Trình Bày Được Tên Việt Nam Của Các Vị Thuốc Lý Khí


2. Bá tử nhân thuộc nhóm thuốc:

A. bình can tức phong B. dưỡng tâm an thần C. trọng trấn an thần

D. khai khiếu tinh thần E. bình can hạ áp.

3. Bộ phận dùng làm thuốc của Vông nem là:

A. lá B. thân C. hoa D. quả E. toàn cây

4. Bộ phận dùng làm thuốc của Viễn chí là:

A. lá B. thân C. hoa D. quả E. rễ bỏ lõi

5. Bá tử nhân là:

A. Nhân hạt của cây Trắc bá B. Nhân hạt của cây Táo ta

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

C. Nhân hạt của quả Hạnh D. Nhân hạt của quả Mơ

E. Nhân hạt của quả Keo dậu

Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 16

6. Toan táo nhân là:

A. Nhân hạt của cây Trắc bá B. Nhân hạt của cây Táo ta

C. Nhân hạt của quả Hạnh D. Nhân hạt của quả Mơ

E. Nhân hạt của quả Keo dậu

7. Khi dùng làm thuốc an thần cần chế biến Toan táo nhân bằng cách:

A. Sao vàng B. Sao qua C. Sao đen D. Sao cháy E. Không chế.

8. Khi dùng làm thuốc an thần cần chế biến Bá tử nhân bằng cách:

A. Sao vàng B. Sao qua C. Sao đen D. Sao cháy E. Không chế.

9. Do có chứa nhiều chất béo nên Bá tử nhân không dùng cho người:

A. Táo bón, trĩ B. Tâm thần bất an C. Hồi hộp hay quên

D. Tiêu chảy, nhiều đờm E. Cholesterol máu cao.

10. Khi chế biến Viễn chí nên lưu ý:

A. không dùng dụng cụ bằng đất B. không dùng dụng cụ bằng nhôm

C. không dùng dụng cụ bằng sắt D. không dùng dụng cụ bằng inox

E. không dùng dụng cụ bằng đồng.


VI. NHÓM THUỐC LÝ KHÍ

MỤC TIÊU:

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:

1. Trình bày được tên Việt Nam của các vị thuốc lý khí

2. Trình bày đúng bộ phận dùng của các vị thuốc lý khí

3. Liệt kê được công năng, chủ trị của các vị thuốc lý khí.


NỘI DUNG

I. ĐẠI CƯƠNG:

1. Định nghĩa:

Thuốc lý khí là những thuốc có tác dụng điều hòa phần khí trong cơ thể, dùng để điều trị các chứng bệnh thuộc về khí, như can khí uất kết, tỳ vị khí trệ, phế khí trưởng nghịch, sán khí, thổng khí, có biểu hiện: kinh nguyệt không đều, có kinh đau bụng, đau dạ dày, ho đờm, thoát vị, mệt mỏi, vô lực.

2. Phân loại:

2.1. Thuốc hành khí:

Thuốc hành khí là những thuốc có tác dụng thuận khí, giúp khí và huyết lưu thông, dùng trị các chứng khí trệ, khí uất, khí nghịch, bế chứng.

Tác dụng chủ yếu của thuốc hành khí là điều hòa sự vận hành của khí huyết, làm khoan khoái lồng ngực, giải uất, giảm đau, kiện vị.

Tùy theo cường độ tác dụng, có thể chia thuốc hành khí làm 3 nhóm: hành khí giải uất, phá khí giáng nghịch, thông khí khai khiếu.

a. Thuốc hành khí giải uất:

Là những thuốc dùng khi khí hành khó khăn, khiến huyết ứ gây đau đớn (vì khí hành huyết, khí tắc huyết trệ, huyết trệ gây đau).

Tác dụng chính của nhóm này là làm cho tuần hoàn khí huyết thông lợi, giảm đau, giải uất kết. Sử dụng khi tỳ vị yếu, khí trệ, gây đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, buồn nôn, đại tiện khó; can khí, đờm khí uất kết, khiến tinh thần uất ức, hay cáu gắt, thở dài, đau tức hạ sườn; hoặc kinh nguyệt không đều, thông kinh, bế kinh…

Nhóm này bao gồm: Hương phụ, Trần bì, Hậu phác, Uất kim, Mộc hương, Sa nhân, Bạch đậu khấu…

b. Thuốc phá khí giáng nghịch:


Loại thuốc này dùng khi khí trệ với mức độ lớn hơn. Khí huyết lưu thông khó khăn, thường bị tích lại thành khối cục. Thuốc có tính chất mạnh hơn loại hành khí giải uất, đồng thời có tác dụng hạ khí giáng nghịch.

Dùng trong trường hợp phế khí không thông, gây ho suyễn khó thở, tức ngực; hoặc can khi phạm vi gây nôn nấc; đau vùng thượng vị, đầy chướng, ợ hơi, hoặc khí kết không tan lâu ngày gây đầy trướng bụng ngực, cơ cứng thành bụng, đau nóng vùng bụng.

Nhóm này bao gồm: Chí thực, Chí xác, Thanh bì, Trầm hương, Thị đế..

2.2. Thuốc bổ khí (thuốc bổ dưỡng)

3. Công năng chủ trị chung:

3.1. Theo y học cổ truyền:

Thuốc hành khí có tác dụng hành khí giải uất, giáng khí, ôn trung, kiện tỳ, chỉ thống.

3.2. Theo hiện đại:

Thuốc hành khí đa số có chứa tinh dầu có tác dụng kích thích vị tràng, tăng tiết dịch điều hòa, bài trừ bí tích trong ruột, ngoài ra còn có tác dụng chữa đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy.


II. CÁC VỊ THUỐC TIÊU BIỂU


THUỐC HÀNH KHÍ GIẢI UẤT


1. UẤT KIM (Radix Curcumae longae)

Là củ nhánh của cây Nghệ (Curcuma longa L.) họ Gừng (Zingiberaceae).

TH-CB: thu hái tháng 11-12, bỏ thân và lá. Phơi hay sấy khô. TVQK: vị cay, đắng, tính hàn, qui kinh Can, Tâm, Đởm, Phế. TPHH: chất màu (cureumin), tinh dầu, tinh bột.

TDDLHĐ : Uất kim kích thích bài tiết dịch mật.

CNCT: hành khí giải uất, hành huyết phá ứ, thông kinh chí thống.

- Hành khí, hành huyết: dùng trị các bệnh khí huyết trệ, ngực bụng đầy trướng, đau bụng kinh.

- Thư can, lợi mật: dùng trị bệnh can đờm khí trệ, ngực sườn căng đau, trướng đầy.


- Chí huyết: dùng khi chảy máu cam, thổ huyết, hoặc các bệnh vừa ứ huyết, vừa xuất huyết.

- Thanh can lợi thấp: dùng trị viêm gan hoàng đàn, cứng gan, viêm túi mật, sỏi mật.

- Hóa đờm, giải uất: dùng trị chứng đờm đục, thần trí không minh mẫn, động kinh, điên giản, tinh thần phân liệt.

LD: 8-12g

KK: âm hư không ứ trệ không dùng. Uất kim kỵ Đinh hương.


2. TRẦN BÌ Pericarpium Citri reticulatae perenne

Lá vỏ quả chín phơi hoặc sấy khô và để lâu năm của cây Quít (Citrus reticulata Blanco.) Họ Cam quít (Rutacea)

TH-CB: thu hoạch để từ mùa đông năm trước đến mùa xuân năm sau, hái quả chín, bóc vỏ phơi hay sấy nhẹ đến khô.

TVQK: vị đắng, cay, tính ấm, qui kinh Tỳ, Phế.

TPHH: tinh dầu, hesperidin, vitamin A,B.

TDDLHĐ:Tinh dầu Trần bì có tác dụng kích thích vị tràng, tăng tiết dịch tiêu hóa, bài trừ bí tích trong ruột, trừ đờm. Hesperidin có tác dụng trừ đờm và kéo dài tác dụng của chất corticoid, duy trì tính thẩm thấu của mạch máu một cách bình thường, giảm tính giòn của mạch máu.

Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Xuân Sinh và Hoàng Kim Huyền, Trần bì sống, Trần bì chế và tinh dầu đều có tác dụng chống ho, trừ đờm trên động vật thí nghiệm, trong đó Trần bì vi sao có tác dụng tốt hơn.

CNCT: Hành khí kiện tỳ, táo thấp hóa đờm, ôn vị chi ẩu, lý khí điều trung.

- Hành khí, hòa vị: dùng trị chứng đau bụng do hàn.

- Chỉ ẩu, chỉ tả: dùng khi bụng ngực đầy trướng, ợ hơi, buồn nôn, hoắc loạn (thượng thổ hạ tá), dùng Trần bì 12g, Sinh khương 8g, sắc uống.

- Hóa đờm, ráo thấp, chỉ khái: dùng trị các chứng bí tích, bứt rứt trong ngực, viêm khí quản mạn tính. Dùng bài Nhị trần thang: Trần bì 8g, Bán hạ, Phục linh, mỗi thứ 12g, Cam thảo 4g, sắc uống.

LD: 4-12g

KK: Những người ho khan, âm hư, không có đờm không nên dùng.


3. HẬU PHÁC Cortex Magnoliae officinalis


Dùng vỏ thân của cây Hậu phác (Magnolia officinalis Rehd. Et Wils.), họ Mộc lan (Magnoliaceae).

TH-CB: thu hái từ tháng 4-6 bóc lấy vỏ rễ, vỏ thân và vỏ cành, phơi âm can, vỏ đã khô cho vào nước sôi đun qua, vớt ra chất đống, để nơi ấm cho ra mồ hôi, đến khi mặt trong vỏ biến thành màu nâu, đồ mềm, cuộn thành ống, phơi khô.

TVQK: vị đắng, cay, tính ấm, quy kinh Tỳ, Vị, Phế, Đại trường.

TPHH: magnolola, tinh dầu.

TDDLHĐ: nước sắc Hậu phác có tác dụng ức chế cẩu khuẩn viêm phổi, liên cầu khuẩn nhóm A, liên cầu khuẩn nhóm B, trực khuẩn lỵ, thương hàn, phó thương hàn, tụ cầu vòng, hoắc loạn khuẩn.

CNCT: hành khí, giáng khí, táo thấp tiêu đờm

- Hành khí hỏa thấp: trị bệnh thấp khuẩn (thấp ẩn náu, ẩn khuất) ở tỳ vị gây tổn thương trung tiêu, đầy trướng khó tiêu, nôn mửa, thượng vị bí tức, tiết tả. Phối hợp với Thương truật, Trần bì. Nếu khí trệ, thức ăn bị lưu tích trong bụng, bụng ấn đau cứng, đại tiện bí kết thì phối hợp Chỉ thực, Đại hoàng.

- Hạ khí, bình suyễn: dùng trị đờm đặc ngưng trệ, làm tắc cổ họng, khí ở phế không thông, khó thở, tức ngực, kèm theo ho, hen suyễn tức. Có thể phối hợp Bán hạ chế, Hạnh nhân.

- Thanh tràng, chí lỵ: dùng khi hoắc loạn, kiết lỵ.

- Giải cảm, trị sốt rét.

LD: 4-12g

KK: người tạng nhiệt, tân dịch không đủ, nguyên khí kém, phụ nữ có thai không dùng.

Dùng thuốc có Hậu phác kiêng ăn Đậu, không dùng chung với Trạch tả, Hàn thủy thạch, Tiêu thạch.

Nụ hoa Hậu phác phơi sấy khô có vị đắng, tinh hơi ôn. Có công năng lý khí, hỏa thấp. Chủ trị thượng vị bĩ tức, chán ăn, đầy trướng. Mỗi ngày dùng 3-9g, dạng thuốc sắc.


4. MỘC HƯƠNG Radix Saussureae lappae

Dùng rễ của cây Vân mộc hương (Saussurea lappa Clarke.), họ Cúc (Asteraceae).

TH-CB: Đảo rễ, bó rễ con, bỏ cả vỏ ngoài (lớp bần) cắt thành khúc dài từ 5-15cm, phơi sấy nhẹ đến khô.

TVQK: vị cay, đắng, tính ấm, qui kinh Tỳ, Vị, Đại trường.


TPHH: Tinh dầu, alkaloid

TDDLHĐ: Vân mộc hương có tác dụng giảng áp.

CNCT: hành khí điều trung, kiện tỳ hỏa vị, khai uất chỉ thống, giải độc, lợi tiểu.

- Hành khí, chỉ thống: dùng khi can, tỳ, vị khí trệ, ngực bụng đầy trướng, đau bụng, tiêu chảy.

- Bình can, giảng áp: dùng khi can đờm cường thịnh gây cao huyết áp.

LD: 4-12g

KK: người khí yếu, huyết hư, táo bón không nên dùng. Người âm hư dùng thận trọng. Mộc hương kỵ lửa.


THUỐC PHÁ KHÍ GIÁNG NGHỊCH


1. CHỈ THỰC Fruetus Aurantii immaturus

Là quả non tự rụng của cây cam chua (Citrus aurantium L.) hoặc cây cam ngọt (Citrus sinensis Osbeck.) Họ Cam quýt (Rutaceae).

TH-CB: thu hái vào tháng 5-6, thu nhặt những quả tự rụng, bổ đôi theo chiều ngang những quả có đường kính trên 1cm, quả nhỏ hơn để nguyên, phơi sấy nhẹ đến khô.

TVQK: vị đắng, cay, chua, tính ấm, qui kinh Tỳ, Vị.

TPHH: Alkaloid, glycosid, saponin.

TDDLHĐ: Chỉ thực có tác dụng làm hưng phấn tử cung, tăng trương lực co bóp tử cung, tăng nhu động dạ dày, ruột cô lập của chuột. Khi tiêm nước sắc Chỉ thực cho chó đã gây mê, có tác dụng làm tăng huyết áp, thu nhỏ dung tích thận, kháng niệu. Nước sắc Chỉ thực khi sử dụng nồng độ thấp (# 2%) làm tăng co bom tiêm ếch, nếu dùng nồng độ 50% thì lại làm giảm co bóp.

CNCT: phá khí, tiêu tích, hỏa đờm, chỉ thống.

- Phá khí tiêu tích: dùng trong bệnh ngực bụng đầy trướng, đại tiện bí kết, tỳ hư, ứ trệ, ăn uống không tiêu, kiết lỵ, lâu ngày.

- Chỉ thống: dùng khi mắc bệnh thương hàn mà hông còn nhức đau. Dùng Chỉ thực sao cảm hoặc sao bột mì, tán nhỏ, mỗi lần uống 8g, sau bữa ăn. Nếu có đầy tức thì dùng thêm Bính lang đồng lượng, tán mịn, ngày dùng 4-12g.

- Hóa đờm trừ báng bĩ: dùng khi ho nhiều đờm, đờm ngưng trệ ở lồng ngực, gây đầy tức, khó thở.

LD: 4-12g

KK: phụ nữ có thai, người suy nhược không dùng.


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Chọn một câu trả lời đúng nhất.

1. Hương phụ được xếp vào nhóm thuốc:

A. hành khí giải uất B. phá khí giáng nghịch C. giáng khí

nghịch

D. bổ khí kiện vị E. lý khí lý huyết.

2. Trần bì được xếp vào nhóm thuốc:

A. hành khí giải uất B. phá khí giáng nghịch C. giáng khí

nghịch

D. bổ khí kiện vị E. lý khí lý huyết.

3. Bộ phận dùng làm thuốc của Hậu phác là:

A. Vỏ rễ B. Vỏ thân C. Rễ D. Vỏ quả E.

quả

4. Uất kim là vị thuốc lấy từ:

A. Củ nhánh cây Gừng B. Củ nhánh cây Nghệ C. Củ già cây Nghệ

D. Củ già cây Gừng E. Củ non cây Riềng.

5. Giống như Khương hoàng, Uất kim có tác dụng:

A. Lợi mật, chữa viêm gan hoàng đản B. Lợi tiểu, chữa tiểu gắt, tiểu

buốt kinh


C. Thư cân, chữa đau nhức phong thấp D. Giảm đau, chữa đau bụng


E. Hạ nhiệt, chữa sốt cao.

6. Tinh dầu, Trần bì có tác dụng:

A. Chống ho, trừ đờm B. Chống dị ứng, mẩn ngứa C. Giải cảm, trừ

hàn

D. Lợi tiểu, tiêu viêm E. Thanh tâm, thoái nhiệt.

7. Vị thuốc nào sau đây có tác dụng hành khí giải uất:

A. Quế chi B. Xuyên tâm liên C. Hương phụ D. Lá lốt E. Chỉ

thực.

8. Vị thuốc nào sau đây có tác dụng phá khí giáng nghịch:

A. Quế chi B. Xuyên tâm liên C. Hương phụ D. Lá lốt E. Chỉ

thực.

9. Bộ phận dùng làm thuốc của Chỉ thực là:

A. Quả non B. quả già C. quả chín D. vỏ quả xanh E. quả bánh tẻ.


10. Uất kim thuộc nhóm thuốc:

A. hành khí giải uất B. phá khí giáng nghịch C. giáng khí

nghịch

D. bổ khí kiện vị E. lý khí lý huyết.

11. Thuốc có tác dụng điều hòa phần khí trong cơ thể là thuốc:

A. Lý huyết B. Hoạt huyết C. Hành khí D. Lý khí E. Bổ

khí

12. Thuốc có tác dụng thuận khí, giúp khí và huyết lưu thông là thuốc:

A. Lý huyết B. Hoạt huyết C. Hành khí D Lý khí E. Bổ

khí

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 01/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí