Chế Độ Hành Chính Chủ Quản Và Sự Quản Lý Lỏng Lẻo Phần Vốn Của Nhà Nước Tại Các Doanh Nghiệp

quả kinh doanh, đẩy mạnh năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập của mình.

- Các doanh nghiệp nhà nước cũng đã chủ động tham gia với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển ngành, xây dựng các bước đi trong quá trình hội nhập thị trường thế giới, phát huy không khí dân chủ trong các doanh nghiệp nhà nước và tạo động lực cho sự sáng tạo trong doanh nghiệp.

2. Một sốnhưưc đđiểm.

2.1 Chế độ hành chính chủ quản và sự quản lý lỏng lẻo phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp

Chế độ hành chính chủ quản mặc dù đã phát huy tác dụng tích cực trong cơ chế cũ nhưng đến nay đã trở thành một trở ngại. Sự tồn tại của cơ chế chủ quản dẫn đến hạn chế quyền chủ động và tính tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp nhà nước. Cơ chế hành chính chủ quản là căn nguyên để các cơ quan chủ quản can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, không tập trung vào giám sát, kiểm tra việc thực hiện quyền sở hữu, buông lỏng các hoạt động về quản lý nhà nước. Mỗi cơ quan hành chính chủ quản không phải là cơ quan chuyên nghiệp quản lý đầu tư nhưng lại được giao các quyền khác nhau và mức độ khác nhau về việc thực hiện quyền sở hữu tài sản và vốn tại doanh nghiệp nhà nước.

Nhà nước không thực hiện được đầy đủ quyền sở hữu nhà nước, không thể kiểm soát được tình hình sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, càng không có biện pháp đúng đắn, đầy đủ và kịp thời đối với nguồn vốn này dẫn đến việc sử dụng vốn và tài sản kém hiệu quả, gây ra lãng phí. Trách nhiệm của cơ quản chủ quản và Bộ Tài chính không rõ ràng đối với việc thực hiện quyền sở hữu cũng như hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước nên không xác định rõ được chủ thể nào là người chịu trách nhiệm. Vốn và tài sản của nhà nước tại các doanh nghiệp

nhà nước không được kiểm kê, kiểm soát, hạch toán đầy đủ dẫn đến việc sử dụng lãng phí, có hiện tượng tham ô, chia chác nhau.

Ngoài ra còn có thể nhận thấy một số những hạn chế sau của chế độ chủ quản: doanh nghiệp nhà nước phải báo cáo quá nhiều về cùng một vấn đề như kết quả sản xuất kinh doanh, lao động, tiền lương…cho các Bộ ngành khác nhau; các Bộ chủ quản vẫn còn quyết định nhiều dự án mà thực chất là chức năng điều hành sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước; các Tổng công ty phải lấy ý kiến của các Bộ quản lý ngành và các Bộ tổng hợp trước khi trình Thủ tướng Chính phủ nên rất dễ dẫn đến chậm trễ trong thời gian sản xuất kinh doanh…

2.2 Vấn đề sở hữu và vấn đề quyền tự chủ

* Vấn đề sở hữu:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Cơ chế trách nhiệm và quyền chủ động của cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước chưa rõ ràng, Tình trạng thất thoát vốn nhà nước mà không thể quy trách nhiệm cụ thể cho cá nhân, cơ quan nào đã làm cho doanh nghiệp nhà nước trở thành đầu mối cho tài sản nhà nước thất thoát. Khu vực doanh nghiệp nhà nước thu hút được đầu tư mạnh song quá trình đầu tư cũng còn nhiều lãng phí do sự thiếu hiểu biết, thiếu thông tin thị trường…

Chưa tách bạch rõ giữa chức năng quyền sở hữu với chức năng khác của nhà nước dẫn đến chức năng quyền sở hữu dễ bị coi nhẹ. Chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện quyền sở hữu của các cơ quan công quyền khiến cho các cơ quan này thiếu trách nhiệm trong chức năng thực hiện quyền sở hữu nhưng lại tích cực can thiệp làm hạn chế quyền tự chủ của các doanh nghiệp nhà nước. Cơ chế thực hiện quyền và nội dung thực hiện quyền sở hữu quá chú trọng đến thực hiện chức năng quản lý, ban hành và thực thi pháp luật hơn là thực hiện quyền sở hữu để đảm bảo gia tăng giá trị của tài sản thuộc quyền sở hữu nhà nước.

Mô hình quản trị: tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước - 10

* Vấn đề quyền tự chủ:

Tình trạng bao cấp cho doanh nghiệp nhà nước kinh doanh vẫn chưa xóa bỏ hoàn toàn. Doanh nghiệp nhà nước không tích cực phát huy thế mạnh của mình mà ít nhiều nghiêng về việc quan hệ tốt với cấp trên để tận dụng bao cấp. Theo bảng xếp hạng của Bộ Tài chính năm 2008, trong số các doanh nghiệp nhà nước chỉ có 44,4% doanh nghiệp xếp loại A; 39,5% doanh nghiệp xếp loại B; 16,1% doanh nghiệp xếp loại C; và có tới 19,5% doanh nghiệp thu lỗ.

Hội đồng quản trị vẫn phải báo cáo qua nhiều cấp mới thực hiện được quyền chủ tài sản doanh nghiệp. Vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng quản trị với tư cách là đại diện trực tiếp chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước chưa được quy định rõ ràng, cụ thể:

- Các doanh nghiệp không được tự chủ trong việc phân bổ lỗ, lãi, lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc trong quá trình đầu tư mới.

- Các Tổng công ty không có khả năng điều chỉnh vốn từ các đơn vị lãi ít sang các đơn vị lãi nhiều, không được tự quyết định mức khấu hao tài sản cố định của mình.

- Trách nhiệm về hành chính, kinh tế của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc không được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Nhiều doanh nghiệp nhà nước không có Hội đồng quản trị thì không rõ được cơ quan nào sẽ là đại diện trực tiếp chủ sở hữu.

- Hầu như các quy định tạo quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý, chấp thuận của cơ quan chủ quản. Cùng với đó là các quy chế hoạt động của cá tổ chức chính trị, đoàn thể làm doanh nghiệp bị hạn chế về quyền tự chủ sản xuất kinh doanh.

2.3 Một số nhược điểm khác

Chế độ tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước chưa phù hợp, chính sách và cơ chế nhân sự còn chậm đổi mới. Đội

ngũ cán bộ quản trị trong điều kiện mới chưa được chuẩn bị kịp thời, thích ứng để hình thành nên một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp. Thực tế đã chứng minh, doanh nghiệp nhà nước nào có đội ngũ cán bộ tài năng, tập trung vào lợi ích chung cho đơn vị thì doanh nghiệp đó làm ăn phát đạt ví dụ như Vinamilk, công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông… Và ngược lại, doanh nghiệp nhà nước nào mà đội ngũ cán bộ quản lý chỉ lo lợi ích cá nhân thì mặc dù có thể có lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng lại không vào ngân sách nhà nước ví dụ như dệt may Nam Định,…

Trước đây đối với các doanh nghiệp nhà nước có Hội đồng quản trị, việc Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc cùng nhận vốn dẫn đến không phân biệt được trách nhiệm bảo toàn, phát triển nguồn vốn được giao thực chất là thuộc về ai. Theo quy định của pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người lãnh đạo cao nhất của công ty nhưng đôi khi Chủ tịch Hội đồng quản trị lại thụ động, ngồi chờ Tổng giám đốc đề nghị các quyết định quản lý để ban hành, không nắm được các vấn đề về cán bộ, tài chính…trong doanh nghiệp hay ngược lại, Chủ tịch Hội đồng quản trị lại can thiệp quá sâu vào toàn bộ các vấn đề tổ chức, bố trí cán bộ, sản xuất kinh doanh dẫn đến Tổng giám đốc lại trở thành thụ động, hoạt động của doanh nghiệp có nhiều khúc mắc, các quy định chồng chéo, cấp dưới có tính chấp hành không cao.

Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, mặc dù có sự tham gia của những loại hình doanh nghiệp khác nhau song doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng, bổ sung thị trường khi cần thiết, nắm giữ vị trí then chốt và là lực lượng quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng xã hội. Chương II đã khái quát lại toàn bộ quá trình thực hiện tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước từ khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa được thành lập. Đây là một quá trình thay đổi cơ chế quản lý, điều chỉnh các quy định của pháp luật để từng bước trao quyền quản trị doanh nghiệp, tự chủ

hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước thể hiện đúng vai trò của một nhà đầu tư và quản lý nền kinh tế, không can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh những ưu điểm đạt được của quá trình thực hiện tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước, Chương II cũng đã chỉ ra một số nhược điểm còn tồn tại như: sự tồn tại của chế độ hành chính chủ quản dẫn đến việc quản lý vốn lỏng lẻo; một số vấn đề liên quan đến sở hữu và quyền tự chủ; chế độ sử dụng, đãi ngộ cán bộ… Chương III – chương tiếp theo của khóa luận sẽ tập trung vào việc đưa ra một số định hướng và đề xuất giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh việc thực hiện tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước.‌


CHƯƯƠƠNG III: MỘT SỐGIẢI PHÁP ĐĐĐĐY MẠNH VIỆC THỰC HIỆN TÁCH QUYỀN CHỦSỞHỮU RA KHỎI QUYỀN QUẢN TRỊDOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯƯC


I. CÁC ĐỊNH HƯỚNG NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC TÁCH QUYỀN CHỦ SỞ HỮU RA KHỎI QUYỀN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.

1.1 Nhà nước và sự bình đẳng với các doanh nghiệp trong vai trò một nhà đầu tư.

1.1.1 Vai trò nhà đầu tư của nhà nước.

Nhà nước thực hiện quyền chủ sở hữu của mình với vai trò là người đầu tư vốn bình đẳng như các nhà đầu tư khác. Trong tiến trình Việt Nam thực hiện tổ chức, cải cách lại nền kinh tế cho phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã cam kết, cơ chế vận hành nền kinh tế theo nguyên tắc kinh tế thị trường từng bước được hiểu rõ hơn, khi mà các đối tượng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh cùng một loại hàng hóa thì đều được Nhà nước với tư cách là người quản lý đối xử một cách bình đẳng theo các quy định của pháp luật. Các cơ quan nhà nước được giao cho trách nhiệm quản lý phần vốn tại các doanh nghiệp có góp vốn của nhà nước cũng phải chịu sự chi phối của các quy định pháp luật, cũng có trách nhiệm và quyền lợi như bất kỳ một nhà đầu tư khác nào góp vốn vào trong doanh nghiệp. Như vậy thì nhà nước mới thực hiện được công khai, minh bạch các chính sách kinh tế, thực hiện đối xử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế như cam kết trong Hiệp định gia nhập WTO của Việt Nam.

1.1.2 Chuyển từ sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước sang Nhà nước làm chức năng quản lý vĩ mô đối với doanh nghiệp nhà nước.

Từ bài học của nhiều nước trên thế giới có thể thấy rằng: một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả đó là do sự can thiệp quá sâu của Chính phủ vào công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý vĩ mô tham gia vào việc xây dựng các quyết định mang tính tác nghiệp hàng ngày của các doanh nghiệp.

Ở nước ta trong một thời gian dài chức giám đốc từng được coi là cái ghế chứ không phải là nghề vì vậy mà Chính phủ thường chọn các nhà chính trị làm giám đốc doanh nghiệp nhà nước. Do vậy mà ý chí chính trị đã chi phối các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra cơ chế

vừa tập trung quan liêu, vừa phân tán, nhiều tầng lớp trung gian làm triệt tiêu tính năng động tự chủ của giám đốc, người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước. Cũng như những doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế mà không phải là tổ chức chính trị, chức năng cơ bản nhất của chúng là tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng là không thể thiếu được, vấn đề là nội dung và phương pháp quản lý phải thay đổi. Mọi sự áp đặt chủ quan các chỉ tiêu pháp lệnh và cả sự ưu đãi của Chính phủ đối với các doanh nghiệp nhà nước thông qua giá cả, lãi suất, thuế khóa…đều không có hiệu quả. Vì thế Nhà nước phải chuyển từ sự can thiệp trực tiếp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước sang chức năng tạo môi trường cho các doanh nghiệp ấy tự do hoạt động, đó là môi trường chính trị – xã hội, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường y tế…

1.2 Đẩy mạnh chất lượng quản lý bộ máy Nhà nước.

Việc tách chức năng thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước ra khỏi chức năng quản lý hành chính nhà nước để từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của bộ máy công quyền, nâng cao khả năng đáp ứng và phục vụ yêu cầu của xã hội, giảm thiểu đến mức tối đa các điều kiện có thể nảy sinh tham nhũng. Khi tách bạch chức năng của chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước sẽ tạo điều kiện thực hiện sự chuyên môn hóa cao đối với cơ quan quản lý hành chính bởi vì mục tiêu cả hai nhiệm vụ này là không như nhau: đối với việc quản lý nhà nước thì mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi tới mức tối đa cho cộng đồng doanh nghiệp, còn mục tiêu của chủ sở hữu là lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được.

Cơ chế quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước về kế hoạch, về lao động, về phân phối thu nhập, về tài chính, kế toán thống kê, về

thanh tra, kiểm tra, về đầu tư xây dựng cơ bản…đã tạo lập hành lang pháp lý tương đối đồng bộ theo hướng doanh nghiệp nhà nước thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh, phân phối tiền lương, lợi nhuận để lại. Khi giao quyền tự chủ kinh doanh cho doanh nghiệp nhà nước, mấu chốt của vấn đề là làm thế nào để nhà nước vẫn kiểm soát được các doanh nghiệp của mình. Tình hình thực tế cho thấy việc mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp nhà nước đã dẫn đến nâng cao tính năng động của các doanh nghiệp nhà nước nhưng về cơ bản lại chưa đi liền với việc nâng cao chất lượng giám sát của Nhà nước. Dẫn đến có tình trạng chồng chéo trong giám sát của các cơ quan nhà nước, không giảm được sự lãng phí, vi phạm lợi ích của nhà nước. Do vậy mà cần đẩy mạnh chất lượng quản lý bộ máy nhà nước, đảm bảo cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước cũng như bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước.

1.3 Quản lý vốn của nhà nước tại doanh nghiệp.

Thực hiện các quyền chủ sở hữu tập trung và thống nhất để đảm bảo việc quản lý nguồn vốn tại các doanh nghiệp thì cần phải có một bộ máy quản lý biên chế gọn, có năng lực chuyên môn và phẩm chất chính trị, ít khâu trung gian. Các cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu được có đủ thẩm quyền trong việc quyết định đầu tư, bổ nhiệm cán bộ và phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về những quyết định của mình. Việc thành lập các cơ quan quản lý tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp để nâng cao trách nhiệm của các cơ quan được giao quản lý vốn và tài sản doanh nghiệp nhà nước theo hướng là gắn quyền lợi với trách nhiệm.

Không giống như các chủ đầu tư khác, người được giao quyền đại diện phần vốn của Nhà nước không phải là chủ thực sự của phần vốn đó vì vậy mà Nhà nước cần có những quy định để đánh giá hiệu quả đầu tư và sử dụng vốn tại doanh nghiệp, từ đó cũng đánh giá được khả năng của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý tại doanh nghiệp và có chế độ đãi ngộ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022