Vai Trò Của Cơ Chế Điều Hành Tỷ Giá Hối Đoái Trong Điều Hành Chính Sách Tiền Tệ

tiền tệ khác nhau, do vậy, TTNH ngày càng trở nên đa dạng, mở rộng hơn và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế mở cửa và hội nhập, cụ thể là: Một là, thị trường ngoại hối là cầu nối giúp các nhà đầu tư chuyển vốn tới đầu tư vào các thị trường đem lại lợi nhuận cao hoặc rút vốn đầu tư từ những thị trường lợi nhuận thấp; Hai là, thị trường ngoại hối tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch, mua bán, trao đổi ngoại tệ nhằm phát triển ngoại thương và các chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ, thanh toán quốc tế của mỗi quốc gia đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị xã hội giữa các nước, các dân tộc trong khu vực và trên thế giới; Ba là, Ngân hàng Trung ương thực hiện hoạt động can thiệp vào TTNH nhằm điều chỉnh TGHĐ, thực hiện chính sách tiền tệ (CSTT) quốc gia bằng cách mua hay bán số ngoại tệ cần thiết nhằm điều tiết cung cầu ngoại tệ. Mức độ mua vào hay bán ra của NHTW trên thị trường ngoại hối không chỉ phụ thuộc vào mức độ chênh lệch giữa cung và cầu ngoại tệ trên thị trường mà còn phụ thuộc vào những yếu tố như mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ, cơ chế TGHĐ hiện hành và mức tỷ giá hối đoái mục tiêu mà NHTW muốn theo đuổi; Bốn là, thị trường ngoại hối là nơi cung cấp các công cụ bảo hiểm rủi ro ngoại hối như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi,... cho các NHTM, các nhà xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư và đi vay nước ngoài. Cùng với sự phát triển về chiều rộng lẫn chiều sâu của TTNH, các loại hình giao dịch và sản phẩm dịch vụ liên tục ra đời và phát triển để đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng của các đối tượng khách hàng.

Ngân hàng Trung ương điều hành TGHĐ bằng cách can thiệp vào TTNH hối nhằm ứng phó những biến động trong ngắn hạn và làm giảm sự biến động TGHĐ.

Cơ chế điều hành TGHĐ của Ngân hàng Trung ương chủ yếu bằng hai cách là điều hành trực tiếp hoặc điều hành gián tiếp. NHTW sử dụng một số công cụ chủ yếu sau để điều chỉnh TGHĐ:

(1) Nghiệp vụ thị trường mở trên thị trường ngoại hối: Ngân hàng Trung ương hay cơ quan ngoại hối của Nhà nước trực tiếp mua hoặc bán ngoại hối để điều chỉnh TGHĐ. NHTW bán ngoại tệ ra nhằm hạ nhiệt TGHĐ khi TGHĐ tăng cao. Ngược lại, khi TGHĐ của một ngoại tệ giảm, NHTW sẽ mua vào ngoại tệ đó để giảm bớt sự dư cung ngoại tệ trên thị trường góp phần đẩy TGHĐ tăng lên. Để thực hiện sự can thiệp này đòi hỏi NHTW phải có một lượng dự trữ ngoại hối (DTNH) nhất định. Hơn nữa, các hoạt động can thiệp trên TTNH thường tạo ra hiệu ứng thay đổi cung tiền trong lưu thông, có thể tạo ra áp lực lạm phát hay thiểu phát không mong muốn cho nền kinh tế; chính vì vậy, NHTW thường phải kết hợp với nghiệp vụ thị trường mở (OMO) để hấp thụ lượng dư cung hay bổ sung phần thiều hụt tiền tệ trong lưu thông. Đối với các nước

phát triển thường dùng công cụ lãi suất chiết khấu thay cho công cụ trực tiếp này.

Nhằm mục đích duy trì sự ổn định của TGHĐ, các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ được thực hiện trên cơ sở cung cầu thị trường, diễn biến giá cả ngoại tệ trên thị trường và mục đích can thiệp của Nhà nước. Việc can thiệp này không có tính chất áp đặt một cách máy móc và vi phạm các quy luật kinh tế kinh tế thị trường, mà đây là hành động có cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng những nhân tố của thực tại cũng như chiều hướng phát triển trong tương lai của toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, việc lựa chọn các thời điểm mua, bán ngoại tệ trên thị trường với TGHĐ nào là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành mục tiêu đề ra.

(2) Phá giá tiền tệ/ nâng giá tiền tệ: Căn cứ vào điều kiện thực tế, mỗi quốc gia có thể lựa chọn phá giá hay nâng giá tiền tệ để đạt được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.

Phá giá tiền tệ, thường được áp dụng khi khủng hoảng ngoại hối, khi mà sức mua của tiền tệ giảm sút mạnh và không thể đại diện cho sức mua danh nghĩa của nó, khi mà trong suốt thời gian dài TGHĐ biến động mạnh thì vấn đề xác định lại TGHĐ là điều không thể tránh khỏi. Tác dụng cơ bản của phá giá tiền tệ là nhằm cải thiện cán cân thương mại.

Nâng giá tiền tệ là việc nâng giá chính thức đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ. Ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ đối với xuất nhập khẩu của một nước hoàn toàn ngược lại với phá giá tiền tệ.

(3) Điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá hối đoái: Bên cạnh việc can thiệp trực tiếp bằng phá giá tiền tệ hay nâng giá tiền tệ, NHTW có thể can thiệp bằng cách thay đổi biên độ dao động TGHĐ. Ngân hàng Trung ương quy định mức tỷ giá tối đa và tối thiểu mà các NHTM được phép áp dụng khi kinh doanh ngoại hối. Do tính chất cứng nhắc của công cụ nên bên cạnh khả năng tác động trực tiếp tới mức TGHĐ trên thị trường nó cũng gây ra nhiều phản ứng tiêu cực của thị trường, có thể dẫn tới những biến động không mong muốn về TGHĐ. NHTW thường sử dụng công cụ này khi dự trữ ngoại hối không đủ để can thiệp vào thị trường ngoại hối, hoặc khi cần ứng phó với sự căng thẳng TGHĐ trên thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

(4) Lãi suất chiết khấu: Ngân hàng Trung ương có thể thay đổi lãi suất chiết khấu để điều chỉnh lãi suất trên thị trường tín dụng, do đó ảnh hưởng gián tiếp đến TGHĐ trên thị trường. Khi TGHĐ lên cao đến mức nguy hiểm, để ―hạ nhiệt‖ đà tăng TGHĐ thì NHTW nâng lãi suất chiết khấu lên, khi đó lãi suất thị trường cũng tăng lên, kết quả là thu hút một lượng vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới chảy vào trong nước nhằm hưởng lợi nhuận cao. Lượng vốn chảy vào góp phần làm dịu căng thẳng của cầu ngoại hối, do đó TGHĐ sẽ có xu hướng hạ xuống.

Tuy nhiên, lãi suất chiết khấu cũng chỉ có ảnh hưởng nhất định và có hạn đối với TGHĐ bởi vì giữa tỷ giá và lãi suất không có quan hệ nhân quả (do lãi suất không phải là nhân tố duy nhất quyết định sự dịch chuyển vốn giữa các nước). Khi thị trường vốn vay có sự biến động làm cho lãi suất thay đổi. Lãi suất có thể biến động trong phạm vi tỷ suất lợi nhuận bình quân và trong một tình hình đặc biệt có thể vượt quá tỷ suất lợi nhuận bình quân. Còn TGHĐ do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định mà quan hệ này lại do tình hình của cán cân thanh toán dư thừa hay thiếu hụt quyết định. Như vậy nhân tố hình thành lãi suất và TGHĐ không giống nhau, do đó mà biến động của lãi suất (lên cao) chẳng hạn không nhất định làm cho TGHĐ biến động theo (hạ xuống chẳng hạn). Lãi suất lên cao có thể thu hút vốn ngắn hạn của nước ngoài chảy vào, nhưng khi tình hình chính trị, kinh tế, tiền tệ trong nước đó không ổn định thì đối với vốn nước ngoài, vấn đề lúc đó lại đặt ra trước tiên là sự bảo đảm an toàn vốn chứ không phải là vấn đề thu được lãi nhiều.

Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 7

(5) Chính sách quản lý ngoại hối: Để ổn định TTNH, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu của cơ chế điều hành TGHĐ. Quản lý ngoại hối thường được thực hiện dưới các hình thức sau: 1/ Hạn chế số lượng ngoại tệ được chuyển ra nước ngoài hoặc mang vào trong nước; 2/ Quản lý việc thu, chi ngoại tệ của các doanh nghiệp, thậm chí ở một số nước chỉ cho phép dùng một số đồng tiền nhất định trong các hợp đồng mua bán thương mại quốc tế; 3/ Hạn chế một phần tính chuyển đổi của đồng tiền trong các thanh toán chuyển tiền liên quan đến xuất nhập khẩu, chuyển tiền một chiều...

2.2.3. Vai trò của cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái trong điều hành chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô do Ngân hàng Trung ương (NHTW) thực hiện. Chính sách tiền tệ là việc thực hiện tổng thể các biện pháp, sử dụng các công cụ của NHTW nhằm góp phần đạt được các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô, thông qua việc chi phối, điều tiết quá trình cung ứng tiền và tín dụng, tức là thông qua chi phối dòng chu chuyển tiền và khối lượng tiền tệ.

Cách thức xây dựng và điều hành CSTT của các nước thường tuân thủ theo các bước sau: lựa chọn hệ thống mục tiêu; xác định cơ chế truyền tải của chính sách; lựa chọn các công cụ chính sách tiền tệ để điều hành.

Mục tiêu chính sách tiền tệ

Trong điều hành CSTT, việc lựa lựa chọn mục tiêu là quan trọng nhất, vì: i) Ngân hàng Trung ương không thể cùng một lúc có thể đạt được tất cả các mục tiêu; ii) Việc lựa chọn các mục tiêu của CSTT còn phụ thuộc vào: mức độ độc lập của NHTW đối với Chính phủ; mức độ và hiệu quả phối hợp giữa các chính sách kinh tế vĩ mô của

nền kinh tế, đặc biệt giữa CSTT và chính sách tài khóa; năng lực điều hành của NHTW. iii) Khi nền kinh tế có những thay đổi buộc NHTW điều chỉnh mục tiêu. Tuy nhiên, việc điều chỉnh mục tiêu này cho mục tiêu khác chỉ áp dụng trong ngắn hạn.

Ngân hàng Trung ương có thể điều hành CSTT đa mục tiêu hoặc đơn mục tiêu. Điều hành CSTT đơn mục tiêu là CSTT chỉ đeo đuổi một mục tiêu duy nhất và đó cũng là mục tiêu cuối cùng; Điều hành CSTT đa mục tiêu thì mục tiêu cuối cùng có thể là mục tiêu đơn và cũng có thể là mục tiêu cuối cùng kép. Trong trường hợp, nếu cần phải ưu tiên nhiệm vụ chính trị thì NHTW có thể theo đuổi mục tiêu cuối cùng kép là lạm phát thấp và tăng trưởng kinh tế cao. Ở Việt Nam, cho đến nay có thể nói là đang thực hiện CSTT đa mục tiêu nhưng chưa xác định cụ thể mục tiêu nào là mục tiêu cuối cùng. Như vậy, về cơ bản cho thấy điều hành CSTT đơn mục tiêu có ưu điểm hơn so với cách điều hành đa mục tiêu là vì do xác định một mục tiêu nên NHTW sẽ lựa chọn được những công cụ hữu hiệu để tác động và đạt được mục tiêu đã đề ra; thước đo hiệu quả điều hành CSTT của NHTW là cụ thể và rò ràng; Ngân hàng Trung ương có thể tập trung chuyên môn trong công tác điều hành.

Hệ thống mục tiêu của CSTT bao gồm mục tiêu cuối cùng, mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt động. Đối với NHTW hiện đại, CSTT có các mục tiêu sau: Lạm phát thấp và ổn định, tăng trưởng kinh tế ổn định, tạo công ăn việc làm, ổn định hệ thống tài chính... Mục tiêu cuối cùng thường là mục tiêu trung hạn vì tác động trễ của CSTT đến các biến số kinh tế vĩ mô. Phần lớn các nước lựa chọn mục tiêu cuối cùng của CSTT là ổn định giá cả, duy trì lạm phát thấp và ổn định, trên cơ sở đó góp phần tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm.

Chính sách tiền tệ chỉ có thể thực hiện hiệu quả khi NHTW lựa chọn được một hệ thống mục tiêu chính sách tiền tệ phù hợp. Trong từng thời kỳ, các mục tiêu thường được lượng hóa cụ thể phù hợp với diễn biến kinh tế và tiền tệ.

Các khuôn khổ chính sách tiền tệ

Việc điều hành CSTT để đạt được mục tiêu quan trọng là ổn định giá cả có thể thực hiện thông qua nhiều cách khác nhau, thể hiện ở việc xác định mục tiêu cuối cùng, mục tiêu trung gian, mục tiêu hoạt động khác nhau theo các khung khổ CSTT tương ứng và hệ thống các công cụ CSTT phù hợp. Theo IMF (2018), có bốn loại khuôn khổ CSTT gồm: khuôn khổ tỷ giá mục tiêu, khuôn khổ tiền tệ mục tiêu, khuôn khổ lạm phát mục tiêu và khuôn khổ khác. Trong đó, khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu được nhiều nước lựa chọn để phát huy hiệu quả của CSTT trong điều kiện hội nhập quốc tế như Singapore, Nhật Bản, Chi Lê...

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) định nghĩa khuôn khổ chính sách sách tệ lạm phát mục tiêu như sau: “Chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu là một bản thông báo ra công chúng về chỉ tiêu trung hạn của lạm phát cũng như uy tín cơ quan thẩm quyền về tiền tệ để đạt mục tiêu này. Các yếu tố khác bao gồm phổ biến thông tin về các kế hoạch và mục tiêu của nhà hoạch định chính sách tiền tệ tới công chúng và thị trường, cũng như trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Trung ương để đạt được các chỉ tiêu lạm phát của mình. Các quyết định về chính sách tiền tệ sẽ dựa trên độ lệch dự báo lạm phát (một cách hoàn toàn hay rò ràng) đóng vai trò là chỉ tiêu trung gian của chính sách tiền tệ” [22].

Khuôn khổ chính sách tiền tệ (CSTT) lạm phát mục tiêu là khuôn khổ điều hành và đánh giá CSTT bao gồm 4 yếu tố chủ yếu: (1) Ổn định giá cả hay lạm phát là mục tiêu chủ yếu của CSTT. Các mục tiêu này phải chỉ ra rò ràng cho công chúng thấy mục tiêu lạm phát được ưu tiên so với các mục tiêu khác của CSTT; (2) lạm phát mục tiêu được xác định rò ràng về mặt định lượng bằng một con số khoảng giá trị xác định. (3) Lộ trình thực hiện – khoảng thời gian có thể đạt được mục tiêu lạm phát; (4) Đánh giá việc thực hiện mục tiêu lạm phát của NHTW.

Ưu điểm của khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu: (i) Khuôn khổ CSTT này giúp NHTW duy trì được tính độc lập tương đối nên NHTW có thể thực hiện các giải pháp hữu hiệu trước những cú sốc xảy ra bên trong và bên ngoài quốc gia nhằm bảo vệ nguồn lực của nên kinh tế; (ii) Cho phép NHTW xác lập một khuôn khổ CSTT minh bạch với sự đảm bảo bằng trách nhiệm và uy tín trước công chúng. (iii) NHTW có được sự tập trung cần thiết đó là vừa được quyền tự do, linh hoạt và quyền tự quyết nhất định trong điều hành CSTT; (iv) Do hướng vào một mục tiêu lạm phát nên CSTT lạm phát mục tiêu đã tạo ra tiền dể cho các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác phát triển ổn định trong dài hạn như tăng trưởng, việc làm…

Nhược điểm của khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu: Một là, theo quy định, NHTW phải công khai, minh bạch thông tin trước công chúng, nhưng trong thực tế nhiều lúc NHTW không thể đáp ứng được vì vậy điều kiện này trở thành ràng buộc gây áp lực cho NHTW; Hai là, NHTW tập trung nguồn lực để đạt được lạm phát mục tiêu có thể dẫn đến một mức tăng trưởng không bền vững về sản lượng và công ăn việc làm; Ba là, NHTW gặp khó khăn trong việc kiểm soát lạm phát một cách chính xác theo thời gian, cũng như việc đánh giá ngay mức độ thành công của chính sách do khả năng truyền dẫn của các chính sách lên lạm phát có độ trễ; Bốn là, NHTW có sự ràng buộc giữa quyền và trách nhiệm trong điều hành CSTT lạm phát mục tiêu, do đó, đôi khi việc

tự quyết của NHTW trong việc điều hành CSTT có thể lại làm cho lạm phát cao, không như mục tiêu đặt ra (lạm phát thấp và ổn định) [22].

Như vậy, điều hành CSTT theo khuôn khổ lạm phát mục tiêu là NHTW dựa vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội dự báo xu hướng lạm phát cho năm kế hoạch bằng một mức hoặc một khoảng biên độ lạm phát làm chỉ số mục tiêu trung gian. Trong giới hạn của mình, NHTW có thể linh hoạt lựa chọn và sử dụng các công cụ để đạt được mục tiêu chủ yếu của chính sách tiền tệ - đó là chỉ số lạm phát mục tiêu.

Tuy nhiên, nhược điểm của cơ chế lạm phát mục tiêu là khi năng lực điều tiết của CSTT không cao sẽ đẩy NHTW vào vòng luẩn quẩn trong việc lựa chọn ưu tiên giữa các cơ chế điều hành (tỷ giá, lãi suất, và khối lượng tiền) của CSTT. Mặt khác, khi áp dụng lạm phát mục tiêu, NHTW sẽ phải chịu trách nhiệm chính thức và vô điều kiện trong việc thực hiện CSTT để đạt được chỉ số mục tiêu dựa trên chỉ số dự báo lạm phát do chính NHTW đưa ra.

Một sự khác biệt nữa của khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu so với khuôn khổ CSTT khác là nó tạo cho NHTW sự tự do và linh hoạt trong việc điều hành CSTT xác định khung lạm phát mục tiêu (một chỉ số hoặc một khoảng biên độ). Tuy nhiên, để áp dụng lạm phát mục tiêu thì NHTW, trước hết, phải có được sự tin tưởng cao từ xã hội và phải hoạt động một cách minh bạch. Hơn nữa, kinh nghiệm của các nước áp dụng lạm phát mục tiêu đã chỉ ra sự cần thiết hình thành những điều kiện tiên quyết để áp dụng lạm phát mục tiêu trong điều hành CSTT. Trên tất cả, lạm phát mục tiêu chỉ có thể áp dụng ở những nước mà ở đó có thể đảm bảo duy trì lạm phát ở mức thấp không chỉ trên hình thức mà là trên thực tế. Các cơ quan quản lý tiền tệ cần hiểu rằng với sự trợ giúp của tiền tệ, việc bành trướng ngân sách sẽ không những không thúc đẩy sự phát triển các khu vực kinh tế, mà tiền tệ hóa thâm hụt ngân sách sẽ còn là tiền đề trực tiếp cho sự gia tăng giá cả trong nền kinh tế, phá hủy tính ổn định của khu vực tài chính và làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế thông qua kênh tỷ giá hối đoái: Tại nhiều nước đang phát triển, đặc biệt các nước có thị trường trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản còn chưa phát triển, TGHĐ chính là giá tài sản quan trọng nhất chịu tác động của CSTT. Khi TGHĐ được thả nổi, thắt chặt tiền tệ làm tăng lãi suất, làm cho đồng nội tệ lên giá danh nghĩa. Một mặt, nó làm giảm nhu cầu về hàng hóa trong nước vì hàng hóa trong nước lúc này trở nên đắt hơn tương đối so với hàng hóa nước ngoài và vì thế làm giảm tổng cầu. Mặt khác, thay đổi TGHĐ cũng tác động đáng kể đến bảng tổng kết tài sản. Tại các nền kinh tế nhỏ, mở cửa với cơ chế tỷ giá linh hoạt,

TGHĐ là một kênh đặc biệt quan trọng, nó không chỉ tác động đến tổng cầu mà còn tác động đến tổng cung. Với cơ chế TGHĐ cố định, hiệu quả của CSTT sẽ giảm đi. Thường thì các nước duy trì một biên độ tỷ giá dao động rộng. Hơn nữa, nếu các tài sản trong nước và nước ngoài không thể thay thế hoàn toàn cho nhau thì vẫn có sự chênh lệch giữa lãi suất trong nước và lãi suất quốc tế. Vì thế, thậm chí nếu TGHĐ danh nghĩa cố định thì CSTT vẫn có thể tác động đến tỷ giá hữu hiệu thông qua mức giá. Cơ chế tác động này có thể thể hiện qua sơ đồ: Thắt chặt tiền tệ ==>Đồng nội tệ lên giá, Xuất khẩu giảm, Nhập khẩu tăng, Xuất khẩu ròng giảm ==>Sản lượng giảm.

Quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá trong các cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái

Trong cơ chế TGHĐ thả nổi có mức di chuyển vốn quốc tế cao thì tài sản trong nước và tài sản nước ngoài có thể dễ dàng thay thế cho nhau, nên sự thay đổi lãi suất trong nước sẽ ảnh hưởng ngay đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường và tác động đến TGHĐ. Ngược lại, khi mức độ di chuyển vốn quốc tế còn bị hạn chế thì sự biến động của lãi suất trong nước sẽ ảnh hưởng không lớn đến TGHĐ, do vậy hiệu quả tác động của CSTT qua kênh TGHĐ là rất yếu.

Ngược lại, trong cơ chế TGHĐ cố định thả nổi có quản lý với biên bộ dao động hẹp, lãi suất được tự do hóa, thì tình trạng đôla hóa cao hoặc khả năng di chuyển vốn quốc tế lại làm giảm hiệu quả của kênh TGHĐ. Bởi vậy, khi một nền kinh tế có tình trạng đôla hóa cao hoặc khả năng thay thế giữa tài sản trong nước và tài sản nước ngoài hoàn hảo thì lãi suất nội tệ sẽ không thể độc lập thay đổi dưới tác động của CSTT mà bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi lãi suất trên thị trường quốc tế. Ví dụ, khi thực hiện CSTT mở rộng, NHTW sẽ điều tiết tăng lượng tiền cung ứng, nhằm giảm lãi suất để tăng tổng cầu, tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu lãi suất trên thị trường quốc tế tăng sẽ ảnh hưởng mạnh đến lãi suất trong nước, lãi suất trong nước sẽ có thể không giảm đến mức kỳ vọng của NHTW. Nếu đi kèm với cơ chế tỷ giá kém linh hoạt, lãi suất sẽ ít tác động đến tỷ giá và ảnh hưởng của TGHĐ đến cán cân thương mại cũng bị hạn chế.

Theo IMF (2020), có 35/41 nước thực hiện khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu thì đều lựa chọn cơ chế TGHĐ thả nổi (Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc...) hoặc thả nổi hoàn toàn (Mỹ, Anh, Nga...) (xem phụ lục 11: Phân loại cơ chế tỷ giá hối đoái và khuôn khổ chính sách tiền tệ của các nước) [152].

2.3. Cơ điều hành tỷ giá hối đoái trong điều kiện hội nhập quốc tế

2.3.1. Hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế (international integration) là một quá trình tất yếu của phát triển kinh tế - xã hội. Hội nhập quốc tế được hiểu là sự mở cửa, là sự tham gia vào các tổ

chức quốc tế và khu vực; và tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Hiểu một cách đầy đủ, hội nhập quốc tế là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết giữa các quốc gia với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, thẩm quyền định đoạt chính sách và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế [94].

Hội nhập quốc tế có thế diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, an ninh quốc phòng...). Song hội nhập kinh tế quốc tế đóng một vai trò rất quan trọng và có các cấp độ khác nhau. Theo Béla Balassa (1961), trong “Lý thuyết về hội nhập kinh tế - Towards a theory of economic integration”, căn cứ theo mức độ cam kết tự do hóa thương mại và liên kết kinh tế từ ―nông‖ tới ―sâu‖, hội nhập kinh tế quốc tế có 5 cấp độ. Trong thực tiễn thường đề cập đến các cấp độ hội nhập quốc tế như: Khu vực mậu dịch tự do, Hiệp định đối tác kinh tế, Thị trường chung, Liên minh kinh tế và tiền tệ, Diễn đàn hợp tác kinh tế (Phụ lục 10: Các cấp độ hội nhập quốc tế hiện nay).

Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia, các quốc gia chỉ chấp nhận khi hội nhập quốc tế mang lại lợi ích về mặt kinh tế, nhưng phải đảm bảo ổn định về chính trị xã hội. Các quốc gia đẩy nhanh tiến độ hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mục đích tìm kiếm một số điều kiện nào đó mà họ có thể thống nhất được với nhau, hoặc có thể chỉ là những ưu đãi, tạo ra nhưng điều kiện công bằng, có đi có lại trong quan hệ hợp tác... nhằm khai thác các khả năng lẫn nhau phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế. Để thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia tuân thủ theo 4 nguyên tắc cơ bản sau: thứ nhất, công bằng: các nước dành cho nhau quy chế ưu đãi cao nhất của mình và chung cho mọi nước (nghĩa là mọi hàng hoá và dịch vụ của các công ty các nước đối tác đều được hưởng một chính sách ưu đãi chung); đồng thời không phân biệt chính sách thương mại giữa các công ty: mọi chế độ chính sách liên quan đến thương mại và đầu tư trong mỗi nước đều phải bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất nội địa; Thứ hai, tự do hoá thương mại: các nước chỉ được sử dụng thuế làm công cụ bảo hộ cho nền sản xuất của mình, các biện pháp phi thuế quan như giấy phép, quota, hạn ngạch xuất nhập khâu... đều không được sử dụng, các biểu thuế này đều phải có lộ trình rò ràng công khai về việc giảm dần đến tự do hoá hoàn toàn (thuế suất bằng 0%); Thứ ba, làm ăn hay thương lượng với nhau phải trên cơ sở có đi có lại: khi nền kinh tế thị trường của một nước thành viên bị bị hàng nhập khẩu đe dọa thái quá hoặc bị những biện pháp phân biệt đối xử gây hại, thì nước đó có quyền khước từ một nghĩa vụ nào đó hoặc có thể có những hành động khẩn

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí