Trình Bày Được Tên Việt Nam Của Các Vị Thuốc An Thần


TDDLHĐ: Alcaloid của Bách bộ có khả năng làm giảm sự hưng phấn của trung khu hô hấp, do đó có tác dụng trị ho. Dịch chiết Bách bộ có tác dụng kháng khuẩn mạnh, đặc biệt có tác dụng ức chế hoàn toàn vi trùng lao.

CNCT: Ôn phế chỉ khái, hạ khí, sát trùng.

- Tuyên phế: dùng khi bị nhiễm phong hàn khiến phế khí ngưng trệ, gây ho, ngạt mũi, khan tiếng, tức ngực.

- Ôn phế chỉ khái: dùng trị ho lâu ngày do viêm khí quản, ho gà, lao hạch, viêm họng. Có thể dùng Bách bộ bỏ vỏ, giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa với mật ong để trị chứng ho nhiều ở trẻ em.

- Thanh tràng: dùng trị chứng viêm đại tràng mãn tính.

- Sát trùng: trị giun đũa, giun kim, sắc 40g Bách bộ, lấy dịch đặc (10-20ml), bơm thụt hậu môn trước khi đi ngủ, làm liền 2-3 tối, dùng dung dịch cồn 20% hoặc nước sắc 50% để diệt chấy rận, trị chàm lở.

LD: 4-24g

KK: những người tỳ vị hư yếu, tiêu chảy không dùng.


3. HÚNG CHANH (Herba Colei amboinici)

Dùng lá và cành non tươi của cây Húng chanh (Coleus amboinicus Lour.), họ Hoa môi (Lamiaceae).

TVQK: vị cay hơi chua, mùi thơm, tính ấm, quy kinh Can, Phế.

TPHH: trong Húng chanh có chất màu đỏ là colein, tinh dầu mùi thơm nhẹ có thành phần chủ yếu là cacvacrol.

CNCT: lợi phế chỉ khái, phát hãn thoái nhiệt, tiêu độc

- Chỉ khái: trị ho, viêm họng, dùng lá tươi ép lấy nước pha chút muối ăn mà uống. Với trẻ nhỏ có thể cho uống dịch nước cất lá Húng chanh để trị ho.

- Phát hãn thoái nhiệt: trị sốt cao, không ra mồ hôi

- Tiêu độc: Giã đắp vết thương do côn trùng cắn.

LD: 10-16g/ngày.


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Chọn một câu trả lời đúng nhất

1. Vị thuốc nào dưới đây có thuộc nhóm thanh hóa đờm nhiệt?


A. Bán hạ B. Mạch môn C. Tạo giác D. Hạnh nhân E. Cát

cánh

2. Vị thuốc nào dưới đây có thuộc nhóm ôn hòa hàn đờm?

A. Bán hạ B. Mạch môn C. Tạo giác D. Hạnh nhân E. Cát

cánh

3. Vị thuốc nào dưới đây có thuộc nhóm ôn phế chỉ khái?

A. Bán hạ B. Mạch môn C. Tạo giác D. Hạnh nhân E. Cát

cánh

4. Bộ phận dùng làm thuốc của Mạch môn là:

A. Rễ củ B. nụ hoa C. cành mang hoa D. cánh hoa E. lá và

hoa

5. Bộ phận dùng làm thuốc của Cát cánh là:

A. Rễ B. nụ hoa C. cành mang hoa D. cánh hoa E. lá và

hoa

6. Bộ phận dùng làm thuốc của Bách bộ là:

A. Rễ củ B. nụ hoa C. rễ D. cánh hoa E. lá và

hoa

7. Bộ phận dùng làm thuốc của Thiên môn là:

A. Rễ củ B. nụ hoa C. rễ D. cánh hoa E. lá và

hoa

8. Bộ phận dùng làm thuốc của Bán hạ là:

A. Rễ củ B. nụ hoa C. rễ D. cánh hoa E. lá và

hoa

9. Bộ phận dùng làm thuốc của Húng chanh là:

A. Rễ củ B. nụ hoa C. Toàn cây D. Lá E. lá và

hoa

10. Công năng chủ trị Thiên môn là:

A. Thanh phế chỉ khái B. Ôn phế chỉ khái C. Hóa đờm chỉ khái

D. Ôn hỏa hán đờm E. Thanh hóa nhiệt đờm.

11. Tác dụng chính của Mạch môn là:


A. Thanh hóa nhiệt đờm.

B. Ôn hỏa hán đờm

C. Thanh phế chỉ khái

D. Ôn phế chỉ khái

E. bình suyễn.


12. Tác dụng chính của Bán hạ là:



A. Thanh hóa nhiệt đờm.

B. Ôn hỏa hán đờm

C. Thanh phế chỉ khái

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 15


D. Ôn phế chỉ khái E. bình suyễn.

13. Tác dụng chính của Hạnh nhân là:

A. Thanh hóa nhiệt đờm. B. Ôn hỏa hán đờm C. Thanh phế chỉ khái

D. Ôn phế chỉ khái E. bình suyễn.

14. Ngoài tác dụng ôn phế chỉ khái Hạnh nhân còn có tác dụng:

A. Đại tiện do nhiệt B. Trị giun đũa, giun kim C. Chữa nôn

mửa

D. Bổ âm, sinh tân E. Chữa chảy máu cam, ho ra máu.

15. Ngoài tác dụng ôn phế chỉ khái Bách bộ còn có tác dụng:

A. Đại tiện do nhiệt B. Trị giun đũa, giun kim C. Chữa nôn

mửa

D. Bổ âm, sinh tân E. Chữa chảy máu cam, ho ra máu.

16. Ngoài tác dụng ôn hỏa hàn đờm Bán hạ còn có tác dụng:

A. Đại tiện do nhiệt B. Trị giun đũa, giun kim C. Chữa nôn mửa do khí

nghịch

D. Bổ âm, sinh tân E. Chữa chảy máu cam, ho ra máu.

17. Ngoài tác dụng thanh hỏa nhiệt đờm Thiên môn còn có tác dụng:

A. Đại tiện do nhiệt B. Trị giun đũa, giun kim C. Chữa nôn

mửa

D. Bổ âm, sinh tân E. Chữa chảy máu cam, ho ra máu.

18. Không dùng Thiên môn, Mạch môn cho người:

A. Âm hư, dương thịnh B. Dương suy, âm thịnh C. Tỳ vị hư hàn

D. Người có thai E. trẻ con dưới 1 tuổi.

19. Húng chanh có tác dụng:

A. hạ sốt, trị cảm B. Tiêu chảy C. trị sốt rét

D. trị giun sán E. trị âm hư.

20. Thuốc trị ho thường qui vào kinh:

A. Tỳ B. Vị C. Đại trường D. Phế E. Thận.

21. Thuốc có vị cay, tính ấm, nóng, bản chất khô táo, dùng với chứng đờm hàn, đờm thấp là thuốc:

A. Thanh hóa nhiệt đờm. B. Ôn hỏa hán đờm C. Thanh phế chỉ khái

D. Ôn phế chỉ khái E. bình suyễn.

22. Thuốc có tính hàn, lương, dùng điều trị chứng đờm hỏa thấp nhiệt:


A. Thanh hóa nhiệt đờm. B. Ôn hỏa hán đờm C. Thanh phế chỉ khái

D. Ôn phế chỉ khái E. bình suyễn.

23. Thuốc có tác dụng cắt hoặc giảm cơn ho, khó thở là thuốc:

A. Thanh hóa nhiệt đờm. B. Ôn hỏa hán đờm C. Thanh phế chỉ khái

D. Ôn phế chỉ khái E. bình suyễn.


V NHÓM THUỐC AN THẦN

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:

1. Trình bày được tên Việt Nam của các vị thuốc an thần

2. Trình bày đúng bộ phận dùng của các vị thuốc an thần.

3. Liệt kê được công năng, chủ trị của các vị thuốc an thần.


NỘI DUNG:

I. ĐẠI CƯƠNG

1. Thuốc an thần:

Thuốc an thần là những thuốc có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bình can, tiềm dương. Dùng trong các trường hợp âm hư, huyết hư, tỳ hư không nuôi dưỡng được tâm, nên tâm không tàng thần, hoặc âm hư không nuôi dưỡng được can âm, can dương vượng lên, khiến thần chí không ổn định.

Thuốc an thần dùng thích hợp với những bệnh tim loạn nhịp, mất ngủ, cuồng phiền, bệnh thường do chức năng thần kinh, chức năng tạng tâm mất thăng bằng. Trong khi dùng thuốc, tùy theo tình hình cụ thể mà phối hợp với các thuốc khác cho thích hợp. Ví dụ: nếu tâm hỏa cường thịnh thì phối hợp với thuốc tà hỏa, nếu đờm nhiều thì phối hợp với thuốc hóa đờm, âm hư huyết thiếu thì phối hợp thuốc bổ huyết. Các vị thuốc an thần có khuynh hướng trầm giáng, trấn nghịch nên còn gọi là thuốc trấn kinh hay thuốc trọng trấn an thần.

Tùy theo cường độ tác dụng, có thể chia thuốc an thần thành 2 loại:

- Dưỡng tâm an thần: thường là những thảo mộc có thể chất nhẹ, tác dụng dưỡng tâm, bổ can huyết, tạo giấc ngủ sinh lý, dùng cho chứng hư. Các thuốc thuộc nhóm này là Toan táo nhân, Bá tử nhân, Vông nem, Viễn chí, Lạc tiên, Liên tâm, Bình vôi…

- Trọng trấn an thần: thường là các loại khoáng vật hoặc thực vật có tỷ trọng nặng, tác dụng tiết giáng, trấn tĩnh, dùng cho chứng thực. Các vị thuốc thuộc nhóm này là Chu sa, Thần sa, Long cốt…

2. Tác dụng chung:

2.1. Theo y học cổ truyền:

Thuốc dưỡng tâm an thần có tác dụng dưỡng tâm huyết và can huyết, hồi phục chức năng tâm tàng thần, can định chí, dùng trị các chứng mất ngủ, hồi hộp, vật vã, hoảng sợ, ra mồ hôi trộm…

2.2. Theo hiện đại: Thuốc an thần có tác dụng trấn tĩnh gây ngủ, chống lo âu, hồi hộp.


3. Chú ý khi sử dụng:

Trong trường hợp mất ngủ, tùy theo nguyên nhân mà cần phối hợp với các thuốc trị nguyên nhân: nếu có sốt cao, cần phối hợp thuốc thanh nhiệt tả hỏa, lương huyết; nếu do can phong nội động, phong vượt lên gây nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, thì thêm thuốc bình can tức phong; nếu do âm hư, huyết hư, tỳ hư không nuôi dưỡng được tâm huyết thì thêm thuốc tư âm, bổ huyết, kiện tỳ.


II. CÁC VỊ THUỐC TIÊU BIỂU


1. TOAN TÁO NHÂN (Semen Ziziphi mauritianae)

Dùng nhân hạt của cây Táo (Zizyphus mauritiana Lamk.), họ Táo ta (Rhamnaceae).

TH-CB: thu hoạch vào cuối thu đến mùa xuân năm sau, bỏ thịt quả, lấy hạch cứng phơi khô, xay vỡ vỏ hạch cứng, sàng lấy hạt, phơi sấy khô, sao đen.

TVQK: vị chua, tính bình, qui kinh Tâm, Can, Đờm.

TPHH: saponin, betulin, vitaminC

TDDLHĐ: nước sắc Toan táo nhân, liều 2,5g/kg và 5g/kg, có tác dụng trấn tĩnh và gây ngủ đối với chuột cống, kéo dài giấc ngủ do barbituric gây ra. Còn có tác dụng giảm đau hạ nhiệt, đối kháng với những cơn co giật do strichnin gây ra. Khi tiêm phúc mô dịch chiết cồn (liều 5g/kg) sẽ nâng cao tỷ lệ sống của chuột bị bỏng và kéo dài thời gian sống. Cho chuột ăn Toan táo nhân sao chín mỗi ngày, liều 20-30g/kg, có tác dụng ức chế cao huyết áp do thận ở chuột cống.

CNCT: dưỡng tâm an thần, bổ can đờm, liễm hãn.

- Tĩnh tâm, an thần: trị âm huyết không đủ, tâm thần bất an, tim đập hồi hộp, mất ngủ, chóng mặt, dùng bột Toan táo nhân sao cháy 2-4g, thần kinh suy nhược do âm dương đều hư dùng Toan táo nhân sao 8g, lá Vông, Thục địa, Trâu cỏ mỗi thứ 20g, Long nhãn, Đỗ trọng mỗi thứ 16g, Kim anh, Khiếm thực, Ba kích mỗi thứ 12g.

- Bổ can thận, nhuận huyết, sinh tân dịch: dùng khi âm hư, ra mồ hôi trộm, hao tổn tân dịch

LD: 3-6g (Sinh táo nhân), 4-12g (Hắc táo nhân).

KK: những người đang bị sốt, cảm nặng thực tà uất hỏa không nên dùng.

Chú ý:

- Lá táo: dùng để trị ho, hen, viêm phế quản, khó thở, dùng ngoài trị sang lở, mụn nhọt, trừ mủ (có trong thành phần cao dán nhọt).

- Vỏ thân cây Táo dùng trị bỏng; Vỏ rễ có thể dùng để trị hắc lào.


2. BÁ TỬ NHÂN (Semen Biotae)

Là hạt của cây Trắc bá (Biota orientalis (L) Endl.), họ Trắc bá (Cupressaceae).

TVQK: vị ngọt, tính bình, qui kinh Tâm, Vị

TPHH: chất béo, saponin.

TDDLHĐ: Bá tử nhân có tác dụng chỉ khái trừ đờm, ức chế tụ cẩu trùng, trực khuẩn thương hàn, lỵ…

CNCT: an thần dưỡng khí, bổ tâm tỳ, nhuận huyết bổ huyết, nhuận trường.

- Dưỡng tâm, an thần: dùng trị chứng tâm phiền hồi hộp, ra nhiều mồ hôi, mất ngủ, hay chiêm bao, hay quên, phối hợp với Táo nhân, Viễn chí.

- Nhuận tràng, thông tiện: dùng khi táo bón, trĩ, bí kết, đại tiện ra máu, phối hợp với Chút chít.

- Giải kinh: dùng trị kinh gián hoặc các chứng khóc đêm của trẻ em.

LD: 4-12g, khi dùng sao qua

KK: Người tiêu chảy, nhiều đờm không dùng Bá tử nhân.


3. VÔNG NEM (Hải đồng) Folium Erythrinae

Dùng lá tươi hoặc khô bỏ cuống của cây Vông nem (Erythrina variegata Lamk.), họ Đậu (Fabaceae).

Ngoài ra còn dùng vỏ cây, bỏ lớp vỏ thô bên ngoài (Hải đồng bì), rửa sạch thái mỏng, phơi khô. Còn dùng hạt Vông nem sao thơm.

TH-CB: thu hoạch từ tháng 3-5, khi trời khô ráo, cắt lấy lá bánh tẻ, phơi hoặc sấy khô.

TVQK: lá và vỏ vị đắng chát, tính bình, qui kinh Tâm, Can, Tỳ.

TPHH: alcloid độc là erythrin, saponin.

TDDLHĐ: alkaloid erythrin trong lá và thân. Vông nem làm giảm hoạt động của thần kinh trung ương, hạ huyết áp. Migarin làm giãn đồng tử. Lá vông nem có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, hạ nhiệt độ, hạ huyết áp.

CNCT: an thần, thông kinh hoạt lạc, tiêu độc, khu phong trừ thấp.

- An thần, thông huyết: dùng trị mất ngủ, có thể kết hợp với lá Sen, Lạc tiên, hoặc lấy lá non nấu canh ăn.

- Tiêu độc sát trùng: dùng lá tươi giã nát đắp vào mụn nhọt. Còn có tác dụng lên da non, trị sốt, thông tiểu.


- Vỏ cây (Hải đồng tử) dùng trị phong thấp, cước kí, đau lưng, kiết lỵ, cam tích ở trẻ em.

- Trị rắn cắn: dùng hạt Vông nem

LD: lá, vỏ 8-16g, hạt 3-6g, trẻ em dùng 3-4g vỏ.


5. VIỄN CHÍ (Radix Polygalae)

Dùng rễ bỏ lõi của cây Viễn chí (Plygala sibirica L.), họ Viễn chí (Polygalaceae)

TH-CB: thu hoạch vào mùa xuân, mùa thu, đào lấy rễ, loại bỏ rễ con và tạp chất, rửa sạch, bỏ lõi, phơi sấy khô, khi dùng tẩm nước cam thảo, đun nhẹ đến khi cạn, phơi hoặc sấy khô (100kg Viễn chí dùng 6kg Cam thảo).

TVQK: vị đắng, cay, tính ấm, qui kinh Tâm, Thận, Phế.

TPHH: saponin triterpen, senegin, tinh dầu.

TDDLHĐ: Viễn chí có tác dụng trừ đờm rất tốt, phần lõi không tác dụng. Dịch chiết acid gây co bóp tử cung của chó, mèo trên tử dung nguyên vẹn hay cô lập, có thai hay không có thai. Vỏ rễ có tác dụng làm tan máu. Vỏ và lõi có tác dụng an thần, chống co giật.

Dịch chiết cồn Viễn chí có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ, thương hàn, lao.

CNCT: định tâm, an thần, ích trí, tán uất hóa đờm, tiêu ung thũng

- An thần, Ích trí: dùng trong trường hợp tâm thần bất an do tâm huyết kém, mất ngủ, hay quên, chóng mặt, tinh thần thất thường, có thể phối hợp với Táo nhân.

- Khai khiếu, minh mục: dùng trong trường hợp tai ù, mắt mờ.

- Hóa đờm, chỉ khát, tán uất: dùng trị ho nhiều đờm, đờm đặc, khó thở, có thể phối hợp với Đào để uống, bã còn lại đem đắp.

LD: 8-12g

KK: người thực nhiệt, kinh tâm thực hỏa, phụ nữ có thai không dùng.

Không chế biến Viễn chí trong dụng cụ bằng sắt. Viễn chí tẩm mật ong sao, sẽ giảm kích thích cổ họng.


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Chọn một câu trả lời đúng nhất

1. Toan táo nhân thuộc nhóm thuốc

A. bình can tức phong B. dưỡng tâm an thần C. trọng trấn an thần

D. khai khiếu tinh thần E. bình can hạ áp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2023