Trình Bày Được Tên Việt Nam Của Các Vị Thuốc Trừ Thấp


5. PHỤC LINH (Poria)

Dùng nấm ký sinh trên rễ cây Thông (Poria cocos Wolf.) họ Nấm lỗ (Polyporaceae)

- Phục linh bì là vỏ ngoài của Phục linh

- Xích phục linh là lớp thứ hai sau phần vỏ ngoài, màu hơi hồng hoặc nâu nhạt.

- Bạch phục linh là phần bên trong, màu trắng.

- Phục thần là loại phục linh ở giữa có lõi gỗ, rễ Thông xuyên qua.

TH-CB: Lấy thể quả nấm phục linh khô, rửa sạch, ngâm mềm, đêm đồ, gọt bỏ vỏ ngoài, phần còn lại thái phiến dày, phơi khô.

TVQK: Vị ngọt, nhạt, tính bình, qui kinh Tâm, Phế, Thận, Tỳ, Vị.

TPHH: Đường pachymose, glucose, fructose, chất khoáng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

CNCT: Lợi thủy thấm thấp, kiện tỳ, ninh tâm.

- Lợi thủy thẩm thấp: dùng trị phù thũng, tiểu bí, tiểu buốt, nhức nước tiểu đỏ, đục, lượng nước tiểu ít.

Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 19

- Kiện tỳ: dùng điều trị kém ăn, tiêu chảy do tỳ hư.

- An thần: dùng khi tâm thần bất an, tim loạn nhịp, hồi hộp, mất ngủ, hay quên.

LD; 4-12g

KK: không dùng cho người tiểu tiện quá nhiều, âm hư không thấp nhiệt.; Phục linh kỵ giấm

Chú ý: Mỗi bộ phận của Phục linh có đặc tính điều trị riêng.

Phục linh bì lợi tiểu tiêu phù; Xích phục linh lợi thấp nhiệt; Phục thần an thần; Bạch phục linh kiện tỳ.


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


Chọn một câu trả lời đúng nhất:

1. Thuốc lợi thủy thẩm thấp thường có vị và tính:

A. đắng, lạnh B. ngọt, mát C, nhạt, bình D. ngọt, bình E. đắng,

mát.

2. Bộ phận dùng của Ý dĩ:

A. rễ B. lá C. thân D. hạt E. Quả


3. Bộ phận dùng của Trạch tả:

A. rễ B. lá C. thân, rễ D. hạt E. Quả

4. Bộ phận dùng của Mộc thông:

A. rễ B. lá C. thân leo D. hạt E. Quả

5. Phục linh là nấm ký sinh trên rễ của cây:

A. thông B. sau sau C. trầm D. khuynh diệp E. muối.

6. Để có tác dụng tốt Trạch tả thường được chế với phụ liệu là:

A. Dấm B. rượu C. muối D. mật E. đồng tiền.

7. Công dụng của Trạch tả là:

A. chữa chóng mặt, hoa mắt B. chữa tiểu buốt, tiểu dắt

C. chữa không tiêu nôn mửa D. chữa cảm lạnh, hen suyễn

E. chữa suy nhược cơ thể.

8. Công dụng của Xạ tiền tử:

A. chữa chóng mặt, hoa mắt, cao huyết áp

B. chữa tiểu buốt, tiểu dắt, viêm bàng quang

C. chữa ăn uống không tiêu, nôn mửa

D. chữa suy nhược cơ thể, ăn không ngon

E. chữa tiểu khó, viêm tiết niệu, viêm đường ruột.

9. Công dụng của Ý dĩ:

A. chữa chóng mặt, hoa mắt B. chữa di tinh, mộng tinh

C. chữa phù thũng, tiêu hóa kém D. chữa cảm lạnh, hen suyễn

E. chữa suy nhược cơ thể.

10. Để có tác dụng lợi thấp nhiệt, Ý dĩ được dùng dưới dạng:

A. thuốc sống B. sao vàng C. sao xém cạnh D. sao qua E. sao

cháy


IX. NHÓM THUỐC TRỪ THẤP

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:

1. Trình bày được tên Việt Nam của các vị thuốc trừ thấp

2. Trình bày đúng bộ phận dùng của các vị thuốc trừ thấp

3. Liệt kê được chủ trị của các vị thuốc trừ thấp.


NỘI DUNG:

I. ĐẠI CƯƠNG

1. Định nghĩa: Thuốc trừ thấp là những thuốc có khả năng trừ được tà thấp ứ đọng bên trong cơ thể.

2. Phân loại:

2.1. Thuốc khử phong thấp:

Còn gọi là các thuốc khử phong trừ thấp: Là những thuốc có khả năng phát tán phong thấp ở gần xương, cơ nhục, kinh lạc, thường dùng để trị chứng tỳ.

Các thuốc nhóm này thường có vị tân, khổ, tính ôn. Vị tân có tác dụng tán phong.

Vị khổ có tác dụng tảo thấp. Tính ôn có tác dụng tán hàn.

Theo lý thuyết Đông y: Can chủ căn, Thận chủ cốt, Tỳ chủ cơ nhục. Các thuốc khử phong thấp thường qui kinh Can, Thận, Tỳ.

Tác dụng chủ yếu là thông kinh hoạt lạc, khu phong hàn, trừ thấp, chỉ thống. Một số thuốc có tác dụng bổ can thận, cường gân cốt.

Thuốc khu phong trừ thấp dùng để giảm đau do tý chứng, đau ở chi thể, căn mạch co rút, tê dại, thắt lưng đầu gối ê ẩm, yếu mỏi.

Khi sử dụng cần lưu ý đến từng thể bệnh để lựa chọn và phối hợp thuốc:

- Nếu phong thẳng: dùng thuốc khu phong mạnh.

- Nếu hàn thẳng: dùng thuốc ôn kinh tán hàn.

- Nếu thấp thẳng: dùng thuốc táo thấp.

- Nếu nhiệt thẳng: dùng thuốc thanh nhiệt trừ thấp khu phong.

Muốn gia tăng hiệu quả điều trị, tùy chứng trội mà phối hợp thuốc:

- Nếu đau nhức căn cốt, khớp sưng nhiều: phối hợp thuốc hoạt huyết thông lạc, sẽ giúp dẫn thuốc đến các cơ quan dịch nhanh hơn.

- Phối hợp thuốc trừ phong thấp với thuốc lợi niệu để đưa thấp ra ngoài nhanh hơn, giảm bớt sưng phù tại chỗ.


- Phối hợp với thuốc kiện tỳ, vị tỳ ghét thấp và chủ về vận hóa thủy thấp.

- Trong trường hợp có teo cơ, cứng khớp, cần phải dùng thuốc bổ can huyết vì can chủ cân nuôi dưỡng cân.

- Vì thận chủ cốt tủy, nên các bệnh xương khớp mạn tính cần dùng thêm các thuốc bổ thận. Nếu lưng đau, chắn yếu do can thận hư: phối hợp thuốc bổ can thận.

- Nếu bệnh lâu ngày, huyết hư: dùng thuốc bổ khí huyết.

- Vì chứng tỳ là do phong, hàn, thấp ứ đọng ở kinh lạc, gân xương, nên cần phối hợp với các thuốc thông kinh hoạt lạc.

- Có thể dùng dạng thuốc rượu để tăng tính dẫn thuốc và giảm đau.

Do thuốc có vị cay, đắng, tính ấm nên có thể làm hao tổn âm huyết, với người có biểu hiện âm huyết hư cần thận trọng khi sử dụng.

Nhóm này bao gồm các vị thuốc: Hy thiêm, Tang chi, Tang ký sinh, Cỏ xước, Ngũ gia bì, Ké đầu ngựa, Mã tiền tử, Độc hoạt, Khương hoạt, Tần giao, Lá lốt, Mắc cở, Thiên niên kiện, Mộc qua, Phòng kỷ, Uy linh tiên…

2. Thuốc hóa thấp:

Còn gọi là thuốc phương hương hỏa thấp, vì đa số các thuốc nhóm này có mùi thơm, tính ẩm, hỏa thấp trọc ứ đọng ở trung tiêu gây trở ngại khí cơ, tỳ vận hỏa thất thường. vì có tác dụng kiện tỳ, nên còn gọi là thuốc hỏa thấp tinh tỳ, rất thích hợp để điều trị các trường hợp tỳ vị thấp khuẩn, tiêu hóa kém.

Phần lớn thuốc nhóm này có tính ôn táo, mùi thơm: ôn táo để hóa thấp, mùi thơm để kiện tỳ.

Tác dụng chủ yếu của nhóm này là: trị kém ăn, người mệt mỏi, bụng trướng đầy, nôn ói ra chất chua, nhiều đờm rãi, tiêu chảy do thấp phạm trung tiêu gây trở ngại cho sự vận hóa của tỳ (thấp khổn tỳ). Một số vị thuốc phương hương hỏa thấp được sử dụng để điều trị thử thấp, thấp ôn.

Khi sử dụng, cần lưu ý:

- Nếu là hàn thấp, gây đau bụng trên: dùng thuốc ôn trung tán hàn.

- Nếu thấp ứ đọng tại trung tiêu hỏa nhiệt: gọi là chứng thấp nhiệt; dùng thuốc thanh nhiệt tảo thấp.

- Nếu tỳ vị hư nhược: cần dùng thêm thuốc bổ ích tỳ vị.

Khi sử dụng cần lưu ý đến nguyên tắc: muốn trừ thấp phải lợi tiểu tiện để đưa thấp ra ngoài, vì vậy cần phối hợp với thuốc lợi thủy thẩm thấp.

Thuốc phương hương hỏa thấp còn gọi là phương hương hóa trọc. Phần lớn các vị thuốc có tính ôn, vị tân, táo, mùi thơm, nên đễ làm hao tổn phần khí, thương tổn phần âm. Cần thận trọng khi dùng cho người khí hư, âm hư, tân dịch suy giảm, huyết táo.

Vị thuốc thơm, dễ bay hơi, nên thường sử dụng dạng thuốc tân, hoàn, nếu sắc thì nên cho vào sau cùng để làm giảm bớt sự hao tán khí vị của thuốc.


Dược liệu nhóm này bao gồm: Hoắc hương, Hậu phác, Sa nhân, Thương truật, Bạch đậu khấu, Thảo đậu khấu, Thảo quả…


II CÁC VỊ THUỐC TIÊU BIỂU


THUỐC KHỬ PHONG THẤP


1. KÉ ĐẦU NGỰA (Thương nhĩ từ) Fructus Xanthii strumarii

Dùng quả chín phơi khô của cây Ké đầu ngựa (Xanthium strumarium L.) họ Cúc (Asteraceae).

TH-CB: Thu hoạch vào mùa thu khi quả già chín. Phơi sấy khô, khi dùng sao vàng.

TVQK: Vị ngọt, tính ấm, qui kinh Phế.

TPHH: Glycosid là xanthostrumarin, chất béo, nhựa, vitaminC, saponin, iod.

CNCT: Trừ phong thấp, thông tỵ khiếu, tiêu độc.

- Khử phong thấp, giảm đau: dùng trong các trường hợp đau khớp, chân tay tê dại, co quắp, phong hàn dẫn đến đau đầu. Phối hợp với Tang ký sinh, Ngũ gia bì.

- Tiêu độc, sát trùng: dùng trong các trường hợp phong ngứa, dị ứng. Phối hợp với kim ngân hoa, Kinh giới tuệ. Còn dùng điều trị phong hủi. Lấy lá tươi giã nát, đắp lên mụn nhọt, hoặc nấu nước rửa vết thương.

- Chống viêm: trị viêm xoang hàm, xoang mũi mạn tính. Dùng Thượng nhĩ từ 16g sao vàng tán bột, uống với nước sôi để nguội. Cũng có thể dùng Thương nhĩ tử, Bạc hà, Tế tân cho vào nước đun sôi, để xông mũi.

- Chi huyết: dùng điều trị trĩ rò chảy máu. Lấy lá Ké đầu ngựa, phơi khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 4g uống với nước cơm. Còn dùng để trị xuất huyết tử cung.

- Tán kết làm mềm các khối rắn: dùng trị bệnh bướu cổ, tràng nhạc.

LD: 6-12g

KK: Những người huyết hư, không phải phong nhiệt thì không nên dùng.

Khi dùng Thượng nhĩ từ kiêng ăn thịt heo, thịt ngựa.


2. ĐỘC HOẠT

Radix Angelicae pubescentis

Dùng rễ của nhiều loại Độc hoạt như (Angelica pubescens Maxim, Heracleum hemslesyanum Maxim, hoặc Aralia cordata Thunb.), họ Hoa tán (Apiaceae)


TH-CB: Thu hoạch vào mùa thu, mùa xuân, đào lấy rễ rửa sạch sấy khô. Khi dùng ủ mềm thái phiến.

TVQK: Vị cay, tính ấm, quy kinhCan, Thận.

TPHH: Tinh dầu.

CNCT: Khử phong trừ thấp, chỉ thống.

- Khử phong: dùng trong các bệnh phong hàn thấp tý, đầu thống, đau nhức thắt lưng, đầu gối, tê liệt cơ thể.

- Chỉ thống: dùng giảm đau trong các bệnh đau nhức xương khớp, phối hợp với Ngưu tất, Phòng kỷ, Đỗ trọng, Phụ tử.

LD: 8-12g

KK: những người âm hư, hỏa vượng, huyết hư không nên dùng.


3. KHƯƠNG HOẠT Radix Gentianae macrophyllae

Dùng rễ của cây Tần giao (Gentiana macrophylla Pall.) họ Long đờm (Gentianaceae)

TH-CB: Thu hoạch vào mùa xuân, thu, đào lấy rễ, rửa sạch phơi sấy khô.

TVQK: Vị đắng, cay, tính hơi hàn, quy kinh Vị, Can, Đởm.

TPHH: Alkaloid là justixin, tinh dầu.

TDDLHĐ: Có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm, chống quá mẫn trên động vật thí nghiệm, Alkaloid có tác dụng an thần, gây ngủ, kích thích bài tiết nội tiết tố tuyến thượng thận.

CNCT: Trừ phong thấp, thanh nhiệt thấp.

- Khử phong thấp, hoạt huyết, chỉ thống: dùng trị chứng phong do thấp nhiệt, đau nhức cơ nhục xương khớp, phối hợp với Tanh ký sinh, Kê huyết đăng.

- Thanh hư nhiệt, trừ phiền: dùng trị chứng âm hư sinh nội nhiệt, đau nóng âm ỉ trong xương, sốt về chiều, đau đầu, hàn nhiệt vãng lai, trẻ em cam tích phát sốt.

- Lợi đại tiện: dùng trị vàng da.

LD: 4-12g

KK: thuốc có tính hàn, dùng lâu gây tổn thương tỳ vị, tiêu chảy.


5. LÁ LỐT Herba Piperis lolot


Dùng toàn cây cả rễ khô hoặc tươi của cây Lá lốt (Piper lolot C. DC.) họ Hồ tiêu (Piperaceae).

TH-CB: Thu hái quanh năm, lúc trời khô ráo, cắt lấy cây, bỏ rễ, rửa sạch, phơi hay sấy nhẹ đến khô.

TVQK: Vị cay, mùi thơm, tính ấm, quy kinh Tỳ, Phế.

TPHH: Tinh dầu.

CNCT: Ôn trung tán hàn, hạ khí, kiện tỳ.

- Khử phong: dùng trị phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê dại.

- Kiên vị trừ thấp: dùng khi rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, tiểu ít và khó, thận và bàng quang lạnh.

- Tiêu viêm chỉ thống: dùng khi đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi.

LD: 8-12g

KK: những người vị nhiệt, táo bón không dùng.


THUỐC HÓA THẤP


1. THƯƠNG THUẬT Radix Atratylodis

Dùng rễ cay Mao thương truật (Atractylodes lancea Thunb.), hoặc cây Bắc thương truật (Atractylodes chinensis (DC) Koidz.) họ Cúc (Asteraceae).

TH-CB: Thu hoạch vào mùa xuân, thu, đào lấy thân rễ, rửa sạch, thái phiến, phơi sấy khô. Khi dùng sao cám (10kg Thương truật dùng 1kg cám)

TVQK: Vị đắng, cay, tính ấm, quy kinh Tỳ, Vị, Can.

TPHH: Tinh dầu.

CNCT: Trừ thấp, kiện tỳ, khu phong tán hàn, minh mục

- Ráo thấp, kiện tỳ: trị thấp khuẩn ở tỳ vị, bụng trướng đầy, buồn nôn, ăn uống không tiêu, phối hợp Hậu phác.

- Trừ phong thấp: dùng trong các trường hợp phong thấp, tê dại, xương cốt đau nhức, đau khớp. Thường phối hợp với Phòng phong, Cẩu tích, Độc hoạt.

- Thanh can, sáng mắt: dùng trị mắt mờ, quáng gà (dạ manh).

LD: 4-12g

KK: Do thương truật có tính phát hãn, những người âm hư, có nhiệt, tân dịch khô liệt, táo kết, huyết áp cao, nhiều mồ hôi không nên dùng.


Qua sử dụng lâm sàng, người ta thấy rằng Thương truật sống có tác dụng ráo thấp mạnh. Thương truật sao, tính ráo yếu đi, vì thế những người thấp nhẹ dùng Thương truật rửa sạch, ngâm nước gạo, thái phiến, sao vàng.


2. HẬU PHÁC (Lý khí)


3. HOẮC HƯƠNG Herba Pogostimonis

Dùng bộ phận trên mặt đất của cây Hoắc hương (Pogostemon cablin (Blanco) Benth.) họ Hoa môi (Lamiaceae).

TH-CB: Thu hoạch khi cây có cành lá xum xuê, cắt lấy phần thân cây trên mặt đất, rửa sạch, cắt đoạn ngắn, phơi hay sấy nhẹ đến khô.

TVQK: Vị cay, đắng, tính hơi ấm, quy kinh Vị, Đại tràng.

TPHH: Tinh dầu.

TDDLHĐ: Thuốc có tác dụng trấn tĩnh thần kinh vị tràng, xúc tiến sự bài tiết dịch vị và tăng cường công năng tiêu hóa.

CNCT: Phương hương hóa trọc, khai vị, chi ấu, giải biểu, giải thử.

- Giải cảm nắng, hỏa thấp: dùng trong bệnh cảm nắng mùa hạ, thường phối hợp với Tử tô, Mần tưới.

- Thanh nhiệt ở tỳ vị: dùng trong các trường hợp đầy bụng, trướng bụng, ăn uống không tiêu hoặc ợ chua, miệng hôi, đau bụng, đi tả. Có thể dùng bài Hoắc hương chính khí tán.

- Hỏa vị, chi ẩu: dùng trị đau bụng do hàn, nôn mửa ra nước kèm theo tiết tả, hoặc thượng thổ hạ tả. Dùng phương thuốc trên và gia Bán hạ chế.

LD: 6-12g

KK: người âm hư, vị trường uất nhiệt, nhưng không có thấp chứng thì nên không dùng.


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Chọn một câu trả lời đúng nhất.

1. Quả cây Ké đầu ngựa còn có tên gọi là:

A. Kha tử B. Ngũ bội tử C. Thương nhĩ tử D. Tô tử E. La bạc

tử

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2023