B. Thanh nhiệt chi huyết | C. Thanh phế, thanh tâm | |
D. Thanh cao, minh mục | E. Thanh nhiệt hầu họng. | |
36. Tác dụng của cây Cỏ mực: | ||
A. Thanh nhiệt, sinh tân | B. Thanh nhiệt chi huyết | C. Thanh phế, thanh tâm |
D. Thanh cao, minh mục | E. Thanh nhiệt hầu họng. |
Có thể bạn quan tâm!
- Trình Bày Được Tên Việt Nam Của Các Vị Thuốc Thanh Nhiệt.
- Cam Thảo Nam (Cam Thảo Đất) “Herba Scopariae”
- Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 13
- Trình Bày Được Tên Việt Nam Của Các Vị Thuốc An Thần
- Trình Bày Được Tên Việt Nam Của Các Vị Thuốc Lý Khí
- Trình Bày Được Tên Việt Nam Của Các Vị Thuốc Lý Huyết
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
37. Bộ phận dùng của cây Sinh địa:
A. Rễ B. Vỏ rễ C. Thân rễ D. Lá E. Hoa.
38. Bộ phận dùng của Bạch mao căn:
A. Rễ B. Vỏ rễ C. Thân rễ D. Lá E. Hoa.
39. Bộ phận dùng của Mẫu đơn bì:
A. Rễ B. Vỏ rễ C. Thân rễ D. Lá E. Hoa.
40. Bộ phận dùng của Huyền sâm:
A. Rễ B. Vỏ rễ C. Thân rễ D. Lá E. Hoa.
41. Thuốc có tác dụng loại trừ nhiệt độc, lập lại cân bằng âm dương là thuốc:
A. Thuốc khử hàn B. Thuốc ôn trung C. Thuốc cổ sáp
D. Thuốc thanh nhiệt E. Thuốc binh can
42. Thuốc dùng khi bị sốt cao do bị nhiễm khuẩn, bệnh truyền nhiễm:
A. Thuốc thanh nhiệt lương huyết B. Thuốc thanh nhiệt giải độc
C. Thuốc thanh nhiệt giải thử D. Thuốc thanh nhiệt táo thấp
E. Thuốc thanh nhiệt giáng hỏa.
43. Thuốc được sử dụng khi hỏa độc xâm phạm phần khí, hoặc kinh dương minh là thuốc:
A. Thuốc thanh nhiệt lương huyết B. Thuốc thanh nhiệt giải độc
C. Thuốc thanh nhiệt giải thử D. Thuốc thanh nhiệt táo thấp
E. Thuốc thanh nhiệt giáng hỏa.
44. Thuốc có tác dụng thanh trừ nhiệt độc và làm khô ráo những ẩm thấp trong cơ thể:
A. Thuốc thanh nhiệt lương huyết B. Thuốc thanh nhiệt giải độc
C. Thuốc thanh nhiệt giải thử D. Thuốc thanh nhiệt táo thấp
E. Thuốc thanh nhiệt giáng hỏa.
45. Thuốc được sử dụng khi nhiệt độc xâm phạm phần dinh, huyết là thuốc:
A. Thuốc thanh nhiệt lương huyết B. Thuốc thanh nhiệt giải độc
C. Thuốc thanh nhiệt giải thử D. Thuốc thanh nhiệt táo thấp
E. Thuốc thanh nhiệt giáng hỏa.
IV NHÓM THUỐC HÓA ĐÒM CHỈ KHÁI BÌNH SUYỂN
MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được tên Việt Nam của các vị thuốc hóa đờm
2. Trình bày đúng bộ phận dùng của các vị thuốc hóa đờm
3. Liệt kê được công năng, chủ trị của các vị thuốc hóa đờm.
NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa: Thuốc hóa đờm dùng trị các bệnh do đờm trọc gây ra.
Đông y quan niệm đờm là chấ dịch nhớt và dính, được tạo ra trong quá trình hoạt động của lục phủ, gũ tạng, chất dịch đó ngưng đọng lại mà thành đờm. Đờm không những ở phế mà còn xuất hiện ở các tạng phủ. Nếu đờm ở phế thì sinh đờm rãi, gây bệnh cho đường hô hấp, nếu ở tỳ vị thì đờm sẽ gây bẹnh cho tỳ vị, làm ăn uống không tiêu, tích trệ. Nếu đờm ở não sẽ gây bệnh động kinh, điên giản.
2. Phân loại:
2.1. Thuốc hóa đờm:
Thuốc hóa đờm tín vị không giống nhau, tùy theo tính chất mà chia làm 2 nhóm. Thuốc ôn hòa đờm hàn: (Bán hạ, Bạch giới tử, Cát canh…) có vị cay, tính ấm,
nóng, bản chất khô táo, dùng với chứng đờm hàn, đờm thấp do tỳ vị dương hư không vận hóa được thủy thấp, ứ lại thành đờm, chất đờm lỏng, trong, dễ khạc ra, tay chân lạnh, đại tiện lỏng. Hàn đờm ứ lại ở phế gây ho, ứ lại trong kinh lạc, cơ nhục, gây đau nhức ê ẩm.
Thuốc thanh hóa đờm nhiệt: (Thiên trúc hoàng, Trúc lịch, Thường sơn, Thiên môn..) có tính hàn, lương, dùng điều trị chứng đờm hỏa thấp nhiệt, uất kết gây ra ho, nôn ói ra đờm đặc, vàng, có mùi hôi, hoặc các chứng điên gián do đờm ngưng trệ, bệnh lao tâm ba kết, sưng tuyến giáp trạng.
2.2. Thuốc chỉ khái bình suyễn:
Các thuốc chỉ khái bình suyễn có tác dụng cắt hoặc giảm cơn ho, khó thở.
Nguyên nhân gây ho có nhiều, nhưng phần lớn đều thuộc phế, vì vậy, trị ho phải lấy phế làm chính. Ho có đờm có quan hệ mật thiết với nhau, thuốc trị ho có tác dụng trừ đờm, thuốc trừ đờm có tác dụng giảm ho. Thuốc chỉ khái có tác dụng thanh phế, nhuận phế, giáng khí nghịch ở phế, đồng thời cũng có tác dụng hóa đờm.
Thuốc chỉ khái dùng cắt cơn ho do nhiều nguyên nhân: đờm ẩm, nhiệt tà, phong tả phạm phế khiến cho khí bị trở ngại mà gây ho. Thuốc còn có tác dụng trừ hen suyễn khó thở và trừ đờm.
Do nguyên nhân gây ho có tính chất hàn nhiệt khác nhau, nên thuốc chỉ khái bình suyễn cũng được chia làm 2 loại:
Thuốc ôn phế chỉ khái có tính ôn dùng trị ho do hàn, bao gồm: Hạnh nhân, Bách bộ, Tử uyển, Khoản đông hoa… Sử dụng khi nguyên nhân gây ho là ngoại cảm phong hàn (kèm theo ngạt mũi), hoặc do nội thương (thường gặp ở người già, dương khí suy kém, ho nhiều khi trời lạnh). Dùng thuốc nhóm này khi bệnh nhân ho ra đờm lỏng, mặt hơi phù, sợ gió, rêu lưỡi trắng trơn, tự hãn.
Thuốc thanh phế chỉ khái có tính hàn lương dùng trị ho do nhiệt, bao gồm: Tang bì, La bạc tử, Bạch quả, Tiền hồ… Trị ho do nhiệt tả làm tổn thương phế khí, đờm dính, hoặc ho khan, mặt đỏ, miệng khát, có sốt, khó thở, rêu lưỡi vàng, đại tiện táo bón… hay gặp trong các bệnh viêm họng, viêm phế quản cấp, viêm phổi, hoặc các bệnh điên gián, kinh phong có đờm ngưng trệ, lao lâm ba kết, sưng tuyến giáp trạng… Theo quan niệm của Y học cổ truyền, đó là những bệnh do đờm hỏa thấp nhiệt, uất kết gây ra.
Các vị thuốc thường dùng để trị hen suyễn là Ma hoàng, Cà độc dược, Địa long…
3. Công năng, chủ trị chung:
3.1. Theo y học cổ truyền:
Các thuốc trong nhóm thuốc hóa đờm chỉ khái bình suyễn đều quy vào kinh Phế, có tác dụng ôn phế hoặc nhuận phế tùy tính chất, qua đó có tác dụng trừ đờm, chỉ khái. Thuốc bình suyễn chữa các bệnh đàm thấp gây hen suyễn, cũng có tác dụng trừ đờm, chỉ khái và làm giảm các triệu chứng gây khó thở.
3.2. Theo hiện đại:
Thuốc hóa đờm chỉ khái bình suyễn có thể chứa các hoạt chất có tác dụng làm giảm sự hưng phấn của trung khu hô hấp làm giảm ho, các hoạt chất như saponin có tác dụng xúc tiến sự phân tiết của khí quản, làm giảm sức căng bề mặt nên làm đờm loãng ra do đó có tác dụng lơng đờm. Đôi khi còn có tác dụng kháng khuẩn (alkaloid của Bách bộ), sát trùng (tinh dầu Húng chanh) nên còn có tác dụng chống viêm nhiễm đường hô hấp.
4. Chú ý sử dụng:
- Người dương hư không dùng thuốc thanh hóa nhiệt đờm
- Người âm hư không dùng thuốc ôn hóa đờm hàn vì nhóm thuốc này có tính khô táo, dễ gây mất tân dịch.
- Các thuốc chỉ khái hay gây cảm giác chán ăn cho bệnh nhân, nên chỉ sử dụng khi cần thiết.
- Các thuốc chỉ khái là nhóm thuốc điều trị chứng, nên khi sử dụng tùy theo nguyên nhân gây ho mà cần phối hợp thuốc như: thuốc phát tán phong hàn, phát tán phong nhiệt, trong trường hợp ho do ngoại cảm; thuốc bổ âm khí ho do nội thương âm hư, phế táo; thuốc kiện tỳ khi ho do đờm thấp…
- Các thuốc chỉ khái loại hạt (Hạnh nhân, La bạc tử, Tô tử,..) nên giã nhỏ trước khi sắc, loại thuốc có nhiều lông mịn (Tỳ bà diệp) cần phải bọc trong túi vải khi sắc.
II. CÁC VỊ THUỐC TIÊU BIỂU
THUỐC THANH HÓA NHIỆT ĐỜM
1. MẠCH MÔN (Radix Ophiopogonis japonici)
Dùng rễ củ phơi sấy khô của cây Mạch môn (Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker.Gawl…), họ Mạch môn (Haemodoraceae).
TVQK: vị ngọt, hơi đắng, tính mát, Quy kinh Tâm, Phế, Vị
TPHH: chất nhày, đường.
TDDL: dịch sắc Mạch môn có tác dụng chỉ khái, ức chế B. subtilis.
CNCT: thanh tâm nhuận phế, trừ phiền nhiệt, chỉ khái huyết.
- Nhuận phế hóa đờm: trị ho do nhiệt táo làm tổn thương phế âm, ho khạc ra máu, ho lao.
- Sinh tân chỉ khái: dùng khi vị nhiệt, tâm phiền khát nước, táo bón do âm hỏa, sốt cao mất tân dịch.
- Lương huyết chỉ huyết: dùng trong trường hợp chảy máu cam, khái huyết, chảy máu chân răng.
- Lợi niệu: trị phù, tiểu buốt, tiểu rắt.
LD: 6-20g sắc uống.
KK: người tỳ vị hư hàn, ăn uống khó tiêu, tiêu chảy không đúng.
2. THIÊN MÔN (Tóc tiên leo) Radix Asparagl
Dùng rễ củ của cây Thiên môn đông (Asparagus cochinchinensis (Lour) Merr.), họ Thiên môn (Asparagaceae).
TVQK: vi ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn, quy kinh Phế, Thận.
TPHH: acid amin là asparagin, β-sitosterol, chất nhày, tinh bột, saccaose
TDDL: asparagin có tác dụng lợi tiểu, chỉ khái. Dịch sắc Thiên môn ức chế , subtilis,
E. coli, Sal. typhi, trực khuẩn lỵ.
CNCT: thanh phế giáng hỏa, tư âm, thanh nhiệt hóa đờm
- Thanh nhiệt, hóa đờm, dưỡng âm, thanh phế: dùng khi phế âm suy nhược, ho lâu ngày, ho khan, ho có đờm khó khạc ra. Trị viêm phổi hoặc ho gà, dùng Thiên môn, Mạch môn mỗi thứ 20g, Bách bộ 12g, Trần bì 8g, Cam thảo 8g.
- Dưỡng vị, sinh tân: dùng cho người mới ốm dậy, tân dịch hao tổn, miệng khát, dùng bài Cao tam tài để bồi bổ cơ thể, bổ phế, bổ thận âm.
- Dưỡng tâm âm: dùng để bổ tâm huyết, an thần trong trường hợp tâm huyết không đủ, tim đập loạn nhịp, hồi hộp, ngắn hơi, vô lực, lưỡi miệng sinh mụn nhọt, mồ hôi nhiều. Dùng bài thuốc: Thiên môn Đông 16g, Liên tâm 8g, Liên nhục 12g, Sinh địa 20g, Thục địa 20g, lá tre 30g, Đăng tâm thảo 8g, Thảo quyết minh 12g, Bá tử nhân 12g. Để trị chứng lở miệng dùng Thiên môn, Mạch môn, Huyền sâm lượng bằng nhau sắc uống.
- Tư âm giáng hỏa ở hạ tiêu: có tác dụng nhuận tràng, dùng trong trường hợp cơ thể háo khát dẫn đến đại tiện bí táo.
LD: 4-12g
KK: Những người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy không đúng.
Tác dụng của Thiên môn gần giống Mạch môn nên 2 vị này thường dùng phối hợp. Thiên môn tính hàn, trệ hơn Mạch môn, nên không nhuận phế mà chủ yếu dùng để bổ thận âm. Nếu thận âm hư sinh nội nhiệt, phế thận đều hư thì dùng Mạch môn là chính.
THUỐC ÔN HÓA HÀN ĐỜM
1. BÁN HẠ (Radix Typhonii)
Dùng rễ củ của cây Bán hạ nam (Tyhonium trilobatum Schott.) họ Ráy (Araceae).
TVQK: vị cay, tính ấm, có độc, quy kinh Phế, Tỳ, Vị. TPHH: tinh bột, chấy nhày, chất ngứa, alkaloid, acid amin. TDDL:
Bán hạ chưa chế biến sẽ làm cho chim bồ câu, chuột lang nôn mạnh, chuột nhắt bị ho, sau khi chế biến với Gừng hoặc dùng Bán hạ sắc trên 12 giờ, lại có tác dụng cầm nôn và chỉ khái.
Phùng Hòa Bình và cộng sự phát hiện trong Bán hạ nam mọc ở Việt Nam có alkaloid sterol, acid amin… Tác dụng chống ho, chống nôn, trừ đờm thể hiện rõ nhất ở Bán hạ chế.
CNCT: ráo thấp hóa đờm, giáng nghịch chi ấu, chi khái, hòa vị kiện tỳ, tiêu thông tán kết.
- Ráo thấp, trừ đờm, chi khái: dùng trị các chứng đờm thấp, do nhiều đờm, viêm khí quản mạn tính, kèm theo mất ngủ, hoa mắt.
- Giáng nghịch, chi ấu: dùng để điều trị khí nghịch tên gây nôn mửa, có thể dùng chung với Gừng, mỗi thứ 12g sắc uống.
- Tiêu phù, giảm đau, giải độc: dùng ngoài trị rắn cắn, sưng đau, lấy Bán hạ tươi giã nát đắp vào.
LD: 4-12g
KK: Những người có chứng táo nhiệt, âm huyết hư, tân dịch kém không nên dùng, người có thai dùng thận trọng, Bán hạ phản Ô dầu, Thảo ô.
Khi dùng Bán hạ phải qua chế biến, có thể chế bằng nhiều phương pháp khác nhau để dùng cho các bệnh khác nhau. Ví dụ: Khương bán hạ (Bán hạ chế với Gừng) có tác dụng chi ẩu; Pháp bán hạ (Bán hạ chế với Gừng, Phèn chua, Tạo giác, vôi) có tác dụng hóa đờm; khúc bán hạ (Bán hạ chế với Lục thần khúc) có tác dụng kiện vị, tiêu thực.
2. CÁT CÁNH (Radix Platycodi)
Dùng rễ của cây Cát canh (Platycodon grandiflorum A.DC.), họ Hoa chuông (Campanulaceae)
TVQK: vị đắng, cay, tính hơi ấm, quy kinh Phế.
TPHH: Saponin, đường, chất béo.
TDDL: Saponin trong Cát cánh có tác dụng xúc tiến sự phân tiết của khí quản, làm cho đờm loãng ra, có tác dụng long đờm và trừ đờm. Ức chế Sta. aureus, B. mycoides,
D. pneumonia.
CNCT: Thông phế khí, tuyên phế khử đờm, bài nùng, tán phong hàn.
- Khử đờm, chỉ khái: dùng trị ho khó khặc đờm, hoặc đờm nhiều, ngực bứt rứt khó chịu. Phối hợp với Tỳ bá diệp, Tang diệp, Cam thảo. Để điều trị phế có mủ hoặc ho, nôn ra đờm loãng, có thể dùng Cát cánh 8g, Hạnh nhân 12g, Bạc hà 4g, Tử tô 12g, sắc uống, dùng 2-4 ngày.
- Thông phế, lơi hầu họng: dùng khi khí phế bị tắc, hầu họng sưng đau, viêm họng, viêm amiđan, dùng bài Cát cánh cam thảo thang (Cát cánh 8g, Cam thảo 4g)
- Bài nùng, tiêu thũng: dùng trị phế ung, phế có mủ, ngực và cơ hoành cách đau, ho nôn ra đờm mủ. Ngoài ra, còn có tác dụng tiêu trừ khí tích trong dạ dày, ruột.
LD: 4-12g
KK: những người âm hư, hỏa vượng, ho lâu ngày, ho ra máu đều không nên dùng. Dùng lượng lớn quá, có thể gây nôn.
THUỐC ÔN PHẾ CHỈ KHÁI
1. HẠNH NHÂN (Khổ hạnh nhân) Semen Pruni armeniacae
Là nhân quả cây Sơn nhân (Prunus armeniaca L.), họ Hoa hồng (Rosaceae).
TVQK: vị đắng, tính bình, quy kinh Phế.
TPHH: dầu béo, emusin, amygdalin, acid cyanhydric.
TDDLHĐ:
Amigdalin trong Hạnh nhân bị dịch vị thủy phân, sản sinh ra HCN, có tác dụng ức chế men oxy hóa. Ở nồng độ thấp, HCN làm giảm hàm lượng tiêu hao oxy của tổ chức, vì thế mà ức chế việc chuyển hóa oxy ở động mạch chủ và động mạch cổ, làm cho hô hấp sâu, tăng phản xạ, khiến cho đờm dễ long ra, nhờ đó Hạnh nhân có tác dụng chỉ khái. Nếu dùng quá lieuf có thể dẫn đến bất tỉnh, do thần kinh trung ương bị tổn thương, gây đau đầu, buồn nôn, tim loạn nhịp. Ngoài ra, Hạnh nhân còn có tác dụng hạ áp trên mèo.
CNCT: chỉ khái định suyễn, hạ khí, nhuận táo, tiêu đờm.
- Thông phế bình suyễn: dùng trị các chứng ho do phong hàn hoặc phong nhiệt, suyễn do phế nhiệt, viêm phế quản. Dùng bài Hạnh tô tán; Hạnh nhân 8g, Tô diệp, Cát cánh, Chỉ xác, Trần bì, Bán hạ, Gừng mỗi thứ 8g, Phục linh, Tiền hồ mỗi thứ 12g, Đại táo 5 quả, sắc uống.
- Nhuận táo: dùng khi đại tiện táo bón do nhiệt hoặc táo bón do thiếu tân dịch.
LD: 4-12g/ngày dạng thuốc sắc, khi dùng cần sao vàng (có thể bỏ vỏ hoặc để cả vỏ)
KK: người tiêu chảy, hư nhược, không nhiễm cảm tà khí mà ho không nên dùng.
2. BÁCH BỘ
(Radix Stemonae tuberosae)
Lá rễ của cây Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.), họ Bách bộ (Stemonaceae).
Còn gọi là củ Ba mươi.
TVQK: vị ngọt đắng, tính hơi ấm, vào kinh Phế.
TPHH: Alkaloid (setmonin, stemonidin), glucid, lipid, protid, acid hữu cơ.