Cstt Nới Lỏng Trong Cơ Chế Tỷ Giá Cố Định Và Vốn Lưu Chuyển Dễ Dàng


b/ Điểm cân bằng của mô hình IS - LM - BP

Ba đường IS, LM, và BP giao nhau tại điểm A trên đồ thị với mức lãi suất i0 và sản lượng/thu nhập Y0. Giả sử tại điểm A với mức sản lượng là Y0 nhỏ hơn mức sản lượng tiềm năng của nền kinh tế Yp. Trong trường hợp này, Chính phủ sẽ điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô để dịch chuyển nền kinh tế đến trạng thái có mức sản lượng Yp.

Hình 2 3 Điểm cân bằng của mô hình IS LM BP c Hiệu lực của CSTT và sự 1

Hình 2.3: Điểm cân bằng của mô hình IS - LM - BP

c/ Hiệu lực của CSTT và sự kết hợp với CSTK, chính sách tỷ giá trong mô hình IS - LM - BP

Trường hợp 1: CSTT trong cơ chế tỷ giá cố định và vốn lưu chuyển dễ dàng (đường BP nằm ngang hơn đường LM)

Hình 2 4 CSTT nới lỏng trong cơ chế tỷ giá cố định và vốn lưu chuyển dễ 2

Hình 2.4: CSTT nới lỏng trong cơ chế tỷ giá cố định và vốn lưu chuyển dễ dàng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Nền kinh tế đang ở vị trí cân bằng trong và ngoài tại A với mức sản lượng Y0 và lãi suất r0. Khi NHTW thực hiện CSTT mở rộng, đường LM0 dịch chuyển sang phải tới LM1. Điểm cân bằng mới của nền kinh tế tại điểm B(Yp,r1). Do thu nhập tăng, nhập khẩu tăng lên làm cán cân vãng lai trở nên xấu đi. Hơn nữa, với mức lãi suất r1 nhỏ hơn r0, cán cân vốn bị thâm hụt do luồng vốn dịch chuyển đi đầu tư vào nơi có mức lãi suất cao hơn. Do đó, cán cân thanh toán bị thâm hụt, tạo áp lực làm tăng tỷ giá. Trong chế độ tỷ giá cố định, để giữ cho tỷ giá không đổi, NHTW phải bán ngoại tệ, làm giảm lượng tiền nội tệ cung ứng trong nền kinh tế. Cung tiền giảm làm đường LM2 dịch chuyển về vị trí ban đầu. Quá trình này diễn ra nhanh hơn do nguồn vốn dễ dàng di chuyển hơn giữa trong và ngoài nước.

Kết luận: Trong điều kiện tỷ giá cố định và vốn lưu chuyển dễ dàng thì việc sử dụng CSTT không phát huy hiệu quả. Do vậy, Chính phủ không nên sử dụng mỗi CSTT mà cần phải sử dụng chính sách vĩ mô khác.

Trường hợp 2: CSTT trong cơ chế tỷ giá cố định và vốn lưu chuyển không dễ dàng (đường BP dốc hơn đường LM)

Nền kinh tế đang ở vị trí cân bằng trong và ngoài tại A với mức sản lượng Y0 và lãi suất r0. Khi NHTW thực hiện CSTT mở rộng, đường LM0 dịch chuyển sang phải tới LM1. Điểm cân bằng mới của nền kinh tế tại điểm B(Yp,r1). Do thu nhập tăng, nhập khẩu tăng lên làm cán cân vãng lai trở nên xấu đi. Do đó, cán cân thanh toán bị thâm hụt, tạo áp lực làm tăng tỷ giá. Trong chế độ tỷ giá cố định, để giữ cho tỷ giá không đổi, NHTW phải bán ngoại tệ để làm giảm lượng tiền nội tệ cung ứng trong nền kinh tế. Cung tiền giảm làm đường LM2 dịch chuyển về vị trí ban đầu.

Hình 2 5 CSTT nới lỏng trong cơ chế tỷ giá cố định và vốn lưu chuyển không 3

Hình 2.5: CSTT nới lỏng trong cơ chế tỷ giá cố định và vốn lưu chuyển không dễ dàng


Kết luận: Trong điều kiện tỷ giá cố định và vốn lưu chuyển không dễ dàng thì việc sử dụng CSTT không phát huy hiệu quả. Do vậy, Chính phủ không nên sử dụng mỗi CSTT mà cần phải sử dụng chính sách vĩ mô khác.

Trường hợp 3: CSTK trong cơ chế tỷ giá cố định và vốn lưu chuyển dễ dàng (đường BP nằm ngang hơn đường LM)

Nền kinh tế đang ở vị trí cân bằng trong và ngoài tại A với mức sản lượng Y0 và lãi suất r0. Khi Chính phủ thực hiện CSTK mở rộng, đường IS0 dịch chuyển sang phải tới IS1. Điểm cân bằng mới của nền kinh tế tại điểm B với mức lãi suất và thu nhập cao hơn. Do thu nhập tăng, nhập khẩu tăng lên làm cán cân vãng lai trở nên xấu đi. Với mức lãi suất r1 lớn hơn r0, cán cân vốn được cải thiện. Do hiệu ứng tốt hơn của cán cân vốn trội hơn hiệu ứng xấu đi của cán cân vãng lai nên cán cân thanh toán bị thặng dư, tạo áp lực làm giảm tỷ giá.

Để đạt được cân bằng bên ngoài, NHTW phải thực hiện CSTT nới lỏng, đường LM0 dịch chuyển sang phải đến LM1, cắt đường IS1 và BP tại điểm C(Y2, r2). Tại điểm C, mức lãi suất thấp hơn sẽ khuyến khích dòng vốn chảy ra, làm xấu đi cán cân vốn; thu nhập tăng sẽ khuyến khích người dân tăng chi tiêu cho nhập khẩu. Nhờ vậy, cán cân thanh toán sẽ đạt được trạng thái cân bằng mà không cần thay đổi tỷ giá hay thay đổi dự trữ ngoại hối.

Hình 2 6 CSTK nới lỏng trong cơ chế tỷ giá cố định và vốn lưu chuyển dễ 4

Hình 2.6: CSTK nới lỏng trong cơ chế tỷ giá cố định và vốn lưu chuyển dễ dàng

Kết luận: Trong điều kiện cơ chế tỷ giá cố định và lưu chuyển vốn dễ dàng, để đạt mục tiêu cân bằng bên trong và bên ngoài của nền kinh tế, cần kết hợp CSTK mở rộng với CSTT mở rộng.


Trường hợp 4: CSTK trong cơ chế tỷ giá cố định và vốn lưu chuyển không dễ dàng (đường BP dốc hơn đường LM)

Nền kinh tế đang ở vị trí cân bằng trong và ngoài tại A với mức sản lượng Y0 và lãi suất r0. Khi Chính phủ thực hiện CSTK mở rộng, đường IS0 dịch chuyển sang phải tới IS1. Điểm cân bằng mới của nền kinh tế tại điểm B với mức lãi suất và thu nhập cao hơn. Do thu nhập tăng, nhập khẩu tăng lên làm cán cân vãng lai trở nên xấu đi. Với mức lãi suất r1 lớn hơn r0, cán cân vốn được cải thiện. Do hiệu ứng xấu đi của cán cân vãng lai trội hơn hiệu ứng tốt lên của cán cân vốn nên cán cân thanh toán bị thâm hụt, tạo áp lực làm tăng tỷ giá.

Để đạt được cân bằng bên ngoài, Chính phủ phải thực hiện CSTT thắt chặt, đường LM0 dịch chuyển sang trái đến LM1, cắt đường IS1 và BP tại điểm C(Y2, r2). Tại điểm C, mức lãi suất cao hơn sẽ khuyến khích dòng vốn chảy vào, cải thiện cán cân vốn; thu nhập giảm sẽ khuyến khích người dân thu hẹp chi tiêu cho nhập khẩu. Nhờ vậy, cán cân thanh toán sẽ đạt được trạng thái cân bằng mà không cần thay đổi tỷ giá hay thay đổi dự trữ ngoại hối.

Hình 2 7 CSTK nới lỏng trong cơ chế tỷ giá cố định và vốn lưu chuyển không 5

Hình 2.7: CSTK nới lỏng trong cơ chế tỷ giá cố định và vốn lưu chuyển không dễ dàng

Kết luận: Trong điều kiện tỷ giá cố định và vốn lưu chuyển không dễ dàng, để đạt mục tiêu cân bằng bên trong và bên ngoài nền kinh tế, cần kết hợp đồng thời CSTK mở rộng với CSTT thắt chặt.

Trường hợp 5: CSTT trong cơ chế tỷ giá thả nổi và lưu chuyển vốn dễ dàng (đường BP nằm ngang hơn đường LM)

Nền kinh tế đang ở vị trí cân bằng trong và ngoài tại A với mức sản lượng Y0 và lãi suất r0. Khi NHTW thực hiện CSTT nới lỏng, đường LM0 dịch chuyển sang


phải tới đường LM1 cắt IS0 tại điểm có mức lãi suất thấp hơn và thu nhập cao hơn. Tại trạng thái này, nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng cả cán cân vãng lai và cán cân vốn xấu đi, cán cân thanh toán bị thâm hụt nặng, tạo áp lực giảm giá đồng nội tệ. Do cơ chế tỷ giá là thả nổi, nên đồng nội tệ giảm giá và tạo hiệu ứng đường IS0 dịch chuyển sang phải tới IS1, đường BP0 dịch chuyển sang phải tới BP1. Cán cân thanh toán trở lại cân bằng tại điểm cân bằng mới B(Y2,r1).

Hình 2 8 CSTT nới lỏng trong cơ chế tỷ giá thả nổi và lưu chuyển vốn dễ 6

Hình 2.8: CSTT nới lỏng trong cơ chế tỷ giá thả nổi và lưu chuyển vốn dễ dàng

Kết luận: Trong điều kiện cơ chế tỷ giá thả nổi và lưu chuyển vốn dễ dàng, nền kinh tế đạt được mục tiêu cân bằng bên trong và bên ngoài bằng cách phối hợp CSTT và tỷ giá.

Trường hợp 6: CSTT trong cơ chế tỷ giá thả nổi và vốn lưu chuyển không dễ dàng (đường BP dốc hơn đường LM)

Hình 2 9 CSTT mở rộng trong cơ chế tỷ giá thả nổi và lưu chuyển vốn không 7

Hình 2.9: CSTT mở rộng trong cơ chế tỷ giá thả nổi và lưu chuyển vốn không dễ dàng


Nền kinh tế đang ở vị trí cân bằng trong và ngoài tại A với mức sản lượng Y0 và lãi suất r0. Khi NHTW thực hiện CSTT nới lỏng, đường LM0 dịch chuyển sang phải tới đường LM1 cắt IS0 tại điểm có mức lãi suất thấp hơn và thu nhập cao hơn. Tại trạng thái này, nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng cả cán cân vãng lai và cán cân vốn xấu đi, cán cân thanh toán bị thâm hụt nặng, tạo áp lực giảm giá đồng nội tệ. Do cơ chế tỷ giá là thả nổi, nên đồng nội tệ giảm giá và tạo hiệu ứng đường IS0 dịch chuyển sang phải tới IS1, đường BP0 dịch chuyển sang phải tới BP1, và LM1 dịch chuyển đến LM2. Cán cân thanh toán trở lại cân bằng tại điểm cân bằng mới B(Y2,r1).

Kết luận: Trong điều kiện cơ chế tỷ giá thả nổi và lưu chuyển vốn không dễ dàng, nền kinh tế đạt được mục tiêu cân bằng bên trong và bên ngoài bằng cách phối hợp CSTT và tỷ giá.

Trường hợp 7: CSTK trong cơ chế tỷ giá thả nổi và lưu chuyển vốn dễ dàng (đường BP nằm ngang hơn đường LM)

Hình 2 10 CSTK mở rộng trong cơ chế tỷ giá thả nổi và lưu chuyển vốn dễ 8

Hình 2.10: CSTK mở rộng trong cơ chế tỷ giá thả nổi và lưu chuyển vốn dễ dàng

Nền kinh tế đang ở vị trí cân bằng trong và ngoài tại A với mức sản lượng Y0 và lãi suất r0. Khi Chính phủ áp dụng CSTK mở rộng, đường IS0 dịch chuyển sang phải đến đường IS1, cắt đường LM0 tại điểm có mức thu nhập và lãi suất cao hơn. Do hiệu ứng cải thiện cán cân vốn trội hơn hiệu ứng xấu đi của cán cân vãng lai nên cán cân thanh toán thặng dư, tạo áp lực nâng giá nội tệ. Do cơ chế tỷ giá là thả nổi, nội tệ lên giá sẽ tạo ra các hiệu ứng làm đường IS1 dịch chuyển sang trái tới IS2, đường BP0 dịch chuyển sang trái tới BP1, và đường LM1 dịch chuyển sang phải tới LM2. Cán cân thanh toán cân bằng tại điểm B(Y1, r1).


Kết luận: Trong điều kiện cơ chế tỷ giá thả nổi và lưu chuyển vốn dễ dàng, nền kinh tế đạt được mục tiêu cân bằng bên trong và bên ngoài bằng, cách phối hợp CSTK và tỷ giá.

Trường hợp 8: CSTK trong cơ chế tỷ giá thả nổi và lưu chuyển vốn không dễ dàng (đường BP dốc hơn đường LM)

Nền kinh tế đang ở vị trí cân bằng trong và ngoài tại A với mức sản lượng Y0 và lãi suất r0. Khi Chính phủ áp dụng CSTK mở rộng, đường IS0 dịch chuyển sang phải đến đường IS1, cắt đường LM0 tại điểm có mức thu nhập và lãi suất cao hơn. Do hiệu ứng xấu đi của cán cân vãng lai do thu nhập tăng có tính trội hơn hiệu ứng cải thiện cán cấn vốn do lãi suất tăng lên nên cán cân thanh toán bị thâm hụt, tạo áp lực giảm giá nội tệ. Do cơ chế tỷ giá là thả nổi nên tỷ giá tăng, tạo ra các hiệu ứng làm đường BP0 dịch chuyển sang phải đến BP1, đường IS1 dịch chuyển sang IS2, và LM1 dịch sang trái tới LM2. Cán cân thanh toán trở lại cân bằng tại điểm cân bằng mới B(Y1,r1).

Hình 2 11 CSTK mở rộng trong cơ chế tỷ giá thả nổi và lưu chuyển vốn không 9

Hình 2.11: CSTK mở rộng trong cơ chế tỷ giá thả nổi và lưu chuyển vốn không dễ dàng

Kết luận: Trong điều kiện cơ chế tỷ giá thả nổi và lưu chuyển vốn không dễ dàng, bằng cách phối hợp CSTK và tỷ giá, nền kinh tế đạt được mục tiêu cân bằng bên trong và bên ngoài.

Như vậy, trong điều kiện cơ chế tỷ giá cố định, việc kết hợp mở rộng tiền tệ không đạt được đồng thời hai mục tiêu cân bằng bên trong và bên ngoài. Ngược lại, trong điều kiện cơ chế tỷ giá thả nổi, nới lỏng hay thắt chặt tiền tiền đều mang lại hiệu quả để tác động tới sản lượng của nền kinh tế mà vẫn đạt được mục tiêu cân


bằng bên trong và bên ngoài. Ngoài ra, trong trường hợp đường IS có độ dốc càng thoải, ví dụ như đầu tư nhạy cảm với lãi suất, thì NHTW chỉ cần điều chỉnh một lượng nhỏ trong cung tiền để có thể đạt được mục tiêu.

Khi một quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự gia tăng các giao dịch thương mại quốc tế, mức độ dịch chuyển vốn quốc tế cũng sẽ diễn ra nhanh hơn nên việc lựa chọn một cơ chế tỷ giá linh hoạt sẽ giúp cho công tác điều hành CSTT trở nên dễ dàng đạt được cả mục tiêu cân bằng bên trong và bên ngoài.

2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương tới nền kinh tế

Trong khuôn khổ CSTT của bất kỳ NHTW nào cũng phải có đầy đủ các yếu tố về xác định các mục tiêu cuối cùng, trung gian và mục tiêu hoạt động, cũng như phương thức vận dụng các công cụ CSTT để tác động tới các mục tiêu trên. Các nội dung 2.1. và 2.2. đã lần lượt trình bày cơ sở lý luận về mục tiêu của CSTT và quá trình vận hành các công cụ CSTT của NHTW. Trên cơ sở đó, nội dung 2.3.1. đã tổng hợp hai nội dung trên để phân tích khả năng tác động của CSTT tới nền kinh tê trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Nội dung tiếp sau đây sẽ phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng NHTW điều hành CSTT nhằm tác động tới nền kinh tế. Theo Prachi Mishra và các cộng sự (2010) [72], tại một quốc gia phát triển, công tác điều hành CSTT phát huy tác động tới nền kinh tế như kỳ vọng của NHTW ở mức độ nào phụ thuộc vào một số nhân tố sau: tính độc lập của NHTW, quy mô của thị trường tài chính chính thức, mức độ hiệu quả của thị trường liên ngân hàng, mức độ phát triển của thị trường chứng khoán và bất động sản, mức độ đầy đủ và hiệu lực của môi trường pháp lý, mức độ tự do hóa tài chính, chế độ tỷ giá, mức độ cạnh tranh của hệ thống TCTD, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế…

(1) Mức độ độc lập của Ngân hàng Trung ương

Arnone, Laurens, và Segalotto (2006) [39], tiến hành nghiên cứu đo lường mức độ độc lập của 145 NHTW các quốc gia phát triển, mới nổi, và có thu nhập thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy NHTW tại cả quốc gia đang phát triển và thu nhập thấp đều có mức độ độc lập kém hơn nhiều so với các quốc gia phát triển. Mức độ độc lập của một NTHW được chia thành độc lập hoạt động (operational independence) và độc lập mục tiêu (target independence); trong đó, độc lập mục

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí