Thực Hiện Chính Sách Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Và Mục Tiêu Tham Gia Tổ Chức Thương Mại Thế Giới


Trên cơ sở các phân tích về thực trạng thực thi pháp luật bảo hiểm thân tàu Việt Nam trong thời gian qua và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bảo hiểm thân tàu trong thời gian tới, việc nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hiểm thân tàu Việt Nam trong thời gian tới phải thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:

3.2.1 Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thân tàu

Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm thân tàu phải nhằm phục vụ hiệu quả chiến lược chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước ta. Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng pháp luật bảo hiểm thân tàu, bên cạnh việc bảo đảm phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam, chúng ta phải tính tới các quy tắc quốc tế về bảo hiểm thân tàu.

Việc hoàn thiện pháp luật bảo hiểm thân tàu phải dựa trên nguyên tắc là phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, góp phần nâng cao hiệu quả bảo hiểm thân tàu ở Việt Nam, tăng tính cạnh tranh của các nhà bảo hiểm thân tàu Việt nam.

Việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ bảo hiểm thân tàu, bên cạnh việc bảo đảm phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam, chúng ta phải tính tới các quy tắc, quy phạm quốc tế về bảo hiểm thân tàu, trong đó có việc nghiên cứu tham gia các điều ước quốc tế liên quan đến việc thực hiện pháp luật bảo hiểm hàng hải. Bên cạnh những điều ước quốc tế bắt buộc phải ký kết, gia nhập mới có hiệu lực đối với Việt Nam, chúng ta có thể chuyển thể tinh thần của các điều ước quốc tế mà không cần phải bắt buộc tham gia vào luật Việt Nam nhằm làm cho các quy tắc, quy phạm pháp luật hàng hải Việt Nam đồng bộ với quy tắc, quy phạm quốc tế. Đối với các điều ước quốc tế bắt buộc phải ký kết, gia nhập, chúng ta cần phải có kế hoạch ký kết, gia nhập nhằm tăng cường nguồn cho pháp luật bảo hiểm hàng hải. Trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại và Pháp


lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo hiểm thân tàu Việt Nam phải dựa trên nguyên tắc phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, đồng thời phải tăng cường việc tham gia các điều ước quốc tế và phải có các nguyên tắc cho phép áp dụng luật nước ngoài và tập quán bảo hiểm hàng hải quốc tế. Bảo đảm nguyên tắc này sẽ tạo ra khung pháp luật khuyến khích hoạt động bảo hiểm hàng hải ở Việt Nam.

Việc hoàn thiện pháp luật bảo hiểm thân tàu phải phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam nhưng phải bảo đảm tính đặc thù của pháp luật bảo hiểm hàng hải nói chung cũng như bảo hiểm thân tàu nói riêng như đã phân tích ở Chương 1, Chương 2.

Việc hoàn thiện pháp luật bảo hiểm thân tàu phải bào đảm hài hòa lợi ích của người được bảo hiểm và người bảo hiểm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

3.2.2 Thực hiện chính sách hội nhập kinh tế quốc tế và mục tiêu tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới

Với bờ biển dài hơn 3200 km và hơn một triệu mét vuông mặt biển, Việt nam có tiềm năng rất lớn để phát triển thương mại hàng hải và vận tải biển. Để có thể tham gia vào thị trường vận tải biển quốc tế, đội tàu Việt nam phải đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế về kỹ thuật, về an toàn hàng hải và được bảo hiểm. Đấy là chưa nói tới việc đội tàu Việt nam sẽ phải cạnh tranh quyết liệt hơn với đội tàu các nước trong khu vực và trên thế giới để giành thị phần nội địa và vươn ra thị trường quốc tế, trong trường hợp Việt nam tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới. Khi đó các công ty bảo hiểm Việt nam cũng sẽ phải cạnh trạnh với các hãng bảo hiểm lớn của nước ngoài trong lĩnh vực bảo hiểm thân tàu. Nếu không nâng cao hiệu quả bảo hiểm thân tàu, một trong những hướng đi là nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hiểm thân tàu, Bảo hiểm thân tàu Việt nam khó có thể cạnh tranh, trong khi

Bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới - 13


tại thời điểm hiện tại bảo hiểm thân tàu việt nam vẫn đang phải chịu lỗ. Và việc để thua ngay tại sân nhà, mất thị phần ngay tại thị trường của mình là điều khó tránh khỏi nếu bảo hiểm thân tàu Việt nam không có những biện pháp kịp thời và hiệu quả.

3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hiểm thân tàu tại Việt nam

Trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật bảo hiểm thân tàu ở Việt nam, thực trạng ký kết và thực thi pháp luật bảo hiểm thân tàu tại Việt nam cũng như sự cần thiết phải nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật bảo hiểm thân tàu trong điều kiện hiện nay, có thể đưa ra một số kiến nghị về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hiểm thân tàu ở các khía cạnh sau đây:

3.3.1 Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm thân tàu

Hợp đồng bảo hiểm thân tàu được điều chỉnh trước tiên bởi chương Bảo hiểm Hàng hải, Bộ luật hàng hải Việt nam. Tháng 5 năm 2005 Quốc hội đã thông qua Bộ luật hàng hải Việt nam, thay đổi, bổ sung một cách toàn diện, trong đó thay đổi bổ sung đáng kể những quy định về bảo hiểm hàng hải, trong đó có bảo hiểm thân tàu, theo hướng áp dụng Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906. Tuy nhiên, không phải là không còn những bất cập ảnh hưởng đến hiệu quả điều chỉnh của pháp luật bảo hiểm thân tàu. Cụ thể là:.

Về khái niệm hợp đồng bảo hiểm thân tàu. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm thân tàu theo Bộ Luật Hàng hải Việt nam 2005 có thể định nghĩa như sau: “Hợp đồng bảo hiểm thân tàu là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải mà theo đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cáh thức và điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng” [2; đ 226]. Khái niệm trên đây tương đối đầy đủ, tuy nhiên theo tác giả, khái niệm “tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm


bồi thường” là chưa chặt chẽ. Tổn thất hàng hải muốn được bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm thân tàu phải là những tổn thất hàng hải do các rủi ro hàng hải được bảo hiểm gây ra và đó phải là tổn thất của đối tượng được bảo hiểm. Bộ Luật Hàng hải Việt nam 2005 đã không quy định mối liên hệ giữa rủi ro hàng hải, tổn thất hàng hải và đối tượng bảo hiểm.

Tác giả kiến nghị định nghĩa hợp đồng bảo hiểm thân tàu như sau: “Hợp đồng bảo hiểm thân tàu là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải mà theo đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải do các rủi ro được bảo hiểm xảy ra trong một hành trình đường biển gây ra cho đối tượng bảo hiểm, theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng”.

Về đối tượng bảo hiểm. Bộ luật hàng hải Việt nam 2005 quy định giá trị của đối tượng bảo hiểm là tổng giá trị tàu vào thời điểm bắt đầu bảo hiểm, bao gồm giá trị máy móc, trang thiết bị, phụ tùng dự trữ của tàu. Theo tác giả, quy định đối tượng bảo hiểm thân tàu phải nhất thiết bao gồm cả lương thực, những đồ dự trữ cho sĩ quan, thủy thủ, tiền ứng trước để trả lương cho thủy thủ và những chi phí khác (nếu có) để làm cho con tàu thích hợp đối với chuyến đi hoặc cuộc hành trình là rất cần thiết, bởi nó ràng buộc người được bảo hiểm phải bảo đảm những yêu cầu cần thiết cho một chuyến hành trình an toàn trên biển, tránh trường hợp người được bảo hiểm vì mục đích giảm chi phí chuyến đi và chi phí bảo hiểm mà không trang bị đầy đủ cho tàu. Hơn nữa, nếu tiền lương ứng trước cho thuyền bộ và chi phí chuẩn bị chuyến đi chỉ được bảo hiểm theo thỏa thuận của các bên như quy định của Bộ Luật Hàng hải Việt nam thì quyền lợi bảo hiểm của thuyền bộ không được bảo đảm, đồng thời khả năng đi biển của tàu cũng không được bảo đảm đúng mức. Không thể vin vào tình hình tài chính của chủ tàu chưa cho phép mà nới lỏng quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của thuyền bộ.


Do vậy tác giả kiến nghị quy định đối tượng bảo hiểm thân tàu phải bắt buộc bao gồm thân và máy tàu, trang thiết bị, phụ tùng dữ trự của tàu, lương thực đồ dự trữ cho sĩ quan, thủy thủ, tiền ứng trước để trả lương cho thủy thủ và những chi phí khác (nếu có) để làm cho con tàu thích hợp đối với chuyến đi hoặc cuộc hành trình.

Bộ Luật Hàng hải Việt nam 2005 đã đưa khái niệm quyền lợi bảo hiểm, dựa chủ yếu theo Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906. Tuy nhiên theo tác giả, để đáp ứng một trong những nguyên tắc của việc hoàn thiện pháp luật là làm cho luật dễ hiểu và dễ áp dụng, cần phải quy định rò hợp đồng bảo hiểm hàng hải chỉ có hiệu lực khi được ký kết dựa trên sự tồn tại của quyền lợi bảo hiểm, tránh quy định quyền lợi bảo hiểm chung chung như hiện nay với ngụ ý ngầm hiểu, rất dễ gây nhầm lẫn hay hiểu sai cho người áp dụng, trong khi kiến thức về pháp luật bảo hiểm thân tàu của người được bảo hiểm còn chưa cao như hiện nay, đồng thời các công cụ trợ giúp pháp lý như ký kết thông qua môi giới, đại lý hay nhờ sự trợ giúp của Luật sư còn chưa được áp dụng rộng rãi.

Về thay đổi độ rủi ro. Một trong những nguyên tắc hoàn thiện pháp luật bảo hiểm hàng hải là hài hoà lợi ích của người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Nhằm bảo vệ người bảo hiểm, pháp luật bảo hiểm thân tàu quy định người được bảo hiểm phải thông báo ngay khi có những thay đổi làm tăng độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm [2; đ 243]. Đây là một quy định hoàn toàn chính xác đảm bảo quyền lợi cho người bảo hiểm. Tuy nhiên, hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng song vụ, khi rủi ro gia tăng người được bảo hiểm phaỉ nộp thêm phí, vậy nếu rủi ro giảm đi, ví dụ con tàu được trang bị tối tân hơn, thì quyền lợi của người được bảo hiểm có được bảo vệ không?

Tác giả kiến nghị bổ sung thêm điều khoản nhằm bảo vệ quyền lợi cho người được bảo hiểm trong trường hợp rủi ro giảm đi, bởi pháp luật rất nhiều


nước quan trọng việc bảo vệ quyền lợi cho người được bảo hiểm trong các trường hợp như thế này.

Về bảo hiểm dưới giá trị. Trong trường hợp tàu được bảo hiểm dưới giá trị, trong trường hợp xảy ra tổn thất toàn bộ, người bảo hiểm chỉ bồi thường cho người được bảo hiểm theo tỷ lệ số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm. Tuy nhiên trong trường hợp tàu được bảo hiểm vượt quá giá trị bảo hiểm, pháp luật chỉ quy định phần tiền vượt quá đó không có giá trị, mà không quy định người bảo hiểm phải hoàn trả lại tiền phí bảo hiểm cho số tiền bảo hiểm vươt quá giá trị đó. Tác giả kiến nghị cần bổ sung điều khoản này để bảo đảm lợi ích chính đáng của người được bảo hiểm.

Để tham gia vận tải biển quốc tế, trong khi các chủ tàu bắt buộc phải bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu, thì họ không phải bắt buộc bảo hiểm thân và máy tàu, và nhiều chủ tàu gặp khó khăn về tài chính sẽ không bảo hiểm thân tàu cho con tàu của mình. Còn những chủ tàu có khả năng tài chính thì cố gắng giảm phí bảo hiểm thân tàu hoặc bảo hiểm theo giá quyết toán của tàu, mà các tàu biển Việt nam có độ tuổi trung bình hơn 15 năm thường có giá quyết toán ít hơn nhiều so với giá trị thực tế của tàu. Tình trạng này khiến nảy sinh tình trạng giá trị tổn thất bộ phận của tàu được bảo hiểm theo giá quyết toán có thể bằng 1/3 giá trị tàu, một điều hết sức phi lý.

Do đó tác giả kiến nghị các công ty bảo hiểm phải xác định tỷ lệ của một số chi tiết tàu so với số tiền bảo hiểm khi ký hợp đồng bảo hiểm thân tàu để tránh rắc rối khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Về kí kết hợp đồng bảo hiểm thân tàu. Hợp đồng bảo hiểm tuy là hợp đồng song vụ song do tính chất đặc biệt của nó nên tính thoả thuận không được thể hiện đầy đủ. Người được bảo hiểm thường phải chấp nhận các điều kiện do người bảo hiểm đưa ra. Bảo hiểm thân tàu lại là loại hình bảo hiểm hàng hải phức tạp, các điều kiện bảo hiểm thường được kí kết bằng tiếng Anh,


đơn bảo hiểm mới là bằng chứng của việc kí kết hợp đồng, do đó người được bảo hiểm thường gặp nhiều lúng túng và chỉ nhận ra vấn đề khi đã có tổn thất xảy ra. Vì vậy việc quy định chặt chẽ việc kí kết hợp đồng bảo hiểm sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của cử người bảo hiểm và người được bảo hiểm.

Việc hợp đồng bảo hiểm trong nhiều trường hợp không phải là bằng chứng của việc kí kết hợp đồng nhiều khi dễ để xẩy ra tình trạng người được bảo hiểm không nắm rò các điều kiện trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu, thứ nhất do các điều kiện bảo hiểm thường được áp dụng theo Luật và Tập quán Anh, thứ hai điều kiện bảo hiểm thường được ghi trong đơn bảo hiểm rất ngắn gọn, lại bằng tiếng Anh.

Bộ Luật Hàng hải Việt nam 2005 quy định đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng của việc ký kết hợp đồng [2; đ 230], tuy nhiên lại quy định người bảo hiểm chỉ có nghĩa vụ cấp đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm trong trường hợp có yêu cầu của người được bảo hiểm. Và trong thực tiễn bảo hiểm thân tàu ở Việt nam, người được bảo hiểm cũng chỉ có giấy chứng nhậnbảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm làm bằng chứng giao kết hợp đồng, và giấy chứng nhận bảo hiểm hay đơn bảo hiểm cũng thay cho hợp đồng bảo hiểm luôn. Đây cũng là thực tiễn bảo hiểm thân tàu của các nước tiên tiến Tây Âu.

Tuy nhiên cần thấy rằng bảo hiểm thân tàu Việt nam còn đang quá mới mẻ so với lịch sử bảo hiểm thân tàu hàng trăm năm của các nước phát triển. Bên cạnh đó sự khác nhau về ngôn ngữ cũng là một rào cản lớn trong việc tìm hiểu về các điều kiện bảo hiểm thân tàu của Hiệp hội các nhà bảo hiểm Luân đôn vẫn thường được các công ty bảo hiểm Việt nam áp dụng. Ở một số nước có nhiều điểm tương đồng về bảo hiểm thân tàu với Việt nam như Liên bang Nga, vấn đề này được giải quyết bằng cách pháp luật bảo hiểm thân tàu quy định khi ký kết hợp đồng bảo hiểm thân tàu, ngoài việc cấp giấy chứng nhận


bảo hiểm, đơn bảo hiểm hoặc các giấy tờ khác do nhà bảo hiểm cấp, có thể dùng làm bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, Người bảo hiểm còn phải cấp cho người được bảo hiểm một bộ quy tắc bảo hiểm bằng tiếng Nga. Do đó, mặc dù điều kiện bảo hiểm thân tàu có thể được ghi bằng tiếng Anh (theo thông lệ quốc tế), người được bảo hiểm vẫn có thể hiểu rò mình đang kí kết những gì thông qua bộ quy tắc bảo hiểm do người bảo hiểm cung cấp.

Thực tiễn ký kết hợp đồng bảo hiểm thân tàu tại Việt nam cũng gặp phải những vấn đề tương tự, khi người được bảo hiểm, sau khi ký hợp đồng bảo hiểm thân tàu, chỉ có trong tay giấy chứng nhận bảo hiểm hay đơn bảo hiểm với điều khoản bảo hiểm được ghi hết sức sơ sài, và lại bằng tiếng anh, với những thuật ngữ chuyên môn của bảo hiểm hàng hải. Người được bảo hiểm khó có thể biết được mọi chi tiết trong điều kiện bảo hiểm áp dụng cho mình. Theo tác giả, nếu pháp luật quy định người bảo hiểm ngoài giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm, phải cung cấp cho người được bảo hiểm cả một bộ quy tắc bảo hiểm được áp dụng trong trường hợp bảo hiểm của mình bằng tiếng Việt. Điều này sẽ giúp người được bảo hiểm có cơ sở để bảo vệ quyền lợic của mình, đồng thời cũng hiểu rò hơn trách nhiệm của mình, tránh được những sơ suất không đáng có, gây hậu quả về sau.

Do đó tác giả kiến nghị sửa đổi khoản 1, điều 230 Bộ Luật Hàng hải Việt nam 2005 như sau: “Theo yều cầu của người được bảo hiểm, người bảo hiểm có nghĩa vụ cấp đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm cho người được bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm. Đồng thời người bảo hiểm phải có trách nhiệm cung cấp cho người được bảo hiểm một bộ quy tắc bảo hiểm”.

Về phí bảo hiểm. Như đã phân tích ở Chương 2, pháp luật bảo hiểm thân tàu của các nước Anh, Trung quốc, Liên bang Nga đều quy định người được bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm ngay khi ký kết hợp đồng bảo hiểm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/07/2022