý sinh

BM Hoá học

BM Sinh học

BM ngoại ngữ

BM Lí luận chính trị

BM GDTC-GDQP

47



BM Giải phẫu mô

Các bộ môn Y học cơ sở




BM Sinh lý học




BM Hoá sinh




BM Vi sinh- KST




BM S lý bệnh MD




BM G phẫu bệnh




BM Y tế công




BM VS dịch tễ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam - 7



BM Hoá dược

Các bộ môn Dược học




BM Dược lý




BM Dược liệu




BM Bào chế




BM Đông dược




BM Dược lâm sàng




BM TCQL dược


BM Y lý YHCT


BM sản phụ khoa


Các bộ môn chuyên môn y học




BM Nội YHHĐ



BM TK- tâm thần





BM Ngoại YHHĐ



BM Lão khoa





BM Nhi



BM Ngoại YHCT





BM Châm cứu



BM Nội YHCT





BM Khí công DS



BM Điều dưỡng





BM Truyền nhiễm



BM P hồi c năng





BM Ngǜ quan



BM chẩn đoán HA


Bệnh viện Tuệ Tĩnh


Các đơn vị trực thuộc



Viện Nghiên cứu YDHCT Tuệ Tĩnh




Thư viện




TT Đào tạo theo nhu cầu xã hội




Các bộ môn khoa học cơ bản

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/06/2022