Bối Cảnh Kinh Tế Vĩ Mô Của Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào


tiêu bao gồm độc lập hoạt động. Độc lập mục tiêu là việc NHTW được lựa chọn các mục tiêu cuối cùng như tỷ lệ lạm phát và chủ động điều hành CSTT hướng tới mục tiêu này trên cơ sở cam kết với công chúng, và chịu trách nhiệm trước Quốc hội về kết quả thực hiện. Độc lập hoạt động là việc NHTW được chủ động lựa chọn và triển khai các công cụ CSTT để đạt được các mục tiêu hướng đến mà không chịu áp lực từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước như Chính phủ. Một NHTW với mức độ độc lập kém sẽ thường bỏ rơi các mục tiêu quan trọng như ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tỷ lệ lạm phát ổn định để hướng tới tài trợ cho thâm hụt ngân sách, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và dẫn tới nguy cơ lạm phát cao, bất ổn kinh tế vĩ mô xảy ra. Đặc điểm này không chỉ ảnh hưởng tới công tác và kết quả điều hành CSTT của NHTW mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả truyền dẫn CSTT tới nền kinh tế bởi vì mức độ độc lập của NHTW sẽ ảnh hưởng tới nhận thức của công chúng về hiệu quả điều hành cũng như định hướng điều hành CSTT trong tương lai [39].

(2) Quy mô của thị trường tài chính chính thức

Ở bất kỳ quốc gia nào, giao dịch tín dụng nói riêng và các giao dịch tài chính nói chung có thể được thực hiện trong khu vực chính thức hoặc phi chính thức. Tại những quốc gia mà môi trường nền tảng cho sự phát triển chính thức kém phát triển, hầu hết những người tham gia vào các giao dịch phi chính thức phải dựa vào những thông tin kém chất lượng để giải quyết tình trạng thông tin bất cân xứng và sử dụng các biện pháp không chính thức để bảo đảm hợp đồng tín dụng được thực hiện. Trong trường hợp này, hệ thống tài chính chính thức có quy mô nhỏ và chỉ thực hiện được một phần nhỏ vai trò trung gian tài chính trong nền kinh tế.

Điều hành CSTT có thể được chia thành các bước: (1) nhận biết những thay đổi trong nền kinh tế mà CSTT cần phải can thiệp, (2) NHTW sử dụng các công cụ của CSTT để tác động tới các điều kiện của nền kinh tế và từ đó ảnh hưởng các biến số vĩ mô như lãi suất, cung tiền, tín dụng; (3) từ các biến số này tới nền kinh tế. Khi quy mô của thị trường tài chính chính thức là nhỏ thì trước hết, NHTW sẽ khó kiểm soát cũng như nhận biết kịp thời những bất ổn trong nền kinh tế để đưa ra các chính sách phù hợp. Sau đó, ngay cả khi NHTW đã đưa ra được chính sách thì phần lớn hoạt động của nền kinh tế sẽ không phản ứng với sự thay đổi của các biến số trung


gian cũng như hoạt động của các trung gian tài chính chính thức. Kết quả là ảnh hưởng của điều hành CSTT tới các biến số của các trung gian tài chính sẽ chỉ gây ra tác động nhỏ tới tổng cầu của nền kinh tế, không đạt được những kỳ vọng mà NHTW mong muốn.

(3) Mức độ hiệu quả của thị trường liên ngân hàng

Thị trường liên ngân hàng đóng vai trò cầu nối, vừa là nơi cung cấp thông tin cho công tác điều hành của NHTW, vừa là điểm khởi đầu của quá trình truyền dẫn những thay đổi của công cụ CSTT tới hệ thống trung gian là các tổ chức tín dụng. Nếu thị trường tiền tệ liên ngân hàng kém phát triển với các đặc điểm như tính thanh khoản thấp, thiếu các chủ thể tham gia hoặc tồn tại mức độ không đồng đều giữa các chủ thể tham gia, hoặc hoạt động thiếu ổn định do thiếu sự quản lý của NHTW… thì xác suất xảy ra những biến tướng trên thị trường này sẽ tăng lên. Khi thị trường liên ngân hàng không phản ánh được chi phí vốn và lượng vốn dư thừa hay thiếu hụt từ phía các TCTD, NHTW khó nắm được tình hình tiền tệ trên thị trường một cũng như mức độ rủi ro thanh khoản của hệ thống TCTD. Điều này trước tiên làm ảnh hưởng tới khả năng đưa ra những quyết định kịp thời và phù hợp để tác động tới lượng vốn khả dụng và chi phí vốn của hệ thống TCTD. Kế đên, khả năng can thiệp lên thị trường của NHTW có thể sẽ bị hạn chế phần nào. Đơn cử như khi NHTW thực hiện CSTT thắt chặt, một số TCTD yếu kém không đủ điều kiện vay trên thị trường liên ngân hàng và đối mặt với rủi ro thanh khoản lớn, buộc phải quay sang vay NHTW (thay vì vay trên thị trường liên ngân hàng), khiến cho mức độ hiệu lực của chính sách bị giảm đi phần nào.

(4) Mức độ phát triển của thị trường chứng khoán và bất động sản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Tình trạng thiếu phát triển tại thị trường thứ cấp các trái phiếu Chính phủ sẽ khiến cho NHTW gặp khó khăn trong việc điều hành CSTT thông qua các nghiệp vụ thị trường mở do thiếu đi các hàng hóa là giấy tờ có giá. Điều này sẽ làm giảm đi mức độ linh hoạt trong điều hành CSTT và từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả truyền dẫn CSTT khi NHTW buộc phải sử dụng những công cụ có tác động mạnh vào dự trữ của hệ thống TCTD như điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, vốn dĩ sẽ gây ra sự xáo


động trong lượng vốn khả dụng của các TCTD. Ngoài ra, việc thiếu hụt một thị trường trái phiếu Chính phủ phát triển còn dẫn tới hai vấn đề cho điều hành CSTT. Đơn cử, do quy mô các nhà đầu tư không phải là tổ chức tín dụng (như các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí…) là tương đối thấp, các TCTD buộc phải mua trái phiếu Chính phủ và điều này dẫn tới khả năng cấp tín dụng đối với nền kinh tế bị ảnh hưởng đáng kể. Ngoài ra, việc không xây dựng được một đường cong lãi suất chuẩn dựa trên lãi suất trái phiếu Chính phủ làm ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả truyền dẫn CSTT qua kênh lãi suất.

Ngoài ra, thị trường bất động sản, trái phiếu công ty, cổ phiếu, thị trường các công cụ nợ ngắn hạn của doanh nghiệp… kém phát triển sẽ khiến cho hiệu quả truyền dẫn CSTT thông qua kênh giá tài sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi NHTW thực hiện các giải pháp CSTT nhằm tác động tới nền kinh tế thông qua kênh giá tài sản nhưng các thị trường này phản ứng chậm chạp do sự thiếu nhạy cảm của thị trường với thay đổi trong lãi suất hoặc cung tiền.

(5) Mức độ hoàn thiện của các công cụ chính sách tiền tệ

Trong trường hợp các công cụ của CSTT chưa hoàn thiện, thể hiện ở sự thiếu hụt các công cụ, thiếu đồng bộ giữa các công cụ, mức độ hiệu lực của từng công cụ trong quá trình tác động tới các mục tiêu hoạt động, công tác điều hành CSTT của NHTW sẽ gặp khó khăn hơn nhiều trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tiễn cho thấy những NHTW với các công cụ chưa hoàn thiện sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn để có thể can thiệp nhằm ổn định nền kinh tế trước những cú sốc cũng như can thiệp nhằm điều chỉnh các hoạt động của nền kinh tế trong điều kiện thông thường. Nếu như các công cụ gián tiếp không phát huy được tác dụng, việc sử dụng các công cụ trực tiếp là một cứu cánh cho điều hành CSTT nhưng bản thân nó cũng đặt ra những hệ lụy không hề nhỏ như làm méo mó các quan hệ tài chính, gây ra tình trạng bất ổn đối với hệ thống tài chính, tiềm ẩn tình trạng chống lại chính sách từ các chủ thể bị điều tiết…

(6) Chất lượng môi trường kinh doanh và pháp lý

Thực trạng khu vực tài chính chính thức tại các quốc gia có quy mô nhỏ phần


lớn bắt nguồn từ sự thiếu hiệu quả trong môi trường kinh doanh pháp lý. Môi trường kinh doanh và pháp lý với chất lượng thấp không chỉ ảnh hưởng tới quy mô của khu vực tài chính chính thức mà còn ảnh hưởng tới môi trường vĩ mô mà các trung gian tài chính hoạt động trong đó. Sự thiếu ổn định về mặt chính trị, chất lượng thông tin yếu kém, quyền tài sản không được thực thi hoặc thực thi kém hiệu quả, hệ thống lập pháp lẫn hành pháp hoạt động thiếu hiệu quả, tình trạng tiêu cực, tham nhũng xảy ra phổ biến… là những nguyên nhân gây ra chi phí cao trong các giao dịch tài chính, từ đó ảnh hưởng tới mức độ hiệu quả của truyền dẫn CSTT.

(7) Mức độ hội nhập thị trường tài chính quốc tế và mức độ linh hoạt của cơ chế tỷ giá

Một chế độ tỷ giá linh hoạt và mức độ hội nhập sâu vào thị trường tài chính quốc tế sẽ giúp những sự thay đổi trong lãi suất và cung tiền có ảnh hưởng nhanh chóng tới tỷ giá, và sự thay đổi trong tỷ giá sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu của chính sách tỷ giá nói riêng và CSTT nói chung. Ngoài ra, hội nhập sâu vào thị trường tài chính quốc tế sẽ góp phần tạo điều kiện cho các hoạt động arbitrage nhằm thu hẹp chênh lệch giữa mức sinh lời của các tài sản trong và ngoài nước. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, một cơ chế tỷ giá kém linh hoạt sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới công tác điều hành CSTT của NHTW. Đơn cử, để có thể duy trì tỷ giá ổn định trong bối cảnh luồng vốn di chuyển ngày càng dễ dàng hơn, NHTW phải thay đổi công tác điều hành CSTT như điều chỉnh lãi suất hoặc can thiệp mua bán ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối. Dù sử dụng công cụ nào thì các biện pháp trên đều ảnh hưởng tới các điều kiện tiền tệ của nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng tới các mục tiêu CSTT mà NHTW đang theo đuổi.

(8) Mức độ cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng

Tại các quốc gia mà thị trường tài chính kém phát triển thì đi kèm với nó là thực trạng mức độ cạnh tranh kém và thiếu lành mạnh giữa các TCTD. Điều này càng phổ biến tại các quốc gia mà quy mô của các TCTD là nhỏ và thị phần tín dụng chủ yếu thuộc về các TCTD do Chính phủ nắm quyền sở hữu. Ngoài ra, việc thiếu đi sự cạnh tranh của các trung gian phi tài chính thì việc truyền dẫn tác động


từ lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường bị giảm thiểu và chủ yếu chỉ tác động đến độ rộng chênh lệch lãi suất (spread) hơn là lãi suất thị trường. Đặc điểm này sẽ ảnh hưởng tới quá trình truyền dẫn CSTT từ mức lãi suất điều hành của NHTW tới mặt bằng lãi suất trên thị trường do các TCTD thiếu cạnh tranh hiệu quả sẽ phản ứng khá chậm chạp và không mang lại hiệu quả trong việc truyền dẫn CSTT.

(9) Khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế

Để những thay đổi trong điều kiện tiền tệ của nền kinh tế có ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư và tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng và lạm phát thì các hành vi đầu tư và tiêu dùng của các chủ thể phải nhạy cảm với tín dụng và lãi suất. Khi sức cầu và cung của nền kinh tế giảm sút, thể hiện ở thu nhập của hộ gia đình giảm và thiếu ổn định, khả năng sản xuất của doanh nghiệp thấp do công nghệ kém phát triển và nguồn nhân lực chất lượng thấp, đặc biệt là mức độ ngại rủi ro và tình trạng bi quan vào triển vọng của cả nền kinh tế gia tăng, điều hành CSTT của NHTW sẽ gặp nhiều khó khăn. Cho dù NHTW có điều chỉnh nới lỏng CSTT tới đâu thì hiệu quả mang lại cũng không được như kỳ vọng vì lượng tiền bơm ra nền kinh tế sẽ có xu hướng bị hút lại thông qua hoạt động gửi tiền của công chúng vào hệ thống TCTD.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Chương 2 luận án đã trình bày cơ sở lý luận về CSTT, điều hành CSTT của NHTW, khả năng tác động của CSTT và những nhân tố ảnh hưởng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể, tác giả đã đưa ra khái niệm về CSTT cũng như trình bày các mục tiêu của CSTT. Các công cụ của CSTT và các ưu, nhược điểm của các công cụ này cũng được tác giả trình bày.

Nội dung thứ hai, cũng là nội dung quan trọng nhất của chương 2, bàn về công tác điều hành CSTT của NHTW trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế tới hoạt động của NHTW được làm rõ… Tác giả nêu rõ công tác điều hành CSTT cần thay đổi theo hướng ưu tiên mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, sử dụng linh hoạt các công cụ của CSTT để đối phó với những biến động bất lợi diễn ra với tần suất thường xuyên hơn. NHTW cũng cần phải quan tâm tới quá trình truyền dẫn CSTT qua các kênh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là hội nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Thông qua việc sử dụng mô hình IS - LM - BP của Mundell và Fleming, tác giả đã trình bày những trường hợp sử dụng CSTT và CSTK trong các điều kiện cơ chế tỷ giá và di chuyển vốn quốc tế. Trên cơ sở phân tích và tổng hợp các mô hình, NCS đã rút ra kết luận về khả năng tác động cũng như mức độ hiệu quả của CSTT trong từng điều kiện cụ thể. Mức độ hiệu quả của công tác điều hành CSTT trong bối cảnh hội nhập chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau như mức độ độc lập của NHTW, sự hoàn thiện của các công cụ CSTT, phát triển của thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng, mức độ tự do hóa tài chính.


Chương 3

THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


3.1. BỐI CẢNH KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Lào là một quốc gia nhỏ và không giáp biển duy nhất tại khu vực Đông Nam Á. Lào có biên giới giáp với các nước Myanma và Trung Quốc ở phía Tây Bắc, Việt Nam ở phía Đông, Campuchia ở phía Nam, và Thái Lan ở phía Tây. Tính đến tháng 7/2012, dân số của Lào vào khoảng 6,6 triệu người với đa số là dân số trẻ (độ tuổi trung bình là 21,4 năm), cư ngụ trong diện tích vào khoảng 236.800 km2. Là nước nằm sâu trong lục địa, không có đường thông ra biển và chủ yếu là đồi núi, trong đó 47% diện tích là rừng và chỉ có một số đồng bằng nhỏ, với 800.000 ha đất

canh tác nông nghiệp nhưng bù lại, Lào lại có tài nguyên phong phú về lâm nghiệp, khoáng sản, và thủy điện.


Biểu đồ 3 1 Tăng trưởng kinh tế tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng GDP đầu 1


Biểu đồ 3.1: Tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, và tăng trưởng GDP đầu người tại Lào giai đoạn 2000 - 2012

Nguồn: World Economic Outlook, IMF.

Tăng trưởng kinh tế của Lào từ mức 4,6% năm 2001 sau khủng hoảng tài chính tiền tệ đã tăng dần lên mức trên 8% trong những năm gần đây. Trong khi đó,


tỷ lệ lạm phát giảm xuống rõ rệt so với giai đoạn tăng cao và bất ổn định trước những năm 2000. Thu nhập bình quân đầu người theo ngang giá sức mua đạt mức

3.011 USD vào năm 2012. Đây là những thành tựu đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế của Lào.

Nhìn chung, nền kinh tế Lào đã có nhiều tiến bộ khi các mục tiêu kinh tế - xã hội do các kỳ đại hội và các chương trình kế hoạch 5 năm đã được triển khai thực hiện có hiệu quả. Lào là quốc gia được nhận định là có khả năng nắm bắt thời cơ, tạo nên những bước đột phá trong tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho một thời kỳ tăng tốc. Về kinh tế đối ngoại, tính đến năm 2007, Lào đã có quan hệ thương mại với 60 nước, ký hiệp định thương mại với 19 nước, tạo điều kiện cho giao thương hàng hóa và dịch vụ với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Các đối tác thương mại chính mà Lào xuất khẩu hàng hóa (chủ yếu là vàng, đồng, năng lược điện, gỗ…) bao gồm Thái Lan (33,1%), Trung Quốc (23,6%), Việt Nam (13,4%), EU (9,0%). Trong khi đó, các đối tác thương mại chính mà Lào nhập khẩu hàng hóa (chủ yếu là xăng dầu, ô tô, năng lượng điện, phương tiện vận tải…) bao gồm Thái Lan (64,9%), Trung Quốc (11,3%), Việt Nam (6,5%), EU (6,4%). Tháng 1 năm 2013, Lào đã chính thức trở thành thành viên thứ 158 của Tổ chức thương mại thế giới WTO.


Biểu đồ 3 2 Xuất khẩu nhập khẩu cán cân thương mại và cán cân vãng lai 2


Biểu đồ 3.2: Xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại, và cán cân vãng lai của Lào giai đoạn 2002 - 2012 (triệu USD)

Nguồn: ADB statistics.

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí