Nội Dung Và Những Nhân Tố Tác Động Đến Bhyt Toàn Dân:


- Nguyên tắc bảo hiểm trung thực tuyệt đối:

Khái niệm: Trung thực tuyệt đối trong kinh doanh bảo hiểm là nguyên tắc quy định trong pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, pháp luật chưa định nghĩa thế nào là trung thực tuyệt đối. Trên thực tế có thể hiểu trung thực tuyệt đối trong kinh doanh bảo hiểm là các bên trong hợp đồng bảo hiểm phải đảm bảo tính trung thực khi cung cấp thông tin cũng như trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Đây là nguyên tắc quan trọng và xuyên suốt trong quá trình giao kết cũng như thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Ý nghĩa: Quy định này có ý nghĩa quan trọng không chỉ đảm bảo pháp chế mà còn đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho nên yếu thế trong quan hệ bảo hiểm. Cụ thể đó là: Thứ nhất là nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên khi xảy ra sự kiện bảo hiểm bởi thông tin được cung cấp chính xác, trung thực thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm bên mua bảo hiểm sẽ được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường theo quy định của pháp luật; Thứ hai là bên mua bảo hiểm là bên yếu thế trong quan hệ bảo hiểm về cả địa vị cũng như hiểu biết về bảo hiểm so với doanh nghiệp bảo hiểm. Vì vậy, pháp luật quy định doanh nghiệp bảo hiểm phải trung thực tuyệt đối để tránh các doanh nghiệp bảo hiểm vì mục đích lợi nhuận mà xâm phạm quyền của bên mua bảo hiểm; Thứ ba là đảm bảo cho doanh nghiệp bảo hiểm không bị xâm phạm quyền lợi trên thực tế khi có trường hợp bên mua lợi dụng sơ hở của pháp luật để gian dối nhằm trục lợi; Thứ tư là đảm bảo hạn chế tranh chấp phát sinh của các bên trong hợp đồng bảo hiểm và đảm bảo an toàn, trật tự xã hội được đảm bảo.

- Nguyên tắc thế quyền:

Khái niệm: Nguyên tắc thế quyền là nguyên tắc mà doanh nghiệp bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba trách nhiệm bồi thường cho mình trong giới hạn bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người được bảo hiểm. Thế quyền được sử dụng khi xác định được có người thứ ba phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại của đối tượng trong sự kiện bảo hiểm. Nguyên tắc này được vận dụng trong bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự ( không áp dụng bảo hiểm con người).

Ý nghĩa: Thế quyền giúp giảm phí bảo hiểm: Những khoản tiền đòi bồi hoàn thành công thông qua thế quyền là nguồn thu khác ngoài phí bảo hiểm để công ty bảo hiểm có thể bù đắp tài chính. Chúng cho phép giảm những chi phí thực tế của công ty bảo hiểm trong trường hợp tổn thất xảy ra và do đó nó có tác dụng giảm phí bảo hiểm; Thế quyền giúp làm giảm số lượng các vụ kiện: Sau khi nhận được bồi thường của công ty bảo hiểm, người được bảo hiểm sẽ không mong muốn tiếp tục đi kiện người có trách nhiệm vì nếu có đòi được tiền bồi thường của bên thứ 3 này thì anh ta vẫn phải bồi hoàn lại cho công ty bảo hiểm.

Điều kiện: Thế quyền chỉ áp dụng trong hợp đồng bồi thường: Là hợp đồng bảo hiểm giữa người được bảo hiểm và người bảo hiểm phải là hợp đồng đảm bảo cho tổn thất về mặt tài chính có thể phát sinh trong tương lai của người được bảo hiểm khác với HĐBH nhân thọ (mang tính chất tiết kiệm).


Thế quyền áp dụng sau khi đã bồi thường đầy đủ: Theo đó, người bảo hiểm chỉ được thế quyền sau khi đã bồi thường đầy đủ cho tổn thất nằm trong phạm vi bảo hiểm của người được bảo hiểm .

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Người bảo hiểm đòi bồi hoàn trên danh nghĩa của người được bảo hiểm: Việc đòi bồi thường này phải thực hiện trên danh nghĩa người được bảo hiểm, tức là người bảo hiểm chỉ được hưởng lợi từ những quyền lợi và biện pháp mà người được bảo hiểm được hưởng mà không có bất kỳ quyền hạn nào đối với những vấn đề nằm ngoài giới hạn những quyền lợi và biện pháp mà người được bảo hiểm được hưởng.

- Nguyên tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn:

Đẩy mạnh công tác thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 4

Khái niệm: Nguyên tắc này chỉ ra rằng người bảo hiểm chỉ bảo hiểm một rủi ro, tức là bảo hiểm một sự cố, một tai nạn, tai hoạ, xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của con người chứ không bảo hiểm một cái chắc chắn xảy ra, đương nhiên xảy ra, cũng như chỉ bồi thường những thiệt hại, mất mát do rủi ro gây ra chứ không bồi thường cho những thiệt hại chắc chắn xảy ra, đương nhiên xảy ra.

Ý nghĩa: Người ta chỉ bảo hiểm cho những gì có tính chất rủi ro, bất ngờ, không lường trước được, nghĩa là không bảo hiểm cái gì đã xảy ra hoặc chắc chắn sẽ xảy ra. Bởi lẽ, bảo hiểm được thực hiện chính là nhằm giải quyết hậu quả của những sự cố rủi ro ngoài ý muốn của con người, những rủi ro mà con người không thể hạn chế được hoặc chỉ hạn chế được phần nào. Người khai thác không nhận bảo hiểm khi biết chắc chắn rủi ro được bảo hiểm sẽ xảy ra, ví dụ như xe cơ giới không đảm bảo an toàn kỹ thuật, con tàu không đủ khả năng đi biển... Người ta cũng không bảo hiểm cho những gì đã xảy ra, ví dụ như bảo hiểm cho tàu, xe sau khi chúng đã gặp tai nạn.

- Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm:

Khái niệm: Quyền lợi có thể được bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với, hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm. Nguyên tắc này chỉ ra rằng người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Quyền lợi có thể được bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối tượng bảo hiểm.

Ví dụ: quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm.

Người có quyền lợi có thể được bảo hiểm là người có một số quan hệ với đối tượng bảo hiểm được pháp luật công nhận. Đó có thể là người chủ sở hữu của đối tượng bảo hiểm đó, người chịu trách nhiệm quản lý tài sản hoặc người nhận cầm cố tài sản.

Ý nghĩa: Quyền lợi có thể được bảo hiểm có ý nghĩa rất to lớn trong bảo hiểm, có quyền lợi có thể được bảo hiểm thì mới được ký kết hợp đồng bảo hiểm. Khi xảy ra tổn thất, người được bảo hiểm đã phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm rồi mới được bồi thường.

Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm chỉ ra rằng, người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Quyền lợi có thể được bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối tượng bảo hiểm. Trong bảo hiểm hàng


hải, quyền lợi có thể được bảo hiểm không nhất thiết phải có khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, nhưng nhất thiết phải có khi xảy ra tổn thất.

- Nguyên tắc số đông bù số ít:

Khái niệm: Hoạt động bảo hiểm nói chung, hoạt động bảo hiểm thương mại nói riêng tạo ra được một "sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít" trên cơ sở quy tụ nhiều người có cùng rủi ro thành cộng đồng nhằm phân tán hậu quả tài chính của những vụ tổn thất.

Ý nghĩa: Số người tham gia càng đông, tổn thất càng phân tán mỏng, rủi ro càng giảm thiểu ở mức độ thấp nhất thể hiện ở mức phí bảo hiểm phải đóng là nhỏ nhất đủ để mỗi người đó không ảnh hưởng gì quan trọng đến hoạt động sinh hoạt sản xuất của mình. Hoạt động theo quy luật số đông, đó là nguyên tắc cơ bản nhất của bảo hiểm.

- Nguyên tắc bồi thường:

Khái niệm: Bồi thường là 1 nguyên tắc quan trọng trong quan hệ bảo hiểm, là bản chất của bảo hiểm.

Trong kinh doanh bảo hiểm, khái niệm bồi thường được hiểu là một sự hoàn trả tương xứng. Theo nguyên tắc này, khi tổn thất xảy ra, người được bảo hiểm phải được đưa về trạng thái tài chính ban đầu như khi tổn thất chưa xảy ra. Người được bảo hiểm không thể được trả tiền bảo hiểm nhiều hơn quyền lợi bảo hiểm mà họ có.

Ý nghĩa: Người được bảo hiểm không được kiếm lời qua con đường bảo hiểm, nhiều nhất, người được bảo hiểm cũng chỉ được bồi thường đầy đủ, chứ không thể nhiều hơn mức đầy đủ.

1.1.2.2 Nguyên tắc cơ bản của BHYT:

BHYT được thực hiện theo 05 nguyên tắc sau:

- Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT. Đây là nguyên tắc được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm “Lấy số đông bù số ít”. Rủi ro xảy ra cho mọi người là hoàn toàn không giống nhau, thậm chí, có không ít người phải đối mặt với nhiều loại rủi ro. Nhờ có nguyên tắc này mà những người không may gặp rủi ro có thể nhận được những khoản bồi hoàn để khắc phục khó khăn lớn hơn rất nhiều so với những khoản chi phí mà họ đã đóng góp từ việc tham gia BHYT. Cũng nhờ nguyên tắc này mà tính xã hội của BHYT là rất rõ nét, đó là xã hội, cộng đồng đã chung tay góp lại để chăm lo cho những cá nhân không may gặp rủi ro. Như vậy, BHYT muốn thực sự thành công, đòi hỏi phải thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Càng đông người tham gia BHYT xã hội, thì gánh nặng đóng góp phí với từng người càng có cơ hội để giảm xuống. Ngược lại, khi người dân gặp ốm đau, bệnh tật, mức bồi hoàn từ đó có điều kiện để tăng lên.

- Mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính (gọi chung là mức lương tối thiểu).Tuỳ theo các trường hợp cụ thể mà có một mức đóng. Ví dụ như mức đóng BHYT sẽ được giảm trừ trong trường hợp các thành viên trong


một hộ gia đình cùng tham gia BHYT; mức đóng hàng tháng của người lao động bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công hàng tháng của người lao động;…

- Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT.

- Chi phí khám chữa bệnh BHYT do quỹ BHYT và người tham gia BHYT cùng chi trả (nguyên tắc đồng chi trả).

- Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ. Nguyên tắc này quy định quỹ BHXH được quản lý thống nhất và hạch toán theo các quỹ thành phần trên cơ sở công khai, minh bạch, sử dụng đúng mục đích nhằm đảm bảo cho việc quản lý, đầu tư quỹ có hiệu quả và phục vụ cho công tác hạch toán, đánh giá tình hình cân đối quỹ để có điểu chỉnh về chính sách cho phù hợp, đảm bảo cân đối thu – chi, điều chỉnh kịp thời khi các quỹ hình thành phần tạm thời bị mất cân đối, không ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia BHYT xã hội.

1.1.2.3 Nguyên tắc BHYT toàn dân:

- Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT; ngoài ra, nguyên tắc này được áp dụng trong điều kiện hầu hết mọi người dân trong xã hội đều có BHYT.

- Mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính, và được ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho một số đối tượng với những mức khác nhau theo luật định.

- Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT theo luật định.

- Chi phí KCB BHYT do quỹ BHYT và người tham gia BHYT cùng chi trả

- Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ.

1.2. Sự cần thiết và vai trò của BHYT toàn dân‌

1.2.1 Sự cần thiết của Bảo hiểm y tế toàn dân

Trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gô – Ta” C.Mác đã chỉ ra rằng người công nhân không thể nào được hưởng thụ toàn bộ sản phẩm mà mình đã làm cho xã hội. Theo C.Mác, tổng sản phẩm xã hội thu được hàng năm phải khấu trừ vào:

- Thứ nhất, phần để thay thế những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng.

- Thứ hai, phần phụ thêm để mở rộng sản xuất.

- Thứ ba, phần quỹ dự trữ hoặc bảo hiểm đề phòng những tai nạn, thiên tai, mất mùa…(C.Mác và Ph.Ăng-ghen Toàn tập, t.19.NXb. CTQG,HN,1995.,tr50).

Phần còn lại bao nhiêu thì dành làm vật phẩm tiêu dùng. Theo C.Mác, trước khi phân phối cho tiêu dùng cá nhân còn phải khấu trừ cho các khoản:


Thứ nhất, những chi phí quản lý chung không trực tiếp thuộc sản xuất, so với xã hội hiện nay, phần này thường bị thu hẹp và xã hội càng phát triển thì phần đó càng giảm xuống.

Thứ hai, những khoản dùng để cùng chung thoả mãn những nhu cầu như trường học, cơ quan, y tế… Phần này tăng lên dần dần trong xã hội hiện nay và xã hội càng phát triển thì phần này càng tăng lên.

Thứ ba, quỹ cần thiết để nuôi dưỡng người không có khả năng lao động…Cuối cùng, bấy giờ mới tới “sự phân phối” phần những vật phẩm tiêu dùng để chia cho người sản xuất.

Như vậy, để duy trì tái sản xuất xã hội, nhất thiết phải thực hiện “dự trữ, bảo hiểm” đề phòng những rủi ro cho quá trình sản xuất.

Ở nước ta, hậu quả do chiến tranh để lại là rất nặng nề từ đó ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của nhân dân. Chính vì vậy mà nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ sức khoẻ là một nhu cầu tất yếu của mọi người dân trong cộng đồng xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu này càng tăng lên. Tuy vậy khi ốm đau không phải ai cũng đủ khả năng để trang trải các khoản chi phí khám chữa bệnh, đặc biệt là những người nghèo. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định BHYT toàn dân là một trong những loại hình hoạt động có bản chất nhân văn, nhân đạo cần phải được triển khai. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, ngành y tế cũng đã có những bước chuyển biến lớn, đi sát với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, do đó mà phương tiện khám chữa bệnh ngày càng hiện đại và đắt tiền. Hệ thống dịch vụ được nâng cấp, đội ngũ cán bộ y tế và hệ thống y tế ngày càng chặt chẽ hơn, từ đó làm cho chi phí khám chữa bệnh ngày càng đắt đỏ. Tình trạng này làm cho một bộ phận lớn dân cư không có khả năng chi trả khi ốm đau, bệnh tật, buộc phải có sự hỗ

trợ của BHYT.

Mặt khác, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, dịch vụ khám chữa bệnh thường đắt đỏ, có thể nói là cao nhất trong tất cả các dịch vụ xã hội. Khi không may bị ốm đau, bệnh tật bất nờ, đại đa số người dân không đủ khả năng tài chính để bảo vệ sức khoẻ của mình cũng như gia đình. Điều này dẫn đến sự cần thiết phải có một giải pháp để giải quyết vấn đề trên và BHYT toàn dân ra đời trên cơ sở đó.

Hơn nữa nền kinh tế tăng trưởng, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, tuổi thọ của người dân ngày càng được tăng lên, cơ cấu dân số được chuyển dịch theo chiều hướng số người già nhiều lên, làm cho nhu cầu khám chữa bệnh không ngừng tăng lên. Vì vậy hệ thống khám chữa bệnh, cơ sở vật chất y tế chưa đáp ứng nổi, đặc biệt ngân sách Nhà nước không thể thoả mãn được nhu cầu này. Chính vì thế chỉ có BHYT mới đáp ứng được với tính chất huy động sự đóng góp của số đông người khỏe mạnh để bù đắp cho số ít người ốm đau, giúp các gia đình, doanh nghiệp tháo gỡ được khó khăn.

Trong một thời gian dài, Nhà nước dùng tiền từ ngân sách để lo việc chữa bệnh cho nhân dân. Đến nay khả năng đó rất hạn chế vì nhu cầu chữa bệnh ngày


càng tăng, chi phí y tế ngày càng đắt, trong khi đó cơ sở vật ngành y tế ngày càng giảm sút, cần phải sữa chữa cũng như cần có thêm các phương tiện để điều trị hữu hiệu.

Việc thu một phần viện phí trong những năm qua không những không đủ chi phí cho ngành y tế, vì mức thu được là quá ít so với thực chi khám chữa bệnh, mà còn tạo ra sự bất công mới, gây khó khăn cho người nghèo. Để khắc phục từng bước những điều chưa tốt trong việc thu viện phí cần phải sớm tổ chức thực hiện BHYT toàn dân.

Từ những vấn đề trên, BHYT toàn dân ra đời là tối cần thiết vì nó đáp ứng được nguyện vọng của đại đa số người dân trong xã hội.

1.2.2 Vai trò của BHYT toàn dân:

BHYT toàn dân là một chính sách xã hội do nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức và cá nhân có nhu cầu được bảo hiểm y tế, từ đó hình thành nên một quỹ và quỹ này sẽ được dùng để chi trả chi phí khám chữa bệnh, khi một người nào đó không may mắc phải bệnh tật mà họ có tham gia BHYT.

Mặc dù ở mỗi nước khác nhau thì sẽ có các hình thức tổ chức khác nhau, có nước tổ chức độc lập với loại hình bảo hiểm khác, có nước lại coi đây là một trong những chế độ của BHXH. Ở nước ta BHYT đã xác nhập vào BHXH kể từ ngày 24/01/2002. Mặc dù được tổ chức như thế nào, thì BHYT vẫn có vai trò riêng biệt mang tính xã hội rộng rãi như sau:

- Thứ nhất: BHYT toàn dân chính là biện pháp để xóa sự bất công giữa người giàu và người nghèo, để mọi người có bệnh đều được điều trị với điều kiện họ có tham gia BHYT. Với BHYT toàn dân, mọi người sẽ được bình đẳng hơn trong chăm sóc sức khỏe, được điều trị theo bệnh, đây là một đặc trưng ưu việt của BHYT toàn dân. BHYT toàn dân mang tính nhân đạo cao cả và được xã hội hóa theo nguyên tắc “Số đông bù số ít”. Số đông người tham gia để hình thành quỹ và quỹ này được dùng để chi trả chi phí khám chữa bệnh cho một số ít người không may gặp rủi ro bệnh tật. Tham gia BHYT toàn dân vừa có lợi cho mình, vừa có lợi cho xã hội. Sự đóng góp của mọi người chỉ là đóng góp phần nhỏ so với chi phí khám chữa bệnh khi họ gặp phải rủi ro ốm đau, thậm chí sự đóng góp của cả một đời người cũng không đủ cho một lần chi phí khi mắc bệnh hiểm nghèo. Do vậy sự đóng góp của cộng đồng xã hội để hình thành nên quỹ BHYT toàn dân là cần thiết và được thực hiện theo phương châm: “ Mình vì mọi người, mọi người vì mình”, khi khỏe để hỗ trợ người ốm đau, khi không may ốm đau thì ta lại nhận được sự đóng góp của cộng đồng, điều này đã thực sự mang lại công bằng trong khám chữa bệnh.

- Thứ hai: BHYT toàn dân giúp cho người tham gia khắc phục khó khăn cũng như ổn định về mặt tài chính khi không may gặp rủi ro ốm đau. Nhờ có BHYT toàn dân, người dân sẽ an tâm được phần nào về sức khỏe cũng như kinh tế, bởi vì họ đã có một phần nhỏ là quỹ dự phòng của mình dành riêng cho vấn đề chăm sóc


sức khỏe, đặc biệt với những người nghèo chẳng may mắc bệnh. Như vậy BHYT toàn dân ra đời có tác dụng khắc phục hậu quả và kịp thời ổn định được cuộc sống cho người dân khi họ bị ốm đau, tạo cho họ một niềm lạc quan trong cuộc sống, từ đó giúp họ yên tâm lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất cho chính bản thân họ và sau đó là cho xã hội, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của xã hội.

- Thứ ba: BHYT toàn dân ra đời còn góp phần giáo dục cho mọi người dân trong xã hội về tính nhân đạo theo phương châm: “ Lá lành đùm lá rách”, đặc biệt là giúp giáo dục cho trẻ em ngay từ khi còn nhỏ tuổi về tính cộng đồng thông qua loại hình BHYT học sinh – sinh viên.

- Thứ tư: BHYT toàn dân làm tăng chất lượng khám chữa bệnh và quản lý thông qua hoạt động quỹ BHYT đầu tư. Lúc đó trang thiết bị y tế sẽ hiện đại hơn, có kinh phí để sản xuất các loại thuốc đặc trị chữa bệnh hiểm nghèo, có điều kiện nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh một cách có hệ thống và hoàn thiện hơn, giúp người dân đi khám chữa bệnh được thuận lợi. Đồng thời đội ngũ cán bộ y tế sẽ được đào tạo tốt hơn, các y, bác sỹ sẽ có điều kiện nâng cao tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm, có trách nhiệm đối với công việc hơn, dẫn đến sự quản lý dễ dàng và chặt chẽ hơn trong khám chữa bệnh.

- Thứ năm: BHYT toàn dân còn có tác dụng góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Hiện nay kinh phí cho y tế được cấu thành chủ yếu từ 4 nguồn: Ngân sách Nhà nước; quỹ BHYT; thu một phần viện phí và dịch vụ y tế; tiền đóng góp của các tổ chức quần chúng, của các tổ chức từ thiện và viện trợ quốc tế.

Trong bốn nguồn trên từ khi chưa có BHYT toàn dân thì nguồn do ngân sách Nhà nước cấp là chủ yếu. Do vậy BHYT toàn dân ra đời đã thực sự góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

- Thứ sáu: Chỉ tiêu phúc lợi xã hội trong mỗi nước cũng biểu hiện trình độ phát triển của nước đó. Do vậy, BHYT toàn dân là một công cụ vĩ mô của Nhà nước để thực hiện tốt phúc lợi xã hội, đồng thời tạo nguồn tài chính hỗ trợ, cung cấp cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ của người dân.

- Thứ bảy: BHYT toàn dân còn góp phần đề phòng và hạn chế những bệnh hiểm nghèo theo phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Với việc kết hợp với các cơ sở khám chữa bệnh BHYT kiểm tra sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ cho đại số những người tham gia BHYT toàn dân, từ đó phát hiện kịp thời những căn bệnh hiểm nghèo và có phương pháp chữa trị kịp thời, tránh được những hậu quả xấu, mà nếu không tham gia BHYT tâm lý người dân thường sợ tốn kém khi đi bệnh viện, do đó mà coi thường hoặc bỏ qua những căn bệnh có thể dẫn đến tử vong.

- Thứ tám: BHYT toàn dân còn góp phần đổi mới cơ chế quản lý y tế, cụ thể: Để có một lực lượng lao động trong xã hội có thể lực và trí lực, không thể không chăm sóc bà mẹ và trẻ em, không thể để người lao động làm việc trong điều kiện vệ sinh không đảm bảo, môi trường ôi nhiễm… Vì thế việc chăm lo bảo vệ sức khoẻ là nhiệm vụ của mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp và cũng là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Đồng thời để đảm bảo cho mọi người lao động khi ốm


đau được khám chữa bệnh một cách thuận tiện, an toàn, chất lượng thì cần có mạng lưới y tế đa dạng và rộng khắp, có đội ngũ thầy thuốc giỏi và tận tâm với người bệnh, có cơ sở vật chất y tế đầy đủ, hiện đại. Thông qua BHYT, mạng lưới khám chữa bệnh sẽ được sắp xếp lại sẽ không còn phân tuyến theo địa giới hành chính một cách máy móc, mà phân theo tuyến kỹ thuật, đảm bảo thuận lợi cho người bệnh, tạo điều kiện cho họ lựa chọn cơ sở điều trị có chất lượng phù hợp.

Như vậy, BHYT toàn dân ra đời không những giúp cho người tham gia BHYT khắc phục khó khăn về kinh tế khi rủi ro ốm đau xảy ra, mà còn giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, góp phần đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao chất lượng và công bằng trong khám chữa bệnh.

1.3. Nội dung và những nhân tố tác động đến BHYT toàn dân:‌

1.3.1 Nội dung cơ bản của BHYT toàn dân:

1.3.1.1 Đối tượng tham gia BHYT toàn dân

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công, cán bộ công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.

Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân.

Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

Người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước.

Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hằng

tháng.

Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ ngân sách

nhà nước hằng tháng.

Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người có công với cách mạng.

Cựu chiến binh theo quy định của pháp luật về cựu chiến binh.

Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo quy định của Chính phủ.

Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.

Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật.

Người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí