Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 13


THUỐC THANH NHIỆT LƯƠNG HUYẾT


1. BẠCH MAO CĂN (Rhizoma Imperatae cylindricae)

Dùng thân rễ của cây Cỏ tranh (Imperata cylindrica P. Beauv.), họ Lúa (Poaceae).

TH-CB: Thu hái quanh năm, tốt nhất mùa thu, rửa sạch, phơi sấy đến khô.

TVQK: Vị ngọt, tính hàn, quy kinh Tâm, Phế, Tỳ, Vị.

TPHH: Glucose, fructose, acid hữu cơ.

CNCT: Thanh nhiệt, lợi tiểu, lương huyết chỉ huyết, lợi niệu.

- Trừ phục nhiệt (nhiệt độc só sẵn trong cơ thể), tiêu ứ huyết: dùng trong trường hợp nội nhiệt sinh phiền khát, phế nhiệt sinh ho, suyễn tức, khó thở, ngực đầy chướng, bí tích, vị nhiệt gây buồn nôn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

- Lương huyết, chỉ huyết: dùng trị tiểu tiện ra máu, thổ huyết, nục huyết, khái huyết.

- Lợi tiểu tiêu phù: dùng trị chứng thủy thũng do viêm thận cấp, tiểu tiện khó khăn, tiểu rắt, tiểu buốt, hoàng đàn thấp nhiệt.

Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 13

- Thanh phế, chỉ khái: trị chứng ho suyễn cấp tính do phế nhiệt, dùng Bạch mao căn phối hợp với Cam thảo, Sa sâm để đề phòng ho gà có hiệu quả.

LD: 12-40g

KK: Những người hư hỏa, không thực nhiệt, tiểu nhiều, phụ nữ có thai không dùng.


2. CỎ MỰC (Hạn liên thảo) Herba Ecliptae

Dùng toàn bộ phận trên mặt đất của cây Cỏ mực (Cỏ nhọ nồi) (Eclipta alba

Hassk.) hoặc (Eclipta prostrata L.), họ Cúc (Asteraceae).

TH-CB: Thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi sấy đến khô. Khi dùng có thể sao đen.

TVQK: Vị ngọt, tính mát, chua, quy kinh Can, Thận.

TPHH: Alcaloid, tanin, flavon, chất đắng, caroten, một ít tinh dầu.

TDDLHĐ: ở liều 3g/kg chuột. Cỏ mực làm tăng thời gian Quick rõ rệt, tăng trương lực từ cung cô lập, tăng prothrombin, nhưng không gây tăng huyết áp, không giãn mạch.

CNCT: Lương huyết chỉ huyết, tư âm bổ thận.


- Lương huyết, chỉ huyết: dùng trong trường hợp huyết nhiệt gây xuất huyết, thổ huyết, khái huyết, nục huyết, đại tiểu tiện ra máu. Có thể dùng 50-100g lá tươi giã vắt lấy dịch hoặc sắc uống khi bị sốt xuất huyết. Khi có xuất huyết mà lại ứ huyết thì phối hợp với một số thuốc hoạt huyết và hành khí: Cỏ mực sao đen 20g, Ngãi cứu sao đen 16g, Mần tươi sao đen 20g, Nghệ chích giấm 20g, Hương phụ chế 20g, Tô mộc 16g sắc uống. Khi rong kinh giã lấy dịch uống, khi chảy máu bên ngoài có thể giã nát Cỏ mực, thêm chút muối, rồi đắp vào chỗ bị thương.

- Tư âm, bổ thận: dùng khi can thận âm hư, đau lưng, râu tóc sớm bạc, răng lung lay, chóng mặt, ù tai, đầu gối mềm yếu. Dùng cỏ mực phơi khô tán bột, mỗi ngày uống 16g với nước cơm.

LD: 4-12g

KK: Những người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, phân sống không dùng.


3. SINH ĐỊA

(Radix Rchmanniae gluticosae)

Dùng rễ của cây Địa hàng (Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch), họ Hoa mõm chó (Scrrophulariaceae).

TH-CB: Thu hái khi cây trồng được 7-8 tháng, rửa sạch, phơi sấy đến khô, dùng sống hoặc chế thành Thục địa.

TVQK: Tiên địa hoàng (rễ tươi): vị ngọt đắng, tính hàn, quy kinh Tâm, Can, Thận.

Sinh địa hoàng (rễ khô): vị ngọt, tính hàn, quy kinh Tâm, Can, Thận.

TPHH: Glycosid (rehmannia), manit, iridoit glycosid.

TDDLHĐ: Sinh địa có tác dụng thúc đẩy sự ngưng kết của huyết dịch, có tác dụng cầm máu, cường tim, nhất là với tim suy nhược. Ngoài ra, còn có tác dụng hạ đường huyết rất tốt, tác dụng này là do catapol, một trong những iridoit có trong Sinh địa.

CNCT: Tiên địa hoàng: thanh nhiệt sinh tân, lương huyết chỉ huyết.

Sinh địa hoàng: thanh nhiệt lương huyết, dưỡng âm sinh tân dịch.

- Thanh nhiệt, lương huyết: dùng khi nhiệt tà dã nhập vào phần dinh, gây sốt cao, miệng khát, lưỡi đỏ, tâm phiền, sốt khát nước, phát ban, thổ huyết, nục huyết. Trị các bệnh ngoài da do huyết nhiệt: chàm, lở ngứa, eczema.

- Dưỡng âm sinh tân dịch: do bản chất có nhiều dịch nhuận nên có thể dưỡng âm, vị ngọt tính hàn có thể sinh tân dịch, có thể làm thuốc dưỡng âm nhuận táo kết. Dùng trong trường hợp âm hư nội nhiệt, tiểu đường, tân dịch hao tổn do nhiệt hoặc sau khi sốt cao, phối hợp với Huyền sâm, Mạch môn đông.

LD: 12-40g

KK: Do thuốc có nhiều dịch, bản chất trệ nhờn, cho nên người tỳ hư, đầy bụng, đại tiện lỏng, dương hư, nhiều đờm, thấp nhiệt không dùng.


Loại sinh địa tươi tính hàn hơn, do đó thường dùng để thanh nhiệt lương huyết, loại khô vị ngọt tính hàn, dùng dưỡng âm, sinh tân dịch, hạ đường huyết. Sinh địa chế biến với Gừng, Rượu, Sa nhân thành Thục địa có vị ngọt, tính ấm, tác dụng bổ huyết, tư âm.


4. MẪU ĐƠN

(Cortex Paeoniae suffruticosae)

Dùng vỏ rễ của cây Mẫu đơn (Paeonia suffruticosa Andr.), họ Mao lương (Ranunculaceae).

TH-CB: Mẫu đơn sau khi trồng được 3 năm thì thu hoạch. Khoảng tháng 7-11, thu hoạch Mẫu đơn vào mùa thu năng suất cao hơn mùa hè từ 10-15% và có chất lượng tốt hơn.

TVQK: Vị đắng, cay, tính hơi hàn, quy kinh Tâm, Can, Thận.

TPHH: Glycosid (khi thủy phân cho ra glucose và paeonol), saponin, acid benzoic

TDDLHĐ: Có tác dụng hạ áp, phối hợp với các thuốc hạ áp khác thì tác dụng tăng lên nhiều, còn có tác dụng hạ áp, phối hợp với các thuốc hạ áp khác thì tác dụng tăng lên nhiều, còn có tác dụng chống viêm khớp, gây xuất huyết nội mạc tử cung của động vật thí nghiệm, chính vì vậy nên có tác dụng thông kinh.

CNCT: Thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết tán ứ, thông kinh.

- Thanh nhiệt lương huyết: thuốc có vị đắng, tính hàn, có thể nhập vào phần huyết, có tác dụng thanh huyết nhiệt, dùng trong trường hợp thổ huyết, nục huyết, ban chẩn.

- Lảm ra mồ hôi, thường phối hợp với Thạch cao, Miết giáp để dưỡng âm thanh nhiệt, phối hợp với Sinh địa để nuôi dưỡng thận âm.

- Hoạt huyết khử ứ: dùng trong các chứng huyết trệ bế kinh, ứ huyết, chấn thương, sưng tím, đau nhức cơ gân. Có thể phối hợp với Hồng hoa, Đào nhân.

- Giải độc: dùng trong các trường hợp mụn nhọt, sưng đau do nhiệt, thường phối hợp với các thuốc thanh nhiệt lương huyết, tiêu huyết tán ứ như Tô mộc, Ngưu tất.

- Thanh can nhiệt, hạ huyết áp: dùng khi kinh can uất nhiệt, gây rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, đau đầu, hoa mắt, sườn đau tức, phối hợp với Chí tử, Sài hồ. Điều trị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, động mạch đáy mắt bị teo thoái, cao huyết áp do gan (kinh can uất hỏa). Có thể phối hợp với Kim ngân hoa, Thảo quyết minh.

LD: 8-16g

KK: Cấm dùng cho người bị tà nhiệt xâm phạm phần lí, tỳ vị hư hàn.

Không dùng cho người kinh nguyệt nhiều, phụ nữ có thai, âm hư, ra nhiều mồ

hôi.


5. HUYỀN SÂM

(Radix Scrophulariae buergiannae)

Dùng rễ phơi khô của cây Huyền sâm (Scrophularia buergiana Miq.), họ Hoa mõm chó (Srophulariaceae).

TH-CB: Thu hoạch vào mùa thu, rửa sạch ủ 5-10 ngày đến khi ruột có màu đen.

TVQK: Vị mặn, tính mát, quy kinh Phế, Vị, Thận.

TPHH: alcaloid, steroid, acid béo, đường.

TDDLHĐ: Liều nhỏ có tác dụng vượng tim nhẹ, liều lớn độc đối với tim (invitro). Làm hạ huyết áp, hạ đường huyết, giãn mạch, đặc biệt với chứng tăng huyết áp do thận.

CNCT: Tư âm giảng hỏa, sinh tân chỉ khát, ích tinh lợi yết hầu, tán kết, nhuận táo.

- Trị các chứng sốt do hư nhiệt hay thực nhiệt.

- Trị các chứng hong sưng đỏ đau, viêm phế quãn mãn tính, lao hạch, thương hàn, phát ban.

LD: 8-16g, có thể dùng liều cao hơn, dạng sắc.

KK: Tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng không dùng. Phụ nữ có thai dùng thận trọng , kỵ Lê lô.


6. XÍCH THƯỢC (Radix Paconiae)

Dùng rễ cây Xích thược (Paeonia veichii Lynch.) hoặc (P. lactiflora Pall), họ Mao lương (Ranunculaceae)

TH-CB: Rễ được đao và mùa thu, sau khi loại bỏ rễ xơ và bỏ vỏ, rễ được phơi khô, ngâm nước và thái miếng.

TVQK: Vị đắng, tính hơi hàn, quy kinh Can.

TPHH: acid benzoic, tanin, nhựa, tinh bột, đường, sắc tố.

TDDLHĐ: Nước sắc 100% có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ, mủ xanh, thương hàn, tụ cầu khuẩn. Thành phần có hiệu quả là acid metylbenzoic.

CNCT: Lương huyết, hoạt huyết, giải độc, chỉ thống, thanh tả can hỏa.

- Thanh nhiệt lương huyết: trị các chứng huyết nhiệt, thổ huyết, chảy máu cam. Có thể phối hợp với Sinh địa, Tê giác.

- Hoạt huyết khứ ứ, điều kinh: trị các chứng kinh nguyệt không đều do huyết nhiệt, phối hợp Sinh địa, Chí tử. Kết hợp với Đào nhân, Tô mộc để điều trị chấn thương tụ huyết, sưng đau.


- Thanh can nhiệt: trị các chứng đau mắt đỏ, sưng tấy, phối hợp với Cúc hoa, Hạ khô thảo

- Giải độc: trị mụn nhọt, sưng đau. Có thể phối hợp với Kim ngân hoa, Ké đầu ngựa, Bồ công anh

LD: 6-12g

KK: Người kinh nguyệt nhiều, huyết hư, không ứ trệ không dùng . Kỵ Lê lô.


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Chọn một câu trả lời đúng nhất.

1. Vị thuốc nào dưới đây thuộc nhóm thanh nhiệt giáng hỏa?

A. Liên kiều B. Thạch cao C. Hoàng liên D. Đơn bì E. Liên

diệp

2. Vị thuốc nào dưới đây thuộc nhóm thanh nhiệt tiêu độc?

A. Bồ công anh B. Thạch cao C. Hoàng liên D. Đơn bì E. Liên

diệp

3. Vị thuốc nào dưới đây thuộc nhóm thanh nhiệt táo thấp?

A. Liên kiều B. Thạch cao C. Hoàng liên D. Đơn bì E. Liên

diệp

4. Vị thuốc nào dưới đây thuộc nhóm thanh nhiệt giáng hỏa?

A. Liên kiều B. Chí tử C. Hoàng liên D. Đơn bì E. Liên

diệp

5. Vị thuốc nào dưới đây thuộc nhóm thanh nhiệt lương huyết?

A. Liên kiều B. Thạch cao C. Hoàng liên D. Đơn bì E. Liên

diệp

6. Tác dụng chính của Kim ngân là:

A. thanh nhiệt lương huyết B. thanh nhiệt giải thử C. thanh nhiệt táo thấp

D. thanh nhiệt tiêu độc E. thanh nhiệt giáng hỏa.

7. Tác dụng chính của Chí tử là:

A. thanh nhiệt lương huyết B. thanh nhiệt giải thử C. thanh nhiệt táo thấp

D. thanh nhiệt tiêu độc E. thanh nhiệt giáng hỏa.

8. Tác dụng chính của Hoàng liên là:


A. thanh nhiệt lương huyết B. thanh nhiệt giải thử C. thanh nhiệt táo thấp

D. thanh nhiệt tiêu độc E. thanh nhiệt giáng hỏa.

9. Tác dụng chính của Sinh địa là:

A. thanh nhiệt lương huyết B. thanh nhiệt giải thử C. thanh nhiệt táo thấp

D. thanh nhiệt tiêu độc E. thanh nhiệt giáng hỏa.

10. Tác dụng chính của Sài đất là:

A. thanh nhiệt lương huyết B. thanh nhiệt giải thử C. thanh nhiệt táo thấp

D. thanh nhiệt tiêu độc E. thanh nhiệt giáng hỏa.

11. Bộ phận dùng làm thuốc của Hoàng cầm là:

A. thân B. rễ C. lá D. dây E. hạt

12. Bộ phận dùng làm thuốc của Xuyên tâm liên là:

A. thân B. toàn cây C. lá D. dây E. hạt

13. Bộ phận dùng làm thuốc của Cỏ tranh là:

A. thân B. rễ C.thân rễ D. dây E. hạt

14. Bộ phận dùng làm thuốc của Kim ngân là:

A. thân B. rễ C. thân rễ D. hoa E. hạt

15. Bộ phận dùng làm thuốc của Bồ công anh là:

A. toàn cây bỏ rễ B. rễ C. thân rễ D. hoa E.

hạt

16. Bộ phận dùng làm thuốc của Diếp cá là:

A. toàn cây bỏ rễ B. rễ C. thân rễ D. hoa E.

hạt

17. Bộ phận dùng làm thuốc của Xạ can là:

A. toàn cây B. rễ C. thân rễ D. hoa E.

hạt

18. Bộ phận dùng làm thuốc của Rau sam là:

A. toàn cây B. rễ C. thân rễ D. hoa E.

hạt

19. Tên gọi khác của Diệp hạ châu:

A. Cỏ gấu B. Cỏ cứt lợn C. Chó đẻ răng cưa D. Cỏ chỉ E.Cỏ dùi

trống


20. Bạch hoa xà thiệt thảo có công dụng:

A. Chữa đờm nhiệt, hầu họng sưng đau B. Chữa viêm gan, hoàng đàn

C. Chữa ung nhọt, đinh độc D. chữa phế nhiệt, phế ung


E. Chữa nhũ ung, trường ung.

21. Bồ công anh có công dụng:

A. Chữa đờm nhiệt, hầu họng sưng đau B. Chữa viêm gan, hoàng đàn

C. Chữa ung nhọt, đinh độc D. chữa phế nhiệt, phế ung


E. Chữa nhũ ung, trường ung

22. Xạ can có công dụng:

A. Chữa đờm nhiệt, hầu họng sưng đau B. Chữa viêm gan, hoàng đàn

C. Chữa ung nhọt, đinh độc D. chữa phế nhiệt, phế ung


E. Chữa nhũ ung, trường ung

23. Xuyên tâm liên có công dụng:

A. Chữa đờm nhiệt, hầu họng sưng đau B. Chữa viêm gan, hoàng đàn

C. Chữa ung nhọt, đinh độc D. chữa phế nhiệt, phế ung


E. Chữa nhũ ung, trường ung

24. Diếp cá có công dụng:

A. Chữa đờm nhiệt, hầu họng sưng đau B. Chữa viêm gan, hoàng đàn

C. Chữa ung nhọt, đinh độc D. chữa phế nhiệt, phế ung


E. Chữa nhũ ung, trường ung

25. Dùng kéo dài Xuyên tâm liên có thể gây:

A. Suy nhược thần kinh B. Tổn thương tỳ vị C.Nhức đầu, chóng mặt

D. Đau nhức phong thấp E. Di tinh, di niệu.

26. Có thể dùng Sài đất tắm cho trẻ con khi bị:

A. Mụn nhọt sưng đau B. Chàm ngứa lở loét C. Rom sẩy, mọc ban

D. Vết thương chảy nước E. không thể dùng ngoài

27. Rau má có công dụng:



đàn

A. Chữa sốt nóng, làm mau lành vết thương B. Chữa viêm gan, hoàng


C. Chữa ung nhọt, đinh độc D. Chữa phế nhiệt, phế ung

E. Chữa nhủ ung, trường ung.

28. Cỏ mần chầu có công dụng:

A. Chữa đờm nhiệt, hầu họng sưng đau B.Chữa viêm gan, hoàng

đàn


C. Chữa ung nhọt, đinh độc D. Chữa cao huyết áp lợi tiểu

E. Chữa nhũ ung, trường ung.

29. Bộ phận dùng của Phèn đen:

A. Vỏ thân, củ, lá B. Vỏ thân, lá, rễ C. Toàn cây cả rễ

D. Toàn cây bỏ rễ E. Thân cành, lá.

30. Do có nhiều tanin nên Phèn đen có công dụng:

A. Chữa đờm nhiệt, hầu họng sưng đau B. Chữa viêm gan, hoàng đàn

C. Chữa kiết lỵ, nhiệt tả, tiêu ra máu D. Chữa cao huyết áp, lợi tiểu

E. Chữa nhũ ung, trường ung.

31. Công dụng của Chí tử:

A. Chữa đờm nhiệt, hầu họng sưng đau B. Chữa viêm gan, hoàng đàn

C. Chữa kiết lỵ, nhiệt tả, tiêu ra máu D. Chữa cao huyết áp, lợi tiểu

E. Chữa nhũ ung, trường ung.

32. Thạch cao được xếp vào nhóm thuốc:

A. thanh nhiệt lương huyết B. thanh nhiệt giải thử C. thanh nhiệt táo thấp

D. thanh nhiệt tiêu độc E. thanh nhiệt giáng hỏa.

33. Công dụng của Hoàng liên:

A. Chữa đờm nhiệt, hầu họng sưng đau B. Chữa viêm gan, viêm túi mật

C. Chữa kiết lỵ, tiêu chảy, viêm ruột D. Chữa cao huyết áp, lợi tiểu

E. Chữa nhũ ung, trường ung.

34. Vị thuốc Bạch mao căn chính là:

A. Thân rễ cây cỏ lác B. Thân rễ cây Cỏ tranh C. Thân rễ cây Cỏ lá tre

D. Thân rễ cây Cỏ chỉ E. Thân rễ cây Cỏ cú.

35. Tác dụng của vị Sinh địa:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2023